Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học So sánh tuyệt cú và haiku về phương diện loại hình...

Tài liệu So sánh tuyệt cú và haiku về phương diện loại hình

.DOC
191
247
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN THỊ NGUYỆT TRINH SO SÁNH TUYỆT CÚ VÀ HAIKU VỀ PHƯƠNG DIỆN LOẠI HÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC TP HỒ CHÍ MINH - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH ---------------------- NGUYỄN THỊ NGUYỆT TRINH SO SÁNH TUYỆT CÚ VÀ HAIKU VỀ PHƯƠNG DIỆN LOẠI HÌNH Chuyên ngành: Văn học Trung Quốc Mã ngành: 62.22.30.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Hồ Sĩ Hiệp TP HỒ CHÍ MINH - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 11 năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Thị Nguyệt Trinh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................14 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................15 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................16 6. Những đóng góp của luận án...........................................................16 7. Kết cấu của luận án..........................................................................17 Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH NÊN SỰ TƯƠNG ĐỒNG – DỊ BIỆT CỦA TUYỆT CÚ VÀ HAIKU 1.1 Những tiền đề cho sự hình thành thơ tuyệt cú và haiku............19 1.1.1 Điều kiện lịch sử - tự nhiên .........................................................19 1.1.2 Nền tảng văn hóa – tư tưởng......................................................21 1.1.3 Sự phát triển tự thân của văn học...............................................24 1.2 Sự hình thành thơ tuyệt cú và haiku...........................................25 1.2.1 Sự hình thành thơ tuyệt cú..........................................................25 1.2.2 Sự hình thành thơ haiku..............................................................28 1.2.3 Hai thể loại tinh hoa thuộc loại hình thơ cổ điển phương Đông.................................................................................................30 1.3 Quan niệm thơ ca.......................................................................35 1.3.1 Khởi từ tâm hay bản chất trữ tình của thơ ca..............................35 1.3.2 Tính chính trị và tính duy mĩ........................................................39 1.3.3 Phong cốt và mono no aware – cốt tủy của trữ tình Trung Hoa và Nhật Bản.........................................................................................................42 Chương 2: HỨNG THÚ TỰ NHIÊN, CẢM NGHIỆM NHÂN SINH VÀ SUY TƯ TÔN GIÁO TRONG TUYỆT CÚ VÀ HAIKU 2.1 Hứng thú tự nhiên trong tuyệt cú và haiku................................51 2.1.1 Vẻ đẹp ý cảnh ..............................................................................62 2.1.1.1 Ý cảnh tinh tế hài hòa...............................................................66 2.1.1.2 Ý cảnh tịch tĩnh không hư.........................................................68 2.1.1.3 Tráng mĩ và bi mĩ......................................................................70 2.1.2 Thiên nhiên tượng trưng..............................................................74 2.1.2.1 Thiên nhiên và bước đi bốn mùa...............................................77 2.1.2.2 Màu sắc, hương thơm và âm thanh tương ứng………… ……81 2.1.2.3 Tỷ đức và như như....................................................................86 2.2 Cảm nghiệm nhân sinh trong tuyệt cú và haiku........................92 2.2.1 Bức tranh cuộc sống trong tuyệt cú và haiku..............................92 2.2.1.1 Vấn đề thân phận và tình cảm con người................................93 2.2.1.2 Hình ảnh quá khứ và cái nhìn hoài cổ thương kim.................101 2.2.1.3 Cái lớn lao và cái bình dị.......................................................103 2.2.2 Sự thể hiện con người trong tuyệt cú và haiku..........................105 2.2.2.1 Con người vũ trụ.....................................................................105 2.2.2.2 Con người thế tục....................................................................109 2.3 Suy tư tôn giáo trong tuyệt cú và haiku....................................112 2.3.1 Dấu ấn của Thiền.......................................................................113 2.3.2 Vai trò của Đạo..........................................................................122 2.3.3 Ảnh hưởng của Nho...................................................................125 Chương 3: VẺ ĐẸP NGHỆ THUẬT THƠ TUYỆT CÚ VÀ HAIKU 3.1 “Dĩ thiểu kiến đa” – “sự tình vắn tắt” hay sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của tuyệt cú và haiku..................................................131 3.1.1 Sự phong phú của tuyệt cú và sự đơn thuần của haiku về phương diện đề tài......................................................................................................132 3.1.2 Lát cắt của đời sống hay là phương thức xử lý không gian.......133 3.1.3 Thơ ca của khoảnh khắc hay là năng lực làm chủ thời gian.....136 3.2 Âm luật.........................................................................................138 3.2.1 Những đặc thù về mặt âm học của ngôn ngữ dân tộc................138 3.2.2 Âm số ít oi hay là sự tinh giản của thơ ca.................................141 3.2.3 Âm vận hài hòa trong tuyệt cú và sự đơn thuần đạm bạc của haiku....................................................................................................144 3.3 Từ ngữ và kết cấu........................................................................147 3.3.1 Ý tượng giản đơn và danh từ thiện mĩ.......................................147 3.3.2 Các thủ pháp nghệ thuật…………………………………………… 153 3.3.2.1 Các thủ pháp tỉnh lược...........................................................153 3.3.2.2 Các thủ pháp dựa trên sự liên tưởng......................................156 3.3.3 Kết cấu mở hay khoảng trống trong thơ....................................160 3.3.3.1 Kết cấu nghi vấn.....................................................................160 3.3.3.2 Kết cấu trùng điệp...................................................................162 KẾT LUẬN........................................................................................172 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................175 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ................................186 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nxb: Nhà xuất bản H.: Hà Nội TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh Tr.: Trang DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng 01 Bảng 2.1 Thống kê những hình ảnh thiên nhiên thường gặp Trang 55 02 trong tuyệt cú Bảng 2.2 Thống kê những hình ảnh thiên nhiên thường gặp 58 03 trong haiku Bảng 3.1 Cấu trúc một số ý tượng giản đơn thường gặp trong 149 04 tuyệt cú Bảng 3.2 Cấu trúc một số ý tượng giản đơn thường gặp trong 150 haiku 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tuyệt cú và haiku – hai thể thơ hội tụ tinh túy vẻ đẹp thơ cổ điển phương Đông. Nếu tuyệt cú – “hạt minh châu của thơ ca Trung Hoa” – long lanh vẻ sáng hàm súc, dư ba đầy ý vị Đường thi thì haiku là thể thơ nhỏ xinh như một đóa anh đào là niềm tự hào của thơ ca Nhật Bản vươn ra thế giới. Trong khi nhiều thể thơ khác chịu sự hạn chế của lịch sử - thời đại thì tuyệt cú và haiku có được sự năng động và sức sống mạnh mẽ với sự lan tỏa, ảnh hưởng vượt không gian – thời gian. Mỗi thể thơ, trong một dạng thức bé nhỏ, lại mang một khả năng biểu đạt dồi dào, là một niềm ngạc nhiên thú vị cho người yêu thơ và các nhà nghiên cứu. Vì những lý do này, tuyệt cú và haiku luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt, và cùng với lòng yêu không hề vơi theo năm tháng, những công trình nghiên cứu về chúng ngày càng dày dặn thêm. Chọn đề tài này, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu mảnh đất thơ cổ điển phương Đông muôn đời “quen mà lạ”, đầy bí ẩn mà chứa đựng bao vẻ đẹp không nói hết. So với những công trình nghiên cứu đã có về tuyệt cú và haiku – chủ yếu nghiên cứu từng thể loại độc lập, riêng rẽ - đề tài của chúng tôi đóng góp một hướng tiếp cận khá mới. Dưới góc nhìn so sánh, tuyệt cú và haiku sẽ thể hiện nhiều đặc điểm trên nhiều phương diện – hơn là nghiên cứu độc lập. Từ đó đề tài góp phần làm sáng tỏ những nét đồng dị của hai thể thơ đặc sắc trong thế giới thơ ca phương Đông. Trong văn học trung đại Việt Nam, tuyệt cú – thường được gọi là tứ tuyệt - cũng là một thể thơ được yêu thích và sáng tác rộng rãi, sức sống của thể loại đã vượt qua những giới hạn không thời gian, không ngừng biến đổi và 2 tỏa sáng. Vì vậy nghiên cứu so sánh tuyệt cú (Trung Hoa) và haiku (Nhật Bản) cũng là để hiểu rõ hơn văn học của nước nhà. Từ lâu thơ Đường – trong đó tuyệt cú đóng vai trò quan trọng – đã được lưu tâm trong nhà trường phổ thông. Haiku được thế giới biết đến ởViệt Nam vẫn còn tương đối lạ lẫm, gần đây mới được đưa vào giảng dạy. Việc dạy học hai thể thơ này đối với giáo viên luôn là một công việc hay mà khó. Cấu trúc chương trình Ngữ văn trên cơ sở kết hợp trục lịch sử văn học và trục thể loại theo định hướng vận dụng nguyên tắc tích hợp và mở rộng tri thức “cửa sổ văn hóa”, thơ Đường luật (Việt Nam) – Thơ Đường (Trung Quốc) và thơ Haiku (Nhật Bản) được đặt bên cạnh nhau. Với đề tài này, chúng tôi hy vọng góp phần giúp dạy học tốt hơn thơ tuyệt cú và haiku nói riêng, thơ cổ điển phương Đông nói chung trong nhà trường, khi tiếp cận văn bản, ngoài tính chỉnh thể tác phẩm như một sinh mệnh trọn vẹn, phần nào có ý thức về sự tương đồng loại hình, quan hệ ảnh hưởng văn học và cả sự khác biệt ở tính cách bản sắc dân tộc. Nghiên cứu – so sánh tuyệt cú và haiku trong bối cảnh thế giới hội nhập ngày nay cũng là tìm hiểu thêm về hai quốc gia – hai nền văn hóa Trung Hoa và Nhật Bản – cũng như sức sống của thơ ca qua những bờ cõi và giới hạn, đồng vọng tiếng lòng nhân loại trong một tiếng nói chung. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Với vẻ đẹp đặc trưng của thể loại, có thể nói tuyệt cú và haiku từ lâu đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Ở đây chúng tôi khảo sát lịch sử nghiên cứu tuyệt cú và haiku chủ yếu dựa trên các mảng tư liệu sau: 2.1 Ở mảng tài liệu tiếng Việt Chưa đi sâu và cụ thể vào hình thức thể loại thơ, xét trên trục lịch sử và văn hóa “đồng văn” Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, Vĩnh Sính – giáo sư 3 đại học Alberta, Canada cho rằng: “Thái độ của Việt Nam đối với Trung Quốc: đề kháng xâm lăng quân sự và chấp nhận khuôn mẫu văn hóa” [101, tr.19]; còn “thái độ của Nhật Bản đối với Trung Quốc: kính nể hoặc phủ nhận văn hóa Trung Hoa” [101, tr.27]. Từ định hướng mang tính gợi ý đó, có thể nghĩ về những mối quan hệ tương tác – song hành nghệ thuật ngôn từ thi ca (chữ Hán – chữ Nôm – chữ Kana), hình thức thể loại (tuyệt cú – tứ tuyệt – haiku) vai trò và sự ảnh hưởng thơ ca (Đường thi – thơ chữ Hán và thơ Nôm Đường luật – thơ haiku)… Tuyệt cú song hành cùng với chiều dài truyền thống văn học Việt Nam hàng ngàn năm, vì vậy đã được biết đến từ rất lâu, còn haiku mãi đến đầu thế kỷ XX mới được biết đến. Và cũng phải mất một khoảng thời gian khá dài để thể thơ này trở nên gần gũi hơn với tâm thức văn hóa Việt Nam, đến cuối thế kỷ XX những nét tương đồng giữa tuyệt cú và haiku mới được một số nhà nghiên cứu nhận ra và bước đầu có những so sánh trên những nét cơ bản. Nhưng sự so sánh thường diễn ra khi tác giả đi vào tìm hiểu một thể thơ. Khi đi vào nghiên cứu cụ thể một thể thơ, các tác giả thường nhớ đến thể thơ còn lại và thao tác so sánh được sử dụng trong trường hợp này nhằm làm sáng tỏ một luận điểm nhất định. Ở đây xảy ra hai khuynh hướng: - So sánh tuyệt cú với haiku nhằm làm nổi bật đặc điểm của tuyệt cú. Tiêu biểu cho hướng đi này là các công trình nghiên cứu của Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Kim Châu… Trong luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường (1995), đã được xuất bản thành sách, Nguyễn Sĩ Đại nhắc đến những kiểu thơ ngắn, trong đó “Về thơ ba câu, ta thấy có thơ hai-cư Nhật Bản nổi tiếng” [18, tr.38]. Tác giả đi đến kết luận “Kiểu tổ chức bốn câu của thơ là phổ biến nhất […] thuộc hàng ưu việt nhất và có tính ổn định cao” [18, tr.38] và “thơ tứ tuyệt mạnh hơn thơ hai câu, ba câu, thơ ngũ ngôn, thất ngôn, mạnh hơn thơ tứ ngôn, tam ngôn là chỗ có dư 4 địa để cho đôi cánh của trí tưởng tượng sáng tạo bay lên, cho làn sóng xúc cảm lan tỏa”[18, tr. 44]. Sự so sánh này nhằm chỉ ra vẻ đẹp của tuyệt cú nên ít nhiều có tính chất phiến diện, bởi không thể đơn thuần cho rằng tuyệt cú có nhiều “dư địa” hơn haiku. Cũng với sự liên hệ giữa các thể loại thơ ngắn, nhưng trong luận án Tiến sĩ Ngữ văn Thơ tứ tuyệt trong Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX (2001), Nguyễn Kim Châu đã có cái nhìn tương đối khách quan hơn khi nhận xét “Các hình thái thơ ngắn không xa lạ với thơ ca cổ điển phương Đông” [8, tr.30] và đặt tuyệt cú trong mối liên hệ với các thể thơ sijo, tanka, haiku. Tác giả so sánh tuyệt cú với các hình thái thơ ngắn của văn học cổ điển Nhật Bản và đặt ra vấn đề: “Phải chăng số câu lẻ và tổng số chữ lẻ trong các hình thái thơ ngắn phổ biến của người Nhật Bản gợi cảm giác về những lời nói bỏ lửng, chưa trọn ý và lựa chọn giải pháp đánh dấu khoảng dư địa của những điều không thể nói đó bằng cách cố tình không sử dụng đặc điểm cân đối, hoàn hảo thường thấy ở những kiến trúc bài thơ có tổng số câu chẵn và tổng số chữ chẵn?” [8, tr.40]. Như vậy, tác giả đã chỉ ra được những điểm giống và khác nhau cơ bản của hai thể loại cùng thuộc về loại hình thơ ca cổ điển phương Đông. - So sánh haiku với tuyệt cú để làm nổi bật đặc điểm của haiku. Nhật Chiêu trong Basho và thơ haiku khi nói đến tính chất hàm súc của thơ haiku đã có điểm qua tuyệt cú: “Thơ ca Á Đông nói chung là cô đọng với các hình thức ngắn gọn của haiku, tanka, tứ tuyệt […] Haiku tiêu biểu cho phong cách Đông phương hơn cả, cô đọng, ý ở ngoài lời” [9, tr.53]. Các tác giả Haiku Hoa thời gian thì nhận xét: “trong khi tứ tuyệt chững chạc bốn chân cân xứng, đường bệ thì haiku trụ vững trên ba chân chông chênh không đều nhau như là một khiếm khuyết, nhưng lại toàn vẹn như giọt nước bé nhỏ ôm gọn cả vũ trụ bao la” [36, tr.35]. 5 Dù theo hướng đi nào thì các tác giả đều nhận ra nét chung và nổi bật của hai thể loại thơ tuyệt cú và haiku ở chỗ nó đều là những thể thơ ngắn và hội tụ tiêu biểu vẻ đẹp thơ cổ điển phương Đông. Nhưng so sánh không bình đẳng thường khó đảm bảo tính khách quan và không làm rõ được đặc điểm loại hình của hai thể thơ độc đáo này. Dưới góc độ văn học so sánh, một số công trình nghiên cứu đã có cái nhìn tương đối toàn diện hơn dưới nhiều hướng khác nhau: - So sánh thể loại: Trước hết có thể kể đến bài viết “Phác thảo những nét tương đồng và dị biệt của ba thể thơ: tuyệt cú, haiku và lục bát” của Nguyễn Thị Bích Hải. Tác giả nhận xét rằng: “Ba thể thơ tuyệt cú, haiku và lục bát đều là thể thơ cách luật ngắn nhất trong văn học dân tộc của Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam” [85, tr.221], từ đó chỉ ra những điểm giống nhau và gần gũi khác, như hình thành từ văn học dân gian, là thơ trữ tình, hàm súc cao độ, trọng tâm ý nghĩa nằm ở câu cuối, dễ làm nhưng khó cho được hay. Nhà nghiên cứu cũng bước đầu chỉ ra sự khác nhau giữa ba thể thơ về con đường định hình cũng như ảnh hưởng đối với thơ ca nước ngoài. Có thể nói, trong một bài viết khá gọn gàng, tác giả đã có những nhận định ban đầu mang tính chất gợi ý để người đọc tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về những thể thơ độc đáo của thơ ca phương Đông. Bài viết “Những nét tương đồng và dị biệt của thơ sijo (Hàn Quốc) và thơ haiku (Nhật Bản) – nhìn từ đặc trưng thể loại” của Hà Văn Lưỡng cũng cho chúng ta cái nhìn so sánh đối với các thể thơ ca cổ điển này. Trong đó tác giả nhìn nhận sự giống nhau giữa các thể thơ cổ điển phương Đông về các phương diện “cô đúc, ngắn gọn”, “bố cục chặt chẽ”, “trọng tâm ý nghĩa thường nằm ở câu cuối” [57, tr.52]. Trong Tiếp cận thể loại văn học cổ Trung Quốc, Đinh Phan Cẩm Vân cũng chỉ ra những nét gặp gỡ và khác biệt của tuyệt cú và haiku “Thể haiku của Nhật Bản cực ngắn có tính chất khơi gợi 6 […]. Tứ tuyệt cũng rất ngắn, với ngũ tuyệt mỗi bài thơ chỉ 20 chữ”. Tác giả cũng chỉ ra đặc điểm loại hình của thể loại: “Haiku, tứ tuyệt hay luật thi đều là sản phẩm của tư duy phương Đông. Từ cái hữu hình nhằm khơi gợi cái vô hình. Cái vô hình, trừu tượng lại nhằm giải thích cái hữu hình, cụ thể. Phương Đông không có hứng thú nói trực tiếp mà nói theo lối gián tiếp, hoặc nói một phần, để lại dư địa cho người đọc” [100, tr.32]. Như vậy, mặc dù chưa bàn thật sâu những điểm dị đồng của các thể loại thơ ca cổ điển phương Đông nhưng các tác giả đã cho ta thấy những đặc điểm tiêu biểu của chúng là sự hàm súc và khơi gợi. - So sánh loại hình tác gia: tiêu biểu là các bài viết “Basho (1644-1694) và Huyền Quang (1254-1334) - Sự gặp gỡ với mùa thu hay sự tương hợp về cảm thức thẩm mĩ” [37] của Lê Từ Hiển, “Vương Duy và Matsuo Basho - loại hình thi tăng của khu vực văn hóa Phật giáo” [45] của Trần Thị Thu Hương. Các tác giả tìm thấy vẻ đẹp của mĩ học Thiền trong thơ ca của các tác giả, phần nào bộc lộ qua thể loại - “tứ tuyệt rất gần gũi với hai-kư về sự ngắn gọn, tính hàm súc, đa nghĩa”, “kết cấu chân không” thể hiện qua “hình thức cực tiểu” của tuyệt cú và haiku … - So sánh loại hình thơ Thiền: tiêu biểu là Khảo sát một số đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ XI - thế kỉ XIX của Đoàn Thị Thu Vân, “Ba dòng thơ tiêu biểu phương Đông: thơ Thiền Việt Nam, Đường thi Trung Hoa và Haiku của Nhật” của Thái Tú Hạp… Nếu Thái Tú Hạp chủ yếu chỉ ra tinh thần của ba dòng thơ này là “con người hòa nhập với thiên nhiên, với vũ trụ nhất thể” thì Đoàn Thị Thu Vân cụ thể hơn khi triển khai so sánh cảm thức Thiền, tính trực cảm, gợi mở, hình ảnh thiên nhiên… trong đó sự khác nhau giữa tuyệt cú và haiku cũng đã được đề cập đến: Thơ Thiền Lý Trần đa số là những bài tứ tuyệt Đường luật. Hình thức này mang tính cân đối hoàn chỉnh. Có cái “ý tại ngôn ngoại” 7 nhưng bản thân nó cũng đã là đầy đủ. Còn thơ haiku với 17 âm tiết chia làm 3 dòng dài ngắn khác nhau. Không có cái vẻ cân đối đều đặn của sự gia công trau chuốt bởi bàn tay người như thơ Đường luật nhưng lại mang được cái tự nhiên của sự sống. Và chính hình thức này đã tạo cho người đọc bài thơ có cảm giác về một sự còn thiếu, như bức tranh đang vẽ dở chừng, bài thơ còn muốn viết tiếp. Cảm giác thiếu vắng này tạo một sức gợi vô cùng mạnh mẽ và thu hút người đọc tham gia quá trình sáng tạo [101, tr179-180]. Tác giả đã tinh tế chỉ ra được sự khác nhau giữa tính cân đối và tính thiếu vắng, sự trau chuốt và tính tự nhiên giữa hai thể thơ này. Tuy nhiên, bởi vì diện so sánh của tác giả là bao quát cả loại hình thơ Thiền nên không hướng đến tập trung so sánh hai thể loại. Như vậy, mặc dù đã có nhiều nhà nghiên cứu nhận ra những nét tương đồng và dị biệt giữa hai thể loại thơ ca tiêu biểu cho thơ ca Á Đông, nhưng những so sánh chỉ dừng lại ở mức điểm qua hoặc bước đầu mà chưa tập trung đi vào phân tích thấu đáo. Trên cơ sở những gợi ý của các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi triển khai luận án nhằm hướng đến một sự so sánh công phu hơn hai thể loại thơ ca độc đáo này. 2.2 Ở mảng tài liệu tiếng Trung Quốc: Văn học so sánh ở Trung Quốc có một bề dày lịch sử khá dày dặn – hơn trăm năm – vì vậy những vấn đề của văn học so sánh được quan tâm, trong đó có việc so sánh văn học Trung Hoa với thế giới, trong đó có Nhật Bản. Cùng với việc so sánh song song hai nền văn học là tìm hiểu giao lưu ảnh hưởng qua lại trên tất cả các phương diện: văn học dân gian, tiểu thuyết, tản văn, thơ ca… Và nhắc đến thơ ca không thể bỏ qua hai thể loại thơ tiêu biểu của dân tộc là tuyệt cú và haiku. 8 Năm 1984, trong bộ Tỷ giảo văn học nghiên cứu tùng thư 比比比比比比比比 của Đại học Bắc Kinh, quyển Tỉ giảo văn học luận văn tập 比比比比比比比 [142] do Trương Long Khê – Ôn Nho Mẫn biên tuyển có bài viết “Trung Nhật đích tự nhiên thi quan” của Lâm Lâm, trong đó tìm hiểu ảnh hưởng của Trung Hoa đến Nhật Bản trong cái nhìn đối với thế giới tự nhiên, trong đó có thơ haiku của Basho, Buson… Năm 1987, trong công trình Trung Nhật cổ đại văn học quan hệ sử khảo 中中中中中中中中中中 [119], Nghiêm Thiệu Đãng đã dành chương 2 để tìm hiểu hình thái văn học Hán trong loại thơ đoản ca, ông chỉ ra đoản ca là loại thơ thuần Nhật, đồng thời cũng phát hiện những ảnh hưởng của văn học Hán đối với thể loại thơ này. Cũng Nghiêm Thiệu Đãng trong công trình Trung Quốc văn học tại Nhật Bản 中中中中中中中 [120] viết chung với Vương Hiểu Bình xuất bản năm 1990, đã củng cố và mở rộng những vấn đề đã được đề cập trong cuốn sách trước, bàn đến “Ý nghĩa của văn học Trung Quốc trong sáng tác haikai của Matsuo Basho”. Ông nói đến mối liên hệ giữa haiku của Basho với thơ ca Trung Hoa, đặc biệt là thơ Đường, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Đỗ Phủ, Lý Bạch… Tuy nhiên, dù so sánh song song hay tìm hiểu ảnh hưởng, thì tác giả cũng chỉ liên hệ đến thơ ca Trung Hoa chứ chưa xét riêng đến thể loại tuyệt cú. Năm 1996, trong công trình Thất thập âm đích thế giới: Nhật Bản bài cú 中中中中中中—中中中中 [122], tác giả Mã Hưng Quốc cũng dành một chương để khảo sát “Bài cú dữ Trung Quốc”. Công trình có một bước phát triển mới so với các công trình của họ Nghiêm ở chỗ tác giả không chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đối với haiku mà còn tìm hiểu theo chiều ngược lại, đó là haiku tại Trung Quốc. Tuy nhiên, sự so sánh chủ yếu tìm hiểu trên phương diện nội dung, và tuyệt cú vẫn chưa được liên hệ so sánh. Trịnh 9 Dân Khâm với Nhật Bản bài cú sử 中中中中中(2000) [136] cũng tìm hiểu mối quan hệ “Bài cú dữ Hán thi”, mà chưa đề cập đến thể loại tuyệt cú. Trong Đông phương cổ điển mĩ: Trung Nhật truyền thống thẩm mĩ ý thức tỉ giảo 中中中中中中中中中中中中中中中中(2002) [137], trên sự so sánh rộng về mặt tư tưởng, ý thức thẩm mĩ, Khương Văn Thanh đã lưu tâm đến haiku trong dòng chảy của thơ ca từ khởi nguyên. Nhưng khi so sánh, Khương Văn Thanh đã lựa chọn hòa ca với tuyệt cú như là hai thể loại thơ ca tiêu biểu của hai dân tộc, mặc dù ông chỉ ra: “hòa ca đã nhỏ bé, haiku lại càng nhỏ bé hơn” [137, tr.211]. Tác giả đã vận dụng lý thuyết văn bản của Roman Ingarden để so sánh hai thể loại thơ ca, từ đó chỉ ra: Vẻ đẹp mang tính đa dạng của âm vận, truyền đạt ý tượng đa dạng phong phú, ý cảnh cấu tứ hoàn chỉnh, hình thành nên ý vị sâu xa, đây là đặc tính nghệ thuật của kết cấu văn thể thơ ca cổ điển Trung Quốc biểu hiện qua tuyệt cú đời Đường; vẻ đẹp bình hòa tự do của âm vận, đơn thuần giản đạm của ý tượng, tính chất tương đối thoải mái tự do, để càng nhiều khoảng trống cho tưởng tượng thể nghiệm, đây là đặc tính nghệ thuật của kết cấu văn thể thơ ca cổ điển Nhật Bản thể hiện qua đoản ca. Điểm tương đồng là đều theo đuổi tính trữ tình của tình cảnh giao dung, điểm khác biệt là khi trữ tình biểu hiện hoặc kín đáo hoặc trực tiếp [137, tr.238]. Có thể nói, trong một sự phạm vi so sánh ngắn, tác giả đã đưa ra được nhiều kiến giải quan trọng, từ đó cho chúng tôi nhiều gợi ý quý báu. Công trình nghiên cứu có ý thức so sánh tuyệt cú và haiku có thể kể đến là Đường tuyệt cú sử 中中中中(1987) [139] của Chu Khiếu Thiên. Trong khi nghiên cứu ngũ ngôn tuyệt cú của Vương Duy, ông đã nhận thấy với haiku có những điểm tương đồng: thể thơ nhỏ bé, dung hợp họa ý với triết lý, thủ pháp tượng trưng, lời ngắn ý dài. Mặc dù tác giả chưa đi sâu phân tích so sánh hai 10 thể thơ mà chỉ dừng lại ở những nhận xét mang tính cảm nhận ban đầu nhưng có thể nói, đây là những phát hiện quan trọng mang tính gợi ý trong việc so sánh hai thể loại thơ ca tiêu biểu nhất của hai dân tộc. Ngoài ra còn có những bài nghiên cứu trên báo – tạp chí viết về ảnh hưởng của thơ ca cổ điển Trung Hoa đến thơ haiku. Trong đó có thể kể đến “Tòng Hán thi dữ bài cú đích tỉ giảo khán Trung Nhật văn hóa chi dị đồng” “从从从从从从从从从从从从从从从从从”[131] của Khưu Minh. Khưu Minh đã so sánh sự khác biệt giữa Hán thi và bài cú để chỉ ra sự bất đồng về mặt văn hóa giữa Trung Hoa và Nhật Bản, giữa một bên xem trọng “lý và thiện” trong khi một bên lại đặt nặng “chân và tình”. Những đặc điểm cơ bản này cũng chính là sự khác biệt cơ bản giữa tuyệt cú và bài cú. Bài viết Phan Quý Dân – Điền Thiếu Úc “Bài cú dữ Đường nhân tuyệt cú đích ý cảnh mĩ – dĩ Ba Tiêu Tùng Vĩ dữ Vương Duy tác phẩm vi lệ” “从从从 从从从从从从从从从从从从从从从从从从从从从”(Khảo thí chu san, kỳ 18 – 2008) cũng đã có những nhận xét xác đáng về sự giống nhau giữa hai thể tài thơ ca này: Bài cú là một loại hình thức truyền thống vận văn học của Nhật Bản, cũng là một trong những thơ cách luật ngắn nhất trên thế giới, trong lịch sử văn học Nhật Bản chiếm địa vị mười phần trọng yếu. Ngũ ngôn tuyệt cú Đường thi cũng lấy nhỏ thấy lớn, lấy ít nói nhiều, có vận luật bằng trắc, lưu truyền rất rộng, đến nay vẫn được hậu nhân truyền tụng rộng rãi. Hai loại thể thơ này, đều đối với đời sau ảnh hưởng sâu xa, trong văn học sử hai nước đều thực sự có địa vị nổi bật mười phần quan trọng, đặc biệt đều có câu chữ giản đoản, truyền đạt ý cảnh sâu sắc thâm u [129, tr.42]. Từ đó các tác giả đi vào so sánh tuyệt cú và haiku về phương diện ý cảnh với những vẻ đẹp tịch tĩnh, dư tình, tinh tế, cũng như vẻ đẹp “không”, “hư”, tuy nhiên trong khuôn khổ một bài viết khoảng hai trang, các tác giả chỉ 11 dừng lại ở mức độ bước đầu cảm nhận cùng so sánh một cách giản lược chứ chưa thực sự đi vào phân tích vẻ đẹp ý cảnh của hai tác gia rất tiêu biểu cho thơ tuyệt cú và haiku này. Sau đó bài viết của Chu Kiến Bình “Vương Duy sơn thủy thi dữ Ba Tiêu bài cú chi tỉ giảo – dĩ Thiền Đạo tư tưởng ảnh hưởng vi trung tâm” “从从从 从从从从从从从从从从从从-从从从从从从从从从从”(Từ Châu công trình học viện học báo, kỳ quyển 24, kỳ 6 – 2009) đã tiếp tục so sánh thơ Vương Duy với Basho. Tác giả chỉ ra: Vương Duy đem ý cảnh Thiền dung nhập vào thơ sơn thủy của ông, hình thành nên tình thú thẩm mĩ đặc sắc. Cũng như vậy, thơ quan hệ giữa thơ bài cú của Basho với Thiền cũng vô cùng mật thiết, nhưng so với những tác phẩm thơ tràn đầy Thiền vị của Trung Quốc, nó càng nghiêng về bình đạm, phác thực, thuận theo tự nhiên [133, tr.33]. Tác giả đánh giá thơ Vương Duy và Basho đều đạt đến cảnh giới của nhàn tịch, u huyền, tuy vậy lại cho rằng bởi Vương Duy sống trong thời đại cực thịnh nên thơ ca mang âm hưởng nhàn nhã lạc quan, trong khi Basho trải nghiệm cuộc sống bần cùng nên thơ ca mang khí vị lạnh lẽo. Người viết không nghĩ rằng khí vị lạnh lẽo trong thơ ca của Basho là bởi vì ông trải qua cuộc đời nghèo túng, mà nó nằm trong truyền thống thẩm mĩ Nhật Bản nghiêng về vẻ đẹp u buồn, một bi cảm aware xuyên thấm trong nền văn học. Mặc dù chưa có điều kiện trực tiếp tham khảo những công trình nghiên cứu so sánh bằng tiếng Nhật, nhưng một số công trình văn học so sánh bằng tiếng Trung có sự tham gia của các học giả Nhật Bản đã hé mở cho chúng tôi cách nhìn nhận từ phía Nhật Bản về mối quan hệ giữa hai nền thơ ca này. Năm 1988, cuốn Trung ngoại tỉ giảo văn học dịch văn tập 中中中中中中中中 中 [140] do Châu Phát Tường biên soạn đã tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và thế giới, trong đó có các bài của các nhà nghiên 12 cứu Nhật Bản tìm hiểu so sánh thơ ca Trung Quốc và Nhật Bản như “Chính trị tính dữ trữ tình tính – Trung Nhật thi ca sáng tác đích tỉ giảo” của Linh Mộc Tu Thứ (Suzuki Shuji), “Ba Tiêu dữ Đường Tống thi” của Tiểu Tây Thậm Nhất (Konishi Jinichi). Nếu như Linh Mộc Tu Thứ tìm hiểu hai đặc trưng riêng biệt của văn học Trung Quốc và văn học Nhật Bản thể hiện qua thơ ca thì Tiếu Tây Thậm Nhất chỉ ra Basho đã tiếp nhận thơ ca Đường Tống từ đó hình thành phong cách haiku của mình. Năm 1996, trong bộ sách công phu Trung Nhật văn hóa giao lưu sử đại hệ, quyển 6 – văn học quyển 中中中中中中中中中 - 中中中 [121] – có sự tham gia của các nhà nghiên cứu từ hai phía Trung Quốc và Nhật Bản, nhà nghiên cứu Nhật Bản Nakanishi Susumu đã viết chương 2 của cuốn sách “Nhật Trung thi ca đích bản thể dữ hình thái cập kỳ nghiên cứu tỉ giảo”, có sự mở rộng so sánh không chỉ Hòa ca và Hán thi mà còn tìm hiểu mối quan hệ giữa Bài cú và Hán thi, đồng thời tìm hiểu Hòa ca và bài cú tại Trung Quốc giao lưu và ảnh hưởng. Đây là một nghiên cứu bổ ích và công phu, từ đó ta có được cái nhìn đa chiều trong so sánh văn học chứ không đơn thuần nhìn từ một phía. Nhìn chung, từ mảng tư liệu tiếng Trung, có thể nhận thấy các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng như Nhật Bản đã quan tâm so sánh thơ ca giữa hai quốc gia trên các phương diện nội dung và nghệ thuật để tìm ra những ảnh hưởng cũng như dị đồng, trong đó haiku thường được tìm hiểu trong mối quan hệ với Hán thi. Sự tương đồng – dị biệt giữa hai thể loại tuyệt cú – haiku cũng đã được một số nhà nghiên cứu lưu ý, tuy nhiên vẫn còn sơ lược, vẫn chưa có một công trình nào thực hiện so sánh tuyệt cú và haiku cụ thể và có hệ thống. 2.3 Ở mảng tài liệu tiếng Anh Thơ ca cổ điển phương Đông – bao gồm cả tuyệt cú và haiku – từ lâu đã khơi được niềm ngạc nhiên, hứng thú và say mê của các nhà nghiên cứu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan