Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 4, 5...

Tài liệu Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 4, 5

.PDF
90
194
136

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC =====o0o===== TRẦN QUỲNH TRANG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4, 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. VŨ THỊ TUYẾT HÀ NỘI, 2018 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học - trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự hƣớng dẫn tận tình và quan tâm của cô giáo ThS. Vũ Thị Tuyết. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô và cô giáo hƣớng dẫn trực tiếp đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình nghiên cứu khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Trần Quỳnh Trang DANH MỤC NHỮNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Dịch nghĩa LTVC Luyện từ và câu TCHT Trò chơi học tập SGK Sách giáo khoa GV Giáo viên HS Học sinh KTDH Kĩ thuật dạy học VD Ví dụ MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 6 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 7 7. Cấu trúc đề tài ............................................................................................ 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4, 5 ....................................................................... 8 1.1 Cơ sở lí luận ............................................................................................. 8 1.1.1 Đặc điểm của học sinh lớp 4,5 .......................................................... 8 1.1.2 Lí thuyết về từ và câu ....................................................................... 11 1.1.3 Khái quát về trò chơi ....................................................................... 16 1.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 21 1.2.1 Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu .............................. 21 1.2.2 Nội dung dạy học phân môn Luyện từ và câu ................................. 23 1.2.3 Định hướng trong việc tổ chức dạy học LTVC ................................ 27 1.2.4 Các kiểu bài tập trong phân môn Luyện từ và câu .......................... 29 1.2.5 Các kiểu bài học trong phân môn LTVC ......................................... 29 1.2.6 Quy trình dạy học LTVC .................................................................. 30 1.2.7 Thực tiễn việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn LTVC lớp 4, 5 ............................................................................................ 33 Chƣơng 2. THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4, 5 ..................................................................... 39 2.1 Nguyên tắc lựa chọn và thiết kế trò chơi học tập .................................. 39 2.1.1 Nguyên tắc lựa chọn trò chơi học tập.............................................. 39 2.1.2 Nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập ................................................ 39 2.2. Quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi học tập .................................... 41 2.3. Cấu trúc của trò chơi học tập ................................................................ 43 2.4. Yêu cầu chung khi tổ chức trò chơi học tập ......................................... 43 2.4.1. Đối với giáo viên ............................................................................. 43 2.4.2. Đối với học sinh .............................................................................. 44 2.5. Lƣu ý khi tổ chức trò chơi học tập ........................................................ 44 2.6. Thiết kế trò chơi học tập trong phân môn LTVC lớp 4, 5 .................... 45 2.6.1 Trò chơi “Phân biệt nhanh” ............................................................ 46 2.6.2 Trò chơi “Xếp trật tự” ..................................................................... 47 2.6.3 Trò chơi “Đoán từ” ......................................................................... 48 2.6.4 Trò chơi “Hái hoa đố chữ” ............................................................. 48 2.6.5 Trò chơi “Mật mã” .......................................................................... 49 2.6.6 Trò chơi “Bức tranh diệu kì” .......................................................... 51 2.6.7 Trò chơi “Câu cá vàng” .................................................................. 52 2.6.8 Trò chơi “Phóng viên” .................................................................... 54 2.6.9 Trò chơi “Đấu trường 45” .............................................................. 55 2.6.10 Trò chơi “Bông hoa đẹp nhất” ...................................................... 57 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................ 59 3.1 Mục đích thực nghiệm ........................................................................... 59 3.2 Đối tƣợng, địa bàn thực nghiệm ............................................................ 59 3.3 Nội dung thực nghiệm............................................................................ 60 3.4 Phƣơng pháp thực nghiệm ..................................................................... 61 3.5 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................. 61 3.6 Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 62 3.7 Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................... 64 3.7.1 Khả năng hoàn thành bài tập của học sinh ..................................... 64 3.7.2 Hứng thú học tập của học sinh trong tiết học và trong trò chơi ..... 65 3.7.3 Mức độ chú ý của học sinh .............................................................. 67 3.8 Giáo án thực nghiệm .............................................................................. 68 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 80 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Học sinh tiểu học là những mầm non tƣơng lai của đất nƣớc, các em sẽ là những ngƣời quyết định việc đất nƣớc ta sánh vai cùng các cƣờng quốc trên thế giới. Vì vậy trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đòi hỏi giáo dục đào tạo nói chung và trƣờng tiểu học nói riêng phải xác định rõ những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ phù hợp với xu thế phát triển của đất nƣớc. Trƣờng tiểu học là nơi đánh dấu bƣớc ngoặt trong đời sống của trẻ, nó mở ra cánh cửa diệu kỳ đầy bí ẩn, đƣa các em đến thăm một thế giới mới lạ với biết bao tri thức mới. Có nhiều môn học mà HS phải làm quen trong đó có môn Tiếng Việt với các phân môn nhƣ: Chính tả, Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và câu…. Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ giúp học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp. Luyện từ và câu là một phân môn trong chƣơng trình Tiếng Việt tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chƣơng trình, nó đảm nhiệm việc rèn luyện và phát triển cho học sinh kĩ năng giao tiếp thông qua việc phát triển vốn từ; rèn luyện kĩ năng sử dụng từ chính xác, tinh tế để đặt câu; rèn luyện kĩ năng tạo lập câu và sử dụng câu phù hợp với tình huống giao tiếp _ một trong những kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong chƣơng trình phổ thông. Phân môn học này đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tƣ duy, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Phƣơng pháp tổ chức trò chơi học tập đƣợc coi là một trong những phƣơng pháp dạy học tích cực. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khá phổ biến, để tổ chức cho học sinh học tập có hiệu quả ở nhiều môn học trong chƣơng trình tiểu học nhƣ môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Đạo đức… Sử dụng trò chơi trong dạy học là một trong những xu hƣớng của dạy học hiện đại. 1 Khổng Tử đã từng dạy học trò rằng: “Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học”. Vì vậy một trong những giải pháp đảm bảo sự thành công trong dạy học cho học sinh Tiểu học là tạo đƣợc sự hứng thú nhận thức cho các em. Trò chơi với tính hấp dẫn tự thân của mình có một tiềm năng lớn để trở thành một phƣơng tiện dạy học hiệu quả, kích thích sự hứng thú nhận thức, niềm say mê học tập và tích cực sáng tạo ở học sinh. Trong thực tế, phân môn Luyện từ và câu ngày càng đƣợc quan tâm, chú ý. Nhiều chƣơng trình mới đƣợc xây dựng, nhiều phƣơng pháp và hình thức dạy học mới đƣợc nghiên cứu và ứng dụng đã mang lại những hiệu quả giáo dục đáng trân trọng. Tuy nhiên, ngƣời giáo viên Tiểu học phần lớn mới chỉ chú ý đến việc bằng mọi cách cung cấp hết kiến thức trong sách giáo khoa mà ít quan tâm đến thái độ cảm xúc của trẻ. Chính vì vậy nhiều tiết học đã trở nên nặng nề, mệt mỏi đối với học sinh. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi áp lực do đòi hỏi từ phía xã hội, gia đình, nhà trƣờng nên đứa trẻ càng lớn thì ngày càng xuất hiện những học sinh sợ mà học chứ không phải thích mà học. Để khắc phục nhƣợc điểm này, cũng có một số giáo viên đã đƣa trò chơi vào trong dạy học và giáo dục. Tuy nhiên, do các trò chơi thiếu tính hấp dẫn và chƣa có tổ chức thích hợp nên đã không có đƣợc hiệu quả dạy học nhƣ mong muốn. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5”. Mục đích của đề tài là ứng dụng trò chơi vào trong dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5 bậc Tiểu học; nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội các kiến thức về từ và câu, đảm bảo nguyên tắc “học mà chơi, chơi mà học”. 2 2. Lịch sử vấn đề Việc tìm ra phƣơng pháp dạy học hiệu quả nhất là vấn đề đã đƣợc nhiều nhà khoa học, nhà cải cách giáo dục quan tâm. Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XX, ở nƣớc ta việc nghiên cứu giảng dạy theo hoạt động trò chơi trong các phân môn đƣợc đặt ra nhƣng nó mới chỉ trên cơ sở lí luận. Có thể khái quát các kết quả nghiên cứu trò chơi học tập theo các hƣớng sau đây: Hướng thứ nhất: Nghiên cứu các trò chơi học tập nói chung Trò chơi học tập không phải là vấn đề mới. Vào những năm 40 của thế kỉ XX, một số nhà khoa học giáo dục Nga nhƣ P.A.Bexonova, OP Senima, E.A.Pokrovxki đã đánh giá cao vai trò của giáo dục, đặc biệt là tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga đối với trẻ mẫu giáo. E.A.Pokrovxki trong lời đề tựa cho tuyển tập “Trò chơi của trẻ em Nga” đã chỉ ra nguồn gốc, giá trị đặc biệt và tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga. Bên cạnh kho tàng trò chơi học tập, trong dân gian còn có một số hệ thống trò chơi học tập khác do các nhà giáo dục có tên tuổi xây dựng. Đại diện cho khuynh hƣớng sử dụng trò chơi học tập làm phƣơng tiện phát triển toàn diện cho trẻ phải kể đến nhà sƣ phạm nổi tiếng ngƣời Tiệp Khắc I.A.Komenxki (1592 - 1670). Ông coi trò chơi là hình thức hoạt động cần thiết phù hợp với bản chất và khuynh hƣớng của trẻ. Trò chơi học tập là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi khả năng của trẻ em đƣợc phát triển, mở rộng hơn vốn hiểu biết. Với quan điểm trò chơi là niềm vui sƣớng của tuổi thơ là phƣơng tiện phát triển toàn diện cho trẻ. I.A.Konenxki đã khuyên ngƣời lớn phải chú ý đến trò chơi dạy học cho trẻ và phải hƣớng dẫn, chỉ đạo cho trẻ. Trong nền giáo dục cổ điển, ý tƣởng sử dụng trò chơi với mục đích dạy học đƣợc thể hiện đầy đủ trong hệ thống giáo dục của nhà sƣ phạm ngƣời Đức Ph.Phroebel (1782 - 1852). Ông là ngƣời đã khởi xƣớng và đề xuất ý 3 tƣởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ. Quan điểm của ông về trò chơi, trẻ nhận thức đƣợc cái khởi đầu do thƣợng đế sinh ra tồn tại ở khắp mọi nơi, nhận thức đƣợc những quy luật tạo ra thế giới, tạo ra ngay chính bản thân mình. Vì thế ông phủ nhận tính sáng tạo và tích cực của trẻ trong khi chơi. Ph.Phroebel cho rằng, nhà giáo dục chỉ cần phát triển cái vốn có của trẻ, ông đề cao vai trò giáo dục của trò chơi trong quá trình phát triển thể chất, làm giàu vốn ngôn ngữ cũng nhƣ phát triển trí tƣ duy, tƣởng tƣợng của trẻ. I.B.Bazedow cho rằng trò chơi là phƣơng tiện dạy học. Theo ông, nếu trên triết học giáo viên sử dụng các phƣơng pháp, biện pháp chơi hoặc tiến hành triết học dƣới hình thức chơi thì sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời học và tất nhiên hiệu quả giờ học sẽ cao hơn. Ông đã đƣa ra hệ thống trò chơi học tập dùng lời nhƣ: trò chơi gọi tên, trò chơi phát triển kĩ năng, trò chơi đoán từ trái nghĩa, điền những từ còn thiếu,…Theo ông những trò chơi này mang lại cho ngƣời học niềm vui và phát triển năng lực trí tuệ của chúng. Vào những năm 30 - 40 - 60 của thế kỉ XX, vấn đề sử dụng trò chơi học tập trên “tiết học” đƣợc phản ánh trong công trình của R.I.Giucvoxikaia, VR.Bexpalona, E.I.Udalsova,… R.I.Giucvoxikaia đã nâng cao vị thế dạy học bằng trò chơi. Bà chỉ ra những tiềm năng và lợi thế của những “tiết học” dƣới hình thức trò chơi học tập, coi trò chơi học tập nhƣ là một hình thức dạy học, giúp ngƣời học lĩnh hội những tri thức mới. Từ những ý tƣởng đó bà đã soạn ra một số “tiết học - trò chơi” và đƣa ra một số yêu cầu khi xây dựng chúng. Trong quá trình đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học có rất nhiều nhà giáo dục trong nƣớc nghiên cứu, tìm tòi, thiết kế nên các trò chơi nhằm hoàn thiện hứng thú học tập cho các em, có thể kể đến cuốn: “Trò chơi ở tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho HS” của Hà Nhật Thăng (chủ biên) hay cuốn “150 trò chơi thiếu nhi” của Bùi Sỹ Tụng và Trần Quang Đức (đồng chủ biên). Ở các tài liệu này tác giả đã đề cập rất rõ vai trò cũng nhƣ tác 4 dụng của trò chơi và đƣa ra những hoạt động vui chơi chung chung nhƣng chƣa đi sâu vào ứng dụng và tổ chức trò chơi trong môn học cụ thể. Hướng thứ 2: Nghiên cứu các trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu Nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc đã có những công trình nghiên cứu và nhiều ý kiến xung quanh trò chơi học tập và sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học phân môn Luyện từ và câu: Theo Nguyễn Trí, dạy học ở bậc tiểu học nhất là các lớp 1, 2, 3 nếu biết sử dụng đúng lúc đúng chỗ các trò chơi học tập thì sẽ có tác dụng rất tích cực, kích thích hứng thú học tập và tạo chất lƣợng cao cho bài học Tiếng Việt. Công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Khắc Tuân (tác giả cuộc thi viết sách bài tập và sách tham khảo) của Nhà xuất bản Giáo dục đã nêu ra những vấn đề cơ bản: - Đƣa trò chơi vào lớp học nhằm mục đích gì? - Trò chơi nào có thể đƣa vào lớp học? - Trò chơi đƣợc sử dụng vào lúc nào? - Tổ chức trò chơi trong giờ học nhƣ thế nào? Tác giả Trần Mạnh Hƣởng (chủ biên) khi biên soạn tài liệu sử dụng trò chơi học tập trong phân môn Tiếng Việt lớp 2, 3 đã chú ý tới trò chơi cụ thể phù hợp với từng phân môn, tuy nhiên các tác giả không đi sâu vào từng địa bàn, từng đối tƣợng HS để có gợi ý sử dụng trò chơi hợp lí. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về việc sử dụng trò chơi học tập nhƣ luận văn thạc sĩ “Tổ chức trò chơi học tập trong giờ học Tiếng việt cho học sinh lớp 2” của Trần Thị Tâm, luận văn thạc sĩ “Tổ chức trò chơi cho học sinh trong dạy học môn Tập đọc ở tường Tiểu học” của Phạm Thị Vui; khóa luận tốt nghiệp đại học “Thiết kế trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3” của bạn Trƣơng Thị Mỹ Hoa….. 5 Điểm qua các công trình nghiên cứu về trò chơi học tập nói chung và trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng, chúng tôi thấy chủ yếu các công trình đi vào diện rộng quan tâm giới thiệu các trò chơi và một số ví dụ về cách tổ chức. Việc xem xét các biện pháp cụ thể để tổ chức các trò chơi trong giờ học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5 vẫn chƣa có công trình nào đi sâu xem xét. Đây chính là khoảng trống dành cho đề tài của chúng tôi đi tiếp. 3. Mục đích nghiên cứu Thiết kế các trò chơi học tập sử dụng trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5 nhằm giúp HS chiếm lĩnh các kiến thức tiếng Việt một cách tự nhiên, từ đó góp phần nâng cao năng lực giao tiếp cho các em. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, khóa luận phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổng hợp vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài - Thiết kế các trò chơi học tập đƣợc sử dụng trong phân môn LTVC ở lớp 4 và lớp 5 - Thiết kế một số giáo án LTVC cho học sinh lớp 4, 5 trong đó có sử dụng trò chơi học tập 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Các trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5. 5.2 Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ khóa luận, phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ xin dừng lại ở việc sử dụng các trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5. 6 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp thống kê, phân loại - Phƣơng pháp điều tra, khảo sát - Phƣơng pháp phân tích - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu - Phƣơng pháp thực nghiệm 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo; Nội dung của khóa luận đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5 Chƣơng 2: Thiết kế trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5 Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4, 5 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Đặc điểm của học sinh lớp 4,5 1.1.1.1 Đặc điểm nhận thức a. Chú ý của HS tiểu học Chú ý là một trạng thái tâm lí của HS giúp các em tập trung vào một hay một nhóm đối tƣợng nào đó để phản ánh các đối tƣợng này một cách tốt nhất. Lứa tuổi tiểu học có hai loại chú ý: chú ý không chủ định và chú ý có chủ định Đặc điểm chú ý của HS lớp 4, 5: ở cuối bậc tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ƣu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập nhƣ học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài. Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lƣợng đƣợc khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định. b. Trí nhớ của HS tiểu học Trí nhớ là quá trình tâm lí giúp HS ghi lại, giữ lại những tri thức cũng nhƣ cách thức tiến hành hoạt động mà các em tiếp thu đƣợc khi cần có thể nhớ lại, nhận lại. Có hai loại trí nhớ: trí nhớ có chủ định và trí nhớ không có chủ định. Đặc điểm trí nhớ của HS lớp 4, 5: giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ của học sinh có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ đƣợc tăng cƣờng. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lí tình cảm hay hứng thú của các em... 8 c. Tƣởng tƣợng của HS tiểu học Tƣởng tƣợng của HS là một quá trình tâm lí nhằm tạo ra các hình ảnh mới dựa vào các hình ảnh đã biết. Ở học sinh tiểu học có hai loại tƣởng tƣợng: tƣởng tƣởng tái tạo và tƣởng tƣởng sáng tạo. Ở giai đoạn lớp 4, 5 tính có mục đích, có chủ định trong tƣởng tƣợng của HS tăng lên rất nhiều so với trƣớc 6 tuổi. Do yêu cầu của hoạt động học, HS muốn tiếp thu tri thức mới thì phải tạo cho mình các hình ảnh tƣởng tƣợng. d. Tƣ duy của HS tiểu học Tƣ duy của học sinh tiểu học là quá trình mà các em hiểu đƣợc, phản ánh đƣợc bản chất của đối tƣợng, của các sự vật hiện tƣợng đƣợc xem xét nghiên cứu trong quá trình học tập của học sinh. Có hai loại tƣ duy: tƣ duy cụ thể và tƣ duy trừu tƣợng. Ở cuối bậc tiểu học, tƣ duy trừu tƣợng của HS bắt đầu chiếm ƣu thế so với tƣ duy cụ thể, nghĩa là học sinh tiếp thu tri thức của các môn học bằng cách tiến hành các thao tác tƣ duy với ngôn ngữ, với các loại kí hiệu quy tắc. 1.1.1.2 Đặc điểm tâm, sinh lí Muốn sử dụng phƣơng pháp trò chơi có hiệu quả, đạt đƣợc mục đích đề ra ngoài việc nắm vững mục tiêu giáo dục cần hiểu một số đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4, 5 nói riêng. Vì đây chính là cơ sở khoa học của việc xác định mục tiêu, nội dung, đồng thời là điều kiện lựa chọn phƣơng pháp và hình thức tổ chức trò chơi cho học sinh. Theo giáo trình Tâm lí học Tiểu học của tác giả Bùi Văn Huệ, đặc điểm tâm sinh lí của HS Tiểu học nói chung và của học sinh lớp 4, 5 nói riêng có một số đặc điểm nhƣ sau: - Tính thiếu kiên trì, thiếu bền bỉ. Do cơ thể các em chƣa hoàn thiện vì các chức năng sinh lí (hệ thần kinh, hệ xƣơng) vì vậy các em dễ bị mỏi xƣơng, mỏi cơ trong quá trình học tập, hoạt động. 9 - Tính hƣng phấn nhƣng cũng dễ chán nản. Khi đƣợc khích lệ các em dễ bị kích động, dễ hƣng phấn, xuất hiện những biểu hiện nhiệt tình, say sƣa, dễ cƣời, dễ khóc. Khi gặp rủi ro, thất bại các em sẽ dễ chán nản, bi quan, mất lòng tin, dễ có hoạt động xốc nổi, buồn, dỗi, khóc. Đây là một trong những đặc điểm cần lƣu ý khi tiến hành các hoạt động vui chơi cho trẻ. - Trẻ giàu cảm xúc, cả tin, dễ chia sẻ với bạn bè và ngƣời mình tin yêu. Vì dễ có cảm xúc lại thiếu kinh nghiệm sống nên các em hay tin ngƣời, tin vào những điều tốt đẹp và luôn mong muốn chia sẻ, giúp đỡ ngƣời khác và cũng mong muốn an ủi, giúp đỡ từ ngƣời khác. - Đặc điểm về năng lực hoạt động trí tuệ. Trẻ em thƣờng hiếu động thích các hoạt động mang tính chất vui chơi, giải trí. Tuy nhiên khả năng kiềm chế và thao tác chân tay của các em còn vụng về, thiếu linh hoạt. - Đặc điểm nhận thức, tƣ duy của các em: trẻ em nhận thức cảm tính là chủ yếu, nhận thức lí tính chƣa phát triển. Tƣ duy trực quan chiếm ƣu thế, tƣ duy trừu tƣợng còn hạn chế. Trẻ em chƣa có khả năng chú ý lâu dài, có trí nhớ tốt nhƣng gắn với ghi nhớ máy móc, ghi nhớ cụ thể. 1.1.1.3 Đặc điểm ngôn ngữ Hầu hết học sinh Tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau. Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đối với quá trình nhận thức tình cảm và lí tính của trẻ. Nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tƣ duy và tƣởng tƣợng của trẻ phát triển dễ dàng và đƣợc hiểu cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ, ta có thể đánh giá đƣợc sự phát triển trí tuệ của trẻ. Khó có thể kết luận năng lực từ ngữ của học sinh một cách chính xác và toàn diện bởi lẽ khảo sát vốn từ cũng nhƣ khả năng sử dụng vốn từ của các 10 em là một việc làm hết sức khó khăn và phức tạp. Song qua nhiều lỗi dùng từ mà học sinh lớp 4, 5 thƣờng mắc phải trong khi làm bài và trong giao tiếp hàng ngày có thể thấy rằng năng lực từ ngữ của các em còn chƣa thật sự tốt. Nhiều em còn nhầm lẫn giữa từ đồng âm hoặc gần âm. Một số từ các em dùng từ chƣa đúng do không hiểu hoặc chƣa nắm quy tắc kết hợp với các từ khác. 1.1.2 Lí thuyết về từ và câu 1.1.2.1 Từ a. Khái niệm từ Hiện nay có khoảng hơn 300 định nghĩa khác nhau về từ. Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những khoảng cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để cấu tạo câu”. [19, tr.16] b. Đặc điểm từ Yếu tố, đơn vị cấu tạo từ: trong ngôn ngữ, từ chƣa phải là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Nếu phân xuất từ, ta có đƣợc những đơn vị nhỏ hơn gọi là hình vị. Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa đƣợc dùng để cấu tạo nên từ. Trong tiếng Việt ranh giới hình vị trùng với ranh giới của âm tiết. Chỗ bắt đầu và kết thúc của âm tiết cũng là chỗ bắt đầu và kết thúc của hình vị. Phƣơng thức tạo từ là những cách thức tác động khác nhau vào hình vị để tạo ra những từ mới. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu có 3 phƣơng thức tạo từ: phƣơng thức từ hóa, phƣơng thức láy, phƣơng thức ghép. Các tiêu chí nhận diện từ: - Từ là đơn vị của ngôn ngữ, có âm thanh đƣợc biểu thị bằng một hoặc một hoặc một số âm tiết. - Từ là đơn vị mang nghĩa. - Từ có cấu tạo hoàn chỉnh. 11 - Từ có khả năng vận dụng tự do để tạo nên câu. c. Phân loại từ Có rất nhiều cách phân loại về từ, dƣới đây là một số cách phân loại từ thông dụng. Phân loại từ theo cấu tạo, từ đƣợc chia thành từ đơn và từ phức: - Từ đơn: là từ do một hình vị tạo thành. Trong TV có từ đơn một âm tiết và từ đơn đa âm tiết. VD: đẹp, xấu,…. - Từ phức: gồm từ ghép và từ láy + Từ ghép: là từ có hai hình vị trở lên. Căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố trong từ ghép thì chúng ta chia thành từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. VD: hoa lá, đẹp xấu,… + Từ láy: là từ đƣợc cấu tạo bởi hai hình vị trở lên, trong đó giữa các hình vị có mối quan hệ về ngữ âm. Căn cứ vào số lƣợng âm tiết của từ chia làm láy đôi, láy ba và láy bốn. VD: sang sảng, trong trắng,… Phân loại từ theo ý nghĩa, từ đƣợc chia thành từ một nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa: - Từ một nghĩa: là từ chỉ có một nghĩa duy nhất….VD: định luật, định lí, vận tốc,..… - Từ nhiều nghĩa: là từ có từ hai nghĩa trở lên, các nghĩa trong từ nhiều nghĩa gồm hai loại nghĩa gốc và nghĩa chuyển, giữa các nghĩa của từ bao giờ cũng có quan hệ với nhau. VD: ngôi nhà đã đƣợc xây xong (công trình xây dựng để ở, làm việc) Cả nhà đều có mặt đông đủ (gia đình, những ngƣời sống cùng nhà) - Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau. Từ đồng nghĩa đƣợc phân thành từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. VD: con lợn = con heo, xe lửa = tàu hỏa,… - Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngƣợc nhau, sử dụng từ trái nghĩa nhằm mục đích làm nổi bật những sự việc, tính chất đối lập với nhau. 12 VD: đứng - ngồi, vui - buồn,… Phân loại từ theo nguồn gốc, từ đƣợc chia thành từ thuần việt và từ vay mƣợn: - Từ thuần việt: ngoài những từ có thể xác định chắc chắn là tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Hán và các ngôn ngữ Ấn - Âu, các từ còn lại là từ thuần Việt. Cụ thể đó là những từ biểu thị các sự vật, hiện tƣợng cơ bản nhất và tồn tại từ lâu đời. VD: giàu mạnh, to lớn, cha mẹ,… - Từ vay mƣợn: là từ mƣợn từ tiếng nƣớc ngoài để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ việt. Từ vay mƣợn gồm có từ Hán Việt và từ vay mƣợn ngôn ngữ Ấn - Âu. + Từ Hán Việt: là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhƣng đọc theo âm Việt. VD: thiên, địa, tử, tam,… + Từ vay mƣợn ngôn ngữ Ấn - Âu: nửa cuối thế kỉ XIX, từ ngữ tiếng Pháp đã xâm nhập vào tiếng Việt khá nhiều, thông qua đó một số từ ngữ của những ngôn ngữ Ấn - Âu khác nhƣ tiếng Anh hay tiếng Nga cũng đi vào tiếng Việt. VD: đĩa cứng, nhà văn hóa, giết thời gian,…. Phân loại từ theo phạm vi sử dụng, từ đƣợc chia thành từ toàn dân và từ địa phƣơng: - Từ toàn dân: là từ ngữ đƣợc toàn dân sử dụng một cách thống nhất. VD: dứa, ngô, mẹ, hoa,…. - Từ địa phƣơng: là những từ ngữ chỉ đƣợc dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phƣơng nhất định. VD: trái, thơm, bắp, bông,…… 1.1.2.2 Câu a. Khái niệm câu Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, diễn đạt một nội dung, thông tin đầy đủ và trọn vẹn, câu là tập hợp các từ. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về 13 câu, trong cuốn “từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt” tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ.” [19, tr.106] b. Đặc điểm của câu - Tính độc lập về mặt ngữ pháp. - Câu bao giờ cũng có một ngữ điệu kèm theo nhất định. - Câu bao giờ cũng phải mang một nội dung thông báo. - Câu bao giờ cũng phải thể hiện một tình thái nhất định. Đó là thái độ chủ quan của ngƣời nói đối với hiện thực khách quan và với đối tƣợng giao tiếp. c. Phân loại câu Có hai cách phân loại câu đó là phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp và phân loại câu theo mục đích nói.  Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp: câu đƣợc chia thành câu đơn, câu phức và câu ghép: - Câu đơn: gồm câu đơn bình thƣờng và câu đơn đặc biệt + Câu đơn bình thƣờng: là câu đƣợc tạo nên bởi một kết cấu chủ vị nòng cốt. VD: Thất bại // là mẹ thành công. CN VN + Câu đơn đặc biệt là “kiến trúc có một trung tâm cú pháp chính (có thể có thêm các thành phần ngoài nòng cốt câu), không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ” [2, tr.152] 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan