Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh nhân vật yudhisthira trong sử thi mahabharata và nhân vật rama trong sử ...

Tài liệu So sánh nhân vật yudhisthira trong sử thi mahabharata và nhân vật rama trong sử thi ramayana

.DOCX
4
891
124

Mô tả:

SO SÁNH NHÂN VẬT YUDHISTHIRA TRONG SỬ THI MAHABHARATA VÀ NHÂN VẬT RAMA TRONG SỬ THI RAMAYANA Trong sử thi anh hùng ca, nhân vật những người anh hùng toàn vẹn, hoàn mỹ bao giờ cũng giữ vai trò trung tâm. Các nhân vật khác chỉ giữ vai trò phụ, quy tụ làm tôn them vẻ đẹp của người anh hùng.Người anh hùng tựa như mặt trăng sáng vằng vặc trên nền bầu trời đầy tinh tú lấp lánh. Hình tượng ấy mang tính khái quát, phản ánh hệ tư tưởng thẩm mỹ của thời đại và xã hội đã sản sinh ra nó. Bên cạnh tầm vóc lớn lao, vĩ đại, hình tượng nhân vật anh hùng còn sáng ngời vẻ đẹp của đức hạnh, trí tuệ và tài năng… Tất cả được thể hiện qua những hành động cao cả, dũng cảm của người anh hùng với những chiến công hiển hách. Những khó khăn, thử thách gian nan là điều kiện mà mỗi nhân vật anh hùng tồn tại, trưởng thành và hoàn thiện nhân cách. Người anh hùng thật sự là người mang trong lòng những khát vọng lớn lao, vĩ đại gắn bó chặt chẽ với lí tưởng cộng đồng.Những vẻ đẹp về sức mạnh thể chất, tinh thần, tài năng và những phẩm giá ưu tú của cộng đồng được thể hiện qua nhân vật người anh hùng trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội. Do đó, việc so sánh các nhân vật anh hùng trong sử thi, đặc biệt là hai pho sử thi vĩ đại của Ấn Độ: Mahabharata và Ramayana, thiết nghĩ là một việc khó khăn nhưng cũng hết sức cần thiết .Ở khuôn khổ bài thuyết trình này, tôi xin được phép so sánh hai nhân vật Yudhisthira trong sử thi Mahabharata và nhân vật Rama ở sử thi Ramayana ở một số khía cạnh sau : nguồn gốc xuất thân, vẻ đẹp trí tuệ, tài năng và phẩm chất để tìm ra hằng số chung và những điều dị biệt. 1. Về nguồn gốc xuất thân: Hoàng tử Rama là kiếp thứ bảy của Visnu. Theo truyền thuyết, Rama là thần Visnu giáng thế làm người để cứu vớt nhân loại ra khỏi vòng chiến tranh, tội lỗi và đau khổ. 2. Về vẻ đẹp trí tuệ, tài năng và phẩm chất: Trong sử thi Mahabharata, có thể tìm thấy nhiều nhân vật anh hùng nhưng ở mỗi người anh hùng lại xuất sắc và ưu tú về một mặt nào đó. Sự lựa chọn hành động để làm nổi bật điểm mạnh của từng nhân vật cũng là khuôn mẫu truyền thống trong các sử thi anh hùng. Trí tuệ và đạo đức của người anh hùng lại được thể hiện qua nhân vật Yudhisthira. Đạo lý là tiêu chí để đánh giá hành động của nhân vật này, tạo nên một gam màu riêng về khuôn mẫu người anh hùng Ấn Độ. Sức mạnh của Yudhisthira không phải ở thể lực hay tài năng chiến binh mà là sức mạnh siêu phàm của trí tuệ và sự công bằng, đạo đức trong sáng. Trí tuệ ấy giúp chàng hiểu được tận cùng cốt lõi của đạo lý. Yudhisthira đã giành sự sống cho các em mình bằng sự công minh, chính trực, cao thượng với trái tim nhân hậu.Suốt mười tám ngày giao tranh, trên sân khấu vĩ đại của Mahabharata đã biểu dương tầng tầng lớp lớp người anh hùng .Tất cả đều theo đuổi một cuộc sống hào hùng của những võ công oanh liệt và khao khát cái chết xứng đáng với một chiến binh dũng cảm. Ở phần I, III ( Cuốn sách về cuộc hành hương vĩ đại), khi chứng kiến cái chết của những người em, Yudhisthira đã vô cùng đau đớn nhưng vẫn can đảm bước đi, không ngoảnh lại phía sau. Chàng chỉ còn một người bạn đồng hành là con chó. Trước thử thách của vị thần Ngàn Mắt :” Ngày hôm nay, con sẽ đạt được mọi thành công , hạnh phúc, bất tử như thần linh nơi thiên giới.Con hãy vứt bỏ con chó này. Điều đó chẳng có gì là bạc ác đâu”. Yudhisthira đã phản ứng rất quyết liệt :”Ôi, hỡi thần Ngàn Mắt , thần của cư xử công chính, con không mong ước mọi ân phúc thiên giới nếu phải từ bỏ người bạn đã tận tụy trung thành với con.”Chàng đã đưa ra những chân lý về đạo đức, thấm đẫm chất nhân văn:” …Khi các em trai của con và Draupadi đã mất đi, con chẳng thể cứu sống họ.Vậy nên con bỏ họ lại và bước tiếp.Tuy vậy chừng nào họ còn sống thì con không đời nào bỏ họ. Con nghỉ Như vậy, trong sử thi Mahabharata, nhân vật anh hùng lý tưởng là sự tổng hòa của nhiều nhân vật, mỗi nhân vật thể hiện cái nhất thể lý tưởng và là một kiểu nhân vật điển hình trong “Bức tượng N vị nhất thể”. Theo đó, người anh hùng Ấn Độ đạt đến chiến thắng trên chiến trường hoàn toàn chưa phải đã đến đích, thậm chí, còn là đã xa đích. Nên họ còn phải tiếp tục lên đường. Và sử thi Mahabharata vì thế không thể dừng sau chiến thắng của Pandava như Iliad có thể chấm dứt sau khi kể về chiến công của Achille. Tác phẩm tiếp tục theo dõi các anh hùng của mình: ba mươi sáu năm cai trị đất nước vẫn không nguôi ân hận, cuối cùng họ đã từ bỏ vương quốc mà cuộc chiến tranh trước đó họ lấy làm mục đích, hành hương lên cao, cao mãi trên những đỉnh núi Hymalaya. Từ bỏ hoàn toàn cuộc sống gia đình, từ bỏ xã hội, từ bỏ mọi dục vọng, ly viễn cái tinh thần thuần khiết, trong sáng khỏi bản chất vật chất của thế giới. Từ người trẻ nhất trong nhóm, Pandava lần lượt ngã xuống trên đường hành hương. Cuối cùng chỉ còn một mình Yudhisthira tới được cõi trời. Chàng phẫn nộ khi trên thiên đường chàng gặp toàn kẻ thù cũ, còn ở địa ngục lại là các anh em, bè bạn của chàng đang chịu trăm chiều cơ cực. Nhưng đó cũng chỉ ảo ảnh, là thử thách cuối cùng. Yuahisthira phải đi qua cả ba tầng thế giới để tỉnh ngộ rằng trên thiên giới không có chỗ cho lòng hận thù. Cháng phải vượt trên đối cực của yêu –ghét, thành –bại, hạnh phúc –đau khổ, cũng có nghĩa anh ta phải đi tới giác ngộ bản chất biến đổi, đoản mệnh của thế giới và định mệnh của con người là vượt qua nó. Nghĩa là phải đi tới tuyệt đích MOKSHA (tức từ bỏ, cũng tức là giải thoát). Trong sử thi Ramayana, nhân vật Rama được xây dựng là người anh hùng lý tưởng “toàn thiện toàn mỹ”. Rama được đặt trong mối quan hệ, xung đột với các nhân vật khác để người anh hùng bộc lộ những tài năng, đức hạnh của mình. Người anh hùng Rama trong sử thi Ramayana được xây dựng không chỉ đẹp về hình thức mà tài năng và đức hạnh của chàng cũng rực rỡ như các vì sao trên bầu trời. Một chương trong khúc ca thứ nhất nói về sự ra đời của người anh hùng “Rama ra đời” tuy rất ngắn gọn nhưng đã khái quát được những nét điển hình trong tính cách, sức mạnh tài năng và đức hạnh của người anh hùng. Trong bốn người con của vua Đaxaratha thì “Rama hùng mạnh vô song thì tính cách không tì vết như trăng rằm, là niềm vui sướng của những ai được nom thấy chàng. Chàng là một trang kỵ mã lão luyện, một tay điều khiển chiến xa thành thục, và có thể cưỡi voi. Chàng là một tay bắn cung bậc thầy và không hề sao nhãng mảy may việc luyện tập võ nghệ cũng như sớm hôm phụng dưỡng cha già” Đặc biệt sử thi đã dành hẳn Chương 1- Người anh hùng trong khúc ca thứ hai: Khúc ca Ayođhya để khắc họa hình tượng người anh hùng toàn thiện toàn mỹ. Trong đó đặc biệt chú trọng tô đậm vẻ đẹp phẩm chất đạo đức, tôn giáo của người anh hùng: “Chàng khôi ngô tuyệt vời và lòng dạ chàng trong sáng như gương và cũng toàn năng như cha… Chàng trẻ trung, khỏe mạnh, có đức hạnh, và dân chúng coi chàng như chính bản thân họ vậy. Chàng thông tuệ kinh Vêđa và Vêđanga, lão luyện tinh thông mọi vũ khí được sử dụng, với sự hỗ trợ hay không của ác thần chú Mantra. Chàng dũng cảm, ngay thẳng thật thà và là nguồn gốc của mọi điều thiện… Chàng khiêm tốn, có ý tứ và bao giờ cũng tỏ lòng tôn kính đối với các bậc bề trên… Chàng hết sức cao siêu về triết học và có tài lớn về thi ca.” Về sức mạnh và tài năng trong chiến đấu của người anh hùng lại được khắc họa hết sức ngắn gọn ngay ở chương giới thiệu: “Chàng là một tay kỵ mã lão luyện, một chiến binh kiệt xuất, một tướng lĩnh dũng cảm dắt dẫn quân đội chiến thắng kẻ thù và tinh thông đủ mọi thuật bài binh bố trận. Chàng là người bất khả chiến thắng ngay cả trước các chư thần”(11). Lòng dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường của người anh hùng Rama được thể hiện rõ hơn khi chàng chấp nhận lưu đày mười bốn năm trong rừng với mọi khó khăn thử thách. Chàng đón nhận với tâm trạng nhẹ nhàng bình thản: “Không ai nom thấy bất cứ một dấu hiệu buồn khổ nào trong thái độ của chàng”(12). Hay trong các cuộc giao tranh, lòng dũng cảm, sức mạnh và vũ khí lợi hại của người anh hùng đã khiến kẻ thù khi trông thấy đều khiếp sợ: “Quân Raksaxa đâm hoảng loạn và bắt đầu kêu thét lên khiếp đảm lúc trông thấy Rama, như con voi phải lánh xa khi nom thấy con sư tử” Trong sử thi Ramayana, người anh hùng Rama luôn lùi bước trước những hành động đi ngược lại bổn phận. Với niềm tin lý tưởng “chiến thắng thuộc về những người đề cao Dharma” nên người anh hùng Rama luôn hành xử theo bổn phận, tinh thần cao thượng và sự vị tha. Rama được quyền nối ngôi cha, nhưng vì cha đã hứa với thứ phi Kaikêyi đày mình vào rừng để nhường ngôi báu cho Bharata, Rama không dám cãi lại lệnh cha. “Lời hứa của cha là danh dự, danh dự của cha là danh dự của mình và của dòng giống. Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của cha là một bổn phận. Đó là tiêu chuẩn đạo đức của đẳng cấp quý tộc và xã hội đương thời”. Chàng vui lòng từ giã cuộc sống vương giả để ra đi và chàng nói với thứ phi Kakêyi: “Không có một đạo giáo nào lớn hơn là phụng sự cha mình và thực hiện mệnh lệnh của cha… Phụng sự cha là bổn phận cao nhất của con người”. Theo quan niệm của người Ấn Độ, người anh hùng lý tưởng bên cạnh sức mạnh, tài năng và lòng dũng cảm thì phải là con người luôn luôn thực hiện Dharma. Trong sử thi Ramayana, người anh hùng Rama được khắc họa nổi bật lên cùng phẩm chất tuyệt đối trung thành với bổn phận, có sự bao dung độ lượng cao cả và ý thức về danh dự. Mọi hành động của Rama đều luôn tuân thủ tuyệt đối theo trách nhiệm và bổn phận của Dharma. Ở đoạn trích”Rama buộc tội”, tác giả đã miêu tả xung đột tâm lí của hai nhân vật Rama và Xita trong cuộc gặp lại đầy thử thách và éo le.Tâm trạng của hai người cứ biến đổi theo nhịp điệu đối thoại.Khi Rama xưng hô với Sita một cách khách khí,lạnh lùng, có vẻ xa lạ “ta”,”phu nhân”thì Sita vô cùng ngạc nhiên, bất ngờ và cảm thấy giữa hai người đã có khoảng cách.Rama tuyên bố lí do chàng chiến đấu chiến thắng quỷ vương chỉ vì danh dự, bổn phận,cá nhân của người anh hùng, vị quân tướng trong tương lai.Và xita càng đau xót hơn khi Rama đối xử nhẫn tâm,lạnh lùng và những lời nói vô tình, độc địa cùng với lời khuyên tầm thường đối với mình.Tất cả những gì Rama hành động và nói với Xita chỉ là để chàng thể hiện vị trí của mình trong cộng đồng vì chàng là một vị thần,một vị vua trong tương lai,một anh hùng trong bộ tộc của mình.Mọi việc đều chỉ muốn mọi người tôn kính,nâng cao uy tín của mình.Ngay cả khi Sita bước lên dàn hỏa thêu Rama mặc dù rất đau đớn tuyệt vọng,có sự giằn co về tâm lí -một bên là danh dự một bên là tình cảm cá nhân thì danh dự đã chiến thắng và chàng cố kìm nén cảm xúc,nỗi đau đớn cực độ của mình mà ngồi nhìn Sita bước vào lửa. Mọi hành động của Rama đều luôn tuân thủ tuyệt đối theo trách nhiệm và bổn phận của Dharma. Một tình huống thấm đẫm nước mắt là khi Rama buộc tội Sita, đây là thử thách buộc người anh hùng phải lựa chọn Danh dự hay Tình yêu? Quyền lợi, trật tự xã hội của cộng đồng hay Hạnh phúc cá nhân? Rama đã lựa chọn hy sinh người mình yêu thương nhất để lựa chọn hành động theo bổn phận thuần khiết của một đấng quân vương là xây dựng gia đình chuẩn mực, có vị hoàng hậu đáng kính nể về tình yêu chung thủy. Vì vậy, Rama được người Ấn Độ xem như là hiện thân của đạo lý Dharma, “là khuôn vàng thước ngọc của đẳng cấp Kshatrya”. Nhân vật anh hùng sử thi luôn hiện diện song hành cùng sức mạnh thể chất và tài năng, phẩm chất đạo đức siêu phàm, là người anh hùng toàn thiện toàn mỹ và trở thành “khuôn vàng thước ngọc” về vẻ đẹp vật chất và sức mạnh đạo đức của con người thời đại. Người anh hùng trong Ramayana là sự khái quát hóa cao độ những khát vọng lý tưởng về sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm, đức hạnh của toàn thể cộng đồng dân tộc sản sinh ra nó. Vẻ đẹp ấy là chỗ dựa, niềm tự hào của cả cộng đồng dân tộc nên luôn được nhìn nhận, đánh giá, ngợi ca với niềm tôn kính thiêng liêng. Người anh hùng trong Ramayana trở thành biểu tượng cho tâm hồn, tính cách dân tộc Ấn Độ yêu chuộng hòa bình, hòa hợp và bình đẳng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan