Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sử dụng truyện kể trong dạy học môn giáo dục công dân phần công dân với đạo đức ...

Tài liệu Sử dụng truyện kể trong dạy học môn giáo dục công dân phần công dân với đạo đức ở trường trung học phổ thông hiện nay tt

.PDF
26
252
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐẶNG XUÂN ĐIỀU SỬ DỤNG TRUYỆN KỂ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Giáo dục Chính trị Mã số: 62.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đã từ lâu, qua các công trình nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục học danh tiếng, TK luôn được xem là một PTDH và giáo dục đạo đức mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh việc góp phần thực hiện chức năng truyền bá tri thức, kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác, TK còn được xem là phương tiện không thể thiếu được trong công tác dạy học, giáo dục các phẩm chất, đạo đức cho con người trong nhiều môi trường khác nhau, đặc biệt là trong nhà trường. Ở trường THPT, vị trí, vai trò, nhiệm vụ và đặc thù tri thức của môn GDCD phần CDVĐĐ đã cho thấy sự phù hợp, tương thích giữa giữa nó với việc sử dụng TK trong quá trình dạy học. Điều đó đã tạo ra ưu thế to lớn của vấn đề sử dụng TK áp dụng cho dạy học phân môn này. Ở đó, TK sẽ được người GV khai thác để minh họa nội dung kiến thức; đặt ra vấn đề, giải quyết vấn đề và bồi dưỡng vốn sống và kinh nghiệm thực tiễn xã hội của HS. Qua đó, hình thành và bồi dưỡng các năng lực, phẩm chất tốt đẹp; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Bên cạnh đó, những quan sát bước đầu về thực tiễn dạy - học môn GDCD, phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay cho thấy việc sử dụng TK trong thiết kế bài dạy học và giảng dạy trên lớp của GV chỉ dừng lại ở mức khởi đầu. Ngoài ra, quá trình sử dụng phương tiện này trong quá trình dạy học phần này chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Nhiều GV vẫn sử dụng TK một cách tự phát, kinh nghiệm mà chưa có những chỉ dẫn đầy đủ, hệ thống về mặt lí luận. Đó là nguyên nhân khiến cho việc sử dụng hệ thống PTDH này chưa đạt được hiệu quả cao. Xuất phát từ những lí do trên, với mong muốn tìm ra các biện pháp hữu hiệu để góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục đạo đức cho HS ở nhà trường THPT, tôi chọn vấn đề “Sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo dục công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Giáo dục chính trị. 2 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất các biện pháp sư phạm trong việc sử dụng TK nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ tại trường THPT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Nguyên tắc và biện pháp sử dụng hiệu quả TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Trong quá trình dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ, nếu TK được sử dụng theo hướng kết hợp nhuần nhuyễn với các PPDH khác, chú trọng khai thác sự đa dạng về hình thức biểu đạt và được thực hiện theo quy trình hợp lý sẽ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay. 5. Những luận điểm cần bảo vệ - Xuất phát từ sự phù hợp với đặc thù tri thức của các bài dạy, TK là PTDH có nhiều ưu thế và quá trình sử dụng nó sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay. - Để phát huy vai trò của TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay, người GV thực hiện các biện pháp sư phạm riêng biệt, trong đó cần xây dựng được ngân hàng TK, sử dụng hợp lý TK ở từng PPDH; đa dạng hóa các hình thức biểu đạt và thực hiện có hiệu quả quy trình sử dụng TK trong dạy học. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung của đề tài. - Khái quát cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề sử dụng TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT. - Đề xuất nguyên tắc và biện pháp sư phạm của việc sử dụng hiệu quả TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ trường THPT hiện nay. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp sử dụng TK mà luận án đã đề ra. 3 7. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt lí luận: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu TK dưới góc độ là PTDH và vận dụng vào trong QTDH các bài cụ thể trong phần CDVĐĐ thuộc chương trình môn GDCD ở trường THPT hiện nay. - Về mặt thực tiễn: Việc điều tra thực trạng được tiến hành ở một số trường THPT trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk và Đắk Nông. Công tác tổ chức dạy học thực nghiệm được tiến hành ở 4 trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bình Định trong hai năm học 2014 - 2015 và 2015 - 2016. 8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật (với các quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử - cụ thể) và những nguyên tắc của lý luận dạy hiện đại làm cơ sở cho việc tiếp cận nghiên cứu vấn đề sử dụng TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay. Việc quá triệt phương pháp luận kể trên sẽ giúp định hướng quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đáp ứng tốt những yêu cầu và đặc thù của khoa học giáo dục. 8.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, so sánh - đối chiếu để xử lí thông tin trong hệ thống nguồn tài liệu văn bản có liên quan đến đề tài sử dụng TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT nhằm xây dựng các khái niệm công cụ và khung lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập, phân tích thông tin từ các phiếu hỏi và sản phẩm sư phạm (giáo án, kế hoạch dạy học,...) để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài thông qua việc thu thập và đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu đang diễn ra hiện nay. 4 - Phương pháp quan sát: phương pháp này được dùng để thu thập những thông tin trực tiếp nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp tác động đến đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động dự giờ các tiết dạy của GV để tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng TK trong dạy học phần CDVĐĐ thuộc chương trình môn GDCD lớp 10 và dự giờ các tiết dạy thực nghiệm sư phạm để đánh giá về mặt định tính các kết quả thực nghiệm. - Phương pháp chuyên gia: phương pháp này được sử dụng để thu thập những ý kiến chuyên sâu từ các chuyên gia về một số nội dung có liên quan đến đề tài. Việc thu thập thông tin trong phương pháp nghiên cứu này chủ yếu thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu phỏng vấn được chuẩn bị sẵn. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: phương pháp này được dùng nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TK trong dạy môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT. * Nhóm phương pháp xử lí số liệu Sử dụng phương pháp thống kê toán học với sự hỗ trợ của một số phần mềm xử lí số liệu để rút ra các kết quả từ công tác thực nghiệm trong sự đối sánh với giả thuyết mà đề tài đã đặt ra. 9. Đóng góp mới của luận án - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề sử dụng TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT. - Xác định được nguyên tắc và hệ thống biện pháp sử dụng TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phần này. - Sưu tầm và biên tập được hệ thống TK tiêu biểu, đáp ứng được các tiêu chí đặt ra để có thể trở thành nguồn tư liệu cho GV sử dụng trong quá trình thiết kế, soạn giáo án và tổ chức các hoạt động dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay. 5 10. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về sử dụng TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT. Chương 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT. Chương 3. Nguyên tắc và biện pháp sử dụng hiệu quả TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay. Chương 4. Thực nghiệm sư phạm. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG TRUYỆN KỂTRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN CÔNG DÂNVỚI ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Nghiên cứu về sử dụng truyện kể trong dạy học và dạy học đạo đức 1.1.1. Nghiên cứu về sử dụng truyện kể trong dạy học Xuất phát từ nhận định về tầm quan trọng của TK với tư cách là một trong những phương tiện dạy học, nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục đã có những công trình nghiên cứu ban đầu về vấn đề sử dụng TK trong dạy học. Hai khía cạnh được bàn luận nhiều nhất trong nội dung này là vấn đề vai trò của TK và biện pháp sử dụng phương tiện này trong dạy học nói chung. Thông qua các tác phẩm như “Cổ học tinh hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân; Giáo dục con người chân chính như thế nào?” của V.A.Xukhomlinxki; “Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ” củaM.K. Bogoliupxkaia - V.V.Septsenko; “Dạy kể chuyện ở trường Tiểu học” của Chu Huy; “Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non” của Lã Thị Bắc Lí; “Kể chuyện” của Xioncopxki; “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo thể loại)” của Nguyễn Viết Chữ,...các tác giả đều tập trung luận giải về những giá trị to lớn và chức năng quan trọng của văn 6 học nói chung, TK nói riêng đối với việc dạy học, đặc biệt là với đối tượng trẻ em và đưa ra một số thủ thuật, biện pháp, yêu cầu, quy trình có tính chất nguyên tắc nhằm đảm bảo cho quá trình sử dụng hiệu quả TK trong dạy học trên lớp. Những thủ thuật bao gồm thủ thuật sử dụng ngữ điệu, thủ thuật sử dụng bảng và thủ thuật sử dụng đồdùng dạy học. 1.1.2. Nghiên cứu về sử dụng truyện kể trong dạy học đạo đức Thông qua các tác phẩm như “Sư phạm khoa giản yếu” của Phạm Xuân Độ, Ngô Đức Kính; “Đông Tây ngụ ngôn” của Nguyễn Văn Ngọc; “Luân lí Giáo khoa thư”và “Quốc văn Giáo khoa thư” của Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận; “Phương pháp trường hợp trong nghiên cứu và giảng dạy đạo đức” của George Clarke Cox; “Đạo đức và phương pháp dạy học đạo đức” năm 1993 của các tác giả Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Dũng và Lưu Thu Thủy; giáo trình “Đạo đức và phương pháp dạy học đạo đức” do Nguyễn Hữu Hợp (Chủ biên) năm 2007; “Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức ở tiểu học” năm 2006 của Hà Nhật Thăng, Nguyễn Phương Lan; Tích hợp đạo đức và ngữ văn ở bậc Tiểu học - một góc nhìn từ những người trong cuộc” của tác giả Nguyễn Thị Ly Kha; “Đổi mới toàn diện môn Đạo đức ở tiểu học” của tác Nguyễn Hữu Hợp và Đinh Văn Vang, “Tích hợp giáo dục di sản văn hóa trong môn Đạo đức ở tiểu học” của tác giả Nguyễn Thị Vân Hương; bộ Truyện đọc (bổ trợ cho việc dạy học phần Đạo đức ở trường Tiểu học gồm năm quyển 1, 2, 3, 4, 5) của tác giả Đặng Thúy Anh; bộ Truyện đọc (năm quyển 1, 2, 3, 4, 5) của tác giả Vũ Đình Bảy - Trần Quốc Cảnh - Đặng Xuân Điều; “Phương pháp dạy học Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở” của các tác giả Lưu Thu Thủy (Chủ biên), Lê Thị Lí, Nguyễn Thị Thanh Mai,... các nhà nghiên cứu đều xem TK là một trong những nguồn nhiên liệu không thể thiếu được ở trong QTDH đạo đức cho HS và thống nhất cho rằngcần được trở thành PTDH cơ bản và nên được sử dụng thường xuyên. Đặc biệt, khi bàn sâu về vấn đề này, các tác giả tập trung chủ yếu bàn về những yêu cầu cần thiết để định hướng cho người GV trong quá trình chọn truyện và sử dụng truyện để dạy học các hành vi đạo đức cụ thể cho từng lớp từ lớp 1 đến lớp 9;TK vẫn là một trong những PTDH có tầm quan trọng trong việc hỗ trợ người GV trong thiết kế bài dạy học là giảng dạy trên lớp; TK là phần luôn tạo ra sự hứng thú học tập môn GDCD ở 7 HS. Thực tế cho thấy, HS tỏ ra thích thú, say mê với những TK được trích đăng trong SGK. 1.2. Nghiên cứu về sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo dục công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông Thông qua các tác phẩm như Phương phap giang day giao dục công dân (dung cho phổ thông trung học)” của tác giả Vương Tất Đạt; “Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông” của các tác giả Đinh Văn Đức, Dương Thị Thúy Nga (Đồng chủ biên), (năm 2009); “Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông” của các tác giả Vũ Đình Bảy (chủ biên), Đặng Xuân Điều, Nguyễn Thành Minh(năm 2010) và giáo trình “Lí luận dạy học môn Giáo dục công dân ở trường phổ thông”Vũ Đình Bảy (chủ biên), Đặng Xuân Điều, Nguyễn Thành Minh, Vũ Văn Thục ; sử dụng chuyện kể trong thiết kế các bài “Công dân với đạo đức” (SGK lớp 10) hiện nay ở trường THPT của Nguyễn Thị Mỹ và “Các dạng kể chuyện cơ bản trong dạy học các bài đạo đức (môn Giáo dục công dân) ở trường THPT” của Hoàng Văn Ngọc; “Giáo dục công dân 10”; “Thiết kế bài dạy học môn Giáo dục công dân 10” của tác giả Hồ Thanh Diện; “Hướng dẫn dạy học môn Giáo dục công dân 10” của tác giả Đinh Văn Đức; “Thiết kế bài dạy học môn Giáo dục công dân 10 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng” củaVũ Đình Bảy; “Phương pháp và tư liệu giảng dạy Giáo dục công dân” của Lê Đức Quảng; Những câu chuyện bổ ích và lí thú (tập 1 và 2) của Lưu Thu Thủy - Trần Thị Xuân Hương - Trần Hòa Bình - Trần Mạnh Hưởng; Tuyển tập các câu chuyện giáo dục nhân cách của Bùi Văn Trực, các tác giả đều khẳng định vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của hệthống TK với tư cách là dạng phương tiện phổ biến, đặc thù trong dạy học phần CDVDĐ thuộc chương trình môn GDCD ở trường THPT. Tác dụng mà PTDH này mang lại là tạo lập và duy trì sự hứng thú học tập của HS; góp phần phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong các bài dạy đạo đức nhờ có sự tham gia tích cực, hứng khởi của người học trong quá trình tiếp thu nội dung và chiêm nghiệm ý nghĩa từ các TKmột cách tự giác, không ép buộc. Nguyên nhân là do “TK thông qua những hình tượng nghệ thuật trong các câu chuyện sẽ tác động mạnh vào tình cảm giúp chuyển tri thức thành niềm tin và thói quen thực hiện hành vi đạo đức một cách tự nhiên”. Ý nghĩa lớn nhất của các công trình này không chỉ ở chỗ đã 8 cung cấp nguồn phương tiện có thể sử dụng tức thời mà quan trọng hơn là nó đã gợi mở cho các nhà sư phạm tâm huyết tiếp tục tìm kiếm, bổ sung, đa dạng hóa hơn nữa các nguồn truyện để nguồn phương tiện này ngày càng phong phú hơn về số lượng, hấp dẫn hơn về chất lượng. 1.3. Những kết quả đã đạt được và các vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu 1.3.1. Những kết quả đã đạt được - Khái quát được những đặc trưng cơ bản của TK với tư cách là sản phẩm văn học nghệ thuật từ quá trình sáng tác của con người. - Đưa ra được những định hướng và giải pháp ban đầu trong việc sử dụng TK nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện này trong dạy học nói chung, dạy học đạo đức nói riêng. Bên cạnh những giá trị nổi bật kể trên, khi đặt trong vấn đề nghiên cứu của luận án, các công trình được tổng thuật còn chưa kiến giải được những vấn đề sau: - Quan niệm và đặc điểm về nội dung cũng như hình thức biểu đạt củaTK dưới góc độ là một phương tiện trong dạy học môn GDCD phần CDVDĐ ở trường THPT. - Quan niệm và vai trò của việc sử dụng TK trong dạy học môn GDCD phần CDVDĐ ở trường THPT. - Đặc biệt, các kết quả nghiên cứu trong các công trình trên đây chưa đề câp đến hệ nguyên tắc và biện pháp sư phạm nhằm sử dụng hiệu quả TK trong quá trình dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay nhằm nâng cao chất lương dạy học phần này. - Quan niệm về sử dụng TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ. Trên cơ sở quan niệm và phân loại về TK dùng trong dạy học nói chung, luận án chỉ ra những đặc điểm riêng biệt của việc sử dụng TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay để để phù hợp với mục tiêu, nội dung và đặc thù tri thức của bài dạy. - Chỉ ra vai trò của việc sử dụng TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ. Vấn đề này được nghiên cứu trên cơ sở phân tích sự phù hợp và tương thích giữa đặc trưng của TK với đặc thù tri thức của môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay. Từ đó khẳng định đối với môn GDCD phần CDVĐĐ, TK là một trong những PTDH mang lại hiệu quả cao. 9 - Đề xuất những nguyên tắc và biện pháp cho việc sử dụng TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn cra vấn đề nghiên cứu, luận án tập trung xây dựng các nguyên tắc và biện pháp sư phạm của việc sử dụng TK,vận dụng chúng ở nhiều góc độ, hinh thức, phương cách khác nhau nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay. 1.3.2. Các vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu - Quan niệm về sử dụng TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ. - Chỉ ra vai trò của việc sử dụng TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ. - Đề xuất những nguyên tắc và biện pháp cho việc sử dụng TK trong dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ. Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRUYỆN KỂTRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN CÔNG DÂNVỚI ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo dục công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông 2.1.1. Sử dụng truyện kể trong dạy học 2.1.1.1. Quan niệm về truyện kể Ở khái niệm TK, tác giả Chu Huy cho rằng: “truyện là thể loại tự sự, có cốt truyện và nhân vật, thủ pháp nghệ thuật chính là kể, được chia thành nhiều loại tùy theo nội dung phản ánh, dung lượng, chủ thể sáng tác... còn kể là “một động từ biểu thị hành động nói” Như vậy, “TK” vừa mang đặc trưng của một thể loại tác phẩm văn học vừa mang dấu ấn của sự trình bày, biểu diễn, phản ánh trong thực tiễn đời sống. Tác giả cho rằng: truyện kể là sản phẩm của quá trình sáng tác, chứa đựng những tình tiết và nhân vật phản ánh các quan hệ của đời sống xã hội và có thể được kể lại. 10 2.1.1.2. Quan niệm về sử dụng truyện kể trong dạy học Khi nghiên cứu về quá trình sử dụng TK trong dạy học nói chung, các nhà giáo dục học thường nghiêng nhiều hơn về góc độ phương pháp vận hành TK ở khâu trình diễn, biểu đạt để từ đó rút ra kết luận hoặc tổ chức các hoạt động nhận thức. Việc nghiên cứu TK với tư cách là một trong những PTDH với đầy đủ các khía cạnh của nó thì chưa được thấu đáo. Trên cơ sở phân tích những thành tựu lí luận về các vấn đề có liên quan và những đặc trưng cốt lõi của bản thân TK khi được sử dụng trong dạy học, chúng tôi quan niệm rằng: truyện kể dùng trong dạy học là những truyện kể được người giáo viên sử dụng như một phương tiện trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học nhằm đạt được mục tiêu nhất định mà môn học đã đặt ra. 2.1.1.3. Phân loại truyện kể trong dạy học Trước khi nghiên cứu nguyên tắc và biện pháp sử dụng TK, việc tiến hành phân loại hệ thống TK là rất quan trọng. Ở vấn đề này, những thành tựu nghiên cứu chủ yếu được thể hiện qua các công trình của các nhà văn và bộ môn phương pháp giảng dạy văn học trong nhà trường. Tất nhiên, những kết quả nghiên cứu này cần được sàng lọc, chỉnh đổi để phù hợp với mục tiêu của QTDH của từng phần cụ thể. Trên cơ sở những đặc trưng vể thể loại, những loại TK có thể dùng trong dạy học bao gồm các thể loại như sau: - Thần thoại - Truyền thuyết - Cổ tích - Ngụ ngôn - Truyện cười dân gian - Truyện lịch sử - Truyện danh nhân - Truyện “người thực việc thực” - Truyện sáng tác 2.1.1.4. Các hướng sử dụng truyện kể trong dạy học - Một là, sử dụng TK để tạo ra tình huống có vấn đề. - Hai là, sử dụng TK để minh họa nội dung tri thức của bài học. 11 - Ba là, sử dụng TK để xây dựng bài tập nhận thức và kiểm tra, đánh giá. 2.1.2. Đặc điểm của việc sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo dục công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông 2.1.2.1. Mục tiêu, nội dung và đặc thù tri thức của phần Công dân với đạo đức 2.1.2.2. Vai trò của việc sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo dục công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông * Một là, TK giúp cụ thể hóa tính trừu tượng, khái quát của tri thức đạo đức có trong bài dạy * Hai là, TK giúp phát triển năng lực thực hiện các hành vi đạo đức trong thực tiễn của HS * Ba là, TK tạo môi trường để HS thực hiện các hoạt động trải nghiệm các giá trị đạo đức của bản thân HS * Bốn là, TK giúp thiết lập, duy trì cảm xúc và hứng thú học tập tri thức đạo đức 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo dục công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông - Giáo viên - Học sinh - Đặc điểm văn hóa - xã hội vùng miền - Cơ sở vật chất của trường lớp 2.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo dục công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông 2.2.1. Thực trạng sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo dục công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông 2.2.1.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp và công cụ khảo sát Khảo sát được tiến hành với số lượng GV được hỏi là 140 đã và đang trực tiếp giảng dạy phần CDVĐĐ ở môn GDCD tại THPTvà 900 HS lớp 10 và 11 (những HS này vừa hoặc đã học xong môn GDCD phần CDVĐĐ lớp 10) của một số trường THPT trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk và Ninh Thuận. Thời gian tiến hành khảo sát: năm học 12 2014 - 2015 và năm học 2015 - 2016. Ngoài ra, tác giả còn tranh thủ dự giờ của các GV ở Thừa Thiên Huế khi tổ chức dạy học phần CDVĐĐ ở môn GDCD tại trường THPT. Đồng thời, tiến hành phỏng vấn và trao đổi với các GV trực tiếp giảng dạy phần này và các HS về một số nội dung liên quan đến dạy và học có sử dụng TK. Ngoài ra, kết quả của quá trình quan sát, nghiên cứu các giáo án giảng dạy của GV cũng góp phần làm cho những đánh giá về thực trạng trở nên đầy đủ và sâu sắc hơn. * Phương pháp và công cụ khảo sát - Điều tra bằng phiếu hỏi: sử dụng phiếu hỏi đối với GV dạy môn GDCD và HS lớp 10 nhằm đánh giá thực trạng về nhận thức, nhu cầu cũng như kĩ năng liên quan đến quá trình sử dụng TK để dạy học nội dung đạo đức. - Điều tra qua quan sát: Tiến hành quan sát, dự giờ một số tiết dạy của GV ở trường phổ thông có sử dụng TK trong quá trình lên lớp để thu thập thêm thông tin có liên quan đến các yêu cầu, giả thuyết đã được đặt ra và được đưa vào vào phiếu ghi chép kết quả quan sát. - Điều tra qua phỏng vấn, trò chuyện: tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số GV và HS nhằm thu thập thêm một số thông tin, nhất là những thông tin liên quan đến tâm tư, kinh nghiệm, quan điểm cá nhân có liên quan đến việc sử dụng TK để dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT. Những thông tin này được ghi lại qua phiếu phỏng vấn. Các kết quả điều tra được thống kê chi tiết để tiến hành phân tích, tổng hợp và khái quát, lấy đó làm căn cứ cho việc rút ra các kết luận, nhận định về thực trạng. Trong số nội dung điều tra cơ bản, việc phân tích kết quả điều tra GV được xem xét và chứng thực trong mối quan hệ với kết quả điều tra của HS để khẳng định tính tin cậy. 2.2.2. Đánh giá kết quả khảo sát thực trạng và những vấn đề đặt ra 2.2.2.1. Đánh giá kết quả khảo sát thực trạng * Về ưu điểm: - Kết quả điều tra thực trạng đã cho thấy khi dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT, GV giảng dạy bước đầu có sử dụng TK như một PTDH mặc dù tỷ lệ “thỉnh thoảng” và “hiếm khi” vẫn còn nhiều. - GV cũng đã nêu ra được những nhận thức khá đúng đắn và đầy đủ về những khó khăn khi sử dụng TK để dạy học phần này. - HS tỏ ra rất thích thú với việc GV áp dụng TK trong phần CDVĐĐ. 13 * Về khuyết điểm: - Những vấn đề lí luận cơ bản về TK chưa được GV hiểu biết thấu đáo, nhất là cơ sở khoa học của việc sử dụng TK để dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT; những “đặc tính” ưu việt của TK như khả năng tạo tình huống, tạo vấn đề và tạo bối cảnh của TK,... - Việc vận dụng TK để dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT còn chưa thực sự thường xuyên trong việc truyền thụ những những tri thức của phần này. - Trong công tác chuẩn bị TK, GV còn rất lúng túng trong việc chọn lựa TK. - Đơn điệu trong quá trình sử dụng các hình thức biểu đạt TK. - Hầu hết các GV chỉ biết đến TK trong dạy học loại bài truyền thụ tri thức mới mà chưa biết tiềm năng của TK trong kiểm tra, đánh giá. - Vấn đề xây dựng ngân hàng TK hỗ trợ cho việc dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT cũng rất xa lạ. * Nguyên nhân của hạn chế Theo chúng tôi, nguyên nhân trực tiếp của thực trạng kể trên xuất phát từ sự thiếu hụt những công trình lí luận và thực tiễn của QTDH môn GDCD nói chung, trong đó có phần CDVĐĐ. 2.2.2.2. Những vấn đề đặt ra - Cần củng cố vững chắc cơ sở khoa học của việc sử dụng TK để dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT. Cần chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa TK với tư cách là một PTDH với đặc thù tri thức của cái bài dạy đạo đức trong môn GDCD. - Nâng cao nhận thức về TK vai trò đặc biệt của TK trong QTDH phần CDVĐĐ ở môn GDCD tại trường THPT, những nhân tố tác động và nguyên tắc chung đảm bảo cho quá trình sử dụng đạt được hiệu quả cao. - Xác định hệ thống nguyên tắc và biện pháp sư phạm dành cho GV trong việc khai thác và sử dụng TK để dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT. 14 Chương 3 NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TRUYỆN KỂ TRONG DẠY HỌC HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN PHẦN CÔNG DÂNVỚI ĐẠO ĐỨC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY 3.1. Nguyên tắc sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo dục công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông Nguyên tắc sử dụng TK để dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPTđược hiểu là những là những luận điểm cơ bản có tác dụng chỉ đạo, dẫn hướng choquá trình sử dụng TK với tư cách là một PTDH để dạy học phần CDVĐĐcó trong chương trình đạt hiệu quả cao, đáp ứng tốt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ của mỗi bài học.Căn cứ vào mục tiêu và đặc thù tri thức của các bài dạy cụ thể, việc sử dụng TK để dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPTcần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây: 3.1.1. Phải phù hợp với mục tiêu và nội dung của từng bài dạy Nguyên tắc này yêu cầu TK được sử dung phải luôn hướng đến góp phần thực hiệm mục tiêu bài học. Một khi nguyên tắc này được đảm bảo, nó sẽ giúp các tác động sư phạm đối với TK của người GV trở nên mượt mà một cách tự nhiên. Việc đảm bảo nguyên tắc cũng giúp cho tránh được hiện tượng biến giờ dạy GDCD thành một giờ kể chuyện đơn thuần mà xa rời mục tiêu, nội dung, tính chất của một tiết dạy môn GDCD.Để đảm bảo được nguyên tắc trên, điều quan trọng bậc nhất là người GV phải nghiên cứu kĩ chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài dạy, lấy nó làm thước đo cho việc chọn lọc TK trong hệ thống tài nguyên dạy học của mình. 3.1.2. Phải hướng đến phát triển năng lực hành vi đạo đức cho học sinh Mọi tác động sư phạm của người GV trong dạy học phần CDVĐĐ đều phải hướng đến mục tiêu hình thành, bồi dưỡng và phát triển năng lực hành vi, được thể hiện thông qua cách thức ứng xử trong các mối quan hệ hàng ngày. Nguyên tắc hướng đến hình thành và bồi dưỡng năng lực hành vi đạo đức cho HS vừa là yêu cầu vừa là sự tất yếu quả quá trình sử dụng TK trong giáo dục đạo đức nói chung, dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT nói riêng.TK được sử dụng phải hướng đến bồi dưỡng, 15 phát triển, cổ vũ những hành vi đạo đức tiến bộ như nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và uốn nắn, chỉnh sửa, điều chỉnh những hành vi đạo đức sai lệch so với chuẩn mực của xã hội. 3.1.3. Phải chú trọng yếu tố cảm xúc trong quá trình biểu đạt và khai thác truyện kể Nguyên tắc này yêu cầu, trong một “rừng” TK kết sức đa dạng, phong phú, người GV phải biết chọn lựa những TK mang lại được khoái cảm thẩm mỹ cho HS. Khoái cảm ấy đến lượt mình sẽ trở thành chất dẫn truyền đầy sinh khí giúp HS đi đến tri thức cần chiếm lĩnh trở nên nhẹ nhàng, thi vị. Mỗi một TK nếu không đem lại sự ngưỡng mộ, rung động trước cái đẹp của cuộc sống thì phải đem lại niềm kính phục, nghiêng mình trước cái cao cả; nếu không không đem lại cảm xúc xót thương, trắc ẩn và đồng cảm trước cái bi thì cũng phải mang lại sự tươi vui, thú vị, hóm hỉnh bởi cái hài trong TK. Quá trình biểu đạt TK cũng không nên chỉ dừng lại ở hình thức kể chuyện bằng văn xuôi mà thường xuyên được thay thế bằng hình thức văn vần, hình thức kể chuyện bằng tranh hoặc phim ảnh,... 3.1.4. Phát huy tính tích cực của học sinh Nguyên tắc trên yêu cầu người GV khi sử dụng TK cần phải chú ý đến đối tượng người học, tạo điều kiện cho HS tham gia một cách chủ động đến mức cao nhất trong quá trình tiếp cận và xử lí những thông điệp từ bản thân TK đó. Trong quá trình này, HS phải là chủ thể hoạt động tích cực, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy với người học, giữa người học với người học. Ở mỗi TK được sử dụng, HS luôn được trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề, thực hành vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống theo khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. 3.2. Biện pháp sử dụng hiệu quả truyện kể trong dạy học môn Giáo dục công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông 3.2.1. Xây dựng ngân hàng truyện kể đáp ứng mục tiêu và nội dung bài học 3.2.1.1. Ý nghĩa của việc xây dựng ngân hàng truyện kể Xuất phát mối liên hệ mật thiết giữa TK với QTDH phần CDVĐĐ ở môn GDCD tại trường THPT, từ tiềm năng và nhu cầu sử dụng TK dành riêng trong QTDH phân môn này cũng sự phong phú và đa dạng của nguồn truyện có thể huy động ở khắp mọi nơi, có thể và rất cần thiết phải 16 thiết lập ngân hàng TK để góp phần phát huy tối đa tiềm năng và giá trị của nguồn PTDH này. - Việc xây dựng ngân hàng sẽ giúp GV có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của phương tiện TK trong dạy học phần CDVĐĐ nói riêng, môn GDCD nói chung. Khi được “biên chế” và “định cư” trong ngân hàng, việc khai thác nguồn phương tiện này của người GV sẽ trở nên dễ dàng hơn nhờ sự tương tác giữa các TK cũng như giữa TK với nội dung bài học - Việc thiết lập ngân hàng còn giúp sẻ chia nguồn tài nguyên thông qua diễn đàn mở. 3.2.1.2. Quy trình xây dựng ngân hàng truyện kể * Thiết lập các thông số quy ước * Sưu tầm và biên tập TK. - Sưu tầm và chỉnh sửa, biên tập TK (xác định mức độ đáp ứng của TK đối với mục tiêu và nội dung của phần CDVĐĐ ở môn GDCD tại trường THPT; biên soạn ý nghĩa, thông điệp của TK vừa được sưu tầm, biên tập; biên soạn hệ thống câu hỏi hỗ trợ cho quá trình tiếp nhận TK ở HS; tìm kiếm các hình thức biểu đạt khác nhau của TK). 3.2.2. Kết hợp truyện kể với các phương pháp dạy học Cơ sở xuất của việc đề xuất biện pháp này xuất phát từ tính chất PTDH của TK. Với tư cách là phương tiện, TK hầu như có thể được sử dụng trong các phương pháp và kĩ thuật dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT. Sau đây là mối quan hệ giữa quá trình sử dụng TK với một số phương pháp đặc thù trong dạy môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT hiện nay. - Với phương pháp thuyết trình - Với phương pháp đàm thoại - Với phương pháp trực quan - Với phương pháp nêu vấn đề - Với phương pháp tình huống - Với phương pháp đóng vai 3.2.3. Đa dạng hóa hình thức biểu đạt truyện kể Biện pháp này được đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận TK ở 17 HS. Việc cảm thấu được những tình tiết quan trọng nhất bao giờ cũng là công đoạn đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng. Mọi công đoạn tiếp theo nhằm khai thác nội dung ý nghĩa của TK phải được bắt nguồn từ quá trình tiếp nhận này. Nếu cốt truyện trong TK là nội dung thì sự biểu đạt ra bên ngoài của TK chính là hình thức. Trong thực tế, một TK có thể được biểu đạt bằng nhiều hình thức khác nhau. GV cần tiến hành xem xét các hình thức biểu đạt có thể có của TK đó để tiến hành chọn lựa. Trong thực tế hiện nay, TK thường có bốn hình thức biểu đạt cơ bản sau: * Hình thức biểu đạt bằng văn xuôi Đây được xem là hình thức biểu đạt phổ biến nhất. Nguyên nhân là do bản thân TK gắn liền với ngôn ngữ và lời nói. Hiệu quả của hình thức biểu đạt này phụ thuộc hoàn toàn vào tài năng, nghệ thuật kể chuyện của người GV cũng như khả năng khai thác các ưu điểm của ngôn ngữ kể chuyện.Để nâng cao hiệu quả của hình thức biểu đạt này, GV cần thực hiện một số thủ thuật sau: - Cần lôi cuốn sự chú ý của cả lớp ngay từ đầu câu chuyện. - Không quá gò bó về lời văn và chi tiết. - Người kể phải tạo cho mình một quy tắc cần thiết khi chậm rãi, lúc khẩn trương, lúc rành rẻ, lúc duyên dáng. - Chú ý việc ngắt giọng sao cho hoàn toàn tự nhiên. - Phù hợp với sắc thái ngữ điệu là việc biểu lộ nét mặt. * Hình thức biểu đạt bằng thơ Đây là một hình thức biểu đạt mà ở đó, TK được GV kể lại bằng một bài thơ. Trong thực tế, có nhiều TK bằng lời có thể đã được chuyển thể thành thơ để dễ nhớ, dễ thuộc. Với sự diễn cảm vốn có thơ và hiệu quả tác động đến đối tượng tiếp nhận, hình thức biểu đạt này cũng cần được GV quan tâm nhằm tạo ra sự phong phú và đa dạng trong quá trình sử TK, giúp khai thác tối đa hiệu quả tiếp nhận TK ở đối tượng người học. * Hình thức biểu đạt bằng tranh ảnh Đây là hình thức biểu đạt mà ở đó, GV sử dụng tranh ảnh hoặc một chùm tranh ảnh có cùng chủ đề để hỗ trợ cho quá trình tường thuật lại các chi tiết của TK hoặc yêu cầu HS nhớ lại nội dung và ý nghĩa của TK mà các tranh ảnh đó phản ánh. Trên cơ sở đó, GV tiến hành các thao tác sư phạm để khai thác nội dung và ý nghĩa của TK. Hình thức biểu đạt này có nhiều ưu 18 điểm trong việc kích thích thị giác của HS, làm phong phú thêm các kênh thông tin tiếp nhận TK ở HS. * Hình thức biểu đạt bằng phim Đây là hình thức biểu đạt mà ở đó GV khai thác sự hỗ trợ của phim để thuật lại những tình tiết có trong TK. Ở hình thức này có sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh trong một khoảng thời gian xác định thông qua các nhân vật và lời thoại nhằm phản ánh những nội dung chính yếu nhất của câu chuyện mà người GV sử dụng. Có thể nói, đây là biểu đạt đặc biệt nhất so với các hình thức biểu đạt khác và có khả năng gây được nhiều ấn tượng nhất trong phương cách chuyển tải TK đến đối tượng HS. Cũng vì thế mà hình thức này rất thường được HS yêu thích và rất đắc lực trong việc giúp GV nâng cao hứng thú học tập ở HS. 3.2.4. Tổ chức thực hiện quy trình sử dụng truyện kể 3.2.4.1. Lựa chọn truyện kể từ ngân hàng Ở đây, người GV xuất phát từ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và tư tưởng, thái độ để tiến hành lựa chọn TK phù hợp từ kho tài nguyên TK mà người GV đang sở hữu. Trong công đoạn này, mỗi TK được sử dụng cần phải tương thích với mục tiêu của bài dạy cũng như của từng đơn vị kiến thức. TK được sử dụng có thể là toàn bộ câu chuyện hoặc một hoặc một vài chi tiết nhất định nào đó. Ngoài ra, khi thực hiện biện pháp này, bản thân TK được người GV lựa chọn còn phải đáp ứng những yêu cầu về tính giáo dục, tính thẩm mỹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ tiếp nhận của HS. 3.2.4.2. Thâm nhập truyện kể Đọc và thâm nhận truyện là bước đầu làm quen với TK. Nhưng dù sao vẫn là truyện ở bên ngoài, GV cần biến truyện đó thành truyện của bản thân bằng cách tập kể chuyện. Quá trình tập kể là quá trình chuyển từ ngôn ngữ văn bản in ấn sang ngôn ngữ của bản thân GV. Ngoài ra, GV cần chuẩn bị về mặt tâm thế. Khi lên lớp, GV bao giờ cũng có một tư thế chững chạc, gần gũi, không chải chuốt quá, giản dị nhưng không xuề xòa, vẻ mặt vui tươi, trạng thái tinh thần sảng khoái. Đó là những điều kiện tối thiểu đảm bảo cho quá trình dạy học môn GDCD phần CDVĐĐ ở trường THPT được thành công.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan