Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ tố hữu...

Tài liệu Sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ tố hữu

.PDF
135
57
130

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HẢI YẾN SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THƠ CA DÂN GIAN TRONG THƠ TỐ HỮU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội-2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HẢI YẾN SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THƠ CA DÂN GIAN TRONG THƠ TỐ HỮU Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Khánh Thơ Hà Nội-2014 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc XÁC NHẬN SỬA CHỮA LUẬN VĂN THẠC SỸ SAU BẢO VỆ Tôi là: PGS.TS Lý Hoài Thu, chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ cho học viên Nguyễn Thị Hải Yến Đề tài luận văn: Sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Tố Hữu Mã số: 60 22 01 21 Học viên đã sửa chữa luận văn theo đúng quy định của nhà trường và quyết định của hội đồng ra ngày 08/12/2014. Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2014 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS.TS Lý Hoài Thu LỜI CẢM ƠN! Luận văn thạc sĩ của em được hoàn thành, bản thân em đã nhận được rất nhiều những sự động viên và giúp đỡ của Thầy Cô và những người thân! Trước hết là sự quan tâm, chỉ bảo và giúp đỡ của Cô giáo PGS.TS Lưu Khánh Thơ. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới Cô giáo PGS.TS Lưu Khánh Thơ. Người thầy đã dày công tận tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Nhân dịp này em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy giáo chủ nhiệm lớp Đại học Bùi Việt Thắng – giảng viên khoa Văn học Đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội cùng bác Nguyễn Ngọc Thành (PGS.TS) Khoa triết học – Đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội. Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới BGH trường Đại học KHXH&NV, Thầy Cô phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Văn học, tập thể Thầy Cô khoa Văn học (đặc biệt là các Thầy Cô tổ Văn học Việt Nam hiện đại) đã giảng dạy và giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong khóa học và trong thời gian làm luận văn tại trường. Cuối cùng, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và em Bùi Văn Ngân – ĐHQG Hà Nội thời gian qua đã đồng hành bên em, động viên, khích lệ em trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, năm 2014 Học viên cao học Nguyễn Thị Hải Yến MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 3 Chương 1: Sự ảnh hưởng thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam hiện 14 đại và con đường sáng tạo của nhà thơ Tố Hữu. 1.1. Ảnh hưởng thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam hiện đại qua các 14 thời kỳ 1.1.1. Thơ Mới 15 1.1.2. Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp 24 1.1.3. Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước 29 1.2. Con đường sáng tạo của nhà thơ Tố Hữu 33 1.2.1. Vài nét về tiểu sử của nhà thơ Tố Hữu 33 1.2.2. Con đường sáng tạo của nhà thơ Tố Hữu 36 1.2.2.1. Thời kỳ trước cách mạng 1945: Từ ấy 36 1.2.2.2. Thời kỳ 30 năm chiến tranh cách mạng (1945 – 1975) 37 1.2.2.3. Thời kỳ sau 1975:“Một tiếng đờn” (1979 – 1992) – “Ta với 39 ta” (1993 – 1999) 1.2.3. Quan niệm của Tố Hữu về thơ 39 1.2.3.1. 40 “Thơ là chuyện đồng điệu – Tiếng nói đồng ý, đồng tình đồng chí” 1.2.3.2. Sự thể hiện quan niệm về thơ trong sáng tác của nhà thơ Tố 1 41 Hữu Chương 2: Thơ ca dân gian và những mạch nguồn cảm xúc trong thơ 46 Tố Hữu. 2.1. Cảm xúc thơ bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên đất nước 46 2.2. Cảm xúc thơ bắt nguồn từ vẻ đẹp của nghĩa tình thủy chung 51 2.3. Mạch nguồn cảm xúc thơ về vẻ đẹp của người lao động 59 Chương 3: Sự ảnh hưởng thơ ca dân gian trong nghệ thuật thơ Tố 66 Hữu 3.1. 66 Hình ảnh – biểu tượng thơ 3.1.1. Hình ảnh thơ 66 3.1.2. Biểu tượng thơ 72 3.2. 87 Thể thơ 3.2.1. Thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ 88 3.2.2. Thể thơ lục bát 89 3.2.3. Thể thơ thất ngôn 94 3.2.4. Thể thơ song thất lục bát 96 3.3. 98 Ngôn ngữ thơ 3.3.1. Khái niệm ngôn ngữ 98 3.3.2. Ngôn ngữ thơ Tố Hữu 100 3.4. 112 Giọng điệu PHẦN KẾT LUẬN 124 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 126 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Tố Hữu là một trong những ngọn cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Ông xuất thân từ một thanh niên trí thức tiểu tư sản, và được giác ngộ lý tưởng cộng sản từ sớm. Thơ Tố Hữu chan chứa chất trữ tình, đường cách mạng đường thơ gắn bó chặt chẽ và xuyên suốt trong sự nghiệp của ông. Trọn cuộc đời với lý tưởng cách mạng, thi sĩ Tố Hữu chưa bao giờ tách biệt khỏi nhà chính trị Tố Hữu. Bởi, con đường sáng tác thơ ca của Tố Hữu luôn luôn song hành với con đường cách mạng mà ông đã lựa chọn. 1.2. Sự trưởng thành của tài năng thơ Tố Hữu luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tập thơ đầu tay Từ ấy ra đời năm 1937, đã khẳng định vị trí quan trọng của ông trên văn đàn. Kể từ đó, con đường sáng tạo của Tố Hữu là một quá trình phát triển phong phú, đa dạng, với các tập thơ: Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa. Tiếp sau đó, từ sau năm 1978 – nhà thơ vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tác của mình. Với các bài thơ ở thời kỳ này đã được tập hợp trong Một tiếng đờn – (1992, Giải thưởng Asean) và Ta với ta (1999). Hòa lẫn cùng hào khí thiêng liêng của đất nước, những vần thơ Tố Hữu chất chứa sự trầm lắng và suy tư, nhưng vẫn toát lên yếu tố kiên định lập trường với những niềm tin sắt son trong công cuộc đổi mới của Đảng, của đất nước và dân tộc. Tố Hữu được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (1996). 1.3. Nói đến thơ Tố Hữu, bạn đọc đương thời của chúng ta đều có chung sự cảm nhận: “Thơ là tấm gương của tâm hồn” – Đó là những trải nghiệm của tâm hồn người chiến sĩ cộng sản, suốt một đời hy sinh và đấu tranh cho lẽ sống, tình đời – tình người, nhưng mang tính thời sự và đậm chất hiện đại. Tố Hữu là một trong số những nhà thơ Việt Nam hiện đại thành công nhất với việc vận dụng hình thức nghệ thuật dân tộc vào sáng tác của mình. Thơ Tố Hữu đã tiếp thu ảnh hưởng của yếu tố thơ ca dân gian – âm hưởng cũng như nhịp điệu 3 của thể thơ dân gian luôn nhẹ nhàng, êm ái, phù hợp với tâm hồn con người Việt Nam. 1.4. Đã có nhiều công trình khoa học, bài viết đề cập tới Tố Hữu. Song còn thiếu những đề tài nghiên cứu thơ Tố Hữu một cách hệ thống và chuyên sâu về ảnh hưởng của yếu tố thơ ca dân gian. Ta có thể thấy được sự ảnh hưởng yếu tố thơ ca dân gian, đã chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của Tố Hữu. Điều đó, đã trở thành một phần của đời sống tinh thần trong nhiều thế hệ bạn đọc và cũng có ảnh hưởng đối với nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu đã được chọn giảng ở cấp bậc Đại học và bậc THPT. Là một giáo viên dạy văn ở bậc THPT – tôi rất yêu thích, tìm hiểu và nghiên cứu về thơ Tố Hữu. Tất cả những lý do trên đây, đã khiến cho bản thân tôi quyết định chọn đề tài: Sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Tố Hữu. 2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài: Với việc nghiên cứu đề tài luận văn này, chúng tôi sẽ tìm hiểu và nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, khái quát về sự ảnh hưởng của yếu tố dân gian trong thơ Tố Hữu – từ nội dung lẫn hình thức thể hiện và đi đến sự đánh giá tài năng nghệ thuật của Tố Hữu qua các sáng tác trong từng giai đoạn. Qua đó, luận văn của chúng tôi sẽ góp phần khẳng định sự đóng góp của thơ Tố Hữu đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Bản thân tôi cũng hy vọng qua luận văn này, sẽ giúp cho chính mình trong việc dạy và học về Tố Hữu ở bậc THPT. 3. Nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu: Luận văn khảo sát yếu tố thơ ca dân gian trong thơ Tố Hữu. Đối tượng chính là nghiên cứu toàn bộ thơ Tố Hữu trong các chặng đường sáng tác. Bên cạnh đó, luận văn cũng sẽ khảo sát và tìm hiểu một số tập thơ của các tác giả khác, để từ đó có sự so sánh, đối chiếu, nhằm làm nổi bật vấn đề trong từng khía cạnh của đề tài luận văn. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4 Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích – tổng hợp: Giúp cho chúng tôi tiến hành việc phân tích các tác phẩm tiêu biểu của Tố Hữu – và chỉ ra được sự ảnh hưởng thơ ca dân gian qua các sáng tác – từ đó chúng tôi sẽ tổng hợp một cách khái quát với từng khía cạnh biểu hiện, sắp xếp theo luận điểm của từng chương trong luận văn. Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để nêu bật được những khía cạnh đặc trưng riêng trong phong cách thể hiện về “sự ảnh hưởng thơ ca dân gian” của Tố Hữu với một số nhà thơ khác. Phương pháp thi pháp học: Nghiên cứu hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học – đặt nó trong các mối quan hệ với nội dung; chỉ ra các đặc trưng của nhà thơ Tố Hữu. 5. Lịch sử vấn đề: Trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại, Tố Hữu luôn được coi là một trong số tác gia lớn tiêu biểu. Số lượng các công trình khoa học, cũng như các bài viết về tác giả, sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu rất lớn. Cùng với sự sưu tầm và lĩnh hội về các tư liệu trong các bài nghiên cứu, chuyên luận của các nhà nghiên cứu văn học về Tố Hữu, chúng tôi tổng hợp lại thành những mục sau đây: 5.1. Các công trình nghiên cứu khái quát về Thơ Tố Hữu: Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét và đánh giá về nhà thơ Tố Hữu một cách sâu sắc, rõ nét. Qua đó, khẳng định Tố Hữu luôn được độc giả quan tâm và đề cập tới nhiều. Chế Lan Viên trong Suy nghĩ và bình luận (NXB Văn học – Hà Nội 1971) đã khẳng định: “Nói đến Tố Hữu – về thơ, phải nói vai trò mở đầu và hiện vẫn là dẫn đầu của anh trong nền thơ ca hiện thực xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Sự thành công của anh trước cách mạng đã xúc tiến sự hình thành của thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa sau cách mạng. Khi chúng ta đang tìm đường, nhận đường thì đã thấy một ví dụ sống trên đường là tác phẩm của Tố Hữu đây rồi”. Trong cuộc đời sáng 5 tác Tố Hữu luôn được đề cao là một tác gia hàng đầu của nền thơ Việt Nam hiện đại. Thành tựu của thơ ông luôn là một tấm gương sáng ngời, luôn tỏa sáng trong lòng độc giả - đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Thơ ông như một trang đời, trường tồn với thời gian lịch sử. Chính trang thơ của Tố Hữu, phần nào đã để lại niềm tôn kính, cảm phục với thi sĩ Bla-ga Đi mi trô va trong Ngày phán xử cuối cùng (NXB Thanh niên – Hà Nội 1973). Bà đã đưa ra những lời nhận xét xác thực để khẳng định giá trị trường tồn, bất hủ về thơ của Tố Hữu: “Giống như căng được một sợi dây đàn từ mặt đất lên bầu trời và gẩy lên bài ca mà cả mặt đất lẫn bầu trời đều hiểu được, vì nhà thơ ấy muốn là tiếng nói của dân tộc mình”. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (NXB KHXH Hà Nội) cũng đã tổng kết lại một cách cô đọng và súc tích khi nói về Tố Hữu: “Tố Hữu, nhà thơ lớn của ta, đã vận dụng một cách sáng tạo ngôn ngữ và nghệ thuật ưu tú của văn học dân gian vào sáng tác của mình”. GS Hà Minh Đức với công trình nghiên cứu của mình trong Tố Hữu – Cách mạng và thơ (NXB ĐHQG Hà Nội, 2004) đã có những lời đánh giá một cách triệt để, sâu sắc về Tố Hữu “một tài năng thơ ca thuộc về nhân dân và dân tộc” [10, 173]. Công trình nghiên cứu Tố Hữu – thơ và cách mạng (NXB Hội nhà văn 1996) đã tập trung rất nhiều các bài viết về Tố Hữu trong các khía cạnh biểu hiện cụ thể. Với rất nhiều công trình nghiên cứu về Thơ Tố Hữu, GS Hà Minh Đức ở bài viết Từ ấy đến Một tiếng đờn (Nhà văn nói về tác phẩm – NXB Văn học, Hà Nội 1994) cũng đã khái lược một cách tổng quan về sự trường tồn của các tập thơ trong hình thức và phương diện biểu hiện cụ thể: “Từ ấy là một tập thơ mang rõ nét tình cảm ban đầu chân thực, trong sáng của tuổi trẻ đến với cách mạng, cái tôi tìm đến cuộc đời chung, đến lẽ sống đẹp để hòa nhập. Một tiếng đờn cũng là một khúc riêng chung, là những chiêm nghiệm nghĩ suy của một đời trên nửa thế kỷ đấu tranh, qua bao buồn, vui, được mất hồn thơ đang lắng lại với thời gian và tuổi tác và gợi mở nhiều tâm sự của tác giả”. 6 Chuyên luận Thơ Tố Hữu (NXB ĐH và THCN, 1979) – Lê Đình Kỵ cũng khái quát một cách trọn vẹn về hình thức và nội dung thể hiện; qua các tập thơ trong từng thời kỳ lịch sử. Đó là một sự nhìn nhận, đánh giá – khẳng định giá trị trường tồn tập thơ Tố Hữu. Đặc biệt trong chuyên luận “Thi pháp Thơ Tố Hữu” – Trần Đình Sử cũng đã chỉ ra được những đặc sắc trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về thơ của Tố Hữu. Trần Đình Sử cũng khẳng định trong công trình nghiên cứu của mình về thơ Tố Hữu đề cập tới khía cạnh biểu tượng; hình ảnh qua tác phẩm. Biểu tượng mà Trần Đình Sử đề cập trong thi pháp thơ Tố Hữu là “con đường”, đó là: con đường là biểu tượng của sự thống nhất của không gian và thời gian, là không gian vận động, không gian của con người đi tới”. [41, 171] Tác giả Trần Đình Sử đã chỉ rõ những biểu tượng con đường trong các tập thơ của Tố Hữu qua các thời kì sáng tác. Trần Đình Sử đã viết: “Sự tổng hợp thơ Tố Hữu nằm trong loại thơ trữ tình chính trị cũng là một điều hợp quy luật của sự phát triển của thơ ca cách mạng Việt Nam và của thơ nói chung”. [41, 29] Đỗ Quang Lưu (tuyển chọn), nghiên cứu – bình luận thơ Tố Hữu: Đến với thơ Tố Hữu: Đó là những sự suy nghĩ, những cảm xúc – hồi tưởng khi đọc thơ Tố Hữu: “Thơ Tố Hữu giữa những ngày tháng đầy sôi động của cách mạng tháng Tám, lớp trẻ chúng tôi chợt thấy như lóe sáng lên trong tâm tư mình một điều gì đó bấy lâu mình cũng hằng ấp ủ trong tiềm thức mà chưa kịp nhận thức, chưa hình dung ra được thật cụ thể. Đến lúc này chợt thấy nó như rất gần gũi, rất hiển nhiên và dĩ nhiên cũng giàu sức lôi cuốn biết mấy đối với chúng tôi - lớp đầu xanh tuổi trẻ vốn luôn luôn khao khát cái mới, nay bỗng cảm thấy tràn đầy ước vọng về cuộc sống; về tự do; nhưng không chỉ là cuộc sống và tự do của cá nhân mình, mà còn là của cả một cộng đồng, một xã hội ngột ngạt quanh mình đang kết thành một khối nhất tề đứng lên trong ánh sáng chói chang của cách mạng!...” [28, 243] Lưu Khánh Thơ trong Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại – đã khái quát về sự ảnh hưởng của tập thơ Từ ấy với phong trào Thơ mới: “Tư tưởng, tình cảm cách mạng ở một tâm hồn thi sĩ, đòi hỏi phải được thể hiện bằng một hình 7 thức nghệ thuật mới. Trong thời điểm đó thì “Thơ mới là hình thức thích hợp và có hiệu quả nhất”. Nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét rất chính xác rằng: “Tố Hữu đã dùng những yếu tố của phong trào Thơ mới lãng mạn đang thịnh hành đương thời, đem vào thơ của mình và diễn đạt cái tinh thần cách mạng lối mới, cách mạng vô sản… cái phong cách lãng mạn kia, tức là cảm xúc đầy rẫy, đồng thời với việc cá thể hóa”. Cảm xúc đầy rẫy và cá thể hóa, có lẽ đó là những đặc điểm lớn nhất tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của Từ ấy. Điểm khác biệt lớn nhất của Thơ mới và Từ ấy là thế giới quan và nhân sinh quan của chủ thể sáng tạo”. [54, 18-19] Về sự vận động từ cái tôi đến cái ta trong thơ Tố Hữu, Nguyễn Bá Thành đã nhận xét: “Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu vẫn giữ vị trí “tiền đạo” trong những bài thơ viết trực tiếp về kỷ niệm quê hương hay những vùng gắn bó. Nhưng ngay ở vị trí quan trọng đó thì cái tôi cũng đã bắt đầu hòa lẫn vào trong các nhân vật trữ tình khác”. [50, 250] “Ta có thể nói rằng trong thơ Tố Hữu, đã có một tiến trình vận động của cái tôi, từ cái tôi trực tiếp đến cái tôi gián tiếp, đến cái tôi phương tiện. Đó là quá trình thơ từ bộc lộ cái tôi, đến phản ánh cái ta hay là từ cái tôi tự biểu hiện đến cái tôi nhân danh, cái tôi thành viên. Sau này lại có thời gian trở về với cái tôi tự biểu hiện”. [50, 251] Có rất nhiều các ý kiến bàn luận đề cập đến các vấn đề cơ bản: Con đường thơ, phong cách thơ và quan niệm về thơ của Tố Hữu. Điểm then chốt của các ý kiến bàn luận này chủ yếu là những bài viết: Bài viết của PIÈRREEMMANUEL Máu và hoa – Con đường của nhà thơ Tố Hữu trong lời tựa tập thơ Máu và hoa – Con đường của nhà thơ Tố Hữu, bản tiếng Pháp, Xuân Diệu dịch 8/7/1975, cũng có những lời nhận xét: “Một nhà thơ hiện đại Việt Nam kể lại đời mình vừa đọc lên và bình luận những bài thơ của mình. Cuộc đời ấy là một cuộc chiến đấu, nhưng những bài thơ của anh là bấy nhiêu khúc hát ân tình”. [15, 355] Trong định hướng tư duy và quan hệ chủ thể trong thơ cách mạng 1945 – 1985. Ở vấn đề tư duy thơ hướng ngoại, Nguyễn Bá Thành đã đưa ra sự tổng kết về 8 con đường thơ Tố Hữu qua các sáng tác: “Từ tập Việt Bắc trở đi, thơ Tố Hữu chủ yếu là hướng ngoại”. [50, 217] Sự khẳng định rõ nét của Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết Con đường thơ của Tố Hữu (in trong Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, tháng 4/1994) đã chỉ ra được những mặt mạnh cũng như mặt hạn chế của thơ Tố Hữu với những nhận xét khái quát về các tập thơ trong sáng tác: “Thành công của thơ Tố Hữu, xét đến cùng là do sự gặp gỡ may mắn giữa dòng thơ tuyên truyền chính trị của những người cộng sản với một tài năng thực sự, một thi sĩ thực sự, khiến cho, nói như Sóng Hồng, “Thơ chính trị” cũng có thể là “Thơ trăm phần trăm, như các thơ khác”. Thơ Tố Hữu nhiều khi không tránh khỏi phải trả giá cho những sự thiếu thống nhất nào đó giữa chính trị và chân lý đời sống, giữa ý chí, ước mơ và hiện thực. Nhược điểm này thực ra chẳng phải là riêng của Tố Hữu. Chẳng qua là vì Tố Hữu chủ yếu chỉ làm thơ chính trị nên nhược điểm ấy đã lộ ra rõ hơn mà thôi. Nhìn chung, thơ Tố Hữu, từ bài đầu tiên đến tập thơ cuối cùng (Máu và hoa) đều được sáng tác trong cảm hứng lãng mạn chủ nghĩa. Có thể nói Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu nhất của “Cái thời lãng mạn” (Nguyễn Khải) trên đất nước ta”. [23, 268] Về Phong cách thơ Tố Hữu, cũng có khá nhiều bài viết đề cập tới. Song có thể thấy bài viết của tác giả Nguyễn Văn Hạnh Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu – một bài viết thể hiện khá đầy đủ, trình bày rõ nét về hình thức nghệ thuật của các tập thơ trên nhiều phương diện và chỉ ra được những đặc điểm lớn trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu. “Phong cách của Tố Hữu rất đa dạng, bút pháp của anh linh hoạt và luôn luôn phát triển. Tố Hữu vừa hùng tráng vừa tha thiết, vừa sảng khoái vừa xót xa, vừa yêu thương vừa căm giận. Hiện tượng bao giờ cũng phong phú hơn quy luật. Đây chỉ mới là những nét tương đối ổn định và dễ nhận thấy trong phong cách nghệ thuật của anh.” (1967 – 1969, Nội san nghiên cứu văn học, Trường ĐHSP I, Hà Nội, số 3/1970) [32, 57] Bài viết Quan niệm của Tố Hữu về thơ của Mai Hương; được trích lọc qua một số bài viết, bài nói, và sáng tác thơ, in trong Tạp chí Văn học, số 4/1975. Bài 9 viết này là một sự tổng kết những ý kiến trong quan niệm của Tố Hữu về thơ với những nội dung và hình thức nghệ thuật. Từ đó tác giả Mai Hương khẳng định “trên những chặng đường thơ, những chặng đường hoạt động của anh, về thơ ngày càng sáng rõ, sâu sắc và phát triển lên. Nói chung, những ý kiến của anh về đường hướng và nhiệm vụ của thơ ca như quan hệ giữa chính trị và thơ, quan hệ giữa đời sống và thơ, vấn đề kế thừa và tiếp thu, về phong cách, đặc trưng của thơ… Có thể coi là những ý kiến cơ bản, có ý nghĩa quan trọng”… [33, 457] 5.2. Các công trình nghiên cứu về các tập thơ của Tố Hữu: Đặng Thai Mai (Mấy ý nghĩ) in trong sách Từ ấy, NXB Văn học, H_1959 (trang 9) – có nhận xét: “Tố Hữu là nhà thơ chỉ viết để phục cách mạng từ trước đến sau”. Khi giới thiệu về tập thơ của Tố Hữu, tác giả Trần Huy Liệu trong bài viết tại thành Hoàng Diệu 23/06/1946 – sau 9 tháng kháng chiến ở Nam Bộ cũng đã chỉ rõ trong việc nhìn nhận về đời và thơ của Tố Hữu: “Lịch trình tiến triển về thơ của Tố Hữu đi song song với lịch trình tiến triển về tư tưởng và trình độ giác ngộ, về sức hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Thơ Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiển mà là một khí cụ đấu tranh, một công tác vận động của người cách mạng. Người Tố Hữu là một thi sĩ, một chiến sĩ, nhưng chúng ta đừng quên cốt cách của nó là một thi sĩ”. K và T trong Tố Hữu – nhà thơ của tương lai [70] - tại Báo Mới số 1, tháng 5/1939. Đó là những điều khẳng định những đóng góp về giá trị của thơ Tố Hữu ở phương diện nội dung và hình thức biểu hiện. Bài nhận xét về tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu – Hà Xuân Trường in trong Báo Nhân Dân, số 329 – 24/01/1955: “Đây chính là phần mà nhà thơ Tố Hữu hấp dẫn bạn đọc nhiều nhất, nâng cao tình cảm của chúng ta nhiều nhất. Và đây cũng chính là phần sáng tươi nhất trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu”. Tác giả Lê Đình Kỵ, Từ ấy với phong trào Thơ mới (in trong Tạp chí Văn nghệ, số 32 tháng 1/1960). Lê Đình Kỵ đã đánh giá cao về giá trị của tập thơ Từ ấy trong nền cách mạng Việt Nam và qua đó tác giả cũng đi đến khẳng định “sự ảnh 10 hưởng” của nền thơ Tố Hữu đối với phong trào Thơ mới – chỉ ra được mối tương quan của tập thơ với Thơ mới không chỉ hàm chứa ở hình thức mà còn biểu đạt ở mặt phong cách sáng tác thơ Từ ấy. Vấn đề này Xuân Diệu cũng nhận định: “Tố Hữu đã dùng những yếu tố của phong trào thơ lãng mạn đang thịnh hành đương thời, đem vào thơ của mình và diễn đạt cái tinh thần cách mạng lối mới, cách mạng vô sản… Cái phong cách lãng mạn kia, tức là cảm xúc đầy rẫy, đồng thời với việc cá thể hóa” (Bài của Xuân Diệu, trang 28 đến 30 – Tạp chí Văn học – số 28). Hoài Thanh trong Tạp chí Nghiên cứu Văn học tháng 05/1960 cũng có bài nghiên cứu đề cập tới tập thơ Từ ấy, thể hiện tiếng hát của một người thanh niên, một người cộng sản. Hoài Thanh đã khái quát đầy đủ giá trị nội dung của tập Từ ấy và khẳng định Từ ấy là một tập thơ đầu tay của Tố Hữu khi đón nhận lý tưởng của Đảng. Trong một bài viết về Gió lộng – Hoài Thanh có nhận xét: “Gió lộng, một bước tiến mới của Thơ Tố Hữu, một tập thơ mang khí thế mới của cách mạng Việt Nam (Tạp chí nghiên cứu Văn học, số 8/1962) “Gió lộng trước hết là một tiếng ca vui của nhân dân ta trên miền Bắc sau khi hòa bình lập lại”. “Có thể nói Gió lộng vẫn tiếp tục cái gan dạ của Từ ấy trong một hoàn cảnh mới”. Rất Tố Hữu mà không đơn điệu. Từ bài này sang bài khác, phong cách thường vẫn khác nhau. Có thể nói riêng một tập Gió lộng có khá nhiều loại thơ. Đặc biệt có hai loại rất khác nhau: loại Bài ca mùa xuân 1961 và loại Ba mươi năm đời ta có Đảng… Những lời nhận xét tưởng chừng đơn giản, song nó hàm chứa được những vấn đề trọng tâm của Hoài Thanh khi nhắc tới tập Gió lộng trong thời điểm trước bối cảnh đổi thay của đời sống đất nước sau chiến tranh. Bảo Định Giang trong Mấy ý nghĩ về tập thơ Gió lộng in trong Tạp chí Văn nghệ số 66, tháng 11/1962, đã khái quát một cách sắc nét: “Gió lộng là một tập thơ trữ tình mang tính chất hiện thực và tính chất thời đại rất lớn. Đó là một thành công mới của Tố Hữu. Gió lộng có những đặc biệt riêng chỉ có trong thời kỳ xây dựng 11 chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu trang thống nhất nước nhà, trong khung cảnh chung của cách mạng thế giới ngày càng thắng lợi”. Tác giả Nguyễn Phú Trọng trong Tạp chí Văn học số 11 – 1968 cũng đã tổng kết sâu sắc một cách cô đọng về sự ảnh hưởng của ca dao, dân ca trong thơ Tố Hữu. Bài viết với nội dung sâu sắc, dẫn dắt người đọc hiểu được sự ảnh hưởng của thơ Tố Hữu với cội nguồn văn hóa dân gian, đậm chất dân tộc. Sự gặp gỡ của tác giả Hoàng Xuân Nhị trong bài viết Mấy suy nghĩ về thơ sau cuộc gặp mặt đầu xuân với nhà thơ Tố Hữu (Tạp chí Văn học số 6, 1977). Tác giả Hoàng Xuân Nhị đã đúc kết lại những nhận thức, ý tưởng và nhận xét khái quát về thơ Tố Hữu một cách khách quan: “Bước vào thế giới thơ Tố Hữu không dễ! Tâm trạng tôi lúc này, đầu xuân Đinh Tỵ, nghiền ngẫm về thơ của đồng chí, là vừa hăm hở vừa băn khoăn…” Hoàng Xuân Nhị cũng đã đề cập tới chủ đề bao trùm thơ Tố Hữu là cách mạng Việt Nam. Ông đã định nghĩa về cách mạng và chỉ ra đặc điểm ở Tố Hữu qua sáng tác. Trịnh Bá Đĩnh (Tạp chí Văn học, số 10/1997), ghi lại một cách cụ thể và sắc nét về sự ảnh hưởng thơ ca dân gian trong tâm hồn nhà thơ Tố Hữu với sự chắt lọc của nhiều phương diện nghệ thuật và nội dung các tập thơ một cách khác nhau. Những ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước là những gợi ý hết sức quý báu trong việc nhìn nhận, đánh giá về sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong Tố Hữu. Mặt khác cũng đã xác định cho chúng tôi có một hướng nghiên cứu khi xử lý đề tài luận văn của mình. 6. Cấu trúc của luận văn: Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu tạo thành 3 chương: Chương 1: Sự ảnh hưởng thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam hiện đại và con đường sáng tạo của nhà thơ Tố Hữu. Chương 2: Thơ ca dân gian và những mạch nguồn cảm xúc trong thơ Tố Hữu. 12 Chương 3: Sự ảnh hưởng thơ ca dân gian trong nghệ thuật thơ Tố Hữu. 13 CHƯƠNG 1 Sự ảnh hưởng thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam hiện đại và con đường sáng tạo của nhà thơ Tố Hữu. 1.1. Ảnh hưởng thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam hiện đại qua các thời kỳ: Từ thuở xa xưa, thơ ca dân gian luôn là một nguồn cội tinh thần trong đời sống mỗi con người Việt Nam. Chính điều đó, đã hình thành nên những nhà thơ có những tiếng nói riêng trong nền văn học dân tộc, được rèn giũa và tôi luyện trong nhiều giai đoạn văn học. Có thể thấy được mối quan hệ của sự ảnh hưởng thơ ca dân gian đối với thơ ca hiện đại. Đây là mối quan hệ tương tác hai chiều, nó phát triển song song tồn tại, gắn bó mật thiết với nhau. Đặc biệt ở mối quan hệ này nó vừa mang tính quy luật cũng vừa mang tính phổ quát của thơ ca dân gian đối với thơ ca Việt Nam hiện đại. Một trong những nét tinh túy nhất ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, cũng là bước mở đường tinh anh cho lịch sử văn học phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể của nền thơ hiện đại Việt Nam qua các thời kỳ. Điều đó, đã dần dần khẳng định vị trí của nền văn học Việt Nam mang đậm đà bản sắc dân tộc, luôn là điểm tựa cho sự kế thừa và phát huy “bầu sữa mẹ nuôi dưỡng” từ xưa và nay. Chúng ta có thể nói đến những nét kế thừa và phát huy đó được tiếp tục phát triển trong dòng thơ hiện đại Việt Nam, ở phương diện sự ảnh hưởng thơ ca dân gian với thơ hiện đại Việt Nam. Theo Hegel: “Thơ dân gian xem như một trong những dạng thức chính của thơ ca trữ tình” [17, 1002]. Đó là vấn đề cơ bản phong phú, đa dạng, nhiều chiều trên nhiều phương thức thể hiện. Suy rộng ra thì thơ ca dân gian chính là nghệ thuật ngôn từ dân gian Việt Nam và cũng là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống của văn học dân tộc. Tuy nhiên cũng có thể khẳng định lịch sử văn học là lịch sử tâm hồn dân tộc. Nghiên cứu và tìm hiểu thơ ca dân gian cũng là tiếp nhận “những tinh hoa quá trình sáng tạo nghệ thuật đầy cam go của mình” [5, 107]. Bởi vậy, cho nên việc tìm hiểu 14 nghiên cứu về lĩnh vực thơ ca dân gian có ảnh hưởng như thế nào đối với dòng thơ hiện đại Việt Nam, là một việc cần thiết. 1.1.1. Thơ mới: Điểm khởi sắc của phong trào Thơ mới là đã nói lên được “Một nhu cầu lớn về tự do và về phát huy bản ngã” (Tố Hữu). Phong trào Thơ mới đã thực sự góp phần rất quan trọng trong việc đưa văn học Việt Nam tiến thẳng vào thời kỳ hiện đại. Và đó cũng là một cuộc đánh giá lại về các thể thơ cũ, tiếp thu những tinh hoa của truyền thống, đồng thời học tập một cách sáng tạo thơ ca nước ngoài, nhất là thơ Pháp. Thơ mới có nhiều khả năng diễn đạt hơn hẳn lối “thơ cũ”, là nhờ ở thể cách linh hoạt của Thơ mới trong cách hiệp vần phong phú, nhạc điệu dồi dào, lối ngắt nhịp sinh động, ngôn ngữ gợi cảm, đầy hình tượng… Đúng như nhận xét của Hoài Thanh trong thi nhân Việt Nam: “Ngày người lái buôn phương Tây thứ nhất đặt chân lên xứ ta, người ấy đã mang theo cùng với hàng hóa phương Tây, cái mầm để sau này nảy nở thành Thơ mới”. Ý tưởng chủ đạo của Hoài Thanh đó là sự thể hiện một cách biện chứng trong cách nhìn nhận về phong trào Thơ mới khi nó xuất hiện và ra đời. Chính sự đổi mới của phong trào Thơ mới (1932 – 1945), thực sự đem lại “một cuộc cách mạng” trong lĩnh vực thơ ca – nhiều tên tuổi rạng ngời, mang phong cách dấu ấn riêng của nền thơ ca hiện đại Việt Nam thế kỷ XX: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính… Đó là sự khởi nguồn chất dân gian ở lĩnh vực thơ ca của mình trong sáng tác. Bằng tài năng và sự sáng tạo nghệ thuật của mình, các nhà Thơ mới đã tạo nên sự tiếp nối giữa thơ ca dân gian với thơ ca hiện đại trong nền văn học dân tộc. Theo thời gian của sự trường tồn và sự xuất hiện trên thi đàn văn học, phong trào Thơ mới đã thực sự gắn liền hương vị dân gian trong sáng tác của các nhà thơ. Phần lớn các nhà thơ vẫn tiếp tục sáng tác với số lượng khá dồi dào và có những thành tựu đạt tới đỉnh cao trên những chặng đường mới – con đường thơ ca của riêng mình. Trước hết có thể thấy: Thế Lữ - người “khởi điểm của những khởi điểm”. Tên tuổi của Thế Lữ luôn gắn kết với tiến trình hiện đại nền văn học Việt 15 Nam ở nửa đầu thế kỷ XX. Là một trong những tác giả tiêu biểu của phong trào Thơ mới (1932 – 1945). Bản thân Thế Lữ có ít nhiều chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian, tuy không đậm đặc như Nguyễn Bính, Anh Thơ, Bàng Bá Lân… nhưng trong thể tài sáng tác, đặc biệt thể thơ truyền thống dân tộc cũng ít nhiều mang dư vị dân gian. Thế Lữ với Mấy vần thơ – 1935, trong đó có những bài thơ nổi tiếng: Nhớ rừng – Tiếng sáo Thiên Thai – Cây đàn muôn điệu. Trong khí thế của phong trào Thơ mới, các thi nhân đã sáng tạo ra một nhịp điệu mới trên sự kế thừa và phát huy; thi điệu dân gian. Thi điệu dân gian luôn lấy lục bát làm thước đo trong dung lượng câu chữ. Thế Lữ đã vận dụng thơ lục bát để tạo ra những trang Thơ mới của thời đại một cách tinh tế và sống động. Thơ lục bát vốn là thể thơ được hình thành và tồn tại từ xa xưa và khi đến Thế Lữ, như một phép màu nhiệm được khắc, tạc theo một phong cách riêng đầy mới lạ: Trời cao xanh ngắt – ô kìa! Hai con hạc trắng bay về bồng lai. Thế Lữ là người đầu tiên trong phong trào Thơ mới đã đem đến cho thể thơ lục bát – một lối thơ vắt dòng theo kiểu phương Tây. Số tiếng trong dòng thơ lục bát, gần như không có thay đổi, nhưng mối quan hệ dòng thơ đã dẫn đến sự phá bỏ khuôn mẫu cũ. Đó là sự thay đổi quá mới của thơ Thế Lữ - dẫn đến sự cảm nhận quá mới về tư duy cùng cảm nhận người đọc đối với lối diễn đạt quen thuộc gần gũi đời thường. Thế giới Nàng thơ của Thế Lữ còn bộc lộ những cảm xúc về tự nhiên; không gian vũ trụ. Thơ ông luôn hàm chứa một thế giới đơn sơ, hoang dã, cỏ sắc… tất cả đều chứa đựng rung cảm hồn thơ luôn hòa trộn trong sự cảm nhận tinh tế. Không chỉ đắm say trong những cảm xúc lãng mạn, “Cây đàn muôn điệu” – như một tuyên ngôn nghệ thuật, một khẩu khí của thời thế bấy giờ. Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất