Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng các mo dun tài liệu tự học trong dạy học hóa học nhằm tăng cường năng lự...

Tài liệu Sử dụng các mo dun tài liệu tự học trong dạy học hóa học nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở

.PDF
124
27
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ------------ o0o ------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG SỬ DỤNG CÁC MO-ĐUN TÀI LIỆU TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ------------ o0o ------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG SỬ DỤNG CÁC MO-ĐUN TÀI LIỆU TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HÓA HỌC Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN HÓA HỌC) Mã số: 60.14.01.11 Cán bộ hướng dẫn: TS . Nguyễn Hữu Chung Hà Nội – 2016 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến BGH trường ĐH Giáo Dục – ĐHQGHN đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa học được hoàn thành tốt đẹp. Cùng với các học viên lớp Cao học Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn hóa học, chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng viên đã tận tình giảng dạy, mở rộng và làm sâu sắc kiến thức chuyên môn, đã chuyển những hiểu biết hiện đại của nhân loại về Giáo dục hóa học đến cho chúng tôi. Đặc biệt chúng tôi chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hữu Chung đã không quản ngại thời gian và công sức, hướng dẫn tận tình và vạch ra những định hướng sáng suốt giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô ở trường DTNT Phúc Yên và trường THCS Ngọc Thanh A và các em học sinh ở các trường THCS thị xã Phúc Yên, Vĩnh phúc đã có nhiều giúp đỡ trong quá trình TNSP đề tài. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc, giúp tác giả thực hiện tốt luận văn này. Tác giả Nguyễn Thị Phương i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DH Dạy học ĐC Đối chứng HS Học sinh GV Giáo viên NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học PTHH Phương trình hóa học SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở TN Thực nghiệm DTNT Phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT ii MỤC LỤC Lời cảm ơn.............................................................................................................. i Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................... ii Mục lục.................................................................................................................. ii Danh mục bảng...................................................................................................... v Danh mục hình ..................................................................................................... vi MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................................................ 4 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu………………………………………………….4 1.1.1. Đổi mới giáo dục........................................................................................ .5 1.1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu tổ chức dạy học bằng phương pháp tự học theo mo-đun ở môn hóa học hiện nay............................................................. .............5 1.2. Thực trạng tình hình tự học của học sinh THCS…………… ... …………...6 1.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng tự học của HS THCS thông qua HS .... …….6 1.2.2. Kết quả khảo sát tình trạng tự học của HS THCS thông qua GV....... .......8 1.3. Cơ sở lí luận của năng lực tự học...................................................................9 1.3.1. Khái niệm tự học………………………………………………………….9 1.3.2. Khái niệm tự học hóa học ........................................................................10 1.3.3. Năng lực tự học ......................................................................................... 10 1.3.4. Hình thức tự học........................................................................................ 10 1.3.5. Chu trình tự học của học sinh……………………………………………11 1.3.6. Biện pháp rèn năng lực tự học .................................................................. 11 1.3.7. Hệ dạy học: Tự học - cá thể hoá - có hướng dẫn ...................................... 12 1.3.8. Vai trò của rèn luyện kĩ năng tự học hóa học ........................................... 13 1.3.9. Công cụ đo năng lực tự học ...................................................................... 13 1.4. Biên soạn nội dung dạy học theo tiếp cận mo-đun……………………..14 1.4.1. Khái niệm mo-đun dạy học……………………………………………14 iii 1.4.2. Những đặc trưng cơ bản của một mo-đun dạy học……….. ……………14 1.4.3. Cấu trúc của mo-đun dạy học …………………………………………..15 1.5. Tài liệu tự học có hướng dẫn theo mo-đun .................................................16 1.5.1. Thế nào là tài liệu tự học có hướng dẫn theo mo-đun?............ ................16 1.5.2. Cấu trúc nội dung cho một mo-đun tự học……………… .. ……………16 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...................................................................................... 18 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MO-ĐUN TÀI LIỆU TỰ HỌC CHƯƠNG 5, 6 HÓA HỌC 8 CHƯƠNG TRÌNH THCS............................................................. 20 2.1. Phân tích cấu trúc nội dung chương 5, 6 Hóa học 8 chương trình THCS ... 20 2.2.Cấu trúc nội dung chương 5, 6 Hóa học 8 chương trình THCS ................... 20 2.3. Nguyên tắc của việc thiết kế tài liệu tự học theo mo-đun............................ 20 2.4. Thiết kế mo-đun tài liệu tự học chương 5, 6 Hóa học 8 chương trình THCS ............................................................................................................................. 21 2.5. Hướng dẫn sử dụng mo-đun tài liệu tự học .... ..... .......................................79 2.5.1. Quy trình sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn phần lý thuyết… ………79 2.5.2. Quy trình sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn phần bài tập……..... …..80 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...................................................................................... 80 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 81 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm................................................................... 81 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .................................................................. 81 3.3. Đối tượng thực nghiệm……………………………………………………81 3.4. Tiến hành thực nghiệm................................................................................. 82 3.4.1. Thực nghiệm thăm dò ............................................................................... 82 3.4.2. Thực nghiệm đánh giá việc sử dụng mo-đun tài liệu tự học..................... 82 3.4.3. Thực nghiệm đánh giá năng lực tự học của học sinh................................ 82 3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm...................................................................... 83 3.5.1. Phương pháp xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm...................................... 83 3.5.2. Đánh giá về mặt định lượng...................................................................... 84 iv 3.5.3. Đánh giá về mặt định tính ......................................................................... 94 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................... 97 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 99 1. Kết luận ........................................................................................................... 99 2. Đề xuất ............................................................................................................ 99 v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Kết quả khảo sát câu 1.......................................................................... 6 Bảng 1.2: Kết quả khảo sát câu 2.......................................................................... 7 Bảng 1.3: Kết quả khảo sát câu 3.......................................................................... 7 Bảng 1.4: Kết quả khảo sát câu 4.......................................................................... 7 Bảng 1.5: Kết quả khảo sát tình trạng tự học của HS THCS thông qua GV.....7 Bảng 3.1. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích – tổng hợp mo-đun 1(Hidro-nước) trường DTNT Phúc Yên ............................................................. 84 Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích – tổng hợp mo-đun 1(Hidro-nước) trường THCS Ngọc Thanh A...................................................... 85 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích – tổng hợp mo-đun 2 (Dung dịch) trường DTNT Phúc Yên .............................................................. 86 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích – tổng hợp mo-đun 2 (Dung dịch) trường THCS Ngọc Thanh A ...................................................... 86 Bảng 3.5. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích – tổng hợp Tiểu mo-đun 7 trường DTNT Phúc Yên .................................................................... 89 Bảng 3.6. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích – tổng hợp Tiểu mo-đun 7 trường THCS Ngọc Thanh A.............................................................. 90 Bảng 3.7. Bảng tổng hợp các giá trị tham số đặc trưng...................................... 93 Bảng 3.8. Kết quả đánh giá tài liệu tự học của HS ............................................. 94 Bảng 3.9. Kết quả tự đánh giá về năng lực tự học của học sau khi sử dụng bộ tài liệu ....................................................................................................................... 95 Bảng 3.10. Kết quả của bảng kiểm quan sát ....................................................... 97 vi DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra mo-đun 1 trường (DTNT Phúc Yên)……………………………………………………………………………………………………………….88 Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra mo-đun 1 trường (THCS Ngọc ThanhA)…………………………………………………………………………………………………………88 Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra mo-đun 2 trường (DTNT Phúc Yên)……………………………………………………………………………………………………………….89 Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra mo-đun 2 trường (THCS Ngọc ThanhA)…………………………………………………………………………………………………………88 Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài .................................................................... 91 Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích bài .................................................................... 92 vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông đang đưa nhân loại bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức. Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, dân chủ hóa...., đang tác động mạnh mẽ đến giáo dục trên tất cả các phương diện. Đáp ứng nhu cầu của thời đại, triết lý về giáo dục cho thế kỷ XXI có những biến đổi to lớn. Trong đó quan niệm về “học tập suốt đời : một động lực xã hội” được coi như một trong những chìa khóa mở cửa đi vào thế kỷ XXI ; ý tưởng “đặt học tập suốt đời vào trung tâm của xã hội” được coi như một bước nhảy về chất trong sự phát triển của giáo dục. Cốt lõi để học tập suốt đời có hiệu quả là mỗi con người phải học cách học, học cách học chính là học cách tự học, tự đào tạo. Hòa nhịp với xu hướng chung của nền giáo dục thế giới, Đảng và nhà nước ta đang tiến hành đổi mới nền giáo dục trên tất cả các lĩnh vực, trong đó đổi mới phương pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ. “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực…” Cùng với quá trình đổi mới, vai trò của người giáo viên trong nhà trường ngày càng được nâng cao. Trong quá trình dạy học, người giáo viên có trách nhiệm điều khiển quá trình nhận thức, phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh. Và đặc biệt là phải bồi dưỡng, rèn luyện cho các em một khả năng tự học, tự đọc, tự nghiên cứu thật tốt. Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, sách báo và tài liệu tham khảo đã tạo cho các em nguồn cung cấp tài liệu khổng lồ. Nhưng cũng chính nguồn tài liệu 1 to lớn như vậy lại gây khó khăn rất nhiều cho các em trong việc phải tìm, lựa chọn, phân loại sách để đọc, để nghiên cứu. Hơn nữa các tài liệu hướng dẫn các em phương pháp tự học, tự nghiên cứu còn rất ít, nhiều em cũng gặp không ít khó khăn, lúng túng về phương pháp tự học - tự đọc như thế nào để đạt được hiệu quả học tập cao. Vì vậy, việc trang bị cho các em có được những bộ tài liệu tự học với những chỉ dẫn cụ thể sẽ giúp các em tự học hiệu quả hơn, tiết kiệm được thời gian, công sức. Mặt khác Hóa học lớp 8 là một môn học mới đối với các em học sinh lớp 8. Do đó học sinh có khá nhiều bỡ ngỡ và chưa biết cách học như thế nào cho hiệu quả. Xuất phát từ những lý do đó chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Sử dụng các mo-đun tài liệu tự học trong dạy học hóa học nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh THCS” 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế mo-đun tài liệu tự học, bao gồm các vấn đề lý thuyết và bài tập chương 5, 6 Hóa học 8 và sử dụng tài liệu đó trong dạy học góp phần tăng cường năng lực tự học cho học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng phương pháp tự học theo mo-đun đối với chương 5, 6 Hóa học 8 chương trình THCS. - Biên soạn bộ tài liệu theo mo-đun tự học gồm các nội dung lý thuyết, bài tập chương 5, 6 Hóa học 8 chương trình THCS - giúp học sinh có thể tự học có hiệu quả. - Thử nghiệm đánh giá chất lượng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan và bài tập tự luận được xây dựng trong tài liệu tự học theo mo-đun. - Nghiên cứu sử dụng tài liệu tự học theo mo-đun góp phần tăng cường năng lực tự học cho học sinh. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm. 2 4. Khách thể nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn Hoá học ở trường phổ thông. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Cách sử dụng tài mo-đun liệu tự học nhằm tăng cường năng lực tự học cho học sinh. 4.3. Phạm vi nghiên cứu: Chương 5, 6 Hóa học 8 chương trình THCS. 5. Câu hỏi nghiên cứu Làm thế nào để thiết kế các mođun tài liệu tự học và cách sử dụng tài liệu giúp tăng cường năng lực tự học cho học sinh? 6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được một tài liệu tự học tốt và sử dụng tài liệu đó một cách hợp lý và có hiệu quả, sẽ góp phần tăng cường năng lực tự đọc, tự học, tự kiểm tra đánh giá của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học ở trường phổ thông. 7. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu - Khảo sát thực tế, nghiên cứu thực tiễn - Thực nghiệp Sư phạm - Xử lý thống kê 8. Điểm mới của luận văn - Xây dựng các mo-đun tài liệu tự học chương 5, 6 Hóa học 8. - Đề xuất các biện pháp sử dụng mo-đun tài liệu tự học giúp học sinh sử dụng có hiệu quả . 9. Cấu trúc luận văn Chương 1. Tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2. Xây dựng mo-đun tài liệu tự học chương 5, 6 hóa học 8 chương trình THCS. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học [22] Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Thủ Tướng Chính Phủ có chỉ rõ một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giáo dục là đổi mới phương pháp giáo dục trong đó tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đổi mới PPDH là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Mục đích của đổi mới PPDH là làm thế nào để HS thực sự tích cực, chủ động, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Những PPDH thường được sử dụng trước đây mà người ta vẫn gọi là PPDH truyền thống, thí dụ phương pháp thuyết trình, phương pháp hỏi - đáp, vẫn đang được thực hiện trong tất cả các giờ dạy của GV hiện nay. Nhưng nếu các phương pháp này vẫn được tiến hành theo cái cách mà ở những thập niên trước sử dụng thì chắc chắn nó trở nên kém hiệu quả. GV nên tập trung vào việc tổ chức quá trình lĩnh hội kiến thức. Phương pháp thuyết trình sẽ trở nên tích cực khi GV thuyết trình trong một lượng thời gian phù hợp và biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn, hợp lí và khoa học với các phương pháp khác để làm sao HS thích thú và hào hứng hoạt động. Những phương pháp có thể kết hợp với thuyết trình như: phương pháp minh họa bằng sơ đồ biểu bảng hay vật thật, phương pháp hỏi - đáp với các câu hỏi kích thích được tư duy người học, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp 4 tình huống... Tuy nhiên nếu những PPDH này không được tiến hành theo đúng ý nghĩa và chức năng của nó thì chúng cũng không được gọi là PPDH tích cực. 1.1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu tổ chức dạy học bằng phương pháp tự học theo mo-đun ở môn hóa học hiện nay. Tổ chức cho HS tự học bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun sẽ góp phần thực hiện được một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học là bồi dưỡng cho người học phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Đi theo hướng nghiên cứu này trong lĩnh vực nghiên cứu về phương pháp dạy học hóa học đã có các công trình nghiên cứu sau: - Luận án TS của tác giả Đặng Thị Oanh( 1995): “ Dùng bài toán tình huống mô phỏng- rèn luyện kỹ năng thiết kế công nghệ bài nghiên cứu tài liệu mới cho sinh viên khoa Hóa ĐHSP” - Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Thị Bắc( 2002):” Nâng cao chất lượng thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học Hóa học ở trường ĐHSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”. - Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Hoàng Hà và Hoàng Thị Kiều Trang( 2004) nghiên cứu về:” Nâng cao chất lượng dạy học học phần Hóa hữu cơ và Hóa vô cơ ở trường CĐSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo mođun”. - Luận văn TS của tác giả Nguyễn Thị Kim Thành( 2008) nghiên cứu với đối tượng là HS lớn tuổi ở các trung tâm giáo dục thường xuyên. - Luận án của NCS Dương Huy Cẩn cũng nghiên cứu về nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên sư phạm. Ngoài ra cũng còn có rất nhiều những luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu về tài liệu tự học theo mo-đun mà chúng tôi chưa liệt kế hết. Như vậy với đối tượng là sinh viên các trường đại học và cao đẳng đã có một số công trình nghiên cứu nêu trên. Với đối tượng là HS THPT hiện đang có NCS Nguyễn Thị Ngà nghiên cứu về việc nâng cao tự học của HS giỏi, HS 5 chuyên môn hóa học bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo mo-đun. Tiếp tục theo hướng nghiên cứu này, hiện nay đang có một số tác giả triển khai nghiên cứu ở các phần Hóa vô cơ, hóa hữu cơ trong chương trình hóa học phổ thông. Tuy nhiên phần chương trình hóa học cấp THCS vẫn chưa có đề tài nào thực hiện. Chương 5 Hidro-nước là chương nghiên cứu về nguyên tố và hợp chất của chúng còn chương 6 dung dịch là chương bao gồm các kiến thức đại cương về dung dịch. Các kiến thức trong 2 chương này phần lớn còn đơn giản, thuận lợi với việc tự học của HS.Vì vậy trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chúng tôi chọn nghiên cứu chương 5 và chương 6 thuộc chương trình Hóa học 8. 1.2. Thực trạng tình hình tự học của học sinh THCS 1.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng tự học của HS THCS thông qua HS. Để biết được tình hình thực tiễn việc tự học của học sinh ở trường THCS chúng tôi tiến hành khảo sát 169 HS khối 8 năm hoc 2015-2016 tại trường DTNT Phúc Yên và trường THCS Ngọc Thanh A. Kết quả điều tra qua phiếu hỏi 169 HS được tổng hợp và phân tích kết quả như sau: * Về vấn đề học tập của học sinh ở các trường THCS Kết quả thu được như sau: Bảng 1.1: Kết quả khảo sát câu 1 Theo em việc học tập ở trường cần: Tỉ lệ % Cần sử dụng nhiều tài liệu để học 9,42 Chỉ cần học trên lớp là đủ 5,38 Tự mình nghiên cứu tài liệu 8,52 Với học sinh phải dành nhiều thời gian tự học dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo. 6 76,68 Số liệu cho thấy, ở Trường DTNT Phúc Yên và THCS Ngọc Thanh A học sinh còn chưa tự giác trong việc tự học. Số lượng học sinh phải dành nhiều thời gian tự học dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo chiếm tỉ lệ khá lớn (76,68%). Bảng 1.2: Kết quả khảo sát câu 2 Tài liệu hiện nay HS sử dụng cho việc tự học môn Hóa là: Tỉ lệ % Sử dụng vở học photo từ khóa trước 1,35 Sử dụng tài liệu tự mình tìm kiếm được 28,70 Sử dụng tài liệu từ internet hay thư viện 6,73 Sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn do giáo viên cung cấp. 63,23 Số liệu cho thấy, học sinh trong trường có thể sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau để bổ trợ cho quá trình tự học nhưng đa số các em sử dụng tài liệu tự học do giáo viên giảng dạy cung cấp. * Về thời gian và sử dụng thời gian tự học Bảng 1.3: Kết quả khảo sát câu 3 Thời gian đã giành cho việc tự học trong một ngày là: Tỉ lệ % Ít hơn 2 giờ tự học 12,11 2 - 3 giờ để tự học 51,57 3 - 4 giờ để tự học 26,46 không tự học 9,87 Số liệu cho thấy, phần đông học sinh Trường DTNT Phúc Yên và Trường THCS Ngọc Thanh A đều tham gia vào quá trình tự học nhưng thời gian tự học chưa nhiều và khi hỏi thêm về thời gian tự học là từ 3 - 4 giờ thì có tỉ lệ 69,05%, cho rằng thời gian tự học như vậy là nhiều và quá nhiều. * Về điều kiện cần thiết và các khó khăn trong việc tự học Bảng 1.4: Kết quả khảo sát câu 4 7 Trong quá trình tự học, khó khăn mà các em gặp phải là: Tỉ lệ % Chưa có phương pháp tự học hợp lí 20,63 Chưa có tài liệu chung nhất 8,07 Cho là chưa có biện pháp tự kiểm tra đánh giá kết quả học 8,07 tập của bản thân Cho là chưa có tài liệu phương pháp học tập và phương 63,23 pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập một cách hợp lí Số liệu cho thấy học sinh ở cả 2 trường đang khó khăn trong việc tự học, các điều kiện cần thiết cho quá trình tự học chưa được đáp ứng như tài liệu, phương pháp tự học và tự đánh giá… Theo chúng tôi, các tài liệu học tập tham khảo hiện nay không thiếu vì có rất nhiều sách, tài liệu tham khảo trên mạng internet nhưng cũng chính lượng tài liệu to lớn như vậy lại gây nhiều khó khăn cho các em trong việc tìm, lựa chọn taì liệu để nghiên cứu . Chúng tôi nhận thấy, học sinh đang thiếu những tài liệu tổng hợp về kiến thức, tài liệu hướng dẫn phương pháp tự học, tự đọc như thế nào sao cho phù hợp với năng lực của mình. Đây cũng chính là vấn đề khó khăn của đa số học sinh ở Trường DTNT Phúc Yên và Trường THCS Ngọc Thanh A trong quá trình tự học mà giáo viên cần quan tâm để định hướng phù hợp với cách dạy, cách học. 1.2.2. Kết quả khảo sát tình trạng tự học của HS THCS thông qua GV. Để biết thêm tình trạng thực tiễn việc tự học của học sinh ở trường THCS ngoài việc tiến hành khảo sát 169 HS khối 8 năm hoc 2015-2016 tại trường DTNT Phúc Yên và trường THCS Ngọc Thanh A thì chúng tôi còn khảo sát 35 giáo viên đang giảng dạy tại hai trường DTNT Phúc Yên và THCS Ngọc Thanh A. Kết quả khảo sát được tổng hợp như sau: Bảng 1.5: Kết quả khảo sát tình trạng tự học của HS THCS thông qua GV. STT Nội dung câu hỏi Mức độ đánh giá % 8 Yếu-TB 1 Câu 1: Đánh giá chung của Thầy/Cô về khả năng 85,7 Khá-tốt 14,3 sử dụng tài liệu tự học của học sinh. 2 Câu 2: Theo Thầy/Cô khả năng tự lên kế hoạch 82,86 17,14 học tập của học sinh như thế nào? 3 Câu 3: Thầy/Cô hãy cho biết khả năng tự tìm tòi 94,3 5,7 thêm tài liệu tự học của HS hiện nay. 4 Câu 4: Đánh giá chung của Thầy/ Cô về khả 85,7 14,3 năng tự vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải các bài tập vận dụng. 5 Câu 5: Thầy/Cô hãy cho biết khả năng tự vận 100 0 dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn thực tiễn của HS. Kết quả khảo sát các giáo viên cho thấy ở tất cả các tiêu chí đánh giá về vấn đề tự học của học sinh với mức độ yếu-trung bình đều trên 80% còn mức độ khá-giỏi đều nhỏ hơn 20%. Như vậy số liệu càng cho chứng minh khả năng tự học của học sinh hiện nay nhìn chung là còn rất thấp. 1.3. Cơ sở lí luận của năng lực tự học [33] 1.3.1. Khái niệm tự học Có nhiều khái niệm về tự học đã được các nhà nghiên cứu giáo dục đưa ra, nhưng đều dựa trên một quan điểm: tự học là quá trình tự mình học tập lĩnh hội tri thức khoa học, tự mình suy nghĩ và sử dung các năng lực của bản thân để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành của bản thân mình. Tự học có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả chất lượng đào tạo, tự học sẽ giúp người học nâng cao kiến thức toàn diện của mình. Tự học là hoạt động học hoàn toàn không có giáo viên, học sinh không có sự tiếp xúc với giáo viên, hình thức học tập hoàn toàn không có sự tương tác 9 giữa thầy và trò, do đó học sinh phải tự lực thông qua tài liệu, qua hoạt động thực tế, qua thí nghiệm để chiếm lĩnh tri thức. 1.3.2. Khái niệm tự học hóa học Tự học hóa học là quá trình tự mình học tập lĩnh hội tri thức bộ môn hóa học, tự mình suy nghĩ và sử dụng các năng lực của bản thân để chiếm lĩnh kiến thức lý thuyết và vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến cuộc sống thuộc lĩnh vực hóa học, biến những kiến thức đó thành của bản thân mình. 1.3.3. Năng lực tự học [34] Một số biểu hiện của năng lực tự học gồm: Thứ nhất là năng lực nhận biết và phát hiện vấn đề: Là khả năng học sinh phát hiện được vấn đề và nhận biết được vấn đề đó là vấn đề như thế nào sau khi nghiên cứu một nội dung kiến thức trên lớp hoặc về nhà mà giáo viên giao cho. Thứ hai là năng lực giải quyết vấn đề: Là khả năng học sinh vận dụng các kiến thức đã được để giải quyết những vấn đề trong bài tập lí thuyết hoặc bài tập toán. Thứ ba là năng lực đánh giá và tự đánh giá: Là khả năng học sinh đánh giá được kiến thức của người khác qua câu hỏi hoặc bài kiểm tra đồng thời cũng đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức của chính bản thân mình. Thứ tư là năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề vào thực tiễn: Là khả năng học sinh vận dụng những kiến thức đã được học để giải thích những vấn đề thực tiễn. 1.3.4. Hình thức tự học [34] Tự học không có giáo viên: Thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế, học kinh nghiệm của người khác.Với hình thức tự học này, học sinh gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng kiến thức, khó thu xếp tiến độ kế hoạch tự học, không tự đánh giá được kết quả tự học của mình…Từ đó dễ chán nản và không tiếp tục tự học. 10 Tự học gián tiếp hướng dẫn thông qua phương tiện truyền thông (học từ xa): Học sinh được nghe giáo viên giảng giải, nhưng không được tiếp xúc với giáo viên, không được hỏi và nhận sự giúp đỡ của giáo viên khi gặp khó khăn. Với hình thức này, học sinh cũng không đánh giá được kết quả học tập của mình. Tự học có hướng dẫn qua tài liệu hướng dẫn. Trong tài liệu này trình bày cả nội dung, cách xây dựng kiến thức và kiểm tra kết quả sau mỗi phần. Tự học có hướng dẫn trực tiếp thực hiện một số hoạt động học dưới sự hướng dẫn của giáo viên trước khi tiến hành tự học. Qua việc nghiên cứu các hình thức tự học ở trên thấy rằng mỗi hình thức tự học có những mặt ưu điểm và nhược điểm nhất định. Để nhằm khắc phục được những nhược điểm của các hình thức tự học đã có này và xuất phát từ đặc điểm của học sinh giỏi hoá học, một hình thức tự học mới: "tự học theo tài liệu có hướng dẫn" được đề xuất. 1.3.5. Chu trình tự học của học sinh [34] Chu trình tự học của học sinh Gồm 3 giai đoạn: Tự nghiên cứu, tự thể hiện và tự kiểm tra, tự điều chỉnh Giai đoạn 1: Tự nghiên cứu: Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ đối với người học và tạo ra sản phẩm thô có tính chất cá nhân). Giai đoạn 2: Tự thể hiện: Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và giáo viên, tạo ra sản phẩm có tính xã hội của cộng đồng lớp học. 1.3.6. Biện pháp rèn năng lực tự học [34] Giáo viên là người định hướng dạy cách học, cách đọc và nghiên cứu tài liệu. Do đó để rèn năng lực tự học cho học sinh thì giáo viên cần dạy và rèn học 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan