Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng phương pháp trình bày miệng trong dạy hoc lịch sử lớp 6 ở trường thcs...

Tài liệu Sử dụng phương pháp trình bày miệng trong dạy hoc lịch sử lớp 6 ở trường thcs

.DOC
17
501
64

Mô tả:

A: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Năm học 2001 - 2002; 2002 - 2003 tôi được Phòng giáo dục huyện Nga Sơn phân công về công tác tại trường THCS Nga Tiến, được nhà trường phân công giảng dạy môn Lịch sử khối 6, 7, 8. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu giảng dạy, tôi nhận thấy môn lịch sử có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với những thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định và làm tốt công việc, nhiệm vụ được giao. Với tầm quan trọng đó thì việc nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng - chất lượng giáo dục nói chung, luôn là mối quan tâm lớn nhất của Đảng, của Chính phủ, ngành giáo dục và nỗi trăn trở của chính những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ giảng dạy. Trong việc nâng cao chất lượng nói chung - môn lịch sử nói riêng thì việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tốt quan trọng. Trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, theo tôi việc sử dụng phương pháp trình bày miện có ý nghĩa rất quan trọng, trong đó lời nói giữ vai trò chủ đạo trong dạy học nói chung và môn lịch sử nói riềng. Phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử có ý nghĩa to lớn không những đối với việc tái hiện lại thông tin lịch sử mà còn để nhận thức bản chất các sự kiện, thể hiện kết quả học tập, nghiên cứu của học sinh. Đồng thời nóp cũng thể hiện được khả năng diễn đạt của học sinh trước một nội dung - một vấn đề cần được trình bày. Năm học 2001 - 2002 qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Nga Tiến tôi nhận thấy năng lực tiếp thu bài của học sinh chưa được cao, học sinh chưa có sự yêu thích môn học, dẫn tới chất lượng bộ môn trong năm học chưa cao. Cụ thể: Kết quả môn học lịch sử năm học 2001 - 2002 -1- Khối SLH lớp S 6 Kết quả Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 165 4 2,4 20 12,1 127 77 14 8,4 7 108 6 5,5 19 18 74 66 12 11 8 103 4 3,8 17 16,5 69 67 13 12,6 Bước vào đầu năm học 2002 - 2003 sau 1 tháng giảng dạy tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm môn lịch sử kết quả như sau: Khối lớp Kết quả SLHS Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 6 158 4 2,5 20 12,7 114 72 20 1,7 7 108 4 3,7 20 18,5 70 65 14 13 8 103 5 4,9 12 11,7 71 68,9 15 14,6 Căn cứ vào kết quả kiểm tra tôi nhận thấy rằng chất lượng bộ môn vẫn chưa được nâng cao, chưa có tiến bộ nhiều so với năm học 2001 - 2002. Từ thực tế giảng dạy cùng với quá trình nghiên cứu các phương pháp giảng dạy bộ môn tôi cho rằng sở dĩ chất lượng bộ môn khối 7 - 8 còn thấp có nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân đó xuất phát từ nền tảng tiếp thu môn học từ lớp 6 còn thấp, do vậy việc cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn là rất quan trọng đặc biệt là lớp 6 trên cơ sở đó tôi nhận thấy phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử là rất phù hợp với đặc trưng của bộ môn và phù hợp với đối tượng học sinh khối 6 (đối tượng học sinh mới bước đầu làm quan với các môn học mang tính chất như một khoa học) -2- Chính vì vậy trong năm học 2002 - 2003 này tôi đã quyết định vận dụng phương pháp trình bày miệng kết hợp với các phương pháp dạy học khác vào giảng dạy môn lịch sử khối 6 tại trường THCS Nga Tiến, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, khối 6 nói riêng, khối 7 - 8 - 9 nói chung, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra. Thực ra phương pháp trình bày miệng trong dạy hoc lịch sử đã được sử dụng nhiều trong quá trình dạy học. Cho nên những nội dung tôi trình bày ở đây chỉ mang tính chất cải tiến phương pháp nhằm vận dụng có hiệu quả hơn phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử khối 6 ở trường THCS Nga Tiến. II: NỘI DUNG THỰC HIỆN 1) Một số nội dung cơ bản về phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử. * Trước khi đi vào tìm hiểu những nội dung cụ thể trong phương pháp này, tôi muốn đề cập tới một yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng mang tính chất quyết định hiệu quả của phương pháp trình bày miệng đó chính là ngôn ngữ. Có thể nói trong dạy học nói chung - dạy học lịch sử nói riêng, lời nói giữ vai trò chủ đạo. Với ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh, giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh "trở về" với quá khứ của lịch sử, tạo được biểu tượng rõ ràng cụ thể về một sự vật, biến cố lịch sử... giúp học sinh biết suy nghĩ, tìm tòi rút ra kết luận, hình thành khái niệm nhằm tìm hiểu bản chất của sự vật, quy luật quá trình phát triển của lịch sử . Lời nói có ý nghĩa giáo dục rất lớn, nó tác động đến tình cảm, hình thành tư tưởng cho học sinh... vì vật trong dạy học lịch sử lời nói bao giờ -3- cũng gắn liền với tư cách, đạo đức, tư tưởng của giáo viên. Lời nói nhiệt tâm, chân thành sẽ tăng thâm tác dụng giáo dục, lời nói lạnh nhạt, hững hờ sẽ làm giảm nhẹ hoặc gây phản tác dụng giáo dục. Những chức năng của lời nói trong dạy học lịch sử có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì có hình ảnh chính xác về quá khứ mới hiểu đúng và sâu sắc lịch sử, do đó có tác dụng đến tư tưởng, tình cảm. Vì vậy rèn luyện các cách trình bày miệng là một yêu cầu cao đối với giáo viên để truyền thụ kiến thức, hình thành tư tưởng, đạo đức, kỹ năng tư duy và thực hành cho học sinh. * Một số hình thức trình bày miệng cơ bản trong phương pháp trình bày miệng được sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường THCS. 1.1/ Tường thuật: Là một cách trình bày miệng quan trọng nhằm tái hiện ở học sinh biến cố lịch sử quan trọng đầy đủ tính cụ thể và gợi cảm của nó. 1.2/ Miêu tả: Là trình bày những đặc trưng của một sự vật, một sự kiện lịch sử để nêu lên những nét bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngoài của chúng. 1.3/ Nêu đặc điểm về sự kiện - nhân vật lịch sử. Là mội dạng của miêu tả nhằm làm sáng tỏ những nét bản chất. những đặc trưng trong mối liên hệ bên trong của các hiện tượng lịch sử. 1.4/ Giải thích: Được sử dụng trong việc tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của những hiện tượng phức tạp, những khái niệm, các quy luật nhằm làm cho học sinh có quan điểm khoa học về sự phát triển của xã hội loài người. -4- Vì điều kiện và thời gian không cho phép hơn nữa căn cứ vào thực tế giảng dạy môn lịch sử lớp 6 tại trường THCS Nga Tiến (những mặt làm được và làm chưa được) cho nên trong bài viết này tôi xin được đi sâu vào trình bày một phương pháp cụ thể trong phương pháp trình bày miệng mà tôi đã sử dụng có hiệu quả vào dạy học môn lịch sử lớp 6, đó là phương pháp miêu tả trong dạy học lịch sử lớp 6 ở trường THCS. 2) Phương pháp thực hiện: 2.1/ Lý luận chung: - Khái niệm về phương pháp miêu tả (đã trình bày ở mục 1.2) - Đối tượng miêu tả: Rất phong phú. + Miêu tả điều kiện địa lý - nơi diễn ra sự kiện lịch sử: Lưu vực sông Nin, núi rừng Yên Thế, địa thế Ba Đình, địa thế Điện Biên Phủ... + Miêu tả về một cơ sở kinh tế đại điền trang, thái ấp, công trường, thủ công... + Miêu tả về một công trình kiến trúc: Kim tự tháp Ai Cập, thành nhà Hồ... + Miêu tả về các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính quyền ở Mỹ, triều đình nhà Nguyễn... + Miêu tả về công cụ sản xuất, vũ khí, công trình văn hoá, đồ dùng trong đời sống nhân dân: Công cụ sản xuất của người nguyên thuỷ, trống đồng Đông Sơn... - Miêu tả được chia thành 2 loại: + Miêu tả toàn bộ bức tranh quá khứ. + Miêu tả có phân tích. -5- - Yêu cầu: Cả hai hình thức miêu tả trên đều phải dựa vào những tư liệu khoa học chính xác nhằm tạo cho học sinh những hình ảnh lịch sử cụ thể, chân thực mà có tác dụng giáo dục tư tưởng tình cảm đối với các em. Vì vậy, khi miêu tả người giáo viên cần phải đảm bảo được tính khách quan, khoa học, đồng thời phải trình bày rõ ràng, có thái độ đúng đắn với đối tượng được miêu tả. 2.2/ Cơ sở thực hiện: Căn cứ vào đặc điểm và yêu cầu của phương pháp giảng dạy, căn cứ vào nội dung giảng dạy bộ môn cho từng khối lớp, và năng lực tiếp thu của đối tượng học sinh ở từng khối lóp nơi tôi trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng phương pháp trình bày miệng dưới hình thức miêu tả trong dạy học lịch sử rất phù hợp với đặc điểm học sinh lớp 6, yêu cầu về nội dung của chương trình lịch sử lớp 6. Cho nên tôi đã vận dụng phương pháp miêu tả kết hợp với các phương pháp dạy học khác vào giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 6. 2.3/ Biện pháp thực hiện: Phương pháp trình bày miệng dưới hình thức miêu tả được chia thành 2 loại, cho nên tôi sẽ lần lượt trình bày biện pháp thực hiện của hai phương pháp dạy học này: a) Phương pháp trình bày miệng dưới hình thức miêu tả toàn cảnh. Sử dụng phương pháp này với mục đích nhằm phác hoạ bức tranh trọn vẹn về đối tượng được trình bày. Vì vậy, khi miêu tả đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn những nét tiêu biểu bản chất nhất, đủ để dựng lại quá khứ một cách đúng đắn, khách quan. Căn cứ vào đặc điểm của phương pháp dạy học, trình bày miệng dưới hình thức miêu tả toàn cảnh cùng với yêu cầu nội dung bài học, tôi đã vận -6- dụng phương pháp dạy học này kết hợp với các hình thức dạy học lịch sử khác vào dạy bài 6. Tiết 6: - Bài 6: Văn hoá cổ đại - Mục đích yêu cầu của bài: Giúp học sinh nắm được: + Qua mấy ngìn năm tồn tại, thời cổ đại đã để lại cho loài nhiều một di sản văn hoá đồ sộ, quý giá. Tuy ở mức độ khác nhau nhưng người Phương đông và Phương tây cổ đại đều sáng tạo nên những thành tựu văn hoá đa dạng - phong phú. + Giáo dục học sinh lòng tự hào về những thành tựu văn minh của loài nhiều thời cổ đại. + Bước đầu rèn luyện cho học sinh kỹ năng tập mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật lớn thời cổ đại qua tranh ảnh. - Đồ dùng, tài liệu và thiết bị cần cho bài dạy: Tranh ảnh một số công trình văn hoá tiêu biểu: Kim tự tháp Ai Cập, Chữ tượng hình, Tượng lực sỹ ném đĩa, một số tác phẩm thơ văn thời cổ đại. - Kết hợp các phương pháp dạy học: Hỏi - đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, giải thích và trình bày miệng dưới hình thức miêu tả toàn cảnh. Bài học có 2 mục nhỏ nhưng không phải mục nào cũng sử dụng phương pháp miêu tả toàn cảnh vì khối lượng kiến thức nhiều và thời gian lên lớp chỉ giới hạn trong 45', cho nên ở đây tôi đã vận dụng phương pháp miêu tả toàn cảnh kết hợp với các phương pháp dạy học lịch sử khác vào giảng dạy mục 1: Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì? -7- Căn cứ vào nôi dung mục 1, tôi đã xác đinh đối tượng được miêu tả là một công trình kiến trúc tiêu biểu: Kim tự tháp Ai Cập. Sau khi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thành tưu về chữ viết và chữ số, thiên văn và lịch, chuyển sang thành tựu về kiến trúc điêu khắc, toán học, giáo viên đưa ra câu hỏi. Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của các dân tộc phương Đông thời cổ đại là gì? (Học sinh trả lời: Kim tự tháp) Sau khi học sinh trả lời giáo viên treo bức tranh chụp về Kim tự tháp Ai Cập (có trong cuốn "những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới") lên bảng, cho học sinh quan sát, giáo viên giới thiệu về bức tranh kết hợp với việc trình bày miệng miêu tả khái quát công trình kiến trúc này (trình bày đoạn miêu tả trong khoảng thời gian từ 3 - 5') "Kim tự tháp cao 146,5m gần bằng toà nhà 50 tầng hiện đại, mỗi cạnh dài 230m, diện tích rộng hơn 52.900m2, xây bằng 2 triệu 300 nghìn tảng đá, mỗi tảng nặng 2,5 tấn. Cửa vào Kim tự tháp nằn ở phía bắc, đi dọc theo hành lang hẹp dẫn đến một phòng lớn có kích thước 10 x 5 x 5m) trong đó để quan tài có xác ướp Pharaông. Trên tường phía trong có khắc chữ ghi nhiều tri thức khoa học, cho đến nay các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm hiểu hết bí ẩn của nó" Sau khi miêu tả xong giáo viên đưa ra câu hỏi: Em có nhận xét gì về công trình kiến trúc Kim tự tháp Ai Cập. Học sinh sau khi nghe được quan sát và nghe giáo viên miểu tả đã dễ dàng nêu lên được cảm nhận của mình về sự hùng vĩ của Kim tự tháp, tài nghệ tuyệt vời của nhân dân xây dựng nên, uy quyền to lớn vô hạn của Pharaông và những thành tưu khoa học còn lại. -8- Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên yêu cầu 1 học sinh mô tả lại Kim tự tháp Ai Cập (hoặc có thể mô tả lại ở phần cũng cố bài và làm bài tập) để rèn luyện kỹ năng trình bầy miệng của học sinh. Kết thúc giờ dạy, để kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng phương pháp trình bày miệng miêu tả toàn cảnh kết hợp với các phương pháp d ạy h ọc khác, tôi đã cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm ở trong phiếu bài t ập kết quả thu được qua phiếu học tập như sau: Tổng số học sinh khối 6 158 Tỷ lệ % Số học sinh đạt điểm 9 - 10 30 19 Số học sinh đạt điểm 7 - 8 63 39,9 Số học sinh đạt điểm 5 - 6 63 39,9 Số học sinh đạt điểm dưới 2 1,4 5 Căn cứ vào kết quả trên tôi có thể khẳng định rằng việc sử dụng phương pháp trình bày miệng miêu tả toàn cảnh vào tiết học là hoàn toàn phù hợp, chất lượng giờ dạy đã được nâng cao, thực hiện tốt mục tiêu mà tiết học đề ra. b) Phương pháp trình bày miệng dưới hình thức: Miêu tả có phân tích: Hình thức miêu tả này tập trung vào miêu tả 1 vài đặc điểm chủ yếu, để qua đó đi sâu vào phân tích cơ cấu bên trong của sự vật. Căn cứ vào đặc điểm của phương pháp miêu tả có phân tích, vào yêu cầu nội dung của bài học, tôi đã vận dụng phương pháp dạy học này vào dạy bài 5. Tiết 5 - bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây: Mục đích yêu cầu của bài: giúp học sinh nắm được: -9- + Tên và vị trí của các quốc gia cổ đại phương Tây. Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải không thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp: Những đặc điểm riêng về nền tảng kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế nhà nước ở Hi Lạp - Rô Ma cổ đại. Những thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây. + Giúp học sinh có ý thức đầy đủ hơn về sự bất bình đẳng trong xã hội. + Bước đầu tập liên hệ điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế. - Tài liệu phục vụ cho bài dạy: Bản đồ thế giới cổ đại, bức tranh vẽ về cảnh mua bán nô lệ. - Căn cứ vào nội dung và mục đích yêu cầu của bài thì đây là một bài học ở dạng tương đối khó khi trình bày - truyền thụ kiến thức cho học sinh lớp 6. Cho nên đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn những phương pháp dạy học phù hợp để vận dụng vào bài dạy. Vì vậy trong bài này tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học: Phương pháp hỏi đáp, nêu vấn đề, phát vấn, trình bày bản đồ, thảo luận nhóm và trình bày miệng: Miêu tả có phân tích một hiện tượng lịch sử. Toàn bộ nội dung của bài học được chia thành 3 mục nhỏ. Vậy phương pháp miêu tả có phân tích được sử dụng vào nội dung nào? Thực hiện mục tiêu gì của bài học? Căn cứ vào nội dung - yêu cầu của từng mục, tôi đã vận dụng phương pháp miêu tả có phân tích kết hợp với phương pháp hỏi đáp nêu vấn đề, giải thích, trong mục 2: Xã hội cổ đại HiLạp , RôMa gồn những giai cấp nào? - 10 - Nội dung cơ bản trong mục mà học sinh phải nắm được là: Những giai cấp chính trong xã hội, vị trí của từng giai cấp trong xã hội, mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội (chủ nô và nô lệ) và khái niệm "Xã hội chiếm hữu nô lệ" Căn cứ vào yêu cầu nội dung của mục 2, khi giảng cho học sinh hiểu về vị trí của giai cấp chủ nô và nô lệ trong xã hội, mối quan hệ giữa hai giai cấp này trong xã hội, giáo viên treo 1 bức tranh vẽ phác hoạ cảnh mua bán nô l ệ cho học sinh quan sát, tiếp đó giáo viên sử dụng phương pháp trình bày miệng: Sử dụng dưới hình thức 1 đoạn miêu tả có phân tích, có nội dung cảnh mua bán nô lệ (trong khoảng thời gian từ 3 - 5') như sau: "Một chiều trên bến cảng, đám đông đứng quây xung quanh thềm đá. Một người già và một thanh niên đang đứng đó. Cả hai chỉ mặc quần ngắn, mình để trần, chân bị xích, bộ mặt trông thiểu não và nhẫn nhục. Cạnh họ, một người đàn bà đứng lom khom, hai tay cố ghì chặt vào lòng mình một thằng bé độ chừng 9 - 10 tuổi. Nét mặt của người đàn bà vừa đau khổ vừa lộ vẻ lo âu, hốt hoảng. Một gã lực lưỡng mặt áo chẽn, tay cầm roi da đứng trước mặt họ và mời quý khách mua nô lệ. Một lão ăn mặc sang trọng đến gần anh thanh nhiên, nắn chân, rờ tay rồi mặt cả. Lát sau ngã giá, lão trả tiền và ra hiệu cho anh thanh niên theo mình. Một lão khác mặt xương xương khoác một chiếc áo choàng len giơ tay chỉ chỏ vào thằng bé. Thằng nhỏ sợ hãi nép vào mẹ. Gã cầm roi nói to và mời khách mua cả mẹ lẫn con với giá rẻ. Người khách từ chối và chỉ muốn mua thằng bé. Một tiếng roi quất vút vào không khí. Theo sau đó là tiếng quát rồi thằng bé bị lôi khỏi tay mẹ nó đi theo gã mặc áo choàng len vừa mua xong. Người mẹ như muốn khuỵu xuống, đau khổ, tuyệt vọng. Cả hai mẹ con không dám khóc nhưng nước mắt đầm đìa trên mặt" Sau khi sử dụng đoạn miêu tả có phân tích giáo viên đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời: - 11 - Em hãy trình bày khái quát về đời sống của giai cấp chủ nô và nô lệ trong xã hội? Giai cấp chủ nô và nô lệ có vị trí như thế nào trong xã hội? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các tầng lớp giai cấp (chủ yếu là nô lệ và chủ nô trong xã hội cổ đại HyLạp RôMa)? Rõ ràng sau khi nghe xong đoạn miêu tả có phân tích như vậy kết hợp với nội dung kênh chữ được trình bày trong sách giáo khoa, học sinh đã nêu lên được cảm nhận của mình về đời sống của các tầng lớp trong xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô Ma, đặc biệt là nỗi thống khổ đến cùng cực của những người nô lệ, bộ mặt tàn bạo không tính người của tầng lớp chủ nô. Trên cơ sở đó học sinh đã chỉ ra được mâu thuẫn gay gắt trong mối quan hệ xã hội lúc bấy giờ, từ đó giáo viên có thể hướng cho học sinh đi tới một nhận thức cao hơn: Mâu thuẫn trong mối quan hệ xã hội chính là nguyên nhân khiến cho nô lệ nổi dậy đấu tranh chống lại chủ nô. Và cũng trên cơ sở của sự nhận thức đó, giáo viên giải thích cho học sinh hiểu về khái niệm "Xã hội chiếm hữu nô lệ" Như vậy, với việc sử dụng phương pháp trình bày miệng dưới hình thức miêu tả có phân tích giảng dạy trong mục 2, không những đã góp phần cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản theo yêu cầu của đề mục. Mà còn góp phần giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn với hiện tượng lịch sử, ý thức sâu sắc hơn về sự bất bình đẳng trong xã hội Hi Lạp - Rô Ma cổ đại. Để kiểm tra hiệu quả việc sử dụng phương pháp trình bày miệng dưới hình thức miêu tả phân tích kết hợp với các phương pháp dạy h ọc lịch sử khác vào bài dạy, sau tiết học, tôi đã phát phiếu học tập cho học sinh với hình thức làm bài tập trắc nghiệm: Kết quả như sau: Tổng số học sinh khối 6 Sè häc sinh ®¹t ®iÓm 9 - 10 Sè häc sinh ®¹t ®iÓm 7 - 8 Sè häc sinh ®¹t ®iÓm 5 - 6 Sè häc sinh ®¹t ®iÓm díi 5 158 33 65 50 4 - 12 - Tỷ lệ % 20,9 41,1 31,6 2,5 Nh vËy kÕt qu¶ thu ®îc sau khi ®¸nh gi¸ sù tiÕp thu bµi cña häc sinh díi h×nh thøc lµm bµi tËp tr¾c nghiÖm ®· kh¼ng ®Þnh ®îc: ViÖc vËn dông c¸c ph¬ng ph¸p d¹y häc nªu trªn vµo bµi gi¶ng lµ hoµn toµn phï hîp, hiÖu qu¶ cña viÖc vËn dông kÕt hîp c¸c ph¬ng ph¸p d¹y häc lµ ®· thùc hiÖn tèt môc tiªu bµi häc ®Ò ra vµ ®iÒu quan träng h¬n c¶ lµ ®· t¹o c¬ së niÒm tin v÷ng ch¾c ®Ó gi¸o viªn tiÕp tôc vËn dông ph¬ng ph¸p tr×nh bµy miÖng trong d¹y häc lÞch sö vµo qu¸ tr×nh gi¶ng d¹y tiÕp theo. 3) KÕt qu¶ thùc hiÖn: Sau mét häc kú nghiªn cøu c¶i tiÕn vµ vËn dông ph¬ng ph¸p tr×nh bµy miÖng trong d¹y häc lÞch sö kÕt hîp víi c¸c ph¬ng ph¸p d¹y häc kh¸c vµo trong gi¶ng d¹y m«n lÞch sö líp 6, t«i nhËn thÊy r»ng: ChÊt lîng bé m«n ®· ®îc n©ng lªn cao h¬n. KÕt qu¶ cô thÓ nh sau: KÕt qña häc kú I m«n lÞch sö líp 6 n¨m häc 2002 - 2003 Lớp 6A 6B 6C 6D SLHS 38 40 38 41 Giỏi SL % 5 5 7 6 13,1 12,5 18,4 14,6 Kết quả Khá Trung bình SL % SL % 13 15 19 20 34,2 37,5 50 48,8 19 19 12 15 50 47,5 32 36,6 Yếu SL % 1 1 0 0 2,6 2,5 0 0 Như vậy qua kết quả kiểm tra học kỳ I môn lịch sử lớp 6 đã cho phép tôi có thể khẳng định rằng: Việc cải tiến sử dụng phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử lớp 6 kết hợp với các phương pháp dạy học khác đã có một hiệu quả rõ rệt; chất lượng môn học lịch sử của học sinh lớp 6 trường THCS Nga Tiến đã nâng cao hơn so với kết quả khảo sát chất lượng đầu năm. Đồng thời kết quả trên cũng chứng minh được tính đúng đắn - phù hợp - hiệu quả của việc sử dụng kết hợp 3 yếu tố: Đặc điểm phương pháp, đặc trưng môn học - đối tượng học sinh . 4) Bài học kinh nghiệm - 13 - Trên thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông cơ sở đã cho thấy rằng: Không có phương pháp dạy học tối ưu mà bao giờ nó cũng tồn tại ở dạng hai mặt phương pháp dạy học được xây dựng và được đúc rút qua quá trình giảng dạy và thực tiễn giảng dạy cũng chính là môi trường để chúng ta kiểm nghiệm, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho những phương pháp dạy học mà chúng ta đã vận dụng trong quá trình giảng dạy. Qua quá trình vận dụng phương pháp trình bày miệng (cụ thể là phương pháp miêu tả) trong dạy học lịch sử (khối 6) tại trường THCS Nga Tiến tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho việc sử dụng phương pháp trình bày miệng trong giờ dạy học lịch sử tại trường THCS Nga Tiến như sau: 1) Khi trình bày tài liệu phải vừa sức tiếp thu của học sinh, đây là một yêu cầu sư phạm quan trọng - là nguyên tắc đảm bảo cho tất cả học sinh hiểu bài, kích thích hoạt động trí tuệ của các em. giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, những điểm trọng tâm của bài. 2) Biết sử dụng phương pháp trình bày miệng đúng yêu cầu nội dung bài học. Không phải bất kỳ bài học nào, nội dung nào cũng đều sử dụng phương pháp trình bày miệng, mà tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng mục, từng tiết học, từng bài học cụ thể để chúng ta sử dụng hình thức nào trong phương pháp trình bày miệng một cách hợp lý. 3) Ngôn ngữ của giáo viên trong trình bày miệng phải đúng, chính xác về mặt ngữ pháp. Lời nói của thầy phải có hình ảnh, sinh động, hấp dẫn nhằm tạo biểu tượng và tác động đến tình cảm, tư tưởng của học sinh. Lời giảng có - 14 - hình ảnh không phải là lời nói bóng bẩy, hoa mỹ, có những từ ngữ đẹp nhưng rỗng mà phải bao hàm về mặt nội dung phong phú súc tích và chính xác. 4) Phải biết sử dụng kết hợp giữa phương pháp trình hày miệng với các phương pháp dạy học khác, sao cho có thể phát huy tác dụng tích cực của phương pháp trình bày miệng, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. 5) Khi xây dựng 1 đoạn miêu tả hay nêu đặc điểm - cần phải dựa trên nguồn tài liệu chính xác, có tính khoa học. 6) Phương pháp trình bày miệng cũng rất quan trọng đối với học sinh. Tư duy của học sinh diễn ra dưới hình thức ngôn ngữ, được hiện hoàn thiện trong quá trình trao đổi trong trình bày miệng. Vì vậy giáo viên cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc trình bày miệng của học sinh. Giúp học sinh trình bày đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, bằng ngôn ngữ của mình, tránh việc trình bày có tính chất, công thức, rập khuôn, hiện đại hoá về từ ngữ, dàn trải không trọng tâm vấn đề. - 15 - III: KẾT LUẬN Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung - môn lịch sử nói riêng thì việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố rất quan trọng. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành TW Đảng lần thứ hai khoá VIII (tháng 2 - 1997) về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, căn cứ vào chất lượng bộ môn lịch sử ở trường THCS Nga Tiến, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình về việc cải tiến và vận dụng phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử lớp 6. Kết quả thực hiện là chất lượng môn học ở học kỳ I năm học 2002 - 2003 đã được nâng cao hơn nhiều so với chất lượng đầu năm và các năm học trước. Kết quả đó đã phần nào khẳng định được sự phù hợp giữa phương pháp giảng dạy với đặc trưng bộ môn và đối tượng học sinh. Tuy nhiên như tôi đã nói: Trong dạy học không bao giờ tồn tại một phương pháp tối ưu mà bất kỳ phương pháp dạy học nào cũng tồn tại ở dạng hai mặt. Cho nên những vấn đề được trình bày ở trên cũng chỉ là 1 vài ý kiến của cá nhân tôi nhằm góp phần vào việc cải tiến phương pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử lớp 6, chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp gần xa để chúng ta cùng nhau từng bước hoàn thiện việc cải tiến phương pháp dạy học này và sử dụng một cách có hiệu quả nhất trong dạy học môn lịch sử lớp 6 ở trường THCS. Từ thực tế đó cho phép tôi suy nghĩ rằng: Trong giai đoạn hiện nay với việc thực hiện phương châm giáo dục: Lấy học sinh làm trung tâm (thầy là người dẫn dắt, gợi mở; trò là người chủ động lĩnh hội tri thức) và đặc biệt là sự phổ biến của phương pháp học tập: Tự học trong học sinh, thì phương pháp trình bày miệng không chỉ giới hạn trong dạy học lịch sử khối 6 mà còn có thể sử dụng ở các khối lớp 7, 8, 9, hơn nữa phương pháp này không chỉ sử - 16 - dụng trong dạy học môn lịch sử mà còn có thể vận dụng được trong qúa trình giảng dạy nhiều môn học khác. Với suy nghĩ như vậy tôi hy vọng rằng việc sử dụng kết hợp phương SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ pháp trình bày miệng trong dạy học lịch sử với các phương pháp dạy học PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN NGA SƠN TRƯỜNG THCS NGA TIẾN khác sẽ góp phần từng bước nâng cao chất lượng bộ môn ở trường THCS, ----------------- ----------------qua đó giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn với tầm quan trọng của môn học lịch sử, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ kính yêu: Phạm Thị "Dân ta phải biết sử Thảo ta HỌ VÀ TÊN: TỔ BỘ MÔN: ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: KHOA HỌC Xà HỘI TRƯỜNG THCS NGA TIẾN Cho từng gốc tích nước nhà Việt ` SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY MIỆNG TRONG DẠY HOC LỊCH SỬ LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS Nam" Năm học: 2002 - 2003 ***************** - 17 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan