Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh pháp luật Việt Nam và Malaysia về mô hình quản lý tài sản của các tổ chứ...

Tài liệu So sánh pháp luật Việt Nam và Malaysia về mô hình quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Luận văn ThS. Luật

.PDF
108
152
96

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGA SO S¸NH PH¸P LUËT VIÖT NAM Vµ MALAYSIA VÒ M¤ H×NH QU¶N Lý TµI S¶N CñA C¸C Tæ CHøC TÝN DôNG Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Phương Nga MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN, SỰ HÌNH THÀNH CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ MALAYSIA........................... 8 1.1. Khái quát các vấn đề lý luận về quản lý tài sản và các loại hình Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng ..................................... 8 1.1.1. Khái niệm về quản lý tài sản ........................................................................ 8 1.1.2. Các loại hình công ty quản lý tài sản .......................................................... 11 1.2. Sự hình thành mô hình Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam và Malaysia ................................................................. 12 1.2.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội ............................................................................ 12 1.2.2. Tác động của Nợ xấu ................................................................................. 16 1.2.3. Thực trạng giải quyết nợ xấu của Việt Nam và Malaysia ........................... 24 1.2.4. Bất cập của cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam ......... 28 1.2.5. Mô hình của một số quốc gia về công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng ............................................................................................. 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 36 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ SO SÁNH VỚI MÔ HÌNH CỦA MALAYSIA ............ 37 2.1. Thành lập, cơ cấu tổ chức của VAMC và so sánh với mô hình của Malaysia ................................................................................................... 37 2.1.1. Quá trình thành lập..................................................................................... 37 2.1.2. Địa vị pháp lý của VAMC.......................................................................... 38 2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động ........................................................................... 42 2.2. Hoạt động quản lý tài sản của VAMC và so sánh với mô hình của Malaysia ................................................................................................... 47 2.2.1. Vốn hoạt động............................................................................................ 47 2.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động.................................................................. 51 2.2.3. Hoạt động mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng......................................... 53 2.2.4. Quản lý và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ...................................... 61 2.2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động của VAMC ................................................ 72 2.3. Chấm dứt hoạt động của Công ty quản lý tài sản của tổ chức tín dụng tại Việt Nam và so sánh với mô hình của Malaysia....................... 74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 76 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VAMC ............................................................................................. 77 3.1. Những bất cập trong điều chỉnh pháp luật và thực tiễn về hoạt động của VAMC....................................................................................... 78 3.2. Định hướng hoàn thiện và một số kiến nghị pháp luật điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của VAMC ........................................................ 81 3.2.1. Thứ nhất, về vốn hoạt động của VAMC ..................................................... 81 3.2.2. Thứ hai, VAMC cần có kế hoạch, thời gian xử lý nợ xấu và tăng cường chức năng bán nợ xấu................................................................................. 82 3.2.3. Thứ ba, tạo ra một thị trường mua bán nợ thứ cấp mà VAMC giữ vai trò là một tổ chức kinh doanh nợ ................................................................ 83 3.2.4. Thứ tư, hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm cho VAMC .................................................................................. 85 3.2.5. Thứ năm, cần tạo sự độc lập về chính trị của VAMC ................................. 94 3.2.6. Thứ sáu, tăng cường trách nhiệm của VAMC trong xử lý nợ xấu ............... 94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 96 KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 99 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AMC: Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các TCTD. BCBS: CDRD: Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng Ủy ban tái cơ cấu doanh nghiệp CEO: Giám đốc điều hành CIC: CNTT: Trung tâm thông tin tín dụng. Công nghệ thông tin Danaharta: Công ty quản lý tài sản Danaharta. Danamodal: Tổ chức tái cấp vốn DATC: DN: Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam Doanh nghiệp DNNN: FDI: Doanh nghiệp nhà nước Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GTGT: HĐQT: Giá trị gia tăng. Hội đồng quản trị IAS: IFRS: Chuẩn mực kế toán quốc tế Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IMF: KAMCO: Tổ chức tiền tệ thế giới Công ty quản lý tài sản nợ thuộc Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc. NSNN: NHNN: Ngân sách nhà nước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHTM: ODA: Ngân hàng thương mại Hỗ trợ phát triển chính thức SCIC: Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước TCTD: TSBĐ: Tổ chức tín dụng Tài sản bảo đảm TTCK: USD: Trung tâm chứng khoán Đồng đô la Mỹ. VAMC: Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Luật các TCTD 2010 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16-6-2010, có hiệu lực từ ngày 0101-2010 đã quy định rất rõ về các hoạt động của TCTD, theo đó gồm các hoạt động cơ bản: nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu; Cấp tín dụng dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán; mở tài khoản thanh toán; cung ứng dịch vụ thanh toán và một số hoạt động mang tính chất đầu tư. Bản chất đặc thù trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là kinh doanh tiền tệ, tìm kiếm lợi nhuận giữa chi phí huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu…), do vậy, có thể thấy bên cạnh một số hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn thì hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng được coi là hoạt động truyền thống cốt lõi mang lại lợi nhuận chủ đạo cho các tổ chức tín dụng. Hoạt động kinh doanh tiền tệ tiềm ẩn nhiều rủi ro, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của bản thân tổ chức tín dụng mà sự sụp đổ của một tổ chức tín dụng còn làm ảnh hướng đến cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Theo chu kỳ phát triển mang tính quy luật, sự phát triển mạnh của hoạt động cấp tín dụng trong một thời gian nhất định sẽ đem lại những hệ quả tích cực và tiêu cực tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Bên cạnh những tác động tích cực là cung ứng vốn cho kinh tế, giải quyết nhu cầu và đáp ứng sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng của khách hàng góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển thì những hệ quả tiêu cực do hoạt động cấp tín dụng mang lại không hề nhỏ nếu việc cấp tín dụng không được kiểm soát một cách cẩn trọng và phòng ngừa rủi ro ở mức cao nhất. Hệ quả tiêu cực có tác động trực tiếp đến nền kinh tế chính là “Nợ xấu”. Thực tế hiện nay, nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Nợ xấu được ví như căn bệnh ung thư quái ác. Nếu phát 1 hiện chữa trị sớm thì cơ hội xử lý cao, còn càng để muộn thì càng khó cứu chữa. Xuất phát từ thực trạng Nợ xấu ngày càng phát triển đã tạo các tiền đề dẫn đến sự hình thành các biện pháp xử lý nợ xấu với mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu về mức thấp nhất, vừa đảm bảo hoạt động an toàn cho hệ thống các định chế tài chính, vừa đảm bảo các định chế tài chính có đủ sức khỏe, thanh khoản tốt để không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế và xã hội. Trong rất nhiều các biện pháp, chính sách của chính phủ hỗ trợ ngành ngân hàng xử lý nợ xấu thì giải pháp của việc thành lập một công ty xử lý nợ xấu tập trung của toàn hệ thống ngân hàng trở thành một trong những biện pháp hữu hiệu. Sự ra đời của mô hình công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng xuất phát từ chính quá trình phát triển rầm rộ về quy mô của nợ xấu, mô hình công ty này đã và đang được nhiều quốc gia thử nghiệm áp dụng và có thể nói ở mức độ nào đó đã góp phần không nhỏ cho việc giảm tỷ lệ nợ xấu, ổn định hoạt động của các tổ chức tín dụng. Mỗi quốc gia sẽ căn cứ thực tiễn cơ cấu, tổ chức và hoạt động của hệ thống tài chính – ngân hàng, chiến lược phát triển kinh tế của mình và mục tiêu xử lý nợ xấu để lựa chọn mô hình tổ chức cũng như hoạt động của công ty quản lý tài sản phù hợp. Do đó, không có một tiêu chuẩn cũng như mô hình thống nhất về loại hình công ty này. Trên thực tế, không chỉ các nước trong khu vực châu Á thành lập các công ty quản lý tài sản mà ngay cả nước phát triển như Mỹ và các nước Mỹ La tinh cũng có các công ty chuyên về xử lý nợ xấu của ngân hàng. Một số quốc gia đã triển khai mô hình công ty xử lý nợ xấu như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan…., mỗi mô hình hoạt động có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Từ những ưu điểm và hạn chế của các mô hình công ty quản lý tài sản đã triển khai trên thế giới, Việt Nam đã rút kinh nghiệm và học hỏi để xây dựng một mô hình công ty quản lý tài sản của các TCTD phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị cũng như hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Ngày 18/5/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời của Công ty Quản 2 lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và hoạt động tích cực của VAMC trong việc xử lý nợ xấu. VAMC được ví như một công cụ đặc biệt của Nhà nước góp phần đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD. Nghị quyết số 53/2013/QH13 ngày 11/11/2013 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 đã quy định những nội dung quan trọng cần tập trung chỉ đạo, điều hành để tăng ổn định vững chắc kinh tễ vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó bao gồm việc xử lý cơ bản nợ xấu của doanh nghiệp, nợ xấu của ngân hàng. Với nội dung Nghị quyết này, vai trò của VAMC thực sự quan trọng để thực hiện định hướng trên và đảm bảo cơ sở pháp lý đẩy nhanh tiến độ xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Tác giả chọn đề tài này với mục đích đưa ra một cách nhìn toàn diện về hoạt động của VAMC (từ bối cảnh thành lập, vốn, mục tiêu hoạt động, nguyên tắc hoạt động; cơ cấu tổ chức, các hoạt động kinh doanh cho đến phương thức mua bán nợ xấu…) và có so sánh, phân biệt với hoạt động của Công ty Quản lý tài sản quốc gia Danaharta (Malaysia) – một mô hình công ty xử lý nợ xấu tương tự như VAMC để rút ra bài học kinh nghiệm từ thành công của mô hình Danaharta; đồng thời nhìn nhận thực trạng, thành tựu kết quả hoạt động và vướng mắc của VAMC qua hơn 1 năm đi vào hoạt động. Trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cũng như thúc đẩy hoạt động hiệu quả cho VAMC. Trong điều kiện kinh tế của Việt Nam chưa thực sự phục hồi, bài toán xử lý nợ xấu vẫn là mục tiêu cấp thiết quan tâm hàng đầu của toàn bộ hệ thống ngân hàng thì vấn đề tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, giải quyết các vướng mắc bất cập phát sinh trong quá trình hoạt động của VAMC là một vấn đề hết sức quan trọng. Nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần thực hiện mục tiêu trên. 2. Tình hình nghiên cứu và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài Liên quan đến vấn đề xử lý nợ xấu, hiện nay ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu như các đề tài cấp bộ, cấp sở và các cơ quan chức năng đã tổ chức những hội thảo đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của pháp luật về giải quyết 3 nợ xấu, mỗi nhà khoa học có cách tiếp cận đề tài này ở nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ như: sách “Để ngân hàng vươn ra biển lớn: Điều trị căn bệnh nợ xấu của ngân hàng thương mại” của tác giả Trịnh Thanh Huyền xuất bản năm 2007; bài “Trao đổi về giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam” của TS. Lê Quốc Lý - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. “Giải quyết nợ xấu và ngăn chặn nợ xấu phát sinh” của Trần Đình Định - Phó Tổng giám đốc NH Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam; “Cần gắn việc xử lý nợ tồn đọng trong quá trình tái cơ cấu NHTM Việt Nam với tổng thể xử lý công nợ dây dưa của nền kinh tế quốc dân” của TS. Nguyễn Viết Hồng - Giám đốc công ty AMC - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; “Nợ xấu – một số thực trạng, nguyên nhận và giải pháp” của Ngô Minh Châu – Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Nam; “Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Phương Lan, Phó Việt trưởng viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng; “Vấn đề xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và của doanh nghiệp” của TS Nguyễn Đình Tài – Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương. Các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập khía cạnh VAMC như một trong các giải pháp xử lý nợ xấu mà không nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động của VAMC. Đối với việc nghiên cứu về mô hình của VAMC, hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC mới chỉ có một số bài nghiên cứu trao đổi (như bài nghiên cứu: VAMC – Nét đặc trưng về xử lý nợ xấu của ThS Nguyễn Thanh Dương đăng trên báo Phát triển và Hội nhập số 13 (23) – Tháng 11-12/2013…), một số công trình tiểu luận, khóa luận, luận văn cao học (như tiểu luận với đề tài: “Dự án thành lập Công ty VAMC” do một nhóm các bạn học viên cao học Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trương Quang Thông; khóa luận với đề tài “Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại tại Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam” của Đoàn Thảo Nguyên dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Thị Thu Thủy….), ngoài ra, chưa có công trình nghiên cứu cấp bộ ngành và cơ quan chức năng nào đi sâu nghiên cứu về đề tài này. Do đó, đề tài này phần nào đáp ứng tính cần thiết của việc nghiên cứu trong tình hình hiện nay, khi mà VAMC đã đi vào hoạt động được 4 hơn 1 năm và các quy định pháp lý đối với hoạt động của VAMC đang bộc lộ nhiều bất cập, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo sự chủ động, trao quyền hạn phù hợp cho VAMC xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua, nâng cao sự minh bạch trong hoạt động mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt và mua nợ xấu theo giá trị thị trường. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề này mang ý nghĩa luận thực tiễn sâu sắc. Đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc hoàn thiện môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp với đòi hỏi thực tiễn, những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động của VAMC cũng như các giải pháp nhằm tạo hiệu quả trong việc xử lý nợ xấu của VAMC. Tác giả hy vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị nhất định. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung, các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó có các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của NHNN, các văn bản hướng dẫn các vấn đề liên quan của các bộ về mô hình và hoạt động quản lý tài sản của VAMC. Trong nội dung trình bày tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan đến mô hình hoạt động của VAMC, so sánh với quy định của pháp luật Malaysia về mô hình hoạt động của Danaharta, đánh giá thành tựu đạt được cũng như các vướng mắc, bất cập phát sinh để từ đó nêu lên những kiến nghị, giải pháp có thể áp dụng cho VAMC. Với mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về khái niệm quản lý tài sản, loại hình công ty quản lý tài sản quốc gia. - Nghiên cứu và làm sáng tỏ các tiền đề dẫn đến sự hình thành mô hình công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam và Malaysia. - Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về VAMC, pháp luật Malaysia về Danaharta để so sánh điểm tương đồng, khác biệt cũng như đánh giá mô hình cơ cấu tổ chức, hoạt động quản lý tài sản và xử lý nợ xấu của VAMC và Danaharta. 5 - Nghiên cứu, tổng kết thành tựu hoạt động của VAMC, Danaharta để rút ra bài học kinh nghiệm cho VAMC; đồng thời đánh giá nghiêm túc thực trạng, hạn chế, bất cập, vướng mắc trong hoạt động của VAMC. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện môi trương pháp lý, cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động của VAMC. 4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam và Malaysia về mô hình và hoạt động quản lý tài sản, xử lý nợ xấu của VAMC và Danaharta; phân tích thực trạng nợ xấu hiện nay trong hoạt động ngân hàng hiện nay; phân tích các yếu tố hình thành mô hình VAMC; so sánh và tổng kết thực tiễn kết quả hoạt động quản lý tài sản và xử lý nợ xấu của VAMC và Danaharta để từ đó chỉ ra những hạn chế, vướng mắc cần phải tháo gỡ và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của VAMC, đảm bảo quá trình hoạt động hiệu quả và khả thi, phù hợp với thực trạng và đặc điểm thị trường ngân hàng Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu: Quá trình xây dựng Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích, lý luận và luận giải thực tiễn như phép duy vật biện chứng, phương pháp thống kết, các học thuyết kinh tế, đồng thời vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động của VAMC; kết hợp với khảo sát, tham khảo các bài nghiên cứu trao đổi trong thực tiễn, phỏng vấn, tổng hợp trên cơ sở đó rút ra những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về mô hình hoạt động VAMC, thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra một số kiến nghị về hoàn thiện khung pháp lý, các giải pháp thực tế nhằm đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của VAMC, đáp ứng mục tiêu kinh tế của quốc gia. 6 5. Đóng góp của luận văn Thực tế hiện nay có rất ít các công trình khoa học nghiên cứu toàn diện về mô hình hoạt động của VAMC và có so sánh với mô hình tương tự của quốc gia khác. Luận văn “So sánh pháp luật Việt Nam và Malaysia về mô hình quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng” nghiên cứu mô hình hoạt động của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam và Malaysia một cách toàn diện về lý luận cũng như về thực tiễn; từ việc tìm hiểu, nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, hoạt động xử lý nợ xấu cũng như thực tiễn kết quả hoạt động của hai mô hình công ty xử lý nợ tại Việt Nam và Malaysia. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động VAMC. Hơn nữa luận văn còn góp phần nâng cao nhận thức của việc xử lý tốt các vấn đề liên quan đến VAMC đặc biệt trong giai đoạn phục hồi, tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung của luận văn gồm có 03 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý tài sản, sự hình thành công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng. Chương 2: Thực trạng pháp luật về thành lập và hoạt động của VAMC và so sánh với mô hình của Malaysia. Chương 3: Định hướng hoàn thiện và một số kiến nghị pháp luật điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của VAMC. 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN, SỰ HÌNH THÀNH CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ MALAYSIA 1.1. Khái quát các vấn đề lý luận về quản lý tài sản và các loại hình Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng 1.1.1. Khái niệm về quản lý tài sản Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản (Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005). Chủ sở hữu tài sản có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đồng thời phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu hủy hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng. Tài sản là vật bao gồm bất động sản (đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó. Còn tài sản là động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Hiện nay, pháp luật không có một khái niệm cụ thể về quản lý tài sản để có thể xác định cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý tài sản là gì. Tuy nhiên, theo thực tế phát triển nghề nghiệp hiện nay (trên một số website về hướng nghiệp:hieuhoc.com….), quản lý tài sản đang được xác định là một hoạt động của các nhà tư vấn giúp cho các khách hàng của mình trong đó bao gồm các cá nhân hay tổ chức hoạch định được nguồn tài sản của mình, biết cách quản lý, sử dụng tài sản, biến tài sản đó thành tài nguyên sống, sinh lời đem lại lợi nhuận cho chính người sở hữu của nó. Quản lý tài sản có thể hiểu đơn thuần là một hoạt động quản lý tài sản giúp cho chủ sở hữu tài sản trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ tài sản và người được giao quản lý tài sản, người quản lý tài sản sẽ thực hiện quản lý tài sản cho chủ tài sản theo các mục đích mà chủ tài sản hướng tới, có thể chỉ là hoạt động trông hộ, giữ gìn giúp bảo vệ sự nguyên vẹn của tài sản, nhưng cũng có thể người quản lý sẽ được chủ sở hữu tài sản giao khai thác, sử dụng tài sản đem lại lợi nhuận cho chủ sở hữu tài sản. 8 Theo cách hiểu trên, vai trò của người quản lý tài sản không chỉ dừng lại ở việc bảo đảm sự vẹn toàn của tài sản được giao quản lý mà còn phải có định hướng, tư vấn cách quản lý, sử dụng để đem lại lợi ích cho người có tài sản. Việc giao tài sản cho người khác quản lý tức là giao quyền chiếm hữu (nắm giữ, quản lý tài sản) tài sản cho người quản lý tài sản. Mọi hoạt động quản lý (bao gồm cả quản lý tài sản) phải do 4 yếu tố cơ bản sau cấu thành: Chủ thể quản lý (ai quản lý); Khách thể quản lý (quản lý cái gì); Mục đích quản lý (quản lý vì cái gì); Môi trường và điều kiện tổ chức quản lý (quản lý trong hoàn cảnh nào). Với sự phát triển nhanh và mạnh của hệ thống ngân hàng, nhu cầu quản lý tài sản của các TCTD trở nên cấp thiết, ban đầu tài sản quản lý chủ yếu là tài sản bảo đảm cho các khoản cấp tín dụng tại TCTD. Từ năm 2001, mô hình công ty quản lý nợ và khai thác của các TCTD đã có cơ chế pháp lý để ra đời, các TCTD lần lượt thành lập các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của mình (AMC), đây là loại hình công ty trực thuộc TCTD (TCTD nắm 100% vốn điều lệ) hoạt động theo loại hình Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu. Theo Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại ban hành theo Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN ngày 7/11/2001 của NHNN thì các Công ty AMC được thực hiện các hoạt động như: Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng (bao gồm: nợ có tài sản bảo đảm và nợ không có tài sản bảo đảm) và tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố; tài sản gán nợ; tài sản Toà án giao ngân hàng) liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất; Chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay thuộc quyền định đoạt của ngân hàng thương mại theo giá thị trường (giá bán tài sản có thể cao hoặc thấp hơn giá trị nợ tồn đọng) theo hình thức sau: Tự bán công khai trên thị trường; Bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; Bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước (khi được thành lập); Cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các biện pháp: giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tư thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp; Xử lý tài sản bảo đảm nợ vay bằng các biện pháp thích hợp: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để 9 bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ; Mua, bán nợ tồn đọng của tổ chức tín dụng khác, của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại khác theo quy định của pháp luật. Theo thống kê của PG Bank, hiện nay có hơn 30 AMC trực thuộc NHTM. Bên cạnh đó, có một số NHTM đã được NHNN chấp thuận thành lập AMC nhưng AMC chưa chính thức đi vào hoạt động (Habubank, VietABank, Vietbank, Seabank). AMC quản lý chủ yếu các khoản nợ tồn đọng và tài sản bảo đảm nợ vay cho TCTD. Thực tế, bất cập đối với các hoạt động của AMC là chỉ được mua bán nợ tồn đọng của TCTD khác mà không được mua bán nợ của chính TCTD thành lập ra AMC, điều này thể hiện chính sách của Nhà nước không muốn AMC trở thành “sân sau” của TCTD, trở thành nơi mà TCTD chuyển giao, mua bán nợ xấu nhằm làm sạch số liệu nợ xấu. Chính vì điều này đã khiến cho các TCTD không giải quyết được triệt để vấn đề nợ xấu, hoạt động của các AMC của các TCTD hiện nay chủ yếu liên quan đến quản lý tài sản bảo đảm, do đó, nhu cầu về việc phải có một công ty quản lý tài sản chung cho các TCTD, là nơi TCTD có thể mua bán nợ, chuyển giao quản lý khoản nợ. Với tất cả các cơ sở lý luận cơ bản nêu trên, hoạt động quản lý tài sản của các TCTD của VAMC được hiểu rất rộng, bao gồm quản lý các loại tài sản do TCTD giao quản lý. Tuy nhiên, mục tiêu và tiền đề dẫn đến việc hình thành mô hình VAMC chỉ là giải quyết vấn đề nợ xấu, và trong bối cảnh kinh tế xã hội cũng như hoạt động của các TCTD hiện nay thì nhu cầu quản lý tài sản của TCTD chỉ là quản lý khoản nợ xấu. Như vậy, VAMC ra đời với mục đích hoạt động chính là quản lý tài sản cho các TCTD, có nghĩa chỉ thực hiện chức năng quyền chiếm hữu đối với tài sản, không chịu rủi ro đối với tài sản được giao quản lý. Đặc biệt, mặc dù khái niệm tài sản rất rộng và VAMC có tên gọi là “Công ty quản lý tài sản của các TCTD”, nhưng thực tế, VAMC chỉ quản lý các tài sản là các khoản nợ xấu của TCTD, các khoản nợ xấu này có thể bao gồm tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản và quyền tài sản… . Vấn đề là với thực tiễn hoạt động hiện nay, vai trò của VAMC với tư cách là người quản lý 10 tài sản cho các TCTD như thế nào, VAMC chỉ đảm bảo sự nguyên vẹn của tài sản được giao quản lý hay còn có các biện pháp quản lý và khai thác cũng như xử lý các khoản nợ xấu để mang lợi ích cho các TCTD. Để trả lời câu hỏi này, tác giả đã phân tích rõ thực trạng hoạt động của VAMC tại Chương II của Luận văn. 1.1.2. Các loại hình công ty quản lý tài sản Theo Klingebiel D. 2000 [33] tóm tắt thì hiện có 2 loại hình chính mà công ty quản lý tài sản quốc gia sử dụng gồm: - Loại hình 1: Tập trung tái cấu trúc doanh nghiệp kể cả ngân hàng (mua nợ xấu và để chúng tự phục hồi). Theo loại hình này thì hoạt động quản lý tài sản chủ yếu tập trung tái cấu trúc doanh nghiệp (bao gồm cả TCTD) bằng việc chuyển hóa nợ thành vốn góp, tạo cơ hội cho doanh nghiệp cũng như TCTD tự phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, khôi phục sự phát triển và nguồn lợi nhuận để có thể tiếp tục thanh toán các khoản nợ xấu. Với loại hình hoạt động như trên không phải có thể áp dụng đối với bất cứ “Con nợ” nào vì thực tế để xem xét quyết định có nên tiếp tục khôi phục hoạt động của 1 doanh nghiệp cần phải có sự đánh giá tổng thể trên nhiều yếu tố: khả năng phục hồi, khả năng phát triển, nhu cầu thị trường đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở vật chất, năng lực quản lý, trình độ của nhân sự… . Trên cơ sở có kết quả đánh giá tổng thể này, các Chủ nợ cũng như công ty quản lý tài sản thay cho chủ nợ mới xem xét có quyết định tái cấu trúc, tham gia góp vốn, quản lý, điều hành đối với doanh nghiệp và tiếp tục rót vốn để phục hồi hoạt động. Tuy nhiên, xét về mặt tích cực, với việc phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không dẫn đến phá sản hoặc giải thể thì việc quản lý tài sản theo loại hình này mang lại đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội, tạo sự ổn định, cân bằng và thúc đẩy xã hội phát triển. - Loại hình 2: Chuyển nhượng nhanh nợ xấu (mua đứt nợ xấu và xử lý nhanh). Theo loại hình này, sau khi mua nợ xấu về, các công ty quản lý tài sản sẽ thực hiện chuyển nhượng nhanh nợ xấu và/hoặc xử lý tài sản bảo đảm nhanh để xử lý dứt điểm nợ xấu, thu hồi vốn. 11 Để thực hiện theo loại hình này, tiềm lực về vốn của công ty quản lý tài sản phải đủ mạnh hoặc được trao cơ chế rõ ràng để có thể mua dứt điểm nợ xấu của các TCTD theo giá thị trường hoặc bằng giấy tờ có giá. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các bước để xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, các công ty quản lý tài sản theo loại hình này phải được trao quyền thực sự để có thể bán tài sản dứt điểm và người mua cũng được xác lập đầy đủ quyền sở hữu đối với tài sản sau khi mua vì đối với quá trình xử lý tài sản bảo đảm có thể gặp phải nhiều vướng mắc, bất cập nếu phụ thuộc vào sự hợp tác của Bên bảo đảm (bên dùng tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ). Do đó, với các công ty quản lý tài sản theo loại hình này, pháp luật của mỗi quốc gia phải trao quyền năng pháp lý đầy đủ liên quan đến mọi hoạt động xử lý thì mới giúp các công ty này hoạt động thật sự hiệu quả. Tuy nhiên, để thực hiện hóa điều đó không hề đơn giản trong thực tế, điều này phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc trao quyền năng cho công ty quản lý tài sản theo loại hình này. 1.2. Sự hình thành mô hình Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam và Malaysia 1.2.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Nền kinh tế Việt Nam tồn tại nhiều cơ cấu, trong đó Doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 40% GDP, sử dụng 20% lao động, tạo ra 30% doanh thu và sử dụng 20% dư nợ tín dụng của nền kinh tế quốc nội. Một số ngành kinh tế do nhà nước nắm độc quyền hoặc độc quyền nhóm. Các tổng công ty, tập đoàn kinh tế chú trọng đầu tư ngoài ngành dẫn tới không hiệu quả, mất vốn (Vinashin, Vinalines…). Hoạt động quản lý kinh doanh chính không hiệu quả và sự suy thoái đột ngột của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán sau năm 2009, sự thắt chặt mạnh mẽ tài chính công và nguồn cung tiền từ 2011 nhằm kiềm chế lạm phát cao đã làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của một số tổng công ty, tập đoàn kinh tế bị suy giảm, từ đó làm gia tăng số nợ của doanh nghiệp này. Việc sụt giảm đột ngột kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước khiến cho vấn đề nợ xấu của khu vực ngân hàng trở nên trầm trọng. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp khó khăn 12 hơn khi huy động vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh. Việc thu hút các nguồn vốn FDI hay nguồn vốn ODA bị suy giảm, thị trường bất động sản chững lại và không có khả năng phục hồi, tồn kho tại các dự án bất động sản cao. Ngân sách tiếp tục thâm hụt, bội chi NSNN, năm 2013, mức thu ngân sách sụt giảm nghiêm trọng so với các năm (9 tháng đầu năm chỉ đặt 66,6% so với 80% như các năm trước) dẫn đến nguồn tài trợ cho các phương án xử lý nợ xấu hạn hẹp. Mặt khác, nợ xấu ngày càng tăng lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, con số thống kê nợ xấu thì không minh bạch mang dấu hiệu che giấu, không có xu hướng giảm, là một trong những nguyên nhân chính làm trì trệ toàn bộ nền kinh tế. Bản thân các TCTD cũng đã thực hiện rất nhiều biện pháp với nỗ lực của chính mình để xử lý và hạn chế nợ xấu: thành lập AMC; mua bán nợ với các tổ chức tín dụng khác; chấp thuận cơ cấu thời hạn trả nợ cho khoản vay của khách hàng; cho vay tái cơ cấu/tái cấu trúc khoản nợ (cho vay mới để tất toán khoản vay cũ)….Tuy nhiên, mỗi một biện pháp đều gặp phải những khó khăn và hạn chế nhất định, ví dụ: cho vay tái cơ cấu dễ bị hiểu sang cho vay đảo nợ nhưng thực chất chưa có quy định nào của pháp luật để có thể xác định thế nào là đảo nợ, song với những hành lang pháp lý chưa cụ thể, các tổ chức tín dụng vẫn phải dè dặt đi đêm, vừa đi vừa dò để tránh đụng phải các quy định của pháp luật. Khách hàng cũng nỗ lực tối đa phối hợp với TCTD để giải quyết nợ xấu nhưng trong tình hình kinh tế suy thoái, khó khăn thì việc hỗ trợ và nỗ lực cũng ở chừng mực nhất định. Có thể nói khái quát “lực bất tòng tâm”. Ngoài AMC thực hiện hoạt động mua bán nợ xấu, tại Việt Nam cũng tồn tại một số tổ chức có hoạt động liên quan như: Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC): DATC hoạt động trên cơ sở giám sát của Bộ Tài chính, DATC sẽ mua các khoản nợ và tài sản của DN trong các trường hợp sau: (i) Các khoản nợ và tài sản của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào; (ii) Các khoản nợ và tài sản đã được loại trừ không tính vào giá trị của DNNN khi thực hiện sắp xếp hoặc chuyển đổi DNNN; (iii) các khoản nợ và tài sản theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các 13 khoản nợ thuộc (i) và (ii) chỉ áp dụng đối với các khoản nợ và tài sản của DNNN. Việc mua nợ của DATC trong từng trường hợp sẽ tuân theo các điều kiện nhất định. Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC): SCIC do Chính phủ quản lý. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định đối với hầu hết các quyết định quản lý của SCIC và Bộ Tài chính có chức năng tư vấn. Liên quan đến nợ xấu, SCIC có một vài chức năng hỗ trợ gián tiếp hoặc trực tiếp sau: cung cấp dịch vụ tài chính như tư vấn đầu tư, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp, tư vấn tài chính và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; quản lý quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. DATC hoạt động như một Công ty mua bán nợ bình thường và tập trung đối tượng là các doanh nghiệp nhà nước. SCIC hoạt động giống như một nhà đầu tư nắm vốn của Nhà nước, sở hữu và đầu tư vốn vào các doanh nghiệp nhà nước, các công ty có vốn đầu tư của nhà nước cũng như thực hiện các hình thức đầu tư khác. Từ bối cảnh kinh tế - xã hội nêu trên, vấn đề thiết lập mô hình xử lý nợ xấu phù hợp cho Việt Nam đã được đặt ra từ năm 2011 và việc VAMC ra đời là cần thiết đối với nhu cầu xử lý nợ xấu hiện nay. VAMC có mục đích hoạt động chính là quản lý tài sản cho các TCTD, có nghĩa chỉ thực hiện chức năng quyền chiếm hữu đối với tài sản, không chịu rủi ro đối với tài sản được giao quản lý. Đặc biệt, mặc dù khái niệm tài sản rất rộng, nhưng thực tế, VAMC quản lý các tài sản là các khoản nợ xấu của TCTD, các khoản nợ xấu này có thể bao gồm tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản và quyền tài sản….Vai trò của VAMC ngoài sự đảm bảo tài sản nguyên vẹn, còn phải có các biện pháp quản lý và khai thác cũng như xử lý các khoản nợ xấu để mang lợi ích cho các TCTD. Liên hệ với bối cảnh kinh tế xã hội dẫn đến sự ra đời của Công ty quản lý tài sản quốc gia Danaharta (mô hình của Malaysia) thì Danaharta cũng là hệ quả của tác động của nền kinh tế, do ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Ngay sau khi đồng baht bị thả nổi, đồng ringit của Trung tâm chứng khoán KualaLumpur lập tức bị sức ép giảm giá mạnh. Sức ép giảm giá đối với đồng ringit chủ yếu là do việc buôn bán đồng tiền này trên thị trường tiền ở nước ngoài. 14 Đầu tư nước ngoài rớt xuống mức báo động, chỉ số tổng hợp TTCK KualaLumpur mất gần 1.300 điểm xuống gần mức 400 sau vài tuần. Sức tàn phá của cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Á đã để lại những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, làm mất giá tiền tệ, sụp đổ TTCK, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 19971998. Cuộc khủng hoảng này còn dẫn đến sự mất ổn định chính trị và xã hội, góp phần làm tăng nợ xấu của Malaysia [8, tr.39-40]. Khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 đã làm đồng ringgit mất đến 50% giá trị, niềm tin tiêu dùng suy giảm trầm trọng. Nếu như các khoản nợ xấu tại thời kỳ ngay trước khủng hoảng dao động từ 2-3% thì khi bong bóng vỡ ra, tỷ lệ nợ xấu tăng lên hai con số, đỉnh điểm vào tháng 8/1998 khi nợ xấu lên đến 11,4%, thị trường chứng khoản sụt giảm. Đối mặt với khủng hoảng kinh tế và tình trạng nợ xấu tăng cao, việc trông chờ vào các biện pháp xử lý của chính các ngân hàng không còn khả thi. Các vấn đề này nếu không được giải quyết ổn thỏa sẽ đe dọa sự ổn định của khu vực ngân hàng cũng như sự ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và cản trở phục hồi kinh tế. Trong điều kiện mối liên hệ chặt chẽ giữa khu vực tài chính và doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp với nhau, một phương pháp toàn diện là cần thiết. Vì thế, Chính phủ Malaysia buộc phải lập ra 3 tổ chức để giảm nợ xấu, lành mạnh hệ thống tài chính và khôi phục lại đà tăng trưởng: (i) Danaharta để xử lý nợ xấu; (ii) Ủy ban tái cơ cấu nợ doanh nghiệp (CDRC) để thỏa thuận với các ngân hàng có nợ xấu; (iii) Danamodal (một tổ chức tái cấp vốn) để bơm vốn cho hệ thống tài chính. Trong 3 thiết chế trên, Danaharta là trung tâm của kế hoạch. Như vậy, đặc điểm chung về bối cảnh kinh tế dẫn đến sự ra đời mô hình quản lý tài sản tại hai quốc gia Việt Nam và Malaysia đều xuất phát từ sự suy thoái, khủng hoảng về kinh tế dẫn đến đồng tiền quốc gia bị mất giá, nợ xấu gia tăng, thị trường chứng khoán lao dốc, thị trường bất động sản đóng băng…Mục tiêu thành lập các mô hình này nhằm ổn định hoạt động ngân hàng và tạo ra một hệ thống tài chính vững mạnh, minh bạch, giảm tỷ lệ nợ xấu. Việt Nam là nước đi sau nên mô hình VAMC cũng học hỏi kinh nghiệm của Danahatar và có sự thay đổi để phù hợp với môi trường chính trị - kinh tế của Việt Nam. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan