Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh Nhật Bản linh dị ký với Lĩnh Nam chích quái ...

Tài liệu So sánh Nhật Bản linh dị ký với Lĩnh Nam chích quái

.PDF
124
294
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN DƯƠNG ĐỨC HIẾU SO SÁNH NHẬT BẢN LINH DỊ KÝ VỚI LĨNH NAM CHÍCH QUÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH HÁN NÔM Hà Nội - 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- DƯƠNG ĐỨC HIẾU SO SÁNH NHẬT BẢN LINH DỊ KÝ VỚI LĨNH NAM CHÍCH QUÁI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm Mã số 60 22 40 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Oanh Hà Nội-2012 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................................12 Chương 1 SO SÁNH NHẬT BẢN LINH DỊ KÝ VỚI LĨNH NAM CHÍCH QUÁI VỀ THỂ TÀI CỐT TRUYỆN .............................................................................................................12 1. Vài nét về Nhật Bản linh dị ký..................................................................................12 2. Vài nét về Lĩnh Nam chích quái ...........................................................................15 3. Nghiên cứu thể tài của Linh dị ký so sánh với Lĩnh Nam chích quái....................20 3.1. Một số điểm chung về thể loại, đề tài, kiểu truyện.........................................20 3.2. Mô hình cấu trúc cốt truyện...........................................................................24 3.2.1. Chữ “duyên” trong Linh dị ký và chữ “truyện” trong Lĩnh Nam chích quái....25 3.2.2. Hình thức bố cục cốt truyện............................................................................26 3.2.3. Về các bài thơ đồng dao, sấm ký...................................................................33 3.3. Hệ thống nhân vật ...........................................................................................37 3.4. Motip kỳ ảo.....................................................................................................48 3.4.1. Motip người chết sống lại..............................................................................49 3.4.2. Thi thố pháp thuật......................................................................................52 4. Tiểu kết ............................................................................................................56 Chương 2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN TỰ HÁN TRONG NHẬT BẢN LINH DỊ KÝ SO SÁNH VỚI LĨNH NAM CHÍCH QUÁI ..............................58 1. Một số vấn đề chung..........................................................................................58 1.1.Vài nét về sự du nhập và sử dụng chữ Hán ở Nhật Bản...................................58 1.1.1. Vài nét về sự du nhập chữ Hán ở Nhật Bản.................................................58 1.1.2. Việc sử dụng chữ Hán ở Nhật Bản..............................................................59 1.2. Vài nét về việc du nhập và sử dụng chữ Hán ở Việt Nam..................................63 1.2.1. Vài nét về việc du nhập chữ Hán ở Việt Nam.............................................63 1.2.2.Việc sử dụng chữ Hán ở Việt Nam......................................................................64 2. Một số đặc điểm ngôn ngữ văn tự Hán trong Linh dị ký so sánh với Lĩnh Nam chích quái..................................................................................................................66 2.1. Hiện tượng đảo ngược trật tự từ và cú pháp Hán.................................................68 2.1.1. Đảo ngược trật tự của danh từ........................................................................68 2.1.2. Hiện tượng đảo ngược trật tự cú pháp Hán......................................................69 2.2. Hiện tượng “phá cách” khi dùng “tại và hữu” ở Linh dị ký..................................73 2.2.1. Hiện tượng dùng nhầm “tại” thành “hữu” và “hữu” thành “tại”.......................73 2.2.2. Một số thống kê cụ thể.....................................................................................75 3. Tiểu kết .................................................................................................................85 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................91 PHỤ LỤC ........................................................................................................................94 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhật Bản Linh dị ký (Nihonryoiki) (Ghi chép những chuyện linh nghiệm, kỳ lạ của Nhật Bản) tên thƣờng gọi là Linh dị ký (Ryoiki) là tập truyện cổ setsuwa (thuyết thoại) Phật giáo đầu tiên viết bằng chữ Hán của Nhật Bản, đƣợc biên soạn năm Enryaku thứ 6 (787) và hoàn thành vào năm Konin năm thứ 13 (822). Hầu hết các truyện trong Linh dị ký đƣợc sƣu tầm từ truyện cổ và truyền thuyết dân gian Nhật Bản. Bên cạnh đó, do tác phẩm ra đời trong thời kỳ Phật giáo và văn hóa Trung Quốc đƣợc du nhập và phát triển rực rỡ ở Nhật Bản nên một số tác phẩm chí quái nổi tiếng nhƣ Sưu thần ký của Can Bảo thời nhà Tấn; một số tác phẩm truyền kỳ nổi tiếng đƣơng thời nhà Đƣờng nhƣ Nhâm Thị truyện … và truyện kể Phật giáo Trung Quốc nhƣ Minh báo ký, Kim cương bát nhã tập nghiệm ký… đƣợc lƣu hành rộng rãi ở Nhật Bản thời kỳ bấy giờ đã có ảnh hƣởng lớn đến Linh dị ký. Lĩnh Nam chích quái (LNCQ) là tập sách ghi chép truyện cổ tích và truyền thuyết dân gian, viết bằng chữ Hán, xuất hiện từ thời Lý-Trần, tác giả tƣơng truyền là Trần Thế Pháp. LNCQ ra đời trong bối cảnh nƣớc nhà mới giành đƣợc độc lập từ tay đế chế phƣơng Bắc, việc sƣu tầm một khối lƣợng lƣợng truyền thuyết dân gian có từ ngàn xƣa là nhằm khẳng định bản lĩnh của dân tộc, của việc dựng nƣớc và giữ nƣớc trƣớc nạn đồng hóa của phƣơng Bắc. Các truyện trong LNCQ hầu hết đƣợc sƣu tầm từ truyện kể dân gian, chủ yếu có nguồn gốc ở nƣớc ta, song cũng giống với Linh dị ký, LNCQ cũng chịu ảnh hƣởng của văn hóa, văn học Trung Quốc. 3 Việc nghiên cứu so sánh Nhật Bản linh dị ký với Lĩnh Nam chích quái đƣợc chúng tôi đặt ra xuất phát bắt đầu từ hai chữ Hán “linh dị” (1) xuất hiện ở truyện Hồ tinh thần truyện, sách LNCQ. Hai chữ Hán này gợi mở cho chúng tôi đi vào tìm hiểu tính “linh dị”, hay yếu tố kì ảo đƣợc mô tả thế nào trong cốt truyện thần kỳ của hai nƣớc. Đồng thời cũng muốn làm sáng tỏ tính dân tộc trong sự tiếp nhận, cải biến, lƣu thông motip, cốt truyện, đề tài từ Trung Quốc ở Việt Nam và Nhật Bản. Nó sẽ giúp bổ sung những tƣ liệu cần thiết cho hƣớng nghiên cứu văn học dân tộc trong cộng đồng văn học khu vực. Ngoài ra, Linh dị ký và LNCQ đều là tác phẩm viết bằng chữ Hán. Việc tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ văn tự Hán tác phẩm Linh dị ký sẽ giúp làm sáng tỏ phần nào việc tiếp nhận, sử dụng chữ Hán ở mỗi nƣớc và đó cũng là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài này. Đề tài này còn là cầu nối giúp đẩy mạnh hợp tác, giao lƣu, trao đổi giữa các nhà nghiên cứu của Việt Nam với các nhà nghiên cứu trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung. Đề tài này ngoài việc cung cấp thông tin đa chiều về các hiện tƣợng đặc sắc trong nghiên cứu văn học ở các nƣớc, còn giúp chúng ta tìm hiểu rõ ràng hơn về cơ tầng chiều sâu văn hóa các nƣớc, giúp nuôi dƣỡng sinh hoạt văn hóa cho các thế hệ trẻ và đó là lý do để chúng tôi thực hiện đề tài nói trên. 2. Lịch sử vấn đề Theo các nhà nghiên cứu, gần đây, việc nghiên cứu so sánh văn sánh văn học Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, song việc nghiên cứu so sánh các tác phẩm truyện cổ dân gian Việt Nam viết bằng chữ Hán nhƣ Lĩnh Nam chích quái 嶺 南 摭 怪, Công dư tiệp ký 公 餘 捷 記 và Lan 1 Theo ý kiến của PGs.TS. Phạm Văn Khoái, Trƣởng bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học, Đại học KHXH &NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. 4 Trì kiến văn lục 蘭 池 見 聞 錄 với các tác phẩm chí quái của Trung Quốc nhƣ Sưu thần ký 搜 神 記, Dậu dương tạp trở 酉 陽 雜 俎, Thái Bình quảng ký 太 平 廣 記... cũng còn hạn chế, do thiếu nguồn tƣ liệu. Việc truy tìm nguồn gốc, xuất xứ cốt truyện ảnh hƣởng từ văn học Trung Quốc cũng đƣợc các nhà nghiên cứu trong nƣớc tiến hành từ rất sớm. Từ những năm 60, tác giả Đinh Gia Khánh trong Lời giới thiệu sách dịch Lĩnh Nam chích quái (2) đã cho biết, từ thời phong kiến, trong sách Kiến văn tiểu lục 見 聞 小 錄, Lê Quý Đôn (1726-1784) đã chỉ rõ những ảnh hƣởng của các truyện Trung Quốc vào Lĩnh Nam chích quái. Do khuôn khổ của Lời giới thiệu, tác giả mới dừng ở mức giới thiệu khái quát một số truyện trong Lĩnh Nam chích quái chịu ảnh hƣởng từ văn học Trung Quốc. Năm 1962, khi bàn về truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, tác giả Trần Nghĩa (3) cũng đi sâu phân tích những ảnh hƣởng từ văn học Trung Quốc vào Truyện Rùa vàng, sách Lĩnh Nam chích quái. Năm 1996, tác giả Kiều Thu Hoạch đã so sánh típ truyện Truyện Trầu cau ở Trung Quốc với típ truyện cùng loại ở Việt Nam (sách Lĩnh Nam chích quái) và một số nƣớc Đông Nam Á (4) . Sau khi đi sâu phân tích so sánh, tác giả đã nêu sự tƣơng đồng và khác biệt qua truyện kể của các nƣớc. Theo ông, cho dù còn vài tình tiết khác biệt, nhƣng chỗ tƣơng đồng 2 Lĩnh Nam chích quái. Đinh Gia Khánh (chủ biên); Nguyễn Ngọc San biên khảo-giới thiệu. In lần thứ hai, có sửa chữa, bổ sung. Nxb.Văn học. Hà Nội. 1990, tr.23. 3 Trần Nghĩa: Truyền thuyết Mỵ Châu-Trọng Thủy phát triển qua các thời đại. Nghiên cứu Văn học, số 4/1962, tr.31-39. 4 Kiều Thu Hoạch: so sánh típ Truyện Trầu cau ở Trung Quốc với típ truyện cùng loại ở Việt Nam và Campuchia, bàn về tục ăn trầu và văn hóa quyển Trầu cau Đông Nam Á. Tạp chí Văn học, số 4/2001, tr.41. 5 lớn nhất của kiểu truyện này là nhằm giải thích phong tục "ăn trầu", phong tục vốn có từ lâu đời ở hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc. Năm 1999, dịch giả Nguyễn Thị Oanh trong phần dẫn luận "Nhật Bản linh dị ký - tác giả và tác phẩm" trong tác phẩm dịch Nhật Bản linh dị ký của tác giả Keikai, Nhật Bản, Nxb Văn học(5) đã giới thiệu và đi sâu phân tích một số motip, cốt truyện tƣơng đồng với truyện truyền kỳ và chí quái của Trung Quốc, các truyện ảnh hƣởng từ truyện kể Phật giáo Trung Quốc và cũng đã chỉ ra sự khác nhau trong việc thay đổi cốt truyện cho phù hợp với phong tục tập quán của Nhật Bản. Trong mục Linh dị ký và truyện thần kỳ, truyền kỳ Việt Nam, tác giả cũng đã làm rõ một số motip tƣơng đồng trong Linh dị ký với truyện cổ Việt Nam nhƣ: Motip ngƣời có sức khỏe (Lê Phụng Hiểu - Việt điện u linh); motip sinh nở kỳ lạ (Lạc Long Quân, Thánh Gióng - Lĩnh Nam chích quái); motip chống thần linh (Cƣờng Bạo đại vƣơng- Công dư tiệp ký); motip nhân vật xấu xí mà tài ba (Ngƣời kỳ dị - Sơn cư tạp thuật)... Kiểu truyện "hồn ngƣời này, xác ngƣời kia" trong Linh dị ký cũng giống với truyện Trần Tử Lƣơng của nƣớc Ngô đƣợc thay cho Trần Tử Lƣơng ở Miên Châu, trong sách Minh báo ký của Trƣơng Công Cẩn thời nhà Đƣờng và cũng giống với truyện Đế Thích trong Công dư tiệp ký của Vũ Phƣơng Đề, chép truyện Trƣơng Ba, kể chuyện Trƣơng Ba giỏi chơi cờ, đƣợc Đế Thích cho sống lại nhƣng không còn thi thể phải nhập vào xác của anh hàng thịt, ngƣời mới chết.... Tuy nhiên, do khuôn khổ của bài giới thiệu tác phẩm, dịch giả cũng chƣa đi sâu vào nghiên cứu thể tài, cốt truyện của tác phẩm. Ngoài ra, một số bài nghiên cứu tuy không liên quan trực tiếp đến đề tài nhƣng lại là những gợi ý quan trọng cho đề tài, nhƣ: Đặc trưng thể loại và việc 5 Nhật Bản linh dị ký. Nguyễn Thị Oanh dịch. Nxb. Văn học. 1999. 6 văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị An(6).... Về việc nghiên cứu ngôn ngữ văn tự Hán thời Lý-Trần, trƣớc đó đã có một số công trình nghiên cứu về Hán văn Lý-Trần có liên quan đến luận văn của chúng tôi nhƣ công trình Ảnh hưởng Hán văn Lý Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn trung Ngạn (7)của GS. Nguyễn Tài Cẩn; Hán văn Lý-Trần(8) của PGs.TS. Phạm Văn Khoái. Công trình trực tiếp liên quan đến luận văn của chúng tôi là Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của TS. Nguyễn Thị Oanh. Đây là Luận án đầu tiên đã đề cập đến một số đặc trƣng ngôn ngữ văn tự Hán trong Lĩnh Nam chích quái, có so sánh với Linh dị ký của Nhật Bản. Tuy nhiên, do khuôn khổ của Luận án nên tác giả chƣa đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ văn tự Hán trong Linh dị ký. Trở lên là một số bài viết và công trình (hiện thống kê chƣa đầy đủ) liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các công trình trên đây của các nhà nghiên cứu trong nƣớc thực sự là những gợi ý quan trọng giúp chúng tôi thực hiện tốt đề tài này. + Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc của đề tài. Nghiên cứu văn học so sánh ở Nhật Bản và Trung Quốc đã có bề dày lịch sử và đạt nhiều thành tựu. Trong cuốn Nhật Bản linh dị ký 日本霊異記, bản dịch từ Hán văn Nhật Bản ra tiếng Nhật hiện đại do tác giả Nakada Norio thực hiện, Nxb Shogakukan ấn hành năm 1975, phần so sánh Nhật Bản linh dị ký với truyện truyện chí quái, truyền kỳ, Phật thoại của Trung Quốc, tuy chƣa đi sâu phân tích chi tiết các motip, đề tài, cốt truyện, nhƣng những vấn đề tác giả đặt ra trong tác 6 Trần Thị An: Đặc trưng thể loại truyền thuyết và quá trình văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam. Luận án TSKHNV.H.2000. 7 Nguyễn Tài Cẩn: Ảnh hưởng Hán văn Lí Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn. Nxb. Giáo dục-1998. 8 Phạm Văn Khoái: Hán văn Lý-Trần. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 2001. 7 phẩm này cũng là những gợi mở cho một hƣớng nghiên cứu mới khi so sánh tác phẩm này với truyện cổ dân gian Việt Nam. Cuốn Nhật Bản linh dị ký với và truyện kể dân gian Trung Quốc 日本霊異 記と中国の伝承 (Nhihon ryoiki to Chugoku no densho) của tác giả Kono Kimiko (Đại học Waseda Nhật Bản), Nxb.Menseisha, 1985, cũng đã đi sâu phân tích sự tƣơng đồng về đề tài, cốt truyện, motip trong sách Nhật Bản linh dị ký với truyện kể dân gian Trung Quốc, từ đó tìm ra những nét độc đáo của Nhật Bản trong trong việc tiếp nhận, cải biên đề tài, cốt truyện, motip từ Trung Quốc. Ở Trung Quốc, GS. Lí Minh Kính (GS.Học viện ngoại ngữ, Đại học Nhân Dân, Trung Quốc) trong bài viết: Trở lại các vấn đề Hán văn trong Linh dị ký, đã đi sâu phân tích một số hiện tƣợng “phá cách”, “biến thể Hán văn”, “Hòa hóa Hán văn” mà các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chỉ ra, đồng thời tác giả còn nẩy ra thêm một số trƣờng hợp khác(9). Ở Đài Loan, công trình nghiên cứu so sánh Sưu thần ký với Lĩnh Nam chích quái 搜 神 記 與 嶺 南 摭 怪 của tác giả Lâm Thúy Bình có thể coi là công trình nghiên cứu so sánh song hành giữa hai tác phẩm truyện cổ dân gian của hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc. Trên đây là một số công trình nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài liên quan đến đề tài nghiên cứu (thống kê chƣa đầy đủ). Các công trình nói trên là những gợi ý thiết thực để chúng tôi thực hiện đề tài nói trên. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đƣợc các nhiệm vụ trên của đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 9 Tài liệu do PGS.TS. Nguyễn Thị Oanh cung cấp. 8 (1) Phƣơng pháp thống kê định lƣợng. (2) Phƣơng pháp so sánh (3) Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành (4) Phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ học Ngoài ra, chúng tôi còn chú trọng việc nghiên cứu lý thuyết thể loại truyện cổ (truyện cổ tích và truyền thuyết dân gian ) khi vận dụng vào thực tế tác phẩm. Chúng tôi còn vận dụng thành tựu của lý luận văn học, trên cơ sở chú ý đến hƣớng nghiên cứu chất dân gian trong văn học viết qua việc phân tích so sánh đề tài, cốt truyện và motip...giữa ba nƣớc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng: Chúng tôi sử dụng các tác phẩm sau: - Nhật Bản linh dị ký, do dịch giả Nguyễn Thị Oanh dịch, Nxb. Văn học xuất bản năm 1999. Chúng tôi sử dụng phần chữ Hán được in kèm theo tác phẩm dịch này. - Lĩnh Nam chích quái, bản chữ Hán ký hiệu A.2194, Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Chúng tôi còn mở rộng tham khảo một số tác phẩm nhƣ Thiền uyển tập anh, Công dư tiệp ký, Lan Trì kiến văn lục… hiện đã đƣợc dịch và xuất bản. Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng một số truyện trong hai tác phẩm: Sưu thần ký (bản dịch của nhóm phòng Lịch sử, Viện Nghiên cứu Hán Nôm) để thấy rõ hơn sự tiếp nhận cũng nhƣ cải biên truyện truyền ký, chí quái và truyện kể Phật giáo Trung Quốc. Phạm vi nghiên cứu: 9 Nhật Bản linh dị ký đã đƣợc dịch và giới thiệu ở Việt Nam từ năm 1999, song cho đến nay chƣa đƣợc đi sâu nghiên cứu, vì vậy chúng tôi sẽ đặt trọng tâm vào việc giới thiệu tác phẩm của Nhật Bản. Do nội dung và thời điểm ra đời của Nhật Bản linh dị ký và Lĩnh Nam chích quái có nhiều khác biệt nên chúng tôi chỉ tập trung phân tích thể tài, cốt truyện và một số mô típ, kiểu truyện thần kỳ có tần suất xuất hiện cao đƣợc đƣa vào sách Biểu tượng văn hóa thế giới để so sánh và phân tích. Do khuôn khổ Luận văn có hạn nên phần so sánh về ngôn ngữ văn tự Hán chúng tôi cũng xin hạn chế so sánh ở một số thực từ, phó từ và hiện tượng phá cách trong Linh dị ký so sánh với LNCQ. 5. Đóng góp của luận văn - Làm sáng tỏ một số về thể tài cốt truyện tác phẩm Nhật Bản linh dị ký. - Làm sáng tỏ những giá trị văn hóa đặc sắc của hai nƣớc qua khảo sát những nét tƣơng đồng và dị biệt về mô típ, kiểu truyện giữa Nhật Bản Linh dị ký và Lĩnh Nam chích quái. - Làm sáng tỏ một số đặc trƣng ngôn ngữ văn tự Hán của Nhật Bản linh dị ký và Lĩnh Nam chích quái. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn dự kiến sẽ bao gồm 2 chƣơng: Chương 1. So sánh Nhật Bản Linh dị ký và Lĩnh Nam chích quái về thể tài, cốt truyện 1. Vài nét về Nhật Bản linh dị ký 2. Vài nét về Lĩnh Nam chích quái 3. So sánh về mặt thể tài giữa Nhật Bản linh dị ký và Lĩnh Nam chích quái 10 3.1. Một số điểm chung về thể tài, kiểu truyện 3.2. Mô hình cấu trúc cốt truyện 3.3. Hệ thống nhân vật 3.4. Motip kỳ ảo 4. Tiểu kết Chương 2: So sánh Nhật Bản linh dị ký và Lĩnh Nam chích quái qua một số đặc điểm ngôn ngữ văn tự Hán 1. Một số vấn đề chung 2. Một số đặc điểm ngôn ngữ văn tự Hán trong Linh dị ký và Lĩnh Nam chích quái 2.1. Hiện tƣợng đảo ngƣợc trật tự từ và cú pháp Hán ở Linh dị ký và Lĩnh Nam chích quái 2.2. Hiện tƣợng “phá cách” khi dùng “tại và hữu” ở Linh dị ký 2.3. Hiện tƣợng dùng “tại” và “hữu” trong Lĩnh Nam chích quái 3. Tiểu kết Kết luận chung Phần Phụ lục Tài liệu tham khảo 11 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 SO SÁNH NHẬT BẢN LINH DỊ KÝ VỚI LĨNH NAM CHÍCH QUÁI VỀ THỂ TÀI CỐT TRUYỆN 1. Vài nét về Nhật Bản linh dị ký Nhật Bản Linh dị kí (Ghi chép những chuyện linh nghiệm, kỳ lạ của Nhật Bản). Tên thƣờng gọi là Linh dị kí, tên đầy đủ là Nhật Bản quốc hiện báo thiện ác Linh dị kí (Ghi chép những chuyện linh nghiệm, kỳ lạ, báo ứng việc thiện, ác của Nhật Bản). Nhật Bản linh dị kí (từ đây chúng tôi gọi là Linh dị kí) thuộc thể loại setsuwa (thuyết thoại) (10) , là một trong những tác phẩm nổi tiếng trong kho tàng văn học cổ điển của Nhật Bản, phản ánh nhiều mặt của nền văn hóa Nhật Bản thời trung đại. Tác giả của Nhật Bản linh dị ký là Keikai, sƣ chùa Yakushi, ở phía Nam Kinh đô Nara. Không rõ về năm sinh, năm mất của ông. Các nhà nghiên cứu đã dựa vào các chi tiết có liên quan tới ông trong Linh dị ký (truyện 38, quyển Hạ) có thể đoán ông sinh vào khoảng đầu năm thời Thiên hoàng Konin (770 - 781). Các ghi chép trong Linh dị ký cũng giúp suy đoán tác giả đã viết cuốn sách trên đƣợc biên soạn trong khoảng 35 năm, từ năm Enryaku (Diên Lịch) thứ 6 (787), hoàn thành năm Konin (Quang Nhân) thứ 13(822), và đấy cũng là thời gian ông chuyển từ tuổi tráng niên đến tuổi trung hoặc thƣợng thọ (từ 55 đến 75 tuổi). 10 Setsuwa : là cách gọi chung cho các truyện đƣợc kể theo một chủ đề nhất định. Khái niệm này đƣợc sử dụng rộng rãi trong giới nghiên cứu. Trong văn học Nhật Bản, ngƣời ta phân loại văn học tự sự thời Thƣợng đại (khoảng trƣớc sau thời đại Nara, 71- 784) thành thần thoại, truyền thuyết, thuyết thoại. Thuyết thoại, ngoài thần thoại và truyền thuyết còn đƣợc quan niệm là thể loại có dây mơ rễ má với văn xuôi tự sự. Xem thêm Nguyễn Thị Oanh: Từ điển truyện cổ tích Nhật Bản. Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 10 (428), tr.89. 12 Qua Linh dị ký ngƣời ta còn cho rằng ông thuộc dòng dõi Tomono Miyatsuko, là những “quy hóa nhân”, tức ngƣời Triều Tiên hoặc Trung Quốc bị bắt đƣa về Nhật qua các cuộc xâm lăng Triều Tiên của Nhật Bản. Ông là vị sƣ tăng tự độ, có vợ con nhƣng vẫn xuất gia tu hành Phật đạo. Không rõ ông xuất gia năm nào, năm 795 ông vào trụ trì ở chùa Yakushi. Ông sống ở huyện Nakusa, tỉnh Ki (nay thuộc tỉnh Wakayama). Do những cố gắng trong việc truyền giáo, năm 788 ông đƣợc ban danh hiệu “Truyền đăng trú vị”. Do sống trong một xã hội “bất ổn định, nhiều rối ren, xấu xa ô trọc… đã khiến những ngƣời tử tế dƣờng nhƣ tuyệt vọng” (Tựa, quyển Hạ), nên Keikai cho rằng: “nếu việc thiện ác không chỉ ra rõ thì lấy gì làm bằng để sửa chữa lệch lạc và phân biệt đúng sai”; “Nếu không cho thấy sự quả báo, làm sao cải tạo đƣợc ác tâm, tu hành theo đạo thiện” (Tựa, quyển Thƣợng). Vì thế ông ghi chép những truyện báo ứng, làm mọi ngƣời thấy rõ thuyết nhân quả báo ứng, “ác giả ác báo, nhân giả nhân báo” , đó là ý đồ đầu tiên của tác giả khi tác giả biên soạn Linh dị ký. Trong lời Tựa, quyển Thƣợng, tác giả viết: “Ngày xƣa, nhà Hán có Minh báo ký, nƣớc Đại Đường có Bát nhã nghiệm ký. Vì sao phải cẩn trọng nâng niu với các ghi chép của nƣớc ngoài mà lại không tin những chuyện kỳ lạ của nƣớc mình. Từ những việc tự mình nhìn thấy, không sao ngủ đƣợc, bình tâm xem xét, không thể lặng im bèn tạm ghi những điều nghe đƣợc, đặt tên là Nhật Bản quốc hiện báo thiện ác linh dị ký, làm thành 3 quyển Thƣợng, Trung, Hạ để lại cho đời sau”. Ghi chép những chuyện lạ của Nhật Bản cũng là mục đích biên soạn của tác giả. Linh dị kí gồm 3 quyển: Thƣợng, Trung, Hạ. Quyển Thƣợng có 35 truyện; quyển Trung có 42 truyện và quyển Hạ có 39 truyện, cả thảy có 116 truyện. Đầu mỗi quyển là lời Tựa, sau phần lớn mỗi truyện là lời Tán, xen kẽ giữa các truyện là các đoạn thơ, ca dao. Nội dung tác phẩm đề cập đến hầu hết đến mọi mặt của đời sống xã hội “từ thời Thiên hoàng Yuyaku nửa thế kỷ thứ V đến đầu thời Thiên hoàng Saga đầu thế kỷ IX. Các truyện xẩy ra trên địa bàn của 37 tỉnh… hai 13 phần ba trong số đó thuộc vùng kinnai (nay thuộc Kyoto, Osaka và Na ra). Có khoảng 200 nhân vật với đầy đủ các giai cấp từ quý tộc, tăng lữ cho đến thứ dân. Nhiều nhất là các truyện từ cuối thời Nara (710-784) đến đầu thời Heian (7941185) (11). Các đề tài nhƣ: truyện về các thiền sƣ, truyện về ngƣời có sức khỏe, truyện trả ơn của súc vật, các truyện báo ứng luân hồi, ở hiền gặp lành, làm ác phải chịu quả báo… có liên quan đến sự linh nghiệm của Phật Quan âm, Diệu kiến Bồ tát, Di lặc Bồ tát… đến sự biến hóa của kinh điển và tƣợng Phật. Tất cả các truyện kỳ lạ linh nghiệm đều đƣợc dàn dựng gắn với hiện thực trên nền lịch sử có thật, đƣợc tác giả sắp xếp theo trục thời gian từ thời Thiên hoàng Yuryaku (Hùng Lƣợc) (478) cho đến hết thời Thiên hoàng Kanmu(Hằng Vũ) (781-806). Khác với Cổ sự kí (Kojiki)(12) là “tác phẩm đƣợc xây dựng trên cơ sở thần thoại về sự sáng tạo thế giới, nguồn gốc vũ trụ; về cuộc tranh chấp giữa các thần để thiết lập sự sinh tồn của bộ lạc trong một miền nhất định; về lịch sử các vƣơng triều Nhật Bản, gắn với sự thần thánh hóa uy quyền các tù trƣởng và các thiên hoàng, coi Thiên hoàng nhƣ đấng tối cao thực hiện ý chí của các thần linh”… , Linh dị kí là tác phẩm đầu tiên miêu tả cuộc sống chân thực của con ngƣời trên nhiều mặt: đấu tranh chống thiên tai bảo vệ mùa màng, nƣơng rẫy; đấu tranh giữa cái thiện và cái ác… Tác phẩm thực sự rung cảm lòng ngƣời bởi nét hiện thực sinh động, hấp dẫn bởi nội dung chất phác nhƣng không kém phần kỳ vĩ, kỳ ảo của các sự tích. Nó làm cho ngƣời ta tin theo những sự việc và các các tình tiết hoang đƣờng trong truyện. Ra đời trong bối cảnh Phật giáo và văn hóa Trung quốc đƣợc du nhập và phát triển rực rỡ ở Nhật Bản, Linh dị kí đƣợc coi nhƣ sản phẩm mang đậm dấu vết của thời kỳ này. Các tác phẩm chí quái Trung Quốc đời Tấn nhƣ Sưu thần kí, 11 Lời giới thiệu của GS. Sakurai Yumio đăng trong cuốn Nhật Bản linh dị ký, Nxb. Văn học. Hà Nội, 1999, tr.6-7. 12 Cổ sự kí: Kojiki) (Ghi chép về sự việc thời cổ) là sƣu tập về thần thoại và truyền thuyết của Nhật Bản. Sách còn có tên là Cổ sự (Koji), Cố sự (Koji). Sách đƣợc biên soạn năm 712, gồm 3 quyển: Thƣợng, Trung, Hạ. 14 các tác phẩm truyền kì đời Đƣờng nổi tiếng đƣơng thời nhƣ Nhâm Thị truyện và truyện kể Phật giáo Trung Quốc nhƣ Minh báo kí, Kim cương bát nhã tập nghiệm kí… đƣợc lƣu hành rộng rãi ở Nhật Bản thời bấy giờ đã có ảnh hƣởng lớn đến Linh dị kí. Các motip nhƣ motip cây thiêng, sinh nở kì lạ, sự hóa thân từ ngƣời sang vật, những nhân vật có khả năng kì diệu, hôn nhân giữa ngƣời và động vật, những nhân vật xấu xí mà tài ba…đƣợc coi là những motip có tính khuôn mẫu đƣợc định hình trong truyện kể dân gian không chỉ riêng ở Nhật Bản mà chung của thế giới. Từ Linh dị ký có thể dễ dàng nhận ra nét chúng với truyện cổ và truyền thuyết dân gian thần kỳ của Việt Nam qua các motip nhƣ cây thiêng, sinh nở kỳ lạ… hay các kiểu truyện chống thần linh, nhân vật xấu xí mà tài ba, sống lại sau khi xuống âm phủ…. Đây là tƣ liệu quí trong việc nghiên cứu so sánh các nƣớc có cùng ảnh hƣởng văn hóa Hán nhƣ Triều Tiên và Việt Nam(13). 2. Vài nét về Lĩnh Nam chích quái "Lĩnh Nam" chỉ miền đất ở phía nam Ngũ Lĩnh (tức năm dải núi ở Hoa Nam), nơi phát tích và sinh tụ của ngƣời Việt cổ xƣa. "Chích quái", tức nhặt nhạnh những chuyện lạ, chuyện "huyễn tƣởng" tới mức ngòi bút chính sử đã lảng tránh không ghi chép. Tựu trung lại, "Lĩnh Nam chích quái" là tập sách bao gồm những câu chuyện dã sử có tính chất dân gian sƣu tầm đƣợc trên đất nƣớc Việt nam thời cổ, "không đợi khắc vào đá, chạm vào gỗ mà đã gắn ghi trong lòng dân, bia truyền nơi miệng ngƣời, từ em bé đầu xanh đến cụ già tóc bạc đều ham thích" (Lĩnh Nam chích quái liệt truyện tự). Theo Vũ Quỳnh, tác giả của Lĩnh Nam chích quái liệt truyện (từ đây gọi là là Lĩnh Nam chích quái) là những bậc "tài cao học rộng" đời Lý Trần; ngƣời nhuận sắc là các vị "bác nhã hiếu cổ đời nay" (Lĩnh Nam chích quái liệt truyện tự). Vũ Quỳnh không kê cứu và liệt kê tên ngƣời soạn thảo, nhƣng với 4 truyện: 13 Xem thêm bài giới thiệu: “Nhật Bản linh dị kí – tác giả và tác phẩm” đăng trong sách Nhật Bản linh dị kí, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1999. 15 Lý Ông Trọng; Tản Viên; Long Nhãn Nhƣ Nguyệt; Tô Lịch, chúng ta có thể nghĩ tới Lý Tế Xuyên, tác giả sách Việt điện u linh tập. Hoặc liên quan tới sự tích từ đời Hồng Bàng cho đến hết đời Triệu, cùng một nội dung, tính chất và thời điểm với phần lớn truyện chép trong Lĩnh Nam chích quái, chúng ta cũng có thể nghĩ tới Hồ Tông Thốc, tác giả Việt Nam thế chí. Vũ Quỳnh cũng không ghi rõ tên ngƣời nhuận sắc, nhƣng Đặng Minh Khiêm trong Vịnh sử ký đã nêu tên Trần Thế Pháp (có thể là ngƣời trƣớc hoặc cùng cùng thời với Vũ Quỳnh) đã biên soạn, đúng ra là tập hợp và viết lại một số truyện dân gian đƣợc ghi rải rác trong các sách cổ, làm thành cuốn Lĩnh Nam chích quái lục. Trên cơ sở tƣ liệu của những ngƣời đi trƣớc, năm 1492, Vũ Quỳnh đã làm ra sách Lĩnh Nam chích quái liệt truyện gồm 2 quyển, 22 truyện và 1 bài tựa đề năm Hồng Đức 23 (1492). Các truyện Vũ Quỳnh đƣa vào sách, theo lời tựa, gồm có: 1. Hồng Bàng Thị truyện; 2. Dạ Thoa Vương truyện; 3. Bạch trĩ truyện; 4. Kim quy truyện; 5. Tân lang truyện; 6. Tây qua truyện; 7. Chưng bính truyện; 8. Hà Ô Lôi truyện; 9. Đổng Thiên Vương truyện; 10. Lý Ông Trọng truyện; 11. Nhất Dạ Trạch truyện; 12. Việt Tỉnh truyện; 13. Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không truyện; 14. Dƣơng Không Lộ, Nguyễn Giác Hải truyện; 15. Ngư Tinh truyện; 16. Hồ Tinh truyện; 17. Long Nhãn, Như Nguyệt nhị thần truyện; 18. Tản Viên Sơn truyện; 19. Nam Chiếu truyện; 20. Man Lƣơng truyện; 21. Tô Lịch truyện; 22. Mộc Tinh truyện. Sau đó một năm, năm 1493, Kiều Phú cũng hoàn thành một bản LNCQ khác gồm 22 truyện (cũng vẫn là các truyện Vũ Quỳnh đã chọn) và 1 bài tựa. Lần biên soạn này, Kiều Phú không theo lối “thuật nhi bất tác” mà tự mình sửa chữa những chỗ mà theo ông không đúng. Chẳng hạn Kiều Phú cho rằng không thể nói thần Tản Viên là con trai Âu Cơ, Đổng Thiên Vƣơng là con Long Quân thác thế, Lý Ông trọng giả vờ đi tả mà chết (xem lời Tựa của Kiều Phú ở bản LNCQ, A.1300). Bài tựa không nói rõ sách Kiều Phú chia thành mấy quyển. Một số bản 16 Lĩnh Nam chích quái hiện có đã lấy bài Tựa của Kiều Phú làm bài Hậu tự cho bản Vũ Quỳnh, đây hoàn toàn là một sự gán ghép vô căn cứ. Đến năm 1554, Đoàn Vĩnh Phúc đã chép thêm vào cuối bản Lĩnh Nam chích quái liệt truyện của Vũ Quỳnh một số truyện nữa, thành Q.3, gọi là "Loại tục", và viết một bài Hậu bạt.. Trong bài Hậu bạt, ông đã nói rõ: “sách Lĩnh Nam liệt truyện không ghi tên tác giả, không biết do vị nho sinh thời nào soạn thảo. Bản hiện hành là của ông Trạch Ổ họ Vũ, ngƣời làng Mộ Trạch, một kẻ sĩ thời Hồng Đức, vang danh khoa hoạn, bác học hiếu cổ. Ông chia sách thành 2 quyển, mở đầu bằng truyện Hồng Bàng và kết thúc bằng truyện Dạ Thoa, cả thảy 22 truyện. Ông có soạn bài tựa đặt ở đầu cuốn liệt truyện. Có thể nói đây là một bộ sách kỳ vĩ. Tuy vậy, có một số truyện nhƣ Sĩ Tiên, Sóc Vƣơng; một số thần nhƣ Thạch Long, Bạch Hạc... chƣa đƣợc đƣa vào sách, còn để sót những hạt châu đáng tiếc. Ngu tôi vừa qua nhân công việc rỗi rảnh, có mƣợn một số sách mang về sao chép để đọc. Đối với cái hay của thánh hiền, tinh hoa sông núi, sự kiêu hùng của Trƣng trinh nữ, sự linh ứng của Càn thánh phi, cùng các việc liên quan đến thế giáo, tôi đều kê cứu thêm ở Sử ký của Triệu Công và tham khảo thêm ở sách Việt điện u linh. Lại tìm rộng ra để bổ sung bớt đi những chỗ rƣờm, làm cho câu chuyện gọn ghẽ, gần với bộ mặt ban đầu của nó, rồi xếp tiếp sau tập 2, để gia đình tiện đọc". Đây là một bài Hậu bạt quan trọng, nó cho thấy bản của họ Đoàn đƣợc biên soạn lại trên cơ sở bản Lĩnh Nam chích quái liệt truyện của Vũ Quỳnh, ngoài các đặc điểm đã biết nhƣ gồm 22 truyện, 1 bài tựa, chia thành 2 quyển... còn một chi tiết rất đáng quan tâm nữa là sách đƣợc mở đầu bằng truyện Họ Hồng Bàng và kết thúc bằng truyện Dạ Thoa. Bài Hậu bạt của Đoàn Vĩnh Phúc cũng nói rõ lý do vì sao ông thêm Q.3 (Loại tục), cùng các nguồn tƣ liệu mà họ Đoàn đã dựa để làm phần bổ sung này. Sang thế kỷ 18, Vũ khâm Lân lại làm cái công việc mà Đoàn Vĩnh Phúc trƣớc đó đã làm: tục bổ cho LNCQ. Theo đà ấy, cuốn sách có xu hƣớng trở nên 17 một tổng tập về các mẩu chuyện dân gian cổ thuộc nhiều thời đại, do những tay bút hữu danh hoặc vô danh ở các thế kỷ tiếp sau thực hiện. Cho đến nay, chúng ta đƣợc biết tất cả 15 bản LNCQ, trong đó có 9 bản hiện tàng trữ tại Thƣ viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, mang các ký hiệu A.33; A.750; A.1200; A.1300; A.1752; A.2107; A.2914; VHv.1266; VHv.1473; 1 bản hiện tàng trữ tại Viện Sử học, mang các ký hiệu HV.486; HV.531; 2 bản hiện tàng trữ tại Quốc gia Hà Nội, mang các ký hiệu R.6; R.1607; và 1 bản ở Thƣ viện Phạm Quỳnh, kí hiệu H.42. Trong số các dị bản hiện còn, Lĩnh Nam chích quái A.2914 là bản đã đáp ứng đƣợc các tiêu chí theo giới thiệu của Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú và là bản sao sớm nhất, có thể từ thời Hậu Lê từ bản Lĩnh Nam chích quái của họ Đoàn biên soạn vào năm 1554. Nhƣ trên đã trình bày, Lĩnh Nam chích quái là tập sách bao gồm những câu chuyện dã sử có tính chất dân gian sƣu tầm đƣợc trên đất nƣớc Việt nam thời cổ. Nếu lấy Long Biên (nay thuộc Hà Nội) làm trung tâm, chúng ta sẽ thấy ở phía Đông Bắc có Truyện thần ngư tinh gắn với địa danh Bạch Long Vĩ (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh); Truyện hai vị thần Long Nhãn, Như Nguyệt; Truyện cổ Giếng Việt (nay thuộc tỉnh Bắc Giang); ở phía tây có Truyện Núi Tản Viên (nay thuộc Vĩnh Phúc); xuôi xuống phía nam có Truyện Dưa hấu gắn với địa danh Nga Sơn (nay thuộc Thanh Hóa), xuống nữa là Truyện cổ Nam Chiếu nói về miền đất Thanh Nghệ và một số địa danh hải đảo ngoài khơi biển Đông. Tập trung nhiều nhất là các truyện xẩy ra ở đất Thăng Long và các vùng phụ cận đất kinh kỳ xƣa, nhƣ Truyện thần Hồ tinh gắn với địa danh Hồ Tây; Truyện sông Tô Lịch, gắn với địa danh sông Tô Lịch; Truyện Lý Ông Trọng gắn với địa danh Thụy Hƣơng, huyện Từ Liêm (Hà Nội); Truyện Đổng Thiên Vương gắn với địa danh làng Phù Đổng (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội); Truyện Đầm Nhất Dạ gắn với địa danh Châu Giang (nay thuộc tỉnh Hƣng Yên)… Các nhân vật trong truyện có sự đan xen khá phức tạp, từ nhân vật thần thoại-truyền thuyết (Lạc Long Quân; Đổng Thiên Vƣơng; Sơn tinh Thủy tinh); 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan