Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng thiết bị dạy học trực quan môn công nghệ 8 cần chú ý những gì...

Tài liệu Sử dụng thiết bị dạy học trực quan môn công nghệ 8 cần chú ý những gì

.DOC
10
352
50

Mô tả:

ĐỀ TÀI: Sử dụng thiết bị dạy học trực quan môn công nghệ 8 cần chú ý những gì? THCS LP SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC TRỰC QUAN MÔN CÔNG NGHỆ 8 CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ? I.Đặt vấn đề: Ngày nay, khoa học công nghệ không ngừng phát triển, phục vụ thiết thực nhiều lĩnh vực cho con người. Sinh hoạt của con người được thoải mái và tiện nghi hơn nhờ có các đồ dùng điện hiện đại, tiên tiến; cuộc sống lao động của con người được nhẹ nhàng hơn nhờ được cơ giới hoá nông nghiệp,… Để con người có thể tiếp cận được những thành tựu khoa học kĩ thuật này thì hiện nay bộ giáo dục và đào tạo đã đưa chương trình công nghệ vào giảng dạy ở khối 8 để giúp cho các em nắm được một số kiến thức cơ bản như vẽ kĩ thuật, cơ khí và kĩ thuật điện. Năm học 2007- 2008, tôi được phân công giảng dạy môn công nghệ lớp 8, vì thế tôi phải làm sao hướng dẫn cho học sinh nắm vững những kiến thức này làm cơ sở để lĩnh hội một phần sự tiến bộ kĩ thuật. Dân gian có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”. Chúng ta đã biết đa số các thiết bị máy móc này được bao bọc bởi một lớp vỏ bên ngoài, thực tế nếu không tháo ra thì cũng không biết nó có cấu tạo như thế nào, vậy nếu lí thuyết suông thì cũng chẳng ai biết cả, cho nên chúng ta cần có những thiết bị giảng dạy trực quan, những mô hình thực tế cho học sinh quan sát để học sinh dễ hình dung, hiểu được nguyên lí hoặc một bản chất sự việc nào đó của nó. Cái khó là giáo viên phải sử dụng và khai thác các thiết bị dạy học trực quan này như thế nào cho có hiệu quả để học sinh có thể lĩnh hội được các kiến thức ấy. Ngoài việc đem lại các kết quả cao trong việc dạy và học mà học sinh còn có thể vận dụng được chúng vào thực tế mang lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Trang 1 Giaùo vieân thöïc hieän: Voõ Ñoâng Hoà THCS LP ĐỀ TÀI: Sử dụng thiết bị dạy học trực quan môn công nghệ 8 cần chú ý những gì? II.Giải quyết vấn đề: 1.Đặc điểm tình hình: a.Thuận lợi: -Được sự quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu và đoàn thể nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. -Thầy trò rất nhiệt tình trong công tác dạy và học. -Thiết bị và đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ. b.Khó khăn: -Hiện nay trường chưa có phòng thí nghiệm, phòng chức năng nên việc vận chuyển các thiết bị đến các phòng học khi chuyển tiết gặp nhiều khó khăn và mất thời gian. -Trường có 2 lớp nằm ở điểm lẻ nên việc vận chuyển đủ các thiết bị dạy học cho các nhóm thực hành cũng gặp nhiều khó khăn. -Có một số loại thiết bị chất lượng kém, sai số, kém chính xác,… nên ảnh hưởng đến kết quả thực hành nên không thuyết phục được học sinh. -Đa số học sinh là người dân tộc nên khả năng nghe nói của học sinh còn hạn chế, hơn nữa đây là những kiến thức kĩ thuật nên ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. -Gia đình những học sinh có ít hoặc không có các thiết bị máy móc thì khả năng tiếp thu của các em còn hạn chế. Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên nên kết quả học tập của các em chưa cao, các em chưa vận dụng được các kiến thức vào thực tế cuộc sống. Cụ thể qua lần kiểm tra 1 tiết ở HKI cho thấy: Xếp loại Lớp Trang 2 TS Giỏi SL TL(%) Khá SL TL(%) Trung bình SL TL(%) Yếu SL Giaùo vieân thöïc hieän: Voõ Ñoâng Hoà TL(%) Kém SL TL(%) THCS LP ĐỀ TÀI: Sử dụng thiết bị dạy học trực quan môn công nghệ 8 cần chú ý những gì? 8A1 26 1 3,8 5 19,2 10 38,5 7 26,9 3 11,5 8A2 34 2 5,9 6 17,6 12 35,3 9 26,5 5 14,7 8A3 20 0 0 3 15 9 45 5 25 3 15 8A4 22 2 9,1 4 18,2 7 31,8 5 22,7 4 18,2 Tổng: 102 5 4,9 18 17,6 38 37,3 26 25,5 15 14,7 Qua kết quả thống kê trên ta thấy số lượng học sinh học yếu kém quá nhiều, tôi nghĩ nguyên nhân dẫn đến kết quả yếu kém của học sinh là do: Môn học này chủ yếu là các kiến thức kĩ thuật và đa số là cấu tạo một số bộ phận bên trong của các thiết bị máy móc ta không nhìn thấy được hoặc nguyên lý làm việc của nó vì thế trong tiết học cần phải có nhiều dụng cụ trực quan, nếu giáo viên sử dụng và khai thác các thiết bị dạy học này không có hiệu quả thì kết quả học tập của học sinh được thống kê như trên là điều hiển nhiên. 2.Biện pháp tổ chức thực hiện: a.Những mặt tồn tại cuả giáo viên và học sinh: *Giáo viên: -Phối hợp giữa phương pháp với phương tiện dạy học chưa phù hợp. -Mất quá nhiều thời gian cho việc lắp ráp các thiết bị. -Kết quả thực hành hoặc thí nghiệm không thuyết phục được học sinh dẫn đến học sinh mất lòng tin ở giáo viên. -Trình diễn thiết bị nhưng học sinh không quan sát rỏ được thiết bị hay bị che khuất. -Có quá nhiều thiết bị được trình diễn làm cho học sinh bị phân tâm . -Làm cho học sinh hiểu nhầm đối tượng. -Chưa khai thác triệt để hình ảnh trong SGK, tranh ảnh, thiết bị, mô hình làm lãng phí thiết bị. -Giáo viên chỉ thực hành biểu diễn cho học sinh quan sát. Trang 3 Giaùo vieân thöïc hieän: Voõ Ñoâng Hoà ĐỀ TÀI: Sử dụng thiết bị dạy học trực quan môn công nghệ 8 cần chú ý những gì? THCS LP *Về học sinh: -Chưa tập trung quan sát, chưa tích cực hoạt động. -Khi nhận được thiết bị lo khám phá, tự làm theo ý mình, không làm việc theo nhóm, không làm theo yêu cầu của giáo viên. -Giành nhau, hoặc sử dụng không cẩn thận làm hư hỏng thiết bị. b.Biện pháp khắc phục: Để sử dụng các thiết bị dạy học ở môn công nghệ 8 một cách hiệu quả thì giáo viên cần phải lưu ý một số vấn đề sau: -Chuẩn bị lắp ráp các thiết bị và làm mẫu thử trước khi vào lớp, những thiết bị nào bị hư hỏng, sai số cần thông báo cho học sinh biết trước về tình trạng của nó để tránh hiểu nhầm vấn đề. Như vậy khi vào lớp sẽ không bị động thời gian, kết quả thực hành hoặc thí nghiệm sẽ thuyết phục học sinh hơn. VD: Khi dạy bài thực hành đo và vạch dấu cần kiểm tra thước cặp trước xem còn làm việc được không hoặc dạy bài truyền hay biến đổi chuyển động giáo viên cần chuẩån bị các mô hình như vệ sinh, lắp ráp trước các mô hình truyền và biến đổi chuyển động, vận hành thử,… để vào tiết không bị động nhằm tận dụng thời gian cho các hoạt động khác. -Các tranh ảnh, thiết bị cần đặt nơi cao, thích hợp cho học sinh dễ quan sát. Các thiết bị có kích thước nhỏ cần đem đến gần cho học sinh dễ quan sát. VD: Các mô hình truyền và biến đổi chuyển động thì có thể trình bày ở bàn giáo viên nhưng cần dùng vật khác kê cao cho các học sinh ở những bàn cuối dễ quan sát. Còn mô hình động cơ điện 1 pha, máy biến áp 1 pha giáo viên cần đem đến gần thì học sinh mới quan sát được chi tiết của các bộ phận. -Khi nào cần sử dụng mới trình bày thiết bị, khi nào không sử dụng cần tháo đem xuống để nơi khuất tránh học sinh bị chi phối. Trang 4 Giaùo vieân thöïc hieän: Voõ Ñoâng Hoà ĐỀ TÀI: Sử dụng thiết bị dạy học trực quan môn công nghệ 8 cần chú ý những gì? THCS LP -Khi trình bày một hình ảnh hay một mô hình cần đứng quay mặt xuống cạnh bên thiết bị sao cho không bị che khuất làm cho học sinh không quan sát được thiết bị. Cần dùng cây chỉ chuyên dùng để tránh che khuất thiết bị đồng thời chỉ từ từ và chính xác vị trí đối tượng để tránh học sinh hiểu nhầm đối tượng. Khi vận hành thử thiết bị thì cũng vận hành từ từ để học sinh dễ quan sát và tránh làm hư hỏng thiết bị. -Bảng cũng là một phương tiện trực quan, cần trình bày bảng cho hợp lí. Cần sử dụng phấn màu để thể hiện rỏ nội dung của bài học hoặc thể hiện các chi tiết khác nhau trên một hình vẽ. -Điều kiện thiết bị có đủ cần chia thành nhiều nhóm nhỏ để học sinh dễ quan sát, dễ thực hành. -Tận dụng tối đa các hình ảnh trong SGK, khai thác triệt để các tranh ảnh và thiết bị hiện có của nhà trường và tự tạo một số đồ dùng trực quan mới (nếu có thể) nhưng phải có kích thước phù hợp để học sinh dễ quan sát. -Ở các tiết thực hành, giáo viên cần giáo dục tư tưởng để hình thành tác phong công nghiệp, luôn làm việc theo qui trình, những học sinh của nhóm nào không thực hiện đúng theo qui trình thực hành thì không những bị trừ điểm nhóm mà còn bị phạt. Giáo viên quản lý chặt chẻ các nhóm, tránh ồn ào, lo chơi, làm việc khác hoặc không hoạt động,… làm ảnh hưởng đến các nhóm khác dẫn đến hoạt động theo nhóm hoặc thảo luận nhóm không những không có hiệu quả mà đôi khi có thể xảy ra các sự cố đáng tiếc. VD như ở các tiết thực hành liên quan về điện hoặc thử độ cứng của vật liệu cơ khí,… Đối với môn công nghệ 8 thì các thiết bị trực quan thường được phối hợp với một số phương pháp dạy học sau: *Phương pháp trực quan đàm thoại: Trang 5 Giaùo vieân thöïc hieän: Voõ Ñoâng Hoà ĐỀ TÀI: Sử dụng thiết bị dạy học trực quan môn công nghệ 8 cần chú ý những gì? THCS LP Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ, mẫu vật, mô hình,… sau đó đặt câu hỏi cho học sinh trả lời để xây dựng nội dung bài học. Cử chỉ của giáo viên cũng được xem là một phương tiện trực quan. Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần lưu ý: nếu những phương tiện có kích thước nhỏ cần phát cho học sinh hoặc đến gần cho học sinh quan sát. VD: Giáo viên sử dụng thiết bị để hướng dẫn cơ cấu tay quay con trượt trong bài: “Biến đổi chuyển động”, trang 102. Hoạt động giáo viên GV vẽ hình cơ cấu tay quay con trượt Hoạt động học sinh Học sinh vẽ vào tập. lên bảng yêu cầu HS vẽ vào tập. 1.Tay quay 3.Con trượt 2.Thanh truyền 4.Giá đỡ Quan sát hình vẽ cho biết cơ cấu tay quay con trượt có những chi tiết nào, kể ra? Gọi học sinh chỉ ra các chi tiết đó trên mô hình? Giáo viên vận hành mô hình cho học sinh quan sát và cho biết chi tiết nào là khâu dẫn, khâu trung gian và khâu bị dẫn? Quan sát mô hình cơ cấu tay quay con trượt đang vận hành cho biết khi tay Trang 6 Gồm: Tay quay (1), thanh truyền (2), con trượt (3) và giá đỡ (4). Học sinh chỉ ra vị trí của chúng. Tay quay là khâu dẫn, thanh truyền là khâu trung gian và con trượt là khâu bị dẫn. Không, vận tốc con trượt luôn thay Giaùo vieân thöïc hieän: Voõ Ñoâng Hoà ĐỀ TÀI: Sử dụng thiết bị dạy học trực quan môn công nghệ 8 cần chú ý những gì? THCS LP quay (1) quay đều thì con trượt (3) có đổi. chuyển động đều không? Nó chuyển động như thế nào? Khi nào con trượt (3) đổi hướng chuyển động? Khi tay quay và thanh truyền cùng nằm trên một đường thẳng lúc này vận Giáo viên vận hành cơ cấu yêu cầu tốc con trược bằng 0. học sinh trả lời quỹ đạo chuyển động của điểm B và C? Quỹ đạo chuyển động của điểm B nằm trên đường tròn và quỹ đạo chuyển động của điểm C nằm trên đường thẳng. Khi tay quay 1 quay quanh trục A, sẽ Điểm B là điểm thuộc tay quay 1 và truyền động sang thanh truyền 2 làm cho điểm C là điểm trên con trượt, vậy con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua nguyên lý làm việc của cơ cấu này như lại. thế nào? HS:Được. Khi tác động vào con trượt (3) một lực có thể biến chuyển động tịnh tiến của con trượt thành chuyển động quay của tay quay được không? GV khẳng định đây là cơ cấu hoạt động cả 2 chiều thuận và nghịch Tương tự, GV dùng mô hình cơ cấu bánh răng thanh răng, cơ cấu cam cần tịnh tiến và trục vít đai ốc để giới thiệu thêm, đây là những cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến. Riêng cơ cấu cam cần tịnh tiết Trang 7 Giaùo vieân thöïc hieän: Voõ Ñoâng Hoà ĐỀ TÀI: Sử dụng thiết bị dạy học trực quan môn công nghệ 8 cần chú ý những gì? THCS LP và trục vít đai ốc chỉ biến đổi chuyển động được 1 chiều. *Phương pháp trực quan giảng giải: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ, mẫu vật, mô hình,… sau đó hướng dẫn, giải thích,… cho học sinh hiểu. Phương pháp này chỉ sử dụng khi vấn đề quá phức tạp, quá khó, chỉ cần giới thiệu cho học sinh biết, hoặc sau khi học sinh trả lời câu hỏi thảo luận khi quan sát thiết bị thì giáo viên sử dụng phương pháp này để rút ra kết luận vấn đề đã thảo luận trên. Tuy nhiên cần lưu ý, những phương tiện có kích thước nhỏ nên đến gần cho học sinh quan sát. *Phương pháp thảo luận: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ, mẫu vật, mô hình,… sau đó cho học sinh thảo luận cặp, nhóm nhỏ hay tổ để hoàn thành một số câu hỏi hay một vài vấn đề nào đó. Sau đó đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chuẩn bị nhận xét bổ sung. Ưu điểm của phương pháp này là tạo điều kiện cho học sinh trao đổi ý kiến của mình trước nhóm và cả nhóm rút ra kết luận chung nhất, từ đó học sinh sẽ hứng thú tìm hiểu để xây dựng những kiến thức mới, từ kết quả của chính bản thân làm ra cộng với sự nhận xét cuối cùng của giáo viên nên các em sẽ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc hơn. Tuy nhiên, giáo viên phải tổ chức và theo dỏi các nhóm chặt chẻ hơn, xem các thành viên trong nhóm có tích cực hoạt động hay không? Đồng thời để tránh mất nhiều thời gian vô ích khi bắt đầu và kết thúc thảo luận thì giáo viên cần chuẩn bị trước phiếu học tập ở nhà để phát cho các nhóm và yêu cầu học sinh phải tiến hành ngay lập tức sau hiệu lệnh của giáo viên. Ngoài ra nên gọi những học sinh không hoạt động, không làm việc theo nhóm,… trả lời trước,... Những học sinh nào không làm đúng những yêu cầu nói trên cần phê bình trước lớp, làm được những điều này ngoài việc đạt mục tiêu cho phần thảo luận mà còn giáo dục được tính đoàn kết, giúp đỡ nhau trong việc tìm hiểu kiến thức mới, hình thành tác Trang 8 Giaùo vieân thöïc hieän: Voõ Ñoâng Hoà THCS LP ĐỀ TÀI: Sử dụng thiết bị dạy học trực quan môn công nghệ 8 cần chú ý những gì? phong công nghiệp, đảm bảo an toàn lao động, từ đó hoạt động thảo luận mới đạt được hiệu quả cao. Qua kết quả kiểm tra tháng 1 và 2 cho thấy có nhiều kết quả khả quan: Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Lớp TS SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 8A1 26 6 23,1 9 34,6 7 26,9 4 15,4 0 0 8A2 34 7 20,6 12 35,3 9 26,5 5 14,7 1 2,9 8A3 20 1 5 4 20 14 70 1 5 0 0 8A4 22 3 13,6 6 27,3 11 50 2 9,1 0 0 Tổng: 102 17 16,7 31 30,4 41 40,2 12 11,8 1 1 III.Kết thúc vấn đề: Qua nhiều tiết giảng dạy, tôi thấy việc sử dụng thiết bị và kết hợp với các phương pháp dạy học như thế này mang lại hiệu quả cao. Cụ thể như: học sinh hứng thú tìm tòi nghiên cứu khoa học, đa số học sinh hiểu bài, có thể trả lời được các câu hỏi gợi mở,… mà còn hình thành được tác phong công nghiệp và an toàn lao động. Qua thời gian thực hiện chuyên đề tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: -Cần lựa chọn phương pháp phù hợp với phương tiện dạy học. -Cần chuẩn bị trước thiết bị dạy học trước giờ lên lớp. -Sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng cách, khai thác triệt để đồ dùng trực quan hiện có. -Cần cho học sinh tiếp cận với đồ dùng dạy học, hạn chế thực hành biểu diễn cho học sinh quan sát, như vậy sẽ giúp cho học sinh hứng thú tìm tòi nghiên cứu khoa học. Trang 9 Giaùo vieân thöïc hieän: Voõ Ñoâng Hoà THCS LP ĐỀ TÀI: Sử dụng thiết bị dạy học trực quan môn công nghệ 8 cần chú ý những gì? -Rèn luyện tư tưởng, thái độ học tập của học sinh trong các giờ học và giờ thực hành. Tuy nhiên, để làm được điều này thì không chỉ một ngày, hai ngày mà giáo viên phải cố gắng kiên trì rèn luyện học sinh trong một thời gian dài. Trên đây là một số điều mà khi giáo viên sử dụng thiết bị cần chú ý và những phương pháp dạy học được sử dụng kèm theo để trình bày các thiết bị đó, tôi đã áp dụng thấy mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, chắc hẳn có nhiều điều thiếu xót, mong quí thầy cô đóng góp nhiệt tình để tôi áp dụng trong việc giảng dạy mang lại hiệu quả cao hơn. Long Phú, ngày 12/03/2008 Người viết Võ Đông Hồ Trang 10 Giaùo vieân thöïc hieän: Voõ Ñoâng Hoà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất