Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh tu từ trong thơ lò ngân sủn...

Tài liệu So sánh tu từ trong thơ lò ngân sủn

.PDF
156
323
58

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÊ THỊ HỒNG NHUNG SO SÁNH TU TỪ TRONG THƠ LÒ NGÂN SỦN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN SƠN LA, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÊ THỊ HỒNG NHUNG SO SÁNH TU TỪ TRONG THƠ LÒ NGÂN SỦN Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 822 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Thanh Hoa SƠN LA, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn PGS. TS Bùi Thanh Hoa. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tác giả luận văn Lê Thị Hồng Nhung LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn và tình cảm chân thành, em xin trân trọng cảm ơn: Khoa Ngữ Văn, Khoa sau đại học - Đại học Tây Bắc, các thầy cô giáo trường Đại học Tây Bắc đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Thanh Hoa, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chi bộ, Ban Giám Hiệu trường THPT Tông Lệnh cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Sơn La, tháng năm 2017 Tác giả luận văn Lê Thị Hồng Nhung MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 7 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 8 6. Những đóng góp của luận văn ................................................................ 8 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................... 10 1.1. Lý thuyết về so sánh và so sánh tu từ................................................. 10 1.1.1. Khái niệm so sánh .......................................................................... 10 1.1.2. So sánh tu từ ................................................................................... 10 1.1.2.1. Quan niệm về so sánh tu từ .......................................................... 10 1.1.2.2. Cấu trúc của so sánh tu từ ............................................................ 16 1.1.2.3. Giá trị của so sánh tu từ ............................................................... 23 1.2. Nhà thơ Lò Ngân Sủn ........................................................................ 27 1.2.1. Cuộc đời và con người .................................................................... 27 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác thơ ca của Lò Ngân Sủn ................................... 30 1.2.2.1.Quan điểm nghệ thuật ................................................................... 30 1.2.2.2. Tác phẩm ..................................................................................... 33 Tiểu kết chương 1..................................................................................... 34 CHƢƠNG 2. CẤU TRÚC CỦA SO SÁNH TU TỪ TRONG THƠ LÒ NGÂN SỦN ............................................................................................. 36 2.1. Kết quả thống kê ............................................................................... 36 2.2. Cấu trúc hình thức của so sánh tu từ trong thơ Lò Ngân Sủn ............. 36 2.2.1. Cái so sánh (CSS) ........................................................................... 37 2.2.2. Cái được so sánh (CĐSS) ............................................................... 38 2.2.3. Cơ sở so sánh (CSSS) ..................................................................... 39 2.2.4. Từ so sánh (TSS) ............................................................................ 41 2.3. Cấu trúc nghĩa ................................................................................... 44 2.3.1. Nghĩa cụ thể, nghĩa trừu tượng ....................................................... 44 2.3.2. So sánh nổi, so sánh chìm ............................................................... 45 2.3.2.1. So sánh nổi .................................................................................. 45 2.3.2.2. So sánh chìm ............................................................................... 48 Tiểu kết chương 2..................................................................................... 52 CHƢƠNG 3. GIÁ TRỊ CỦA SO SÁNH TU TỪ TRONG THƠ LÒ NGÂN SỦN ............................................................................................. 54 3.1. Thế giới nghệ thuật trong thơ Lò Ngân Sủn qua biện pháp so sánh tu từ54 3.1.1. Thế giới miền núi Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, thơ mộng và trữ tình54 3.1.1.1. Một thế giới miền núi rừng hùng vĩ, hoang sơ ............................. 54 3.1.1.2. Miền núi Tây Bắc thơ mộng, trữ tình ........................................... 59 3.1.2. Con người miền núi ........................................................................ 65 3.1.2.1. Triết lý về người Giáy................................................................ 65 3.1.2.2. Vẻ đẹp của con người miền núi ................................................... 66 3.1.3. Hình ảnh người phụ nữ ................................................................... 72 3.1.3.1. Hình ảnh người mẹ tần tảo, giàu đức hy sinh ............................... 73 3.1.3.2. Hình ảnh người con gái miền núi đẹp mộc mạc, giản dị............... 73 3.1.4. Tình yêu lứa đôi ............................................................................. 78 3.1.4.1. Tình yêu mới chớm nở, mộc mạc, giản dị .................................... 78 3.1.4.2. Tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, cháy bỏng..................................... 79 3.1.5. Giá trị truyền thống của nền văn hóa dân tộc .................................. 82 3.1.5.1. Lễ hội và âm nhạc truyền thống ................................................... 82 3.1.5.2. Chợ phiên, chợ tình ..................................................................... 85 3.2. So sánh tu từ và Phong cách nghệ thuật thơ Lò Ngân Sủn ................. 89 3.2.1. Biện pháp so sánh tu từ trong thơ Lò Ngân Sủn .............................. 89 3.2.2. Phong cách nghệ thuật thơ Lò Ngân Sủn ........................................ 89 Tiểu kết chương 3..................................................................................... 91 KẾT LUẬN ............................................................................................. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 95 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ 1 CĐSS Cái được so sánh 2 CSS Cái so sánh 3 CSSS Cơ sở so sánh 4 CTSS Cấu trúc so sánh 5 DTTS Dân tộc tiểu số 6 TS Tổng số 7 TSS Từ so sánh 8 UBTQ Ủy ban tổ quốc 9 VHNT Văn hóa nghệ thuật DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tỷ lệ các tác phẩm có sử dụng biện pháp so sánh tu từ. .......... 36 Bảng 2.2. Bảng thống kê cấu tạo cái so sánh (CSS) ............................... 37 Bảng 2.3. Bảng thống kê cấu tạo cái đƣợc so sánh (CĐSS).................... 38 Bảng 2.4. Phân loại biểu thức so sánh dựa trên cơ sở so sánh (CSSS) .... 40 Bảng 2.5. Thống kê, phân loại từ loại của biểu thức so sánh có CSSS ... 40 Bảng 2.6. Bảng thống kê, phân loại các biểu thức so sánh dựa vào từ so sánh (TSS). ..................................................................................................... 41 Bảng 2.7. Bảng thống kê các loại TSS. ................................................... 42 Bảng 2.8. Bảng thống kê, phân loại TSS theo mức độ so sánh ............... 43 Bảng 2.9. Phân loại nghĩa trong mối tương quan giữa CSS và CĐSS ..... 44 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học hiện đại của các dân tộc thiểu số nói chung, thơ ca của các dân tộc thiểu số nói riêng, từ lâu đã được khẳng định là một bộ phận văn học Việt Nam có vẻ đẹp riêng, có sắc thái riêng, mang đậm dấu ấn tâm hồn và giàu bản sắc văn hóa các dân tộc anh em. Trong lĩnh vực thơ ca, các nhà thơ dân tộc ít người đã góp những giá trị riêng vào nền thơ ca hiện đại Việt Nam với một thế giới nghệ thuật thơ thực sự mới lạ, sinh động, hấp dẫn với những gương mặt mới, những giọng điệu riêng, những cá tính sáng tạo độc đáo tiêu biểu cho các dân tộc như: Nhà thơ Mai Liễu, Dương Thuấn, Y Phương (dân tộc Tày), Vương Trung, Lò Cao Nhum, Cầm Biêu, Cầm Hùng (dân tộc Thái), Mã A Lềnh, Mã Anh Lâm (dân tộc Mông), Lò Ngân Sủn (dân tộc Giáy), Pờ Sáo Mìn (dân tộc Pa Dí)…. Những tên tuổi ấy đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn cho thơ ca các dân tộc thiểu số phía Bắc. 1.2. Lò Ngân Sủn là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu của các nhà thơ dân tộc thiểu số với sự độc đáo, mới lạ trong các tác phẩm thơ ca. Ông là niềm tự hào của dân tộc Giáy nói riêng, của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung. Thơ của ông phản ánh cuộc sống với bao tâm tư, tình cảm của người dân miền núi vùng cao cùng những lễ hội, phong tục tập quán mang nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Giáy, của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều tác phẩm ghi lại cảnh sắc thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, hiểm trở, thơ mộng, trữ tình của vùng núi phía Bắc của Tổ quốc. Tác phẩm thơ ca của Lò Ngân Sủn mang đậm bản sắc dân tộc từ chất liệu đến cấu trúc thơ, sắc thái cảm xúc… với ngôn ngữ thơ giàu cảm xúc, giàu tính tạo hình, mang hương vị riêng. 1.3. Ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang đặc 1 trưng của văn học. Cho nên, ngôn ngữ được các nhà thơ sử dụng để làm nên tính tạo hình trong thơ. Đặc điểm nổi bật của phương thức tạo hình là sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật giàu hình tượng để miêu tả đối tượng như nó vốn có trong thực tế khách qua. Ngôn ngữ tạo hình trong thơ không những có khả năng biểu hiện nội dung của sự vật, hiện tượng mà còn làm cho chúng hiện lên với một hình hài cụ thể, sinh động…Ngôn ngữ giàu tính tạo hình là một thế mạnh, một nét đặc trưng của việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật của nhà thơ, nhà văn miền núi trong đó có nhà thơ Lò Ngân Sủn. Bằng việc sử dụng ngôn ngữ tạo hình một cách sáng tạo, Lò Ngân Sủn đã tạo được một giọng thơ riêng, một sức hấp dẫn riêng cho các tác phẩm của mình trong cách miêu tả thiên nhiên, cuộc sống và con người vùng cao. Để tăng tính tạo hình cho câu thơ của mình, Lò Ngân Sủn không chỉ sử dụng thích hợp hệ thống từ vựng (từ địa phương, từ láy giàu tính tạo hình) mà nhà thơ còn sử dụng thành công các biện pháp tu từ một cách linh hoạt, uyển chuyển, đặc biệt là so sánh tu từ. Biện pháp này xuất hiện trong ngôn ngữ tạo hình, trong nhiều bài thơ của Lò Ngân Sủn và nó là một trong các yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn, độc đáo của nhà thơ này. Vì thế chúng tôi chọn đề tài “So sánh tu từ trong thơ Lò Ngân Sủn”. Với mong muốn từ việc khảo sát, tìm hiểu đặc điểm của biện pháp so sánh tu từ trong thơ Lò Ngân Sủn để có cách nhìn nhận, đánh giá đúng được phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Từ đó, góp phần quan trọng trong việc khẳng định vị trí và những đóng góp của nhà thơ trong bộ phận văn học thiểu số. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về biện pháp tu từ và so sánh tu từ Ở Châu Âu: Theo truyền thuyết, vào thế kỉ thứ V Tr.CN, ở đảo Sicie, hai nhà hùng biện là Corax và Tisias đã sáng tạo ra môn Tu từ học, nghiên cứu hoạt động ngôn từ với tư cách là diễn từ. Sau này, các nhà hùng biện Hi 2 Lạp và La Mã dù có nhấn mạnh bộ phận này hay bộ phận khác của tu từ học, nhưng về đại thể vẫn giữ lại những nét chung tiêu biểu. Ðến thế kỉ thứ IV- III Tr.CN, một số triết gia Hi Lạp và La Mã như : Platon (428-347), Democrite (460- 370), Aristote (384- 322)... đã hình thành nên một môn học được đặt tên là Rhêtorikê (Mĩ từ pháp). Ðến thế kỉ thứ I Tr.CN, Virgile, nhà thơ La Mã, đề xuất ý kiến về sự phân chia các phong cách diễn đạt. Nội dung của Mĩ từ pháp cổ đại gồm: Các phép mĩ từ (Figura) dùng trong diễn đạt; Phong cách diễn đạt và Cơ cấu một bài văn. Mĩ từ pháp cổ đại đã có ảnh hưởng lớn đến ngôn từ hùng biện, đến nghệ thuật viết văn thời cổ đại và sau này truyền đi khắp châu Âu. Ðầu thế kỉ XX, khoa học ngôn ngữ trên thế giới bước vào một thời kì mới, mở đầu bằng hệ thống các luận điểm trong bài giảng của nhà ngôn ngữ học vĩ đại người Thụy Sĩ, Ferdinand de Saussure (1857 - 1913). Ông đã đào tạo nên nhiều nhà ngôn ngữ học tài giỏi mà hai trong số đó là: Charles Bally và Alber Sechehaye. Albert Sechehaye là người đầu tiên chỉ ra sự cần thiết phải xem Phong cách học là một ngành độc lập của khoa học ngữ văn. Charles Bally được coi như là người đề xướng và khai sinh cho ngành Phong cách học ở nước Pháp nói riêng và trên thế giới nói chung. Suốt nửa đầu thế kỉ, các nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm nhiều đến các vấn đề ngôn ngữ học đại cương, lí luận âm vị học, lí luận ngữ pháp mà ít quan tâm đến Phong cách học. Phong cách học chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ vào nửa sau thế kỉ XX. Ở Việt Nam: Trước thế kỉ XX đã có nhiều học giả đã nghiên cứu, khảo sát và khái quát những vấn đề về ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng của tiếng Việt như: Trương Vĩnh Ký, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm, Lê Văn Lý, Nguyễn Hiến Lê,... Chỉ đến khi quyển Giáo trình Việt ngữ ( tập III- phần Tu từ học) của Ðinh Trọng Lạc ra đời năm 1964 đã đánh dấu sự xuất hiện 3 thực sự của khoa học về phong cách học ở Việt Nam. Từ đó đến nay, rất nhiều quyển giáo trình mới về Phong cách học được xuất bản. Tiêu biểu như: Phong cách học tiếng Việt (1982) của tập thể tác giả Cù Ðình Tú (chủ biên), Lê Anh Hiền, Nguyễn Nguyên Trứ; Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (1983) của Cù Ðình Tú; Phong cách học tiếng Việt (1993) của Ðinh Trọng Lạc,...Trong đó phải kể đến: Tác giả Cù Đình Tú với cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, nhà xuất bản giáo dục, 1983 đã nêu ra khái niệm, cấu tạo, hình thức và chức năng của các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ là những biện pháp được cấu tạo theo trục liên tưởng; Tác giả Cù Đình Tú, Lê Anh Hiển, Nguyễn Xuân Trứ trong cuốc Tu từ học tiếng Việt hiện đại, Đại học sư phạm Việt Bắc, 1975 cũng khái quát về các biện pháp tu từ; Tác giả Đinh Trọng Lạc với cuốn Chín mƣơi chín phƣơng tiện và biện pháp tu từ, nhà xuất bản Giáo dục, 2003 đã viết về các biện pháp tu từ xét trên phương diện cấu tạo của chúng. Có thể xem đây là công trình nghiên cứu một cách đầy đủ nhất về các biện pháp tu từ; Công trình “Những thế giới nghệ thuật ca dao” của Phạm Thu Yến, tác giả cho rằng: “So sánh tu từ trong ca dao trữ tình là đặc điểm nổi bật cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng nghệ thuật biểu hiện thế giới tâm hồn phong phú, tinh tế, chân thành của ngƣời dân lao động; đồng thời đặt nền móng vững chắc cho nghệ thuật so sánh trong thơ ca hiện đại Việt Nam”[32]. Từ ý kiến đó, ta thấy được nghệ thuật so sánh trong thơ hiện đại có một số cấu trúc so sánh, hình thức so sánh cũng như mục đích của việc so sánh là có nét tương đồng với so sánh tu từ trong ca dao. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác ở các trường đại học, cao đẳng… dưới dạng luận văn cũng góp phần không nhỏ làm cho hệ thống nghiên cứu so sánh tu từ thêm thống nhất và sáng tỏ. Đến nay, về cấu trúc hình thức của so sánh tu từ đã tương đối thống nhất và ổn định. Riêng 4 mặt cấu trúc nghĩa của so sánh, các tác giả chưa đi sâu phân tích, chưa lý giải thỏa đáng. Như vậy, mỗi công trình nghiên cứu đều có mặt tích cực, hạn chế riêng nhưng những công trình này đã có những đóng góp lớn trong việc khẳng định vị trí của so sánh tu từ trong phong cách học hiện đại. 2.2 Về nhà thơ Lò Ngân Sủn Lò Ngân Sủn thuộc thế hệ văn nghệ sĩ các dân tộc thiểu số trưởng thành sau 1975. Ông là người viết nhiều, viết khỏe và viết khá thành công ở nhiều thể loại (truyện kí, nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch,…) nhưng sáng tác nhiều nhất và thành công nhất là ở thể loại thơ. Tính từ 1980 đến nay ông đã cho ra mắt trên 20 đầu sách trong đó có hơn chục tập thơ, nhiều bài thơ đã được phổ nhạc như bài “Chiều biên giới” (1980), “Đi trồng tre”, “Những ngƣời con của núi”, “ Chiều Lào Cai”, “Những ngƣời ngủ trên trời”, “Em ở lại giữa lòng anh”, “Hãy yêu anh em nhé”… do các nhạc sĩ Trần Trung, Văn Đông, Ngọc Quang, Trương Ngọc Ninh, Mai Kiên, Phổ Thu, Công Huân, Hà Té phổ nhạc. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, đến nay những công trình nghiên cứu về Lò Ngân Sủn chưa nhiều. Nổi bật là công trình nghiên cứu của PGS.TS Trần Thị Việt Trung: “Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại”[28]. Tác giả có đánh giá: “Thơ ông có hƣơng vị rất đặc trƣng – hƣơng vị của “thắng cố” – một món ăn đặc sản của ngƣời dân tộc vùng núi cao – Hay nói một cách khác thơ ông rất độc đáo, mang đậm màu sắc dân tộc vùng cao miền núi”. “…Dù ở thể loại nào thì nội dung bao trùm lên những tác phẩm của Lò Ngân Sủn vẫn là: phản ánh cuộc sống với bao tâm tƣ, tình cảm của ngƣời dân tộc miền núi vùng cao, cùng với những lễ hội, những phong tục tập quán mang nét văn hóa đặc trƣng của dân tộc Giáy, cùng với cảnh sắc thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, thơ mộng vùng Việt Bắc, Tây 5 Bắc. Cùng với thứ ngôn ngữ thơ giàu cảm xúc, giàu hình ảnh và đậm đà bản sắc dân tộc – cho dù lời thơ không có những từ ngữ hoa mĩ, bay bƣớm mà rất giản dị, mộc mạc nhƣ chính con ngƣời của ông vậy”. Người viết cũng khẳng định: “Lò Ngân Sủn cũng là một trong hai nhà thơ đại diện tiêu biểu cho các nhà thơ dân tộc thiểu số cho việc sử dụng thứ ngôn ngữ tạo hình một cách sáng tạo và độc đáo trong các sáng tác của mình” [28]. Trong bài viết “ Thơ Lò Ngân Sủn- Lửa và gió” của T.S Đỗ Thị Thu Huyền cũng đánh giá: “Đặc trƣng nổi bật nhất của thơ Lò Ngân Sủn là lối tƣ duy thẳng bằng trực cảm và cách diễn tả tạo hình. Truyền thống và vốn văn nghệ dân gian đem lại cho ông ngôn ngữ, hình ảnh; đời sống con ngƣời quê hƣơng cho ông ý tƣởng... nhƣng cái bản năng thi sĩ mới là điều cốt tử tạo nên phong cách Lò Ngân Sủn. Ông làm thơ nhƣ thái độ với cuộc đời, dào dạt, khỏe khoắn và tràn đầy năng lƣợng. Thơ Lò Ngân Sủn mộc mạc mà tinh tế. Dƣờng nhƣ ông muốn khƣớc từ những ẩn dụ, không chú tâm vào cách tạo dựng những hình ảnh, cấu trúc cầu kì. Chất thơ, các tầng nghĩa đến trong sáng tác của Lò Ngân Sủn chỉ bởi cách nhìn qua tâm hồn một thi sĩ đầy bản năng và nhiều nội lực”[10]. Trong ngày Lò Ngân Sủn trở về với đất mẹ, nhiều anh em, bạn bè, đồng nghiệp đã đến tiền đưa và có ghi nhận đóng góp của ông cho thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại: Thái Sinh – Người bạn, đồng nghiệp của nhà thơ, trong bài viết “Lò Ngân Sủn – người “con của núi đã về với núi” đã đánh giá “Thơ Lò Ngân Sủn ít vần điệu nhƣ cách nói dân dã của ngƣời miền núi, nhƣng giàu hình ảnh và đầy triết lí. Chính vì thế, thơ Lò Ngân Sủn có gƣơng mặt rất riêng không lẫn với ai đƣợc” [22]. Bùi Tuyết Mai trong bài viết “Người đi về phía ánh trăng” đã nhận định “…Thi phẩm của Lò Ngân Sủn thu hút đƣợc sự chú ý lớn lao của bạn 6 đọc và các nhà phê bình vì ông hƣớng tới việc thể hiện giá trị cốt lõi của cả dân tộc, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Là một nhà thơ sinh ra nơi đầu sóng ngọn gió, vùng biên giới tổ quốc thi ca nơi ông biết kết tụ vào “điểm tin” của dân tộc, đóng những cột mốc biên giới vững vàng thiêng liêng bằng ngôn ngữ (…) với cái nhìn tinh tế, giàu liên tƣởng, giàu cảm xúc, tâm hồn của chàng trai ngƣời Giáy trong thơ Lò Ngân Sủn hiện lên thuần khiết, giản dị và chân thật” [17]. Như vậy, từ những nhận định, nghiên cứu, đánh giá về thơ Lò Ngân Sủn ở trên, ta thấy các nhà nghiên cứu đã có những đánh giá, nhận xét về giọng điệu, đặc điểm ngôn ngữ trong thơ Lò Ngân Sủn nhưng chưa có công trình nào bàn về so sánh tu từ trong thơ của “Người con Bản Vền” này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và giá trị của so sánh tu từ trong thơ Lò Ngân Sủn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu đã được xác định như trên, luận văn hướng tới nhiệm vụ: - Giới thuyết về so sánh tu từ và nhà thơ Lò Ngân Sủn. - Khảo sát, thống kê, phân loại các biểu thức so sánh tu từ trong thơ Lò Ngân Sủn. - Khám phá thế giới hình tượng thơ và phong cách thơ Lò Ngân Sủn. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu, khảo sát, phân loại, phân tích các cấu trúc so sánh tu từ trong thơ Lò Ngân Sủn trên các bình diện: đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa. 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát nghiên cứu so sánh tu từ trong phạm vi 3 tập thơ của Lò Ngân Sủn trích trong cuốn “Tuyển tập thơ Lò Ngân Sủn” (2013), Nhà xuất bản Hội nhà văn. Cụ thể là: - Tập I. Con của núi (67 bài). - Tập II. Đầu nguồn cuối nước (48 bài). - Tập III. Bữa tình yêu (48 bài). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại Phương pháp này được sử dụng khi người viết khảo sát, thống kê các câu thơ của Lò Ngân Sủn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Từ đó phân loại các kiểu cấu trúc so sánh tu từ thành những tiểu loại nhỏ dựa trên những tiêu chí đã xác định. 5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp so sánh được dùng để so sánh, đối chiếu thơ của Lò Ngân Sủn với một số nhà thơ dân tộc thiểu số khác cùng thời để thấy được nét tương đồng, khác biệt. Từ đó, phát hiện được sự sáng tạo và bản sắc riêng trong thơ Lò Ngân Sủn. 5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp phân tích giúp người viết phân tích các hình thức so sánh, các cấu trúc so sánh tu từ. Từ đó, người viết rút ra những nhận xét, kết luận về sở trường sử dụng biện pháp so sánh tu từ, về phong cách thơ của nhà thơ Lò Ngân Sủn. 6. Những đóng góp của luận văn 6.1. Về mặt lí luận Luận văn góp thêm một cách khám phá về thơ Lò Ngân Sủn dưới góc 8 nhìn của phong cách học, của so sánh tu từ. Trên cơ sở củng cố lý thuyết về so sánh tu từ, luận văn đã bước đầu tìm hiểu được cách sử dụng biện pháp so sánh tu từ trong thơ của Lò Ngân Sủn. Phát hiện được sở trường của nhà thơ trong việc lựa chọn chất liệu thi ca để đưa vào tác phẩm của mình. Đánh giá được phần nào phong cách thơ độc đáo của nhà thơ. 6.2. Về mặt thực tiễn Qua việc nghiên cứu về so sánh tu từ trong thơ Lò Ngân Sủn sẽ làm sáng rõ thêm lý thuyết về biện pháp so sánh tu từ được nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Chúng tôi hy vọng đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên đi sâu tìm hiểu về nhà thơ Lò Ngân Sủn, về biện pháp so sánh tu từ trong thơ của ông. Hiểu rõ hơn về đặc điểm ngôn ngữ của nhà thơ trong việc thể hiện nội dung phong phú, đa dạng từ thiên nhiên đến con người miền núi. Khẳng định những đóng góp tiêu biểu của nhà thơ dân tộc Giáy này cho văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Luận văn có thể giúp cho nhiều người học tập, nghiên cứu bộ phận văn học thiểu số theo hướng tiếp cận, tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn học từ góc độ nghệ thuật từ đó nâng cao khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học thiểu số cho người đọc. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, cụ thể: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết Chƣơng 2: Cấu trúc của so sánh tu từ trong thơ Lò Ngân Sủn Chƣơng 3: Giá trị của so sánh tu từ trong thơ Lò Ngân Sủn 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Lý thuyết về so sánh và so sánh tu từ 1.1.1. Khái niệm so sánh Trong quá trình sinh sống con người thường xuyên thực hiện thao tác so sánh nhằm nhận thức thế giới, tìm hiểu môi trường xung quanh, để tồn tại, phát triển và hội nhập. Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên cũng từng đưa ra khái niệm về so sánh: “Là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để nhìn thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” [21]. (1) (2) Lan xinh hơn Nga. Cây cầu này dài bằng cây cầu kia Là một thao tác, một hiện tượng phổ quát của tư duy được thể hiện trong ngôn ngữ, so sánh được đề cập đến ở nhiều công trình nghiên cứu trong nước lẫn ngoài nước từ các góc độ cú pháp học, ngữ nghĩa học, hoặc tu từ học. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày các quan điểm về so sánh xuất phát từ góc độ tu từ học. 1.1.2. So sánh tu từ 1.1.2.1. Quan niệm về so sánh tu từ So sánh tu từ là một phương thức biểu đạt mang tính nghệ thuật. Nhìn từ góc độ phong cách học, so sánh tu từ là một phương thức biểu đạt hình tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ. Vì thế, đây cũng là một trong những vấn đề được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Xtepannov với Phong cách học tiếng Pháp (M. 1965); Vinôgradov với Phong cách học tiếng Nga (M.1969); Môren với Phong cách học tiếng Pháp (M.1970)… những công trình này đã làm sáng tỏ về mặt lý thuyết cũng như sự ứng dụng của phương thức so sánh tu từ và đã khẳng định giá trị của phương thức so sánh tu từ trong sáng tạo hình tượng nghệ thuật, điều mà trước đây trước công nguyên, Mỹ từ pháp thời cổ đại với các triết gia hy lạp như Platon (428- 347), 10 Democrit (460 - 370) và Arystore (384 - 322) gọi là “một cách tạo nên lời hoa văn mỹ” của Mỹ từ pháp [1]. Ở nước ta, vào những năm 60 của thế kỷ XX, một loạt các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học, nghiên cứu tiếng Việt ra đời đã cũng cố và hoàn thiện hệ thống lý luận về “phong cách học” trong đó có biện pháp so sánh tu từ. Sau đây, chúng tôi xin điểm qua một số quan niệm tiêu biểu: a. Đinh Trọng Lạc trong cuốn Giáo trình Việt ngữ quan niệm: “So sánh là định nghĩa sự vật hiện tƣợng hoặc khái niệm ở trong ngôn ngữ nghệ thuật thông qua sự so sánh chúng với hiện tƣợng hoặc khái niệm có cùng dấu hiệu chung. Mục đích so sánh là để cụ thể hoá những sự việc trừu tƣợng, để ngƣời đọc dễ hiểu, dễ tƣởng tƣợng hơn” [11]. Ở giáo trình này, tác giả không đặt vấn đề so sánh lôgíc và so sánh tu từ mà chủ yếu tiến hành khảo sát hình thức biểu hiện của so sánh, có chủ ý nhấn mạnh đến kết cấu đặc thù của tiếng Việt. Có thể nói, đây chính là một trong những giáo trình đầu tiên của môn phong cách học tiếng Việt Nam. b. Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt quan niệm so sánh tu từ về cơ bản không có gì khác so với các quan niệm trên. Tuy nhiên, tác giả đưa ra một cách hiểu về so sánh tu từ có phần cụ thể, dễ hiểu hơn, đặc biệt sau khi tái bản năm 2001 tác giả làm rõ thêm một bước về quan niệm so sánh tu từ: “So sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối tƣợng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tƣợng” [30]. Cù Đình Tú đã dựa trên mối liên hệ cơ bản của ngôn ngữ là quan hệ kết hợp và quan hệ liên tưởng để phân chia các cách tu từ. Trong đó, tác giả khẳng định so sánh tu từ là cách tu từ dựa trên quan hệ liên tưởng. Hơn nữa, tác giả đặt so sánh luận lý bên cạnh so sánh tu từ để phân biệt chúng một cách cơ bản. Ở so sánh luận lý: cái được so sánh và cái so sánh là các đối tượng 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất