Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Sử dụng một phần mềm quản lí hoàn chỉnh để minh họa khi học sinh làm quen với hệ...

Tài liệu Sử dụng một phần mềm quản lí hoàn chỉnh để minh họa khi học sinh làm quen với hệ qt csdl microsoft access

.PDF
15
184
121

Mô tả:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với tiến bộ nhảy vọt trong vài chục năm trở lại đây, cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Hiện nay, trên phạm vi toàn cầu, các công cụ của công nghệ thông tin đang dần dần thay thế những công cụ truyền thống, góp phần thúc đẩy sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, giáo dục, kinh tế, xã hội. Cũng giống như cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang dẫn đến những thay đổi quan trọng trong cách sống và ngay cả cách suy nghĩ của chúng ta. Vì vậy việc đưa tin học vào giảng dạy trong các trường phổ thông là việc làm rất cần thiết, giúp các em nắm được các kiến thức cơ bản, những lợi ích của tin học để áp dụng vào đời sống và góp phần làm nền tảng kiến thức để học tập cao hơn. Từ lí do trên, tôi xin trình bày một sáng kiến nhỏ trong dạy học với đề tài: “SỬ DỤNG MỘT PHẦN MỀM QUẢN LÍ HOÀN CHỈNH ĐỂ MINH HỌA KHI HỌC SINH LÀM QUEN VỚI HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT ACCESS” Phần mềm sử dụng để minh họa có thể là phần mềm quản lí điểm của học sinh, phần mềm quản lí thư viện, phần mềm quản lí bán hàng, …được xây dựng bằng Access. Ở đây tôi sử dụng phần mềm Quản lí điểm để học sinh dễ hiểu hơn vì trong SGK có nội dung tìm hiểu quản lí mượn trả sách trong thư viện. 2. MỤC ĐÍCH Sử dụng phần mềm ứng dụng giới thiệu với học sinh để giúp học sinh có cái nhìn tổng quát, biết được sản phẩm mình có thể làm được sau khi tìm hiểu về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. Thông qua việc sử dụng các đối tượng trong phần mềm để minh họa cho bài học hoặc yêu cầu học sinh làm lại các đối tượng đó khi thực hành. Từ đó giúp học sinh cảm thấy hứng thú với môn học và hiệu quả học tập cao hơn. 1 II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI “SỬ DỤNG MỘT PHẦN MỀM QUẢN LÍ HOÀN CHỈNH ĐỂ MINH HỌA KHI HỌC SINH LÀM QUEN VỚI HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT ACCESS” 1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Tuy vậy, trong quá trình giảng dạy môn Tin học 12, tôi nhận thấy đa số học sinh không hứng thú với môn học này. Nội dung chương trình tin học 12 giới thiệu cho học sinh các kiến thức về cơ sở dữ liệu và làm quen với hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access; Nhằm giúp cho học sinh hiểu được cách tổ chức, quản lí dữ liệu trên máy tính và thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access giúp học sinh bước đầu làm quen với các thao tác cơ bản để có thể xây dựng một chương trình quản lí trên máy tính. Đây là những kiến thức rất cần thiết đối với học sinh vì ngày nay các chương trình quản lí được sử dụng rất nhiều để giải quyết các bài toán quản lí trong xã hội. Tuy nhiên nội dung phần chương I, III, IV là những kiến thức về cơ sở dữ liệu khá trừu tượng và khô khan; nội dung chương II giúp học sinh làm quen xây dựng và thao tác với các đối tượng của Access. Nhưng khi tìm hiểu xong một số đối tượng như Table, Form, Query, Report học sinh vẫn khó hình dung các đối tượng này được sử dụng trong một chương trình quản lí như thế nào. Vả lại, các em là học sinh cuối cấp nên có xu hướng học các môn chính để thi tốt nghiệp và thi cao đẳng, đại học. Vì những lí do đó dẫn đến các em không hứng thú với môn học và hiệu quả học tập không cao. 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN Khi học sinh học Chương II. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access, mục tiêu là để các em có kĩ năng cơ bản sử dụng Microsoft Access và 2 bước đầu tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL. Ban đầu học sinh khá hứng thú vì được tìm hiểu một phần mềm mới. Nhưng qua các tiết học tìm hiểu các đối tượng như Table, Form, Query, Report, học sinh vẫn chưa hình dung được ứng dụng thực tế của Access trong việc quản lí dữ liệu như thế nào. Học Microsoft Word giúp soạn thảo một văn bản đẹp, khoa học. Học Microsoft Excel giúp tạo ra các bảng tính cho phép tính toán, thống kê nhanh chóng. Vậy học Microsoft Access sẽ được ứng dụng thế nào trong thực tế? Cái mà học sinh cần là thấy một sản phẩm cụ thể được tạo ra từ những gì mình đã học và sẽ học về Access. Từ đó mới kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh để có thể đạt được mục tiêu đề ra khi tìm hiểu nội dung này. 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Tôi đã sử dụng chương trình Quản lí điểm của học sinh – một chương trình nhỏ nhưng có ứng dụng rất thực tế. Đây là một sản phẩm hoàn toàn được tạo ra từ Access. Sau đây là một số hình ảnh của chương trình: 3 Khi bắt đầu tìm hiểu Chương II - Bài 3: Giới thiệu Microsoft Access tôi đã giới thiệu chương trình với học sinh: - Đây là chương trình Quản lí điểm của sinh viên được làm từ Access. Chương trình này có thể giúp cho các thầy, cô giáo có thể quản lí điểm của sinh viên một cách thuận tiện, … Có thể tìm kiếm, tra cứu, tính toán điểm nhanh chóng, thuận tiện khi cần. Chương trình còn cho phép thống kê và lập một số báo cáo cần thiết (ví dụ như: Đưa ra danh sách số học sinh khá của lớp, danh sách học sinh được nhận học bổng theo điều kiện của nhà trường…). Vậy sau khi các em học xong nội dung chương II thì có thể tạo ra một chương trình quản lí tương tự thế này. - Để hoàn thành chương trình này cũng không khó nhưng khá mất thời gian, không phải trong 1 tiết học hay một buổi mà có thể làm xong được. Chương trình này có thể làm xong trong một tuần hoặc nửa tháng. Đây là một chương trình nhỏ, đối với những chương trình lớn thì phải mất cả tháng, cả năm và có thể cần một nhóm người cùng thực hiện. - Qua các tiết học của chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu các kĩ năng cơ bản sử dụng Microsoft Access và bước đầu tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL. Để các em có cái nhìn thực tế và dễ hiểu bài thì qua các tiết học của chương này thầy sẽ cùng các em tìm hiểu và xây dựng lại chương trình này. Khi tìm hiểu Bài 4. Cấu trúc bảng, tôi đã giới thiệu với học sinh các bảng dữ liệu của chương trình Quản lí điểm của sinh viên bao gồm tập hợp các bảng dữ liệu: Sanhsachsinhvien, danhsachloptheomon, danhsachlopcodinh, danhsachdiem, danhsachmonhoc, Và cũng không quên nên ra cho các em học sinh biết một bảng dữ liệu trên Access bao gồm các thành phần sau: 4  Tên bảng.  Các trường dữ liệu.  Trường khóa.  Bản ghi.  Tập hợp các thuộc tính cần thiết cho mỗi trường dữ liệu và tập hợp các bản ghi. Mô tả một bảng dữ liệu trong trạng thái Datasheet Mô tả một bảng dữ liệu trong trạng thái Design view 5 Để học sinh có cái nhìn trực quan và thấy rõ được tầm quan trọng trong việc lưu trữ dữ liệu của bảng. Tôi xây dựng một cấu trúc bảng danhsachsinhvien làm mẫu cho học sinh.  Bước 1: Khởi động trình thiết kế cấu trúc bảng ở chế độ Design view, ở thẻ Tables, nhấn nút new, chọn Design view, nhấn OK. Hộp thoại thiết kế cấu trúc bảng xuất hiện.  Bước 2: Khai báo danh sách tên các trường trong cột Field Name, đối với bảng danhsachsinhvien bao gồm 5 trường là: Masinhvien, Malop, Tensinhvien, Ngaysinh, Gioitinh.  Bước 3: Khai báo kiểu dữ liệu phù hợp cho các trường trong cột Data Type.  Bước 4: Thiết lập trường khóa chính bằng cách: 6 - Chọn trường làm khóa chính. - Mở thực đơn Edit / Primary key để thiết lập khóa chính cho trường vừa được chọn.  Bước 5: Lưu lại cấu trúc bảng với tên là: danhsachsinhvien. Tương tự tôi để các em học sinh tự tạo các bảng còn lại để các em có thể nhớ và thành thạo các bước tạo bảng. - Bang sanhsachdiem gồm các trường như sau: masinhvien, malop, diemthilan1, diemthilan2. - Bang danhsachlop bao gồm: maloptheomon, mamonhoc, siso, hocki… - Bảng danhsachmonhoc gồm: mamonhoc, tenmonhoc. - Bảng danhsachlopcodinh gồm: Malop, tenlop, khoa. Ở bài 5: Thao tác trên bảng tôi hướng dẫn các em cập nhật dữ liệu một các đầy đủ, đúng theo hướng dẫn. Nhập dữ liệu cho bảng Danhsachmonhoc 7 Bảng Danhsachlophoc Ở Bài 6. Biểu mẫu, tôi cũng giới thiệu với học sinh một số biểu mẫu của chương trình để các em thấy được sản phẩm mình có thể làm được sau khi tìm hiểu bài này. Theo tôi đây là bài thú vị nhất trong chương 2. Các em có thể phát huy được tính sáng tạo của mình để thiết kế được một biểu mẫu đẹp. Vì vậy các em rất hứng thú khi xem một số biểu mẫu của chương trình. Biểu mẫu xem và nhập điểm cho sinh viên 8 Ở Bài 7. Liên kết giữa các bảng, qua ví dụ trong SGK/57, học sinh đã phần nào hiểu được vì sao phải lập CSDL gồm nhiều bảng rồi sau đó muốn có được thông tin đầy đủ thì phải liên kết các bảng lại với nhau. Để các em hiểu kĩ hơn và có được cái nhìn trực quan, tôi đã giới thiệu và giải thích trên cửa số liên kết của chương trình Quản lí điểm sinh viên:  Tạo liên kết cho các bảng CSDL như sau: - Bảng danhsachmonhoc liên kết với bảng danhsachloptheomon thông qua trường Mamonhoc - Bảng danhsachloptheomon liên kết với bảng danhsachdiem thông qua trường Maloptheomon. - Bảng danhsachdiem liên kết với bảng danhsachsinhvien thông qua trường Masinhvien. - Bảng danhsachsinhvien liên kết với bảng danhsachlopcodinh thông qua trường Malop. Liên kết giữa các bảng dữ liệu 9 - Từ cửa sổ liên kết của chương trình ta thấy các bảng liên kết với nhau thông qua các trường khóa cùng tên và một bảng có thể liên kết với nhiều bảng. Đối với Bài 8. Truy vấn dữ liệu, đây là bài tương đối khó. Học sinh phải nắm được các biểu thức và các hàm để tạo các mẫu hỏi. Qua các ví dụ và bài thực hành trong SGK thì các em đã nắm được cách tạo một mẫu hỏi, nhưng các em không hình dung được các mẫu hỏi sẽ được sử dụng như thế nào trên một chương trình quản lí. Tôi đã giúp các em hiểu rõ hơn về ứng dụng của mẫu hỏi bằng cách tạo ra một số mẫu hỏi đơn giản nhưng không kém phần thực tế. Ví dụ: hãy đưa ra danh sách điểm trung bình môn Anh Văn của tất cả các học sinh trong lớp. Dữ liệu gồm các thông tin như sau: Masinhvien, tensinhvien, diemtrungbinh, tenmonhoc, mamonhoc, malop. Tôi cũng giúp các em hiểu rằng trước khi muốn truy vấn hay thực hiện một yêu cầu trên Mẫu hỏi cần phải biết cách phân tích các yêu cầu. Cụ thể như sau: Phân tích yêu cầu - Thông tin cần hiển thị được lưu trữ ở 2 bảng dữ liệu khác nhau, đó là bảng Danhsachsinhvien, Danhsachdiem, Danhsachloptheomon và Danhsachmonhoc. - Từ 4 bảng dữ liệu trên, ta phải trích lọc được những thông tin về điểm trung binh của môn Anh văn. Các bước tiến hành tạo Query: - Trong cửa sổ tạo Query ta có thể chọn một trong 2 cách tạo là Create query in Design View (Tự thiết kế mới) hay Create query by using wizard (Thiết kế với ứng dụng có sẵn). 10 Giao diện thiết kế Query - Tiếp đến ta chọn các trường có liên quan tới các bảng dữ liệu như yêu cầu của bài toán. - Kích chọn nút để thiết lập công thức tính cho trường điểm trung bình tùy thuộc vào mỗi môn học mà ta có các công thức tính điểm khác nhau. 11 Cửa sổ thiết lập công thức tính điểm trung bình - Sau khi hoàn tất nháy nút để hiển thị kết quả. Cửa sổ thực thi truy vấn Đối với Bài 9. Báo cáo và kết xuất báo cáo, sau khi hướng dẫn xong nội dung các bước để tạo một báo cáo, tôi cũng giới thiệu với các em một số báo cáo 12 của chương trình. Ví dụ đưa ra báo cáo danh sách sinh viên với điểm trung bình môn Anh văn đã được tính ở trên. Các bước thực hiện: - Thiết kế truy vấn cho report. - Thiết kế báo cáo bằng cách sử dụng Report wizard. - Chọn các trường cơ sở dữ liệu muốn hiển thị trong báo cáo. - Chọn trường masinhvien để thực hiện việc nhóm dữ liệu. - Chọn cách thức trình bày báo cáo tương ứng. - Hiển thị chế độ thiết kế để thay đổi theo ý muốn. 13 - Cuối cùng ta có kết quả như sau: 14 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Học sinh rất thích thú và có tinh thần tập trung đối với bài học, từ đó tiếp thu bài và hiểu bài nhanh hơn. Các em đã có được cái nhìn thực tế và thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng các chương trình quản lí trong đời sống xã hội. Nhiều học sinh tỏ ra rất quan tâm và đặt rất nhiều câu hỏi xung quanh việc xây dựng các chương trình quản lí và ứng dụng thực tiễn của nó. Học sinh đã yêu thích môn học và có ý thức học tập đúng đắn. III. KẾT LUẬN Tin học nói chung đóng vai trò hết sức quan trọng trong xã hội hiện đại, tin học đã làm thay đổi nhận thức của con người và ứng dụng trong hầu hết các hoạt động của xã hội loài người. Các phần mềm tin học ngày càng được ứng dụng hiệu quả trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống. Bên cạnh nhu cầu giải trí trên máy tính ngày càng được ưa chuộng đối với mọi tầng lớp, từ học sinh, sinh viên đến các công chức, viên chức, những người lớn tuổi, việc giới thiệu đến học sinh những chương trình quản lí là rất cần thiết, nhằm giúp cho các em có cái nhìn thực tế về cách thức tạo lập, lưu trữ và khai thác dữ liệu trên máy tính. Kết quả là có rất nhiều học sinh cảm thấy thích thú với môn học hơn và một số em đã có mong muốn tự tay xây dựng một chương trình quản lí trên máy tính bằng access. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Mong quý thầy cô góp ý để lần sau làm tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan