Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh hiệu quả tài chính của mô hình lúa hai vụ và lúa tôm ở huyện u minh tỉnh...

Tài liệu So sánh hiệu quả tài chính của mô hình lúa hai vụ và lúa tôm ở huyện u minh tỉnh cà mau

.PDF
90
640
114

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL  TRƯƠNG CÔNG TRÌNH SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH LÚA HAI VỤ VÀ LÚA TÔM Ở HUYỆN U MINH TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦN THƠ – 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL -------- TRƯƠNG CÔNG TRÌNH SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH LÚA HAI VỤ VÀ LÚA TÔM Ở HUYỆN U MINH TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Mã ngành: 52 62 01 01 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. NGUYỄN THANH BÌNH CẦN THƠ - 2014 LỜI CAM ĐOAN -----Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn TRƯƠNG CÔNG TRÌNH i XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN -----Xác nhận của cán bộ hướng dẫn về đề tài: “So sánh hiệu quả tài chính của mô hình lúa hai vụ và lúa tôm ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau” do sinh viên Trương Công Trình lớp Phát triển Nông thôn khóa 37 – Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long – Trường Đại học Cần Thơ thực hiện. Ý kiến của cán bộ hướng dẫn: Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Cán bộ hướng dẫn Ths. NGUYỄN THANH BÌNH ii XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN -----Xác nhận và nhận xét của cán bộ phản biện về đề tài: “So sánh hiệu quả tài chính của mô hình lúa hai vụ và lúa tôm ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau” do sinh viên Trương Công Trình lớp Phát triển Nông thôn khóa 37 – Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long – Trường Đại học Cần Thơ thực hiện. Ý kiến của cán bộ phản biện: Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Cán bộ phản biện …………………………. iii NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG -----Đề tài : “So sánh hiệu quả tài chính của mô hình lúa hai vụ và lúa tôm ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau” do sinh viên Trương Công Trình thực hiện và bảo vệ trước hội đồng, đã được hội đồng chấm luận văn thông qua. Luận văn được hội đồng đánh giá ở mức: Ý kiến của hội đồng: Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014 Chủ tịch hội đồng …………………………. iv TIỂU SỬ CÁ NHÂN -----1. LÝ LỊCH Họ và tên: Trương Công Trình Giới tính: Nam Ngày tháng năm sinh: 19/05/1992 Nơi đăng ký thường trú: 27 đường Kinh Chệt Tửng, ấp 05, xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Số điện thoại: 0985.625.256 Họ và tên cha: Trương Thanh Hương Nghề nghiệp: Làm Ruộng Họ và tên mẹ: Tăng Ngọc Bích Nghề nghiệp: Nội Trợ 2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP Từ năm 1998 – 2003: Học cấp I tại trường tiểu học III Khánh Lâm, xã Khánh Lâm – U Minh – Cà Mau. Từ năm 2003 – 2007: Học cấp II tại trường THCS Lý Tự Trọng, xã Khánh Hội – U Minh – Cà Mau. Từ năm 2007 – 2010: Học cấp III tại trường THPT Khánh Lâm, xã Khánh Lâm – U Minh – Cà Mau. Từ năm 2011 – 2014: Là sinh viên lớp Phát triển Nông thôn khóa 37 Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Người khai ký tên TRƯƠNG CÔNG TRÌNH v LỜI CẢM TẠ -----Trong suốt quá trình học tập tại Đại học Cần Thơ để có được những kiến thức quý báu, kiến thức để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của quý thầy cô Viện Nghiên Cứu Phát Triển ĐBSCL nói riêng, thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung tận tình và toàn thể các anh (chị), bạn bè nhiệt tình. Quan trọng hơn nữa là công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha (mẹ). - Cha mẹ có công sinh thành và nuôi dưỡng ta học tập, đặc biệt là trong 3 năm đại học đã luôn luôn quan tâm, lắng nghe, tạo đủ điều kiện để con đi được đến ngày hôm nay. - Thầy cố vấn học tập thầy Nguyễn Công Toàn đã quan tâm, hướng dẫn, động viên tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ. - Thạc sĩ Nguyễn Thanh Bình, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy tận tình để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn, cũng như đã chia sẻ cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu trong học tập và trong cuộc sống. - Cảm ơn các cô chú, đang công tác tại UBND xã Khánh Hội và xã Khánh Lâm, các hộ gia đình tại hai ấp 01 và ấp 05, đã hỗ trợ cung cấp thông tin, số liệu cho tôi hoàn thành luận văn thuận lợi. - Quý thầy cô Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình. - Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ đã giảng dạy và truyền đạt nhiều kiến thức trong suốt khóa học. - Các bạn lớp Phát triển Nông thôn khóa 37 đã cùng tôi gắn bó và chia sẻ suốt ba năm Đại học. Chân thành cám ơn! vi TÓM LƯỢC -----Đề tài “So sánh hiệu quả tài chính của mô hình lúa hai vụ và lúa tôm ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau” được thực hiện tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau năm 2014, thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 65 hộ, trong đó 33 hộ đang canh tác lúa hai vụ tại xã Khánh Hội và 32 hộ đang canh tác lúa tôm tại xã Khánh Lâm. Từ số liệu thu thập tiến hành phân tích thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích hiện trạng sinh kế, cũng như thuận lợi, khó khăn của nông hộ tham gia sản xuất hai mô hình và sử dụng phương pháp kiểm định t-test để phân tích và so sánh hiệu quả tài chính của mô hình lúa hai vụ và lúa tôm. Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm nông hộ ở mô hình lúa hai vụ và mô hình lúa tôm. Mô hình lúa tôm là mô hình hiệu quả hơn so với mô hình lúa hai vụ. Và lợi nhuận của mô hình lúa tôm cao hơn lợi nhuận của mô hình lúa hai vụ khoảng 2 lần cụ thể lợi nhuận của mô hình lúa tôm là 49,2 triệu đồng/ha/năm so với mô hình lúa hai vụ 24,5 triệu đồng/ha/năm. Điều này cũng thể hiện ở hiệu quả đồng vốn, ở mô hình lúa hai vụ khi nông hộ bỏ ra 1 đồng vốn họ sẽ thu được 1,2 đồng lời trong khi đó nông hộ của mô hình lúa tôm bỏ ra 1 đồng vốn thu được 3,4 đồng lời, qua đó cho thấy hiệu quả đồng vốn mô hình lúa tôm gấp 2,8 lần mô hình lúa hai vụ. Tuy nhiên mô hình lúa tôm cũng gặp phải những khó khăn nhất định như (1) giá sản phẩm không ổn định, (2) thiếu giống chất lượng (3) rủi ro cao. Những giải pháp cơ bản để khắc phục khó khăn trên như là (1) Cơ sở giống địa phương cần phải có sự cung cấp và sử dụng giống tôm/lúa có chất lượng tốt hơn, đồng thời các hộ sản xuất phải tăng cường sự liên kết/hợp tác với nhau, (2) Các cán bộ kỹ thuật, khuyến nông khuyến ngư cần đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trong việc áp dụng và nhân rộng mô hình hiệu quả. vii MỤC LỤC -----Trang LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN.................................ii XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN.................................. iii NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ................................................................................iv TIỂU SỬ CÁ NHÂN .................................................................................................v LỜI CẢM TẠ ...........................................................................................................vi TÓM LƯỢC ............................................................................................................vii MỤC LỤC ..............................................................................................................viii DANH SÁCH BẢNG..............................................................................................xiii DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................. xv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................xvi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát............................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...................................................................................2 1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................3 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................3 1.5.1 Phạm vi không gian ......................................................................................... 3 1.5.2 Phạm vi thời gian..............................................................................................3 1.5.3 Giới hạn đề tài .................................................................................................3 1.6 KẾT QUẢ MONG ĐỢI ......................................................................................3 viii CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................4 2.1 TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở ĐBSCL VÀ CÀ MAU.................4 2.1.1 Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản.....................................................4 2.1.2 Sản lượng tôm nuôi ở ĐBSCL và Cà Mau ......................................................5 2.2 CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM PHỔ BIẾN Ở ĐBSCL........................................6 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ MÔ HÌNH LÚA TÔM........................8 2.3.1 Đặc điểm mô hình lúa tôm ...............................................................................8 2.3.2 Hiệu quả kinh tế mô hình lúa tôm ...................................................................8 2.3.3 Thuận lợi, khó khăn mô hình lúa tôm .............................................................9 2.4 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.........................................................11 2.4.1 Tỉnh Cà Mau...................................................................................................11 2.4.1.1 Điều kiện tự nhiên...............................................................................11 2.4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................14 2.4.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp ..........................................................15 2.4.2 Huyện U Minh ................................................................................................16 2.4.2.1 Điều kiện tự nhiên...............................................................................16 2.4.2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp ..........................................................18 2.4.3 Xã Khánh Hội .................................................................................................19 2.4.4 Xã Khánh Lâm ...............................................................................................20 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................22 3.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...................................................................................22 3.1.1 Tổng quan về sinh kế......................................................................................22 3.1.1.1 Khái niệm ..........................................................................................22 3.1.1.2 Khung sinh kế bền vững ......................................................................22 3.1.2 Hệ thống canh tác ...........................................................................................23 3.1.3 Phương pháp phân tích tài chính...................................................................24 3.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU..........................................................25 3.2.1 Số liệu thứ cấp ................................................................................................25 3.2.2 Số liệu sơ cấp...................................................................................................25 ix 3.2.3 Phương pháp thu thập mẫu ...........................................................................25 3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU........................................................26 3.3.1 Đối với mục tiêu số 1.......................................................................................26 3.3.2 Đối với mục tiêu số 2.......................................................................................26 3.3.3 Đối với mục tiêu số 3.......................................................................................26 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................27 4.1 HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ................................................27 4.1.1 Vốn con người.................................................................................................27 4.1.1.1 Tuổi chủ hộ........................................................................................ 27 4.1.1.2 Học vấn chủ hộ ...................................................................................28 4.1.1.3 Số thành viên và lực lượng lao động trong hộ .....................................28 4.1.1.4 Tham gia tập huấn kỹ thuật.................................................................28 4.1.1.5 Kinh nghiệm sản xuất lúa của nông hộ................................................29 4.1.2 Vốn thiên nhiên...............................................................................................29 4.1.2.1 Diện tích đất sản xuất .........................................................................30 4.1.2.2 Nguồn nước sản xuất ..........................................................................30 4.1.2.3 Nguồn lợi thủy sản..............................................................................32 4.1.3 Vốn xã hội .......................................................................................................33 4.1.3.1 Số thành viên tham gia và lãnh đạo hội đoàn......................................33 4.1.3.2 Mối quan hệ xã hội .............................................................................34 4.1.4 Vốn vật lý ........................................................................................................35 4.1.4.1 Loại nhà, giá trị nhà ở ........................................................................35 4.1.4.2 Phương tiện sinh hoạt bằng điện.........................................................35 4.1.4.3 Phương tiện đi lại ...............................................................................36 4.1.4.4 Phương tiện sản xuất ..........................................................................36 4.1.5 Vốn tài chính...................................................................................................37 4.1.5.1 Tích lũy nông hộ .................................................................................37 4.1.5.2 Tình hình vay vốn của nông hộ............................................................37 x 4.2 SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH LÚA HAI VỤ VÀ LÚA TÔM ..................................................................................................................................38 4.2.1 Hiệu quả tài chính mô hình lúa hai vụ ..........................................................38 4.2.1.1 Đặc điểm của mô hình lúa hai vụ vùng nghiên cứu .............................38 4.2.1.2 Phân tích hiệu quả tài chính mô hình lúa hai vụ..................................38 4.2.2 Hiệu quả tài chính của mô hình lúa hai tôm .................................................43 4.2.2.1 Đặc điểm của mô hình lúa tôm vùng nghiên cứu .................................43 4.2.2.2 Phân tích hiệu quả tài chính mô hình lúa tôm ....................................43 4.2.3 So sánh hiệu quả tài chính của mô hình lúa hai vụ và lúa tôm ....................45 4.2.3.1 Chi phí tiền mặt ..................................................................................45 4.2.3.2 Doanh thu ...........................................................................................46 4.2.3.3 Lợi nhuận............................................................................................46 4.2.3.4 Hiệu quả đồng vốn..............................................................................46 4.2.3.5 Hiệu quả lao động...............................................................................46 4.2.4 So sánh thu chi nông hộ.................................................................................46 4.2.4.1 So sánh các nguồn thu nông hộ...........................................................46 4.2.4.2 So sánh các nguồn chi nông hộ .......................................................... 49 4.3 ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI KHÓ KHĂN HAI MÔ HÌNH................................51 4.3.1 Thuận lợi, khó khăn mô hình lúa hai vụ .......................................................51 4.3.1.1 Thuận lợi ............................................................................................51 4.3.1.2 Khó khăn ............................................................................................52 4.3.2 Thuận lợi, khó khăn của mô hình lúa tôm ...................................................53 4.3.2.1 Thuận lợi ...........................................................................................53 4.3.2.2 Khó khăn ............................................................................................54 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................56 5.1 KẾT LUẬN........................................................................................................56 5.2 KIẾN NGHỊ.......................................................................................................57 xi TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................58 PHỤ LỤC 1: BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ ....................................................61 PHỤ LỤC 2: BẢNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA..............................................72 xii DANH SÁCH BẢNG -----Tên Trang Bảng 2.1: Sản lượng tôm nuôi ở ĐBSCL và Cà Mau giai đoạn năm 2000 - 2011 ....... 6 Bảng 2.2: Hiệu quả kinh tế của mô hình lúa tôm ở các địa phương khác nhau ở ĐBSCL ...................................................................................................................... 9 Bảng 2.3: Nhiệt độ, số giờ nắng, lượng mưa, độ ẩm tỉnh Cà Mau năm 2012 ............ 13 Bảng 2.4: Diện tích và sản lượng các nông sản chính của tỉnh Cà Mau năm 2012 .... 15 Bảng 2.5: Diện tích và sản lượng các nông sản chính của huyện U Minh năm 2012 18 Bảng 2.6: Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chính xã Khánh Hội, huyện U Minh năm 2012 ....................................................................................................... 19 Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chính xã Khánh Lâm huyện U Minh năm 2012 ........................................................................................................ 20 Bảng 4.1: Thông tin chủ hộ, lực lượng lao động của hai nhóm hộ trong vùng nghiên cứu ................................................................................................................................. 27 Bảng 4.2: Đất và nguồn lợi thủy sản của nhóm hộ vùng nghiên cứu ......................... 29 Bảng 4.3: Cơ cấu nguồn nước sản xuất của nhóm hộ vùng nghiên cứu..................... 30 Bảng 4.4: Mối quan hệ xã hội của nhóm hộ gia đình vùng khảo sát ......................... 33 Bảng 4.5 : Cơ cấu loại nhà và giá trị nhà giữa hai nhóm nông hộ vùng nghiên cứu... 35 Bảng 4.6: Phương tiện sinh hoạt bằng điện nông hộ vùng nghiên cứu ...................... 35 Bảng 4.7: Phương tiện đi lại của nông hộ vùng nghiên cứu ...................................... 36 Bảng 4.8: Phương tiện sản xuất của nông hộ vùng nghiên cứu ................................. 37 Bảng 4.9: Vốn tài chính của hộ gia đình trong vùng nghiên cứu ............................... 37 Bảng 4.10: Tình hình vay vốn nông hộ vùng nghiên cứu .......................................... 38 Bảng 4.11: So sánh hiệu quả tài chính giữa vụ Hè Thu và vụ Mùa ở vùng nghiên cứu . ................................................................................................................................. 39 Bảng 4.12: Hiệu quả tài chính của mô hình lúa tôm.................................................. 43 Bảng 4.13: Hiệu quả tài chính của mô hình lúa hai vụ và lúa tôm............................. 45 xiii Bảng 4.14: So sánh các nguồn thu giữa hai nhóm nông hộ vùng nghiên cứu ............ 47 Bảng 4.15: So sánh các nguồn chi giữa hai nhóm nông hộ vùng nghiên cứu............. 49 Bảng 4.16: Tỷ lệ (%) đánh giá của nông hộ về thuận lợi của mô hình lúa hai vụ ...... 51 Bảng 4.17: Tỷ lệ (%) đánh giá của nông hộ về khó khăn của mô hình lúa hai vụ...... 52 Bảng 4.18: Tỷ lệ (%) đánh giá của nông hộ về thuận lợi của mô hình lúa tôm.......... 53 Bảng 4.19: Tỷ lệ (%) đánh giá của nông hộ về khó khăn của mô hình lúa tôm ......... 54 xiv DANH SÁCH HÌNH -----Tên Trang Hình 2.1: Diện tích nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL và Cà Mau giai đoạn 2000-2011 . ................................................................................................................................... 4 Hình 2.2: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL và Cà Mau giai đoạn năm 20002011 ........................................................................................................................... 5 Hình 2.3: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau.... ........................................................... 12 Hình 2.4: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2012 .......... 14 Hình 2.5: Bản đồ hành chính huyện U Minh. ........................................................... 17 Hình 3.1: Khung sinh kế bền vững ........................................................................... 22 Hình 4.1: Tỷ lệ nông hộ tham gia tập huấn kỹ thuât ................................................. 29 Hình 4.2: Cơ cấu nguồn nước sản xuất vào mùa mưa vùng nghiên cứu .................... 31 Hình 4.3: Cơ cấu nguồn nước sản xuất vào mùa khô vùng nghiên cứu ..................... 32 Hình 4.4: Tỷ lệ đánh giá của nông hộ về nguồn lợi thủy sản..................................... 33 Hình 4.5: Cơ cấu mối quan hệ xã hội giữa hai nhóm nông hộ vùng nghiên cứu........ 34 Hình 4.6: Cơ cấu chi phí tiền mặt vụ Hè Thu và vụ Mùa của mô hình lúa hai vụ vùng nghiên cứu................................................................................................................ 40 Hình 4.7: Cơ cấu chi phí sản xuất mô hình lúa tôm .................................................. 45 Hình 4.8: Cơ cấu thu nhập giữa hai nhóm hộ vùng nghiên cứu................................. 47 Hình 4.9: Cơ cấu các nguồn chi giữa nông hộ mô hình lúa hai vụ và lúa tôm ........... 50 xv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ------ BTC: Bán thâm canh BVTV: Bảo vệ thực vật Ctv: Cộng tác viên CC/VC: Công chức/viên chức CM : Cà Mau ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long HĐND: Hội đồng Nhân dân LĐHĐ: Lãnh đạo hội đoàn NTTS: Nuôi trồng thủy sản QCTT: Quảng canh truyền thống QCCT: Quảng canh cải tiến SXMM : Sản xuất mùa mưa SXMK : Sản xuất mùa khô TGHĐ: Tham gia hội đoàn TC: Thâm canh TS: Thủy sản UM : U Minh UBND: Uỷ ban Nhân dân xvi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ rất lâu đời. Mặc dù trong giai đoạn hiện nay, định hướng phát triển của nhà nước có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhưng nông nghiệp vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống quốc gia và kinh tế nông thôn. Nông nghiệp đảm bảo an toàn lương thực cho Việt Nam, là nguồn sống chính của hàng triệu gia đình, là nơi sản xuất nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác. Sản lượng nông nghiệp chiếm gần 1/4 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 66% tổng số lực lượng lao động và là ngành cốt lõi của kinh tế Việt Nam trong thập kỷ tới và lâu hơn nữa (Michael Dower, 2004). Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong 7 vùng kinh tế của cả nước và là vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam có tiềm năng rất lớn phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại. ĐBSCL được biết đến là một trong hai vựa lúa của cả nước với diện tích khoảng 4 triệu ha, chiếm 12% diện tích lãnh thổ cả nước (Tổng cục thống kê, 2012). Năm 2013 ĐBSCL xuất khẩu thủy sản chiếm 60%, rau quả chiếm 50%, gạo chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (Bích Liên, 2013) giúp Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Cà Mau là một tỉnh ven biển ở cực Nam Việt Nam có đường bờ biển dài trên 254 km, chiếm 1/3 chiều dài bờ biển vùng ĐBSCL, bằng 7,8% chiều dài bờ biển của cả nước và có nhiều cửa sông ăn thông ra biển như Gành Hào, Ông Đốc, Khánh Hội… (Ban chủ nhiệm Địa chí Cà Mau - Cục thống kê Cà Mau, 2013), đồng thời Cà Mau là một trong những tỉnh thuần nông của ĐBSCL với đa số dân cư sống dựa vào sản xuất nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp là 462.923 ha chiếm 87,4% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh (Cục thống kê Cà Mau, 2013). U Minh thuộc tỉnh Cà Mau là một trong những huyện thuần nông với diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 34.635 ha chiếm 23,4% đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh (Cục thống kê Cà Mau, 2013), và là vùng đất trẻ do phù sa bồi lắng, tích tụ nhiều năm tạo thành, rất màu mỡ và thích hợp cho việc trồng lúa, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên trong những năm qua cùng với cả nước huyện U Minh đang đối diện với nhiều vấn đề về tự nhiên với những thách thức to lớn như hiện tượng biến đổi khí hậu làm nước mặn xâm nhập sâu hơn ảnh hưởng đến những vùng sản xuất lúa ven biển, các vùng thiếu nước ngọt. Song song với đó là diễn biến thời tiết khí hậu ngày càng trở nên thất thường và khắc nghiệt hơn như mưa bão nhiều hơn, hạn hán kéo dài đã tác động to lớn đối với đời 1 sống sinh kế của người dân nói riêng và lĩnh vực nông nghiệp nói chung. Thêm vào đó là giá các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng trong khi giá các mặt hàng nông sản của người dân sản xuất ra thấp, không ổn định đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất và đời sống người dân. Để khắc phục tình trạng trên thì trong những năm qua chính quyền địa phương huyện U Minh đã chủ trương xây dựng mô hình sản xuất mới, đa dạng cây trồng vật nuôi và sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng vừa khai thác thế mạnh về lúa ở những vùng trọng điểm lúa để đảm bảo an ninh lương thực vừa chuyển đổi một phần lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản có hiệu quả hơn đặc biệt mô hình lúa tôm kết hợp. Cùng với đó trong những năm gần đây tỉnh Cà Mau triển khai đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa tôm Cà Mau 2009 2012 và định hướng đến năm 2015” nhằm nâng cao sản lượng lúa và cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản và huyện U Minh cũng đã thực hiện và có hiệu quả. Tuy nhiên hiệu quả nó như thế nào, so với mô hình lúa hai vụ truyền thống ở địa phương thì mô hình nào hiệu quả hơn và hiệu quả ra sao thì chưa được nghiên cứu chi tiết nên đề tài “ So sánh hiệu quả tài chính của mô hình lúa hai vụ và lúa tôm ở huyện U Minh, tỉnh Cà Mau” thực hiện nhằm giúp nông hộ cũng như chính quyền địa phương có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả của mô hình lúa hai vụ và lúa tôm. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đề tài có mục tiêu chung là so sánh hiệu quả tài chính hai mô hình lúa hai vụ và tôm lúa ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất nhằm tăng thu nhập nâng cao chất lượng đời sống người dân địa phương. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Đánh giá hiện trạng các nguồn lực nông hộ của hai mô hình sản xuất.  Phân tích hiệu quả tài chính mô hình lúa hai vụ và tôm lúa.  Đánh giá thuận lợi và khó khăn nông hộ gặp phải trong quá trình sản xuất ở hai mô hình. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) Nguồn lực của hai nhóm nông hộ sản xuất lúa hai vụ và tôm lúa của địa phương như thế nào? (2) Mô hình sản xuất nào mang lại hiệu quả cao hơn? 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan