Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh kế toán hàng tồn kho theo kế toán pháp và kế toán vn. liên hệ thực tiễn....

Tài liệu So sánh kế toán hàng tồn kho theo kế toán pháp và kế toán vn. liên hệ thực tiễn.

.PDF
26
99
50

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2015 BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1. Thời gian họp nhóm: Từ 16h – 17h ngày 23/10/2015 Từ 16h – 16h30 ngày 30/10/2015 Từ 8h – 8h30 ngày 2/11/2015 2. Địa điểm: Sân thư viện trường Đại học Thương Mại 3. Danh sách thành viên tham gia: STT Họ và tên 1 Nguyễn Ánh Nhật 2 Phạm Thị Ngọc 3 Vũ Thị Trà My 4 Phạm Thị Lý 5 Nguyễn Thị Ngân 6 Thiều Thị Ly 7 Nguyễn Thị Mai 8 Nguyễn Thị Ngọc 9 Phạm Thị Ánh Ngọc 10 Bùi Thị Bích Ngọc Mã sinh viên 4. Nội dung - Thống nhất đề tài và đề cương bài thảo luận. - Nhóm trưởng giao các nhiệm vụ cho từng thành viên. - Thống nhất bài làm từng phần của thành viên, và tổng hợp. Nhóm trưởng 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2015 BẢN ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN STT Họ & tên 1 Nguyễn Ánh Nhật (NT) 2 Phạm Thị Ngọc 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhiệm vụ Đánh giá Chữ ký Tổng hợp Word, Slide Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của công ty (theo KT Pháp) Nêu phương pháp kế toán hàng tồn Vũ Thị Trà My kho theo kế toán Pháp So sánh sự giống nhau về kế toán Phạm Thị Lý hàng tồn kho theo kế toán Việt Nam và kế toán Pháp So sánh sự khác nhau về kế toán Nguyễn Thị Ngân hàng tồn kho theo kế toán Việt Nam và kế toán Pháp Thiều Thị Ly Mở đầu, tổng kết => kết luận Nêu các nghiệp vụ phát sinh và nên Nguyễn Thị Mai sổ kế toán Giới thiệu về công ty, hạch toán Nguyễn Thị Ngọc các nghiệp vụ phát sinh của công ty (theo KT Việt Nam) So sánh sự khác nhau về kế toán Phạm Thị Ánh Ngọc hàng tồn kho theo kế toán Việt Nam và kế toán Pháp Giới thiệu sơ qua về kế toán Pháp, Bùi Thị Bích Ngọc đánh giá hàng tồn kho Nhóm trưởng 2 MỤC LỤC 3 LỜI MỞ ĐẦU Hàng tồn kho là tài sản không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự trữ hàng tồn kho giúp doanh nghiệp duy trì được sản xuất kinh doanh liên tục, cũng như đáp ứng được nhu cầu thị trường và từ đó gia tăng thêm lợi nhuận. Tùy theo từng doanh nghiệp, từng ngành hàng mà phương pháp quản lý hàng tồn kho sẽ được hạch toán như thế nào. Để đáp ứng kịp thời với tình hình thực tế về yêu cầu cung cấp thông tin phù hợp, đa dạng và tạo điều kiện để hội nhập với hệ thống thông tin trong khu vực, trên thế giới, kể từ năm 2000 bộ tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam. Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho được ra đời theo quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính, về cơ bản dược xây dựng trên nền tảng chuẩn chuẩn mực quốc tế IAS 02, kèm theo là một số điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, và mới đây là sự ra đời của Thông tư 200/2014 với những nội dung đổi mới trong Chế độ kế toán doanh nghiệp nhằm thay thế cho quyết định 15. Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của mô hình kế toán Pháp, vì vậy để phục vụ cho mục đích tìm hiểu, học tập, hệ thống hóa từ đó sử dụng các chuẩn mực và áp dụng vào thực tế các doanh nghiệp một cách dễ dàng, thuận lợi và phù hợp, nhóm 7 đã lựa chọn đề tài “Trình bày kế toán hàng tồn kho theo kế toán Pháp. So sánh sự khác biệt với kế toán hàng tồn kho theo kế toán Việt Nam. Liên hệ thực tiễn để chỉ ra sự khác biệt đó” làm đề tài nghiên cứu của mình. 4 NỘI DUNG PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO KẾ TOÁN PHÁP 1. Giới thiệu sơ qua về kế toán Pháp Hệ thống tài khoản kế toán đầu tiên ở pháp được hình thành năm 1947. Hệ thống này tách biệt giữa phần kế toán tài chính và kế toán quốc tế. Hệ thống tài khoản này được sửa đổi, bổ sung năm 1957. Hệ thống tài khoản kế toán 1957 được thay thế bởi hệ thống tài khoản kế toán 1982. Hệ thống này được sử dụng cho đến nay. 1.1. Bản chất Kế toán Pháp là phương pháp đo lường, tính toán cho quản lý và các đối tượng khác quan tâm tới các thông tin kinh tế, tài chính; giúp cho các đối tượng này đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. - Vai trò của kế toán: cung cấp thông tin cho cấc đối tượng sau:  Các nhà quản trị doanh nghiệp  Các nhà đầu tư  Những người cung cấp tín dụng  Các cơ quan quản lý Nhà Nước  Các đối tượng khác, như: nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, ... - Nhiệm vụ:  Ghi nhận, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một tổ chức, một đơn vị nên chứng từ.  Phân loại, tập hợp các nghiệp vụ kinh tế theo từng đối tượng.  Khóa sổ kế toán.  Ghi các bút toán điều chỉnh hay kết chuyển cần thiết.  Lập báo cáo kế toán. 1.2. Đối tượng - Tài sản (tài sản có): là toàn bộ những thứ hữu hình và vô hình mà doanh nghiệp đang quản lý và nắm quyền với mục đích thu được lợi ích trong tương lai. Bao gồm 2 loại chính: TSLĐ và TSBĐ. - Nguồn vốn (tài sản nợ): phản ánh nguồn hình thành nên các tài sản có trong doanh nghiệp, gồm 2 nguồn: NVCSH và Công nợ phải trả. - Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. - Các mối quan hệ kinh tế, pháp lý: ∑ tài sản có = ∑ tài sản nợ, ... 1.3. Hệ thống phương pháp nghiên cứu của kế toán - Phương pháp chứng từ. 5 - Phương pháp tính giá. - Phương pháp đối ứng tài khoản. - Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán. 2. Trình bày kế toán hàng tồn kho của Pháp. 2.1. Đánh giá hàng tồn kho. Hệ thống kế toán Pháp được chia thành kế toán tổng quát và kế toán phân tích:  Kế toán tổng quát như là một thực thể duy nhất bắt buộc đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp. Kế toán tổng quát phản ánh toàn bộ tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình mua bán, chi phí thu nhập, tính toán kết quả ở dạng tổng quát.  Kế toán phân tích phản ánh tình hình chi phí, doanh thu, kết quả của từng loại hàng từng ngành hoạt động, giá phí, giá thành của từng loại sản phẩm sản xuất… Kế toán phân tích là phương tiện giúp người lãnh đạo kiểm soát tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, số liệu của kế toán phân tích mang tính chất phi pháp quy vì nó không phải công bố công khai và doanh nghiệp được quyền giữ bí mật. Đối với hàng tồn kho, kế toán Pháp quy định cụ thể như sau: - Về phương pháp đánh giá hàng tồn kho: hàng tồn kho phải được ghi sổ theo giá thực tế. Cụ thể:  Đối với hàng mua vào: là giá mua thực tế. Giá mua thực tế bao gồm giá thoả thuận và phụ phí mua (không kể thuế di chuyển tài sản, thù lao hay tiền hoa hồng, lệ phí chứng thư)  Đối với hàng xuất kho: Giá hàng xuất kho được tính theo một trong 3 phương pháp: giá bình quân cả kỳ dự trữ, giá bình quân sau mỗi lần nhập và giá nhập trước - xuất trước. - Về phương pháp kế toán hàng tồn kho: kế toán pháp cũng quy định 2 phương pháp: kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên. Về nguyên tắc phương pháp kê khai thường xuyên chỉ sử dụng trong kế toán phân tích để tính giá phí hàng tồn kho:  Ghi Nợ có tài khoản hàng tồn kho - khi nhập kho  Ghi Có các tài khoản hàng tồn kho - khi xuất bán Tuy nhiên, để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng trên sổ kế toán một cách thường xuyên liên tục thì hệ thống kế toán tổng quát 1982 của Pháp cũng cho phép áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp đánh giá hàng tồn kho cuối niên độ kế toán: đánh giá hàng tồn kho theo mức giá thấp hơn giữa giá vốn và giá thị trường (Valuing the Inventory at 6 the Lower of Cost or Market - LCM). Khi vận dụng mức giá thấp hơn của trị giá vốn hay giá thị trường đối với hàng hoá tồn kho, thì giá thị trường thường có nghĩa là trị giá vốn của hàng hoá thay thế. Điều này có nghĩa là giá mà công ty sẽ phải trả nếu công ty mua hàng hoá mới để thay thế số hàng hoá tồn kho. Trên bảng cân đối kế toán hàng tồn kho có thể được đánh giá theo mức giá thấp hơn giữa giá vốn và giá thị trường theo yêu cầu của nguyên tắc thận trọng. Mức giá thấp hơn giữa giá vốn và giá thị trường có thể sử dụng cho hàng hoá tồn kho theo một trong hai cách: Thứ nhất, nó áp dụng cho từng loại hàng tồn kho Thứ hai, nó có thể áp dụng cho từng nhóm hàng 2.2. Phương pháp kế toán hàng tồn kho Trong kế toán Pháp có 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho, bao gồm phương pháp kê khai thường xuyên ( KKTX) và phương pháp kiểm kê định kỳ ( KKĐK). Tuy nhiên, theo chế độ kế toán Pháp quy định hiện hành, để lập các báo cáo tài chính thì hàng tồn kho chỉ được hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Còn phương pháp kê khai thường xuyên chỉ sử dụng trong kế toán phân tích để tính giá phí, giá thành của các loại nguyên, vật liệu, vật tư, hàng hóa, thành phẩm a. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Hạch toán nguyên vật liệu, các loại dự trữ sản xuất khác ( nhiên liệu, bao bì, văn phòng phẩm, phụ tùng) và hàng hóa tồn kho:  Tài khoản sử dụng:  TK 31 – Nguyên liệu, vật tư – là TK theo dõi trị giá vật liệu tồn kho. + Bên Nợ: kết chuyển trị giá vật liệu tồn kho cuối kỳ được kết chuyển sang từ TK 6031. + Bên Có: kết chuyển trị giá vật liệu tồn kho đầu kỳ + Số dư bên Nợ: phản ánh trị giá thực tế vật liệu tồn kho.  TK 32 – Các dự trữ sản xuất khác - là TK phản ánh trị giá các loại dự trữ sản xuất khác tồn kho. + Bên Nợ: kết chuyển trị giá các loại dự trữ sản xuất khác tồn kho cuối kỳ được kết chuyển sang từ TK 6032. + Bên Có: kết chuyển trị giá các loại dự trữ sản xuất khác tồn kho đầu kỳ. + Số dư bên Nợ: phản ánh trị giá thực tế các loại dự trữ sản xuất khác tồn kho.  TK 37 - Tồn kho hàng hóa - là TK phản ánh trị giá hàng hóa tồn kho: 7 + Bên Nợ: kết chuyển trị giá hàng hóa tồn kho cuối kỳ được chuyển sang từ TK 6037. + Bên Có: kết chuyển trị giá hàng hóa tồn kho đầu kỳ. + Số dư bên Nợ: phản ánh trị giá thực tế hàng hóa tồn kho.  TK 603 – Chênh lệch tồn kho – theo dõi chênh lệch tồn kho vật liệu, vật tư, hàng hóa. + Bên Nợ: trị giá hàng tồn kho đầu kỳ; chênh lệch hàng tồn kho. + Bên Có: kết chuyển trị giá hàng tồn kho cuối kỳ; chênh lệch tồn kho.  Phương pháp hạch toán:  Trong kỳ khi mua vật liệu, các loại dự trữ sản xuất khác, hàng hóa: Nợ TK 601, 602, 607: giá thực tế Nợ TK 4456: TAV trả hộ Nhà nước Có TK 531, 512, 401: tổng giá thanh toán  Cuối kỳ: + Kết chuyển tổng trị giá hàng mua: Nợ TK 128: kết quả niên độ Có TK 601, 602, 607: mua hàng + Kết chuyển trị giá hàng tồn kho đầu kỳ: Nợ TK 6031, 6032, 6037: chênh lệch hàng tồn kho Có TK 31, 32, 37: nguyên liệu, vật tư, hàng hóa và các loại dự trữ khác. + Kết chuyển trị giá hàng tồn kho cuối kỳ (trên cơ sở kiểm kê): Nợ TK 31, 32, 37 Có TK 6031, 6032, 6037 + Kết chuyển chênh lệch tồn kho: Nếu tồn kho cuối kỳ < tồn kho đầu kỳ, kế toán coi đây là một trường hợp hàng tồn kho giảm. Phần chênh lệch kế toán ghi: Nợ TK 128 Có TK 6031, 6032, 6037 8 Nếu tồn kho cuối kỳ > tồn kho đầu kỳ, kế toán coi đây là trường hợp tồn kho tăng. Phần chênh lệch kế toán ghi: Nợ TK 6031, 6032, 6037 Có TK 128 Hạch toán thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang ( SPDD) và dịch vụ dở dang:  Thành phẩm: là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng trong quy trình công nghệ của doanh nghiệp, được kiểm tra có đủ tiêu chuẩn nhập kho.  Theo chế độ KTTC Pháp, sản phẩm hoàn thành trong kỳ được coi là một khoản thu nhập của niên độ. Sản phẩm, dịch vụ cuối kỳ nếu chưa hoàn thành được coi là dở dang và cũng được xem là một khoản thu nhập.  Tài khoản sử dụng:  TK 33: sản phẩm dở dang  TK 34: dịch vụ dở dang  TK 35: tồn kho sản phẩm Các TK trên phản ánh tồn kho và dở dang đầu kỳ hay cuối kỳ. Kết cấu của các TK trên như sau: + Bên Nợ: phản ánh trị giá thành phẩm tồn khohay sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ được kết chuyển sang từ TK 713. + Bên Có: kết chuyển trị giá thành phẩm tồn kho, sản phẩm, dịch vụ dở dang đầu kỳ sang TK 713. + Số dư bên Nợ: phản ánh trị giá thành phẩm tồn kho, sản phẩm, dịch vụ dở dang.  TK 713: theo dõi chênh lệch sản phẩm dở dang, dịch vụ dở dang đầu kỳ và cuối kỳ: + Bên Nợ: phản ánh trị giá thành phẩm tồn kho, sản phẩm, dịch vụ dở dang đầu kỳ. Kết chuyển chênh lệch tồn kho và dở dang ( nếu có). + Bên Có: kết chuyển trị giá thành phẩm tồn kho, sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ sang TK 33, 34,35. Kết chuyển chênh lệch tồn kho ( nếu có).  Phương pháp hạch toán: Cuối kỳ, kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển sau: + Kết chuyển trị giá thành phẩm tồn kho, sản phẩm, dịch vụ dở dang đầu kỳ: Nợ TK 713 ( 7133,7134, 7135) Có TK 33, 34, 35 9 + Căn cứ kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm, dịch vụ dở dang, kế toán kết chuyển thành phẩm tồn kho, sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ: Nợ TK 33, 34, 35 Có TK 713 + Kết chuyển chênh lệch tồn kho và dở dang:  Nếu tồn kho và dở dang đầu kỳ > tồn kho và dở dang cuối kỳ, kế toán gọi đây là trường hợp tồn kho giảm. Phần chênh lệch kế toán ghi: Nợ TK 128: kết quả niên độ Có TK 713  Nếu tồn kho và dở dang đầu kỳ < tồn kho và dở dang cuối kỳ, kế toán gọi đây là trường hợp tồn kho tăng. Phần chênh lệch kế toán ghi: Nợ TK 713 Có TK 128 b. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: Về nguyên tắc, phương pháp kê khai thường xuyên chỉ sử dụng trong kế toán phân tích để tính giá phí hàng tồn kho: + Khi nhập kho: ghi Nợ các tài khoản hàng tồn kho + Khi xuất kho: ghi Có các tài khoản hàng tồn kho Tuy nhiên để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng trên sổ kế toán một cách thường xuyên liên tục thì hệ thống kế toán tổng quát 1982 của Pháp cũng cho phép áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Khi mua hàng , kế toán căn cứ vào hoá đơn báo đòi của người bán để làm chứng từ ghi sổ. Trường hợp hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất trả lại người bán, cần lập hoá đơn báo Có. Kế toán mua hàng sử dụng các tài khoản sau để hạch toán: TK 607 "Mua hàng hoá", TK 40 "Nhà cung cấp", TK 530 "Quỹ tiền mặt", TK 756 "Chiết khấu nhận được", TK 4456 "VAT - trả hộ Nhà nước". 10 PHẦN II : SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO KẾ TOÁN PHÁP VÀ THEO KẾ TOÁN VIỆT NAM 1. Giống nhau. - Về khái niệm hàng tồn kho: Đều được định nghĩa hàng tồn kho là: + Hàng mua về để bán như: các hàng hóa do một đại lý mua về để bán hoặc đất đai và các tài sản khác được giữ để bán. + Thành phẩm tồn kho hoặc sản phẩm dở dang. + Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. + Chi phí dịch vụ dở dang. - Về cách xác định giá gốc hàng tồn kho: đều quy định cách tính giá gốc cho hàng tồn kho như sau: Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiệu quả. Trong đó, các chi phí xác định như sau: + Chi phí thu mua của hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được khấu từ khỏi chi phí mua. + Chi phí chế biến: chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan tực tiếp đến sản phẩm, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm. + Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng… và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. + Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. + Không bao gồm các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái. - Về giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho: đều được xác định theo giá gốc. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí 11 ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. - Về điều kiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: đều tiến hành trích lập dự phòng cho giảm giá hàng tồn kho để đề phòng thiệt hại có thể xảy ra do hàng tồn kho bị giảm giá - Về phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: đều sử dụng các phương pháp: + Nhập trước, xuất trước (FIFO): phương pháp này áp dụng dựa trên giả định hàng là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. theo phương pháp này thì giá trị hàng nhập kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. + Bình quân gia quyền: theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. - Về phương pháp kế toán hàng tồn kho: đều sử dụng 2 phương pháp: kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên. + Phương pháp kê khai thường xuyên: là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán. + Phương pháp kiểm kê định kỳ: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức: Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ - Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ 12 - Về phương pháp hạch toán: + Đều hạch toán mức dự phòng và hoàn nhập dự phòng vào giá vốn hàng bán. + Ghi Nợ tài khoản hàng tồn kho khi nhập kho, ghi có tài khoản tồn kho khi xuất kho. - Về cách tính toán và trình bày: đều quy định báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày: + Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cả phương pháp tính giá trị hàng tồn kho. + Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho được phân loại phù hợp với doanh ngiệp. + Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho. + Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. + Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. + Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (giá gốc-dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các hoản nợ phải trả. 2. Khác nhau Chỉ tiêu Kế toán Việt Nam TK 151 - Hàng mua đang đi đường TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu TK 153 - Công cụ, dụng cụ Hệ thống tài TK 154 - Chi phí sản khoản sử dụng xuất, kinh doanh dở dang TK 155 - Thành phẩm TK 156 - Hàng hóa TK 157 - Hàng gửi đi bán TK 158 - Hàng hóa kho bảo thuế TK611 - Mua hàng - Phương pháp bình quân Phương pháp tính giá xuất kho gia quyền Kế toán Pháp TK 31 - Nguyên liệu và vật tư TK 603 - Chênh lệch tồn kho TK 32 - Các loại dự trữ sản phẩm khác TK 34 - Dịch vụ dở dang TK 35 - Tồn kho sản phẩm TK 38 - Sản phẩm dở dang TK 37 - Tồn kho hàng hóa TK 39 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dở dang - Phương pháp bình quân gia quyền 13 - Phương pháp nhập trước – xuất trước - Phương pháp tính theo giá đích danh - Các doanh nghiệp sử dụng một trong hai Phương pháp kế phương pháp kế toán toán hàng tồn hàng tồn kho là phương kho pháp kiểm kê định kỳ và phương pháp kê khai thường xuyên Chứng từ sủ dụng khi mua hàng - Căn cứ vào hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn đặc thù - Phương pháp nhập trước – xuất trước - Phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập - Kế toán pháp cũng quy định 2 phương pháp: kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên. về nguyên tắc phương pháp kê khai thường xuyên chỉ sử dụng trong kế toán phân tích để tính giá phí hàng tồn kho: +Ghi Nợ có tài khoản hàng tồn kho - khi nhập kho +Ghi Có các tài khoản hàng tồn kho - khi xuất bán Tuy nhiên, để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng trên sổ kế toán một cách thường xuyên liên tục thì hệ thống kế toán tổng quát 1982 của Pháp cũng cho phép áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên - Căn cứ vào hoá đơn báo đòi của người bán để làm chứng từ ghi sổ. Trường hợp hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất trả lại người bán, cần lập hoá đơn báo Có 14 PHẦN 3: LIÊN HỆ THỰC TẾ Công ty TNHH trang trí nội thất Minh Thanh 1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH trang trí nội thất Minh Thanh. GIÁM ĐỐC: NGUYỄN VĂN THANH - Số điện thoại liên hệ: - Kinh doanh: 090 334 9034 Hotline: 090 633 0757 Công ty bắt đầu hoạt động: 05/09/2007 Hoạt động chính: Mua bán gỗ, sản phẩm gỗ, hàng trang trí nội thất. Sảnxuất, gia công đồ gỗ gia dụng. Thiết kế, thi công công trình dân dụng … Chuyên: Tư vấn, thiết kế, sản xuất, lắp đặt nội thất dân dụng và công trình. Phương châm: Sản phẩm Hoàn mỹ, Chất lượng Đảm bảo, Phong cách Hiện đại, Giá cả Hấp dẫn, Dịch vụ Nhiệt tình, Phục vụ Chu đáo ... Xưởng sản xuất: Số 1264/63, Đường Lê Đức Thọ, P. 13, Q. GòVấp, Tp. HCM. Cửa hàng trưng bày: Số 1376, Đường Lê Đức Thọ, P. 13, Q.Gò Vấp, Tp. HCM. 2. Nêu nghiệp vụ phát sinh của công ty về nhập xuất hàng tồn kho của công ty Tại công ty đồ gỗ Minh Thanh hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong tháng 1/2015. Đơn vị: 1000đ A/ Số dư đầu tháng Số lượng Đơn giá thực tế Sản phẩm phòng khách 20 bộ 15.000/bộ Sản phẩm phòng ngủ 15 bộ 12.500/bộ Sản phẩm phòn găn 20 bộ 7.000/bộ Sản phẩm phòng làm việc 25 bộ 3.000/bộ Mỹ nghệ 50 bộ 2.000/bộ Hàng hóa 15 Kệ đa năng Hàng thanh lý 30 cái 1.200/cái 5 bộ 800/bộ a. Định khoản nghiệp vụ theo phương pháp hạch toán kiểm kê định kỳ: (Theo kế toán Việt Nam)  Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng tồn kho của công ty: Nợ TK 611 : 842.500 Có TK 156 : 842.500 B/ Nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1 1. Ngày 2/1 công ty mua 2 bộ sản phẩm phòng khách của công ty Minh Khôi hóa đơn GTGT số 150 + Giá mua chưa thuế : 25.000 + Thuế GTGT : 10% + Giá thanh toán : 27.500 Tiền hàng chưa thanh toán, bộ bàn ghế đã nhập kho. Nợ TK 611 : 25.000 Nợ TK 1331 : 2500 Có TK 331 : 27.500 2. Ngày 3/1, bán1 bộ phòng ăn, 1 bộ phòng ngủ, thặng số thương mại 10%, tiền khách hàng thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Nợ TK 1121 : 23.595 Có TK 511 : (12500 + 7000) x 1,1 = 21.450 Có TK 3331 : 21.450 x 10% = 2.145 3. Ngày 6/1, xuất kho 5 kệ đa năng cho công ty in Nam Thành Phát, thặng số thương mại 15%, thuế 10%, khách hàng thanh toán bằng tiền mặt. Nợ TK 1111 : 7590 Có TK 511 : (1.200 x 5) x 1,15 = 6900 Có TK 3331 : 6900 x 10% = 690 4. Ngày 8/1, thanh toán tiền hàng cho công ty Minh Khôi bằng chuyển khoản, phí chuyển khoản 10, VAT 10%. - Thanh toán cho công ty Minh Khôi: Nợ TK 331 : 27.500 Có TK 112 : 27.500 - Phí chuyển khoản: Nợ TK 642 : 10 Nợ TK 1331 : 1 16 Có TK 112 : 11 5. Ngày 12/1, bán 5 bộ sản phẩm hàng thanh lý theo HĐ 1567 thặng số thương mại 10%, VAT 10%, khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt. Nợ TK 111 : 4.840 Có TK 511 : (800 x 5 ) x 1,1 = 4.400 Có TK 3331 : 4.400 x 10% = 440 6. Ngày 15/1, bán 10 bộ sản phẩm mỹ nghệ cho công ty XNK Mai Linh, thặng số thương mại 15%, tiền hàng chưa thanh toán, khách hàng chấp nhận nợ. Nợ TK 131: 25.300 Có TK 511: 23.000 ( 23.000 = 10 x 2000 x 1,15) Có TK 3331: 2.300 7. Ngày 16/1, Công ty XNK Mai Linh kiểm kê phát hiện có 2 bộ không đúng quy cách, yêu cầu giảm giá 40% giá bán bán của 2 bộ sản phẩm này. Công ty Minh Thanh chấp nhận yêu cầu Nợ TK 5215: 1840 (23.000 x 2/10 x 40%) Nợ TK 333: 184 (1840 x 10%) Có TK 131: 2024 8. Ngày 20/1, mua 20 bộ phòng làm việc của công ty sản xuất Hưng Thịnh theo HĐ số 2342. - Giá chưa thuế: 50.000 - Thuế GTGT 10%: 5.000 - Tổng giá thanh toán: 55.000 Công ty hứa sau 5 ngày sẽ thanh toán. Hàng về nhập kho, phát hiện 3 bộ kém chất lượng trả lại và thanh toán cho công ty 17 bộ đã nhận bằng chuyển khoản. - Ngày 20/1, công ty ghi nhận: Nợ TK 611: 50.000 Nợ TK 1331: 5.000 Có TK 331: 55.000 - Ngày 25/1, trả lại 3 bộ: Nợ TK 331: 8250 Có TK 611: 7500 Có TK 133: 750 (50.000/2 x 3) (7.500 x 10%) 17 - Thanh toán: Nợ TK 331: 46.750 Có TK 1121: 46.750 (55.000 – 8250) 9. Ngày 28/1 công ty nhận thấy giá sản phẩm phòng ngủ có nhiều biến động, trích lập dự phòng giảm giá cho mỗi bộ sản phẩm trong kho hơn kỳ trước 1.000 Nợ TK 632: 14.000 (14 x 1.000) Có TK 2294: 14.000 - Cuối tháng 1/2015, căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng hóa tồn kho: Nợ TK 156: 860.500 Có TK 611: 860.500 - Xác định và kết chuyển trị giá vốn thực tế hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ: Nợ TK 632: 49.500 Có TK 611: 49.500 b. Theo kế toán Pháp 1) Ngày 2/1 công ty mua 2 bộ sản phẩm phòng khách của công ty Minh Khôi hóa đơn GTGT 150. Giá mua chưa thuế 25.000 thuế TVA 20%. Doanh nghiệp ký nhận thương phiếu. Hàng mua về đã nhập kho đủ. Nợ TK 6037: 25.000 Nợ TK 4456: 25.000 x 20% = 5.000 Có TK 401: 30.000 - Khi khách hàng phát hành thương phiếu: Nợ TK 401: 30.000 Có TK 403: 30.000 2) Ngày 3/1 bán 1 bộ sản phẩm phòng ăn, 1 bộ sản phẩm phòng ngủ, thặng số thương mại 10%. Thuế TVA 20%. Khách hàng đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Đã có giấy báo có. Nợ TK 512: 25.740 Có TK 707: (12.500 +7.000) x 1,1 = 21.450 18 3) 4) - 5) 6) - 7) Có TK 4457: 21.450 x 20% = 4.290 Ngày 6/1 xuất kho 5 kệ đa năng cho công ty in Nam Thành Phát, thặng số thương mại 10%. Thuế TVA 20%Khách hàng trả bằng tiền mặt. Nợ TK 531: 8.280 Có TK 707: 5 * 1.200 x 1,15 = 6.900 Có TK 4457: 6.900 x 20% = 1.380 Ngày 8/1 thanh toán thương phiếu cho công ty Minh Khôi bằng chuyển khoản. Phí chuyển khoản 100. Thuế TVA 10%. Nợ TK 403: 30.000 Có TK 512: 30.000 Chi phí chuyển khoản: Nợ TK 62: 100 Nợ TK 4456: 10 Có TK 512:110 Ngày 12/1 bán 5 bộ sản phẩm hàng thanh lý theo hóa đơn số 1567. Thặng số thương mại 10%, thuế TVA 20%. Khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt. Nợ TK 531: 5.280 Có TK 707: 5 x 800 x 1,1 = 4.400 Có TK 4457: 4.400 x 20% = 880 Ngày 15/1 bán 10 bộ sảm phẩm mỹ nghệ cho công ty XNK Mai Linh, thặng số thương mại 15%, thuế TVA 20% khách hàng viết thương phiếu cho công ty. Nợ TK 411: 27.600 Có TK 707: 10 x 2.000 x 1,15 = 23.000 Có TK 4457: 23.000 x 20% = 4.600 Khi nhận thương phiếu do công ty phát hành Nợ TK 413:27.600 Có TK 411: 27.600 Ngày 16/1 công ty Mai Linh kiểm kê phát hiện có 2 bộ ko đúng quy cách, yêu cầu giảm giá 40% cho 2 bộ sản phẩm này, công ty chấp nhận yêu cầu. Nợ TK 709: 2 x 2.000 x 1,15x 40% = 1.840 Nợ TK 4457: 1.840 x 20% = 368 Có TK 413: 2.208 19 8) Ngày 20/1 mua 20 bộ sản phẩm phòng làm việc cho công ty sản suất Hưng Thịnh theo hóa đơn số 2342. Giá chưa thuế 50.000, thuế TAV 20%. Khi về nhập kho phát hiện 3 bộ không đúng chất lượng, yêu cầu trả lại và thanh toán chuyển khoản cho công ty theo giá của 17 bộ. Hàng đã nhập kho đủ. Nợ TK 6037: 50.000 Nợ TK: 4456: 50.000 x 20% = 10.000 Có TK 401: 60.000 - Trả lại 3 bộ sản phẩm: Nợ TK 401: 9.000 Có TK 6037: 3 x 2.500 = 7.500 Có TK 4456: 1.500 - Khi thanh toán cho khách hàng: Nợ TK 401: 51.000 Có TK 512: 51.000 9) Ngày 28/1 công ty nhận thấy giá bộ sản phẩm phòng ngủ có nhiều biến động làm giảm giá. Nên quyết định trích lập dự phòng giảm giá cho mỗi bộ trong kho thêm 1000/ bộ sản phẩm. Nợ TK 681: 14 x 1.000 = 14.000 Có TK 397: 14.000 - - - -  Cuối tháng kết chuyển: Tổng giá trị hàng mua: Nợ TK 128: 67.500 Có TK 6037: 67.500 Kết chuyển giá trị hàng tôn kho đầu kỳ: Nợ TK 6037: 842.500 Có TK 37: 842.500 Kết chuyển hàng tồn kho cuối kỳ: Nợ TK 37: 860.500 Có TK 6037: 860.500 Kết chuyển chênh lệch hàng tồn kho: Nợ TK 6037: 18.000 Có TK 128: 860.500 – 842.500 = 18.000 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan