Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh hiệu quả sản xuất của mô hình tôm quảng canh cải tiến và mô hình lúa-tôm...

Tài liệu So sánh hiệu quả sản xuất của mô hình tôm quảng canh cải tiến và mô hình lúa-tôm tại huyện vĩnh thuận tỉnh kiên giang

.PDF
73
492
136

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ------ NGUYỄN KHẮC HUY SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH TÔM QUẢNG CANH CẢI TIẾN VÀ MÔ HÌNH LÚA-TÔM TẠI HUYỆN VĨNH THUẬN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CẦN THƠ, 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ------ NGUYỄN KHẮC HUY SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH TÔM QUẢNG CANH CẢI TIẾN VÀ MÔ HÌNH LÚA-TÔM TẠI HUYỆN VĨNH THUẬN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Mã ngành: 52 62 01 01 Cán bộ hướng dẫn PGS. TS. DƯƠNG NGỌC THÀNH CẦN THƠ, 2010 CHẤP NHẬN LUẬN VĂN CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn Đại Học đính kèm theo đây, với đề tài: “so sánh hiệu quả sản xuất của mô hình tôm quảng canh cải tiến và mô hình lúa-tôm ở huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang” do sinh viên Nguyễn Khắc Huy thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận văn đại học thông qua. Ủy viên hội đồng Thư ký hội đồng Cần Thơ, ngày tháng năm 2010 Chủ tịch hội đồng i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ tài liệu nào trước đây. Tác giả luận văn Nguyễn Khắc Huy ii TIỂU SỬ BẢN THÂN Sinh viên thực hiện: Nguyễn Khắc Huy Lớp: CA0787A2 MSSV: 4074854 Quê quán: Ấp 9, xã Vị Trung, Huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang Họ tên cha: Nguyễn Ngọc Đảnh Nghề nghiệp: Làm ruộng Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Liễu Nghề nghiệp: Làm ruộng Quá trình học tập: Giai đoạn: 1995 – 2000 Học cấp I tại trường Vị Thủy III Giai đoạn: 2000 – 2004 Học sinh cấp II tại trường Cấp THPT Vị Thủy Giai đoạn: 2004 – 2007 Học sinh cấp III tại trường cấp THPT Vị Thủy Giai đoạn: 2007 – 2011 Sinh viên lớp PTNT - Viện NC Phát triển ĐBSCL - trường Đại học Cần Thơ Tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Phát triển nông thôn khóa 33 năm 2010. iii LỜI CẢM TẠ  Trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã gặp không ít khó khăn vướng mắc nhưng được sự giúp đỡ của ba mẹ, chỉ dạy của thầy cô, động viên chia sẻ của anh chị, bạn bè đã giúp tôi vượt qua được những khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Thông qua luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn:  Ba mẹ, người đã quan tâm lo lắng, chăm sóc, động viên tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.  Cảm ơn Cô cố vấn học tập Thạc sĩ Nguyễn Hồng Cúc đã quan tâm, dìu dắt, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi bước chân vào cổng trường Đại học.  Cảm ơn PGs.Ts. Dương Ngọc Thành người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi trong suốt thời gian làm luận văn.  Cảm ơn quí Thầy Cô Viện Nghiên Cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và sinh hoạt tại Viện.  Cảm ơn quí thầy cô, anh chị trong bộ môn Kinh tế- Xã hội-Chính sách đã nhiệt tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báo của mình để vung đầy gói hành trang giúp tôi vững bước, tự tin vào đời, vào cuộc sống mới và môi trường mới.  Cảm ơn kỹ sư Nguyễn Trọng Hữu, trưởng trạm KN-KN huyện Vĩnh Thuận và các Anh (chị) ở tổ kinh tế-kĩ thuật các xã ở huyện Vĩnh Thuận đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập số liệu trong quá trình thực hiện đề tài.  Cảm ơn các bạn sinh viên lớp PTNT khóa 32, khóa 33, khóa 34 đã không ngừng giúp đỡ tôi và động viên tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ. Tôi chân thành cảm ơn! iv TÓM LƯỢC Phong trào nuôi thủy sản, trong đó nuôi tôm sú phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang. Trong thời gian gần đây tình hình phát triển ồ ạt và tự phát của phong trào nầy đã làm suy thoái môi trường một cách nghiêm trọng. Nghiên cứu nầy được thực hiện tại 3 xã: Vĩnh Bình Bắc, Phong Đông, Vĩnh Phong thuộc huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang; Bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân địa phương, phỏng vấn trực tiếp 60 hộ đang canh tác 2 mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến và lúa-tôm nhằm xác định mô hình sản xuất có hiệu quả, giúp địa phương có những chiến lược phát triển nền nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. v MỤC LỤC CHẤP NHẬN LUẬN VĂN CỦA HỘI ĐỒNG ...................................................................i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii TIỂU SỬ BẢN THÂN ................................................................................................. iiii LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ iv TÓM LƯỢC ....................................................................................................................v MỤC LỤC .....................................................................................................................vii DANH SÁCH HÌNH.....................................................................................................ix DANH SÁCH BẢNG .....................................................................................................x DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................ xi Chương 1.................................................................................................................1 MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...........................................................................3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ...................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................3 1.3 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................3 1.4 KẾT QUẢ MONG ĐỢI .................................................................................3 1.5 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG ........................................................................3 Chương 2 ..........................................................................................................................5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...............................................................................................5 2.1 MÔ HÌNH CANH TÁC TÔM, LÚA ..............................................................5 2.2 TÌNH HÌNH NUÔI TÔM SÚ Ở ĐBSCL........................................................6 2.2.1 Đặc điểm con tôm sú................................................................................6 2.2.2 Tình hình nuôi tôm sú hiện nay ở ĐBSCL ...............................................7 2.3 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU......................................................8 2.3.1 Tổng quan tỉnh Kiên Giang......................................................................8 2.3.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................8 2.3.1.2 Khí hậu..............................................................................................8 2.3.1.3 Đặc điểm địa hình .............................................................................8 2.3.1.4 Dân số ...............................................................................................8 2.3.1.5 Tài nguyên thiên nhiên ......................................................................9 2.3.2 Tổng quan huyện Vĩnh Thuận................................................................11 2.3.2.1 Vị trí địa lý ......................................................................................11 2.2.2.2 Địa hình...........................................................................................11 2.2.2.3 Khí hậu............................................................................................11 2.2.2.4 Kinh tế ............................................................................................12 2.2.2.5 Thủy sản..........................................................................................13 Chương 3 ........................................................................................................................14 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................14 3.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................14 3.2 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................16 3.3 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU....................................................................17 3.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ......................................................17 3.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ....................................................................18 vi Chương 4 ........................................................................................................................20 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................................20 4.1 THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ NÔNG HỘ ...............................................20 4.1.1 Giới tính và tuổi của chủ hộ ...................................................................20 4.1.2 Trình độ học vấn của chủ hộ ..................................................................21 4.1.3 Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ...........................................................21 4.1.4 Số nhân khẩu và thành phần dân tộc của nông hộ...................................22 4.1.5 Phân loại hộ và nhà ở của chủ hộ theo hai mô hình ................................23 4.1.6 Cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt và cho sản xuất của nông hộ ........24 4.1.7 Giao thông đi lại và trật tự xã hội của địa phương ..................................25 4.2 NGUỒN LỰC ĐẤT ĐAI .............................................................................25 4.2.1 Đặc tính đất sản xuất..............................................................................26 4.2.2 Đặc tính nguồn nước phục vụ sản xuất...................................................27 4.3 NGUỒN VỐN SẢN XUẤT .........................................................................27 4.4 THÔNG TIN SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ................................................28 4.4.1 Lý do chuyển đổi mô hình sản xuất........................................................28 4.4.2 Tham gia tập huấn kĩ thuật và mức độ ảnh hưởng của khuyến nông – khuyến ngư (KN_KN) đến sản xuất của hộ.....................................................28 4.4.3 Đặc điểm và nguồn tôm giống phục vụ sản xuất ....................................30 4.4.4 Mật độ và thời điểm thả tôm ..................................................................30 4.4.5 Đặc điểm về canh tác lúa .......................................................................30 4.4.6 Hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất .................................31 4.5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH CANH TÁC ...31 4.5.1 Thuận lợi của hai mô hình canh tác hiện nay..........................................31 4.5.2 Khó khăn của hai mô hình canh tác hiện nay..........................................31 4.5.3 Sự thay đổi về đời sống nông hộ của hai mô hình ..................................32 4.5.4 Mô hình sản xuất sắp tới theo nhận định của nông hộ ............................33 4.5.5 Tác động của việc canh tác đến môi trường............................................34 4.5.5.1 Thay đổi màu mở đất.......................................................................34 4.5.5.2 Sự thay đổi chất lượng nước............................................................34 4.5.5.3 Sự thay đổi về nguồn thủy sản tự nhiên ...........................................35 4.6 SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA HAI MÔ HÌNH.........................36 4.6.1 Phân tích, so sánh chi phí và lợi nhuận của mô hình Lúa-tôm trên nông hộ .......................................................................................................................36 4.6.2 Phân tích, so sánh chi phí và lợi nhuận chung của hai mô hình trên nông hộ ...................................................................................................................37 4.6.3 Phân tích, so sánh chi phí và lợi nhuận của mô hình Lúa-tôm trên ha.....37 4.6.4 Phân tích, so sánh chi phí và lợi nhuận chung của hai mô hình trên ha..38 4.7 PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HAI MÔ HÌNH.........................................................................................39 4.7.1 Mô hình QCCT .....................................................................................39 4.7.2 Mô hình Lúa-tôm...................................................................................40 Chương 5 ........................................................................................................................41 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................41 5.1 KẾT LUẬN..................................................................................................41 5.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................41 vii 5.2.1 Đối với nông hộ sản xuất .......................................................................41 5.2.2 Đối với địa phương ................................................................................42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................43 PHỤ LỤC 1........................................................................................................... 45 PHỤ LỤC 2........................................................................................................... 57 viii DANH SÁCH HÌNH Hình 1: Bản đồ hành chánh huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang........................... 12 ix DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1. Kết quả công tác thủy sản 6 tháng đầu năm 2009 (ha)............................ 13 Bảng 4.1: Phân bố tuổi chủ hộ theo hai mô hình .................................................... 20 Bảng 4.2: Phân bố trình độ học vấn chủ hộ theo hai mô hình ................................. 21 Bảng 4.3: Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ theo hai mô hình ............................... 22 Bảng 4.4: Số nhân khẩu trong nông hộ theo hai mô hình ....................................... 23 Bảng 4.5: Phân loại nhà ở của hộ theo hai mô hình ................................................ 24 Bảng 4.6: Thiết bị sinh hoạt và phương tiện sản xuất của nông hộ ......................... 24 Bảng 4.7: Đất sản xuất của nông hộ theo theo hai mô hình .................................... 26 Bảng 4.8: Phân loại chất lượng đất sản xuất theo hai mô hình................................ 26 Bảng 4.9: Nguồn nước tưới cung cấp cho sản xuất của hộ theo 2 mô hình ............. 27 Bảng 4.10: Nguồn vốn phục vụ cho sản xuất theo 2 mô hình ................................. 28 Bảng 4.11: Ảnh hưởng KN_KN đến sản xuất của nông hộ .................................... 29 Bảng 4.12: Nguồn tôm giống phục vụ sản xuất ...................................................... 30 Bảng 4.13: Thuận lợi của hai mô hình canh tác hiện nay........................................ 31 Bảng 4.14: Khó khăn của hai mô hình canh tác hiện nay ....................................... 32 Bảng 4.15: Đời sống hộ thay đổi theo hai mô hình................................................. 32 Bảng 4.16: Mô hình sản xuất sắp tới theo nhận định của hộ ................................... 33 Bảng 4.17: Màu mở đất thay đổi theo hai mô hình ................................................. 34 Bảng 4.18: Chất lượng nước thay đổi theo hai mô hình.......................................... 35 Bảng 4.19 Nguồn thủy sản tự nhiên dưới tác động của hai mô hình ...................... 35 Bảng 4.20: Chi phí và lợi nhuận của mô hình Lúa-tôm trên hộ .............................. 36 Bảng 4.21: chi phí và lợi nhuận chung của hai mô hình trên hộ ............................. 37 Bảng 4.22: Chi phí và lợi nhuận của mô hình Lúa-tôm trên ha............................... 38 Bảng 4.23: Chi phí và lợi nhuận chung của hai mô hình trên ha............................. 39 Bảng 4.24: Phân tích ma trận SWOT của mô hình QCCT...................................... 39 Bảng 4.25: Phân tích ma trận SWOT của mô hình Lúa-tôm................................... 40 x DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long PRA: Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia QCCT: Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến KN-KN: Khuyến nông khuyến ngư NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn AFSRDN: Asia Farming System Reseach and Development Network xi Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước nông nghiệp, có khoảng 75% dân số sinh sống ở vùng nông thôn và hơn 74% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp đóng vai trò chủ lực trong sản xuất và tiêu thụ trong nước cũng như giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, nuôi trồng thủy hải sản – một thế mạnh kinh tế biển mang tính chiến lược của Việt Nam, hiện đang gặp nhiều thách thức lớn do sự suy giảm nhanh chóng các nguồn lợi tự nhiên, đa dạng sinh học và gia tăng ô nhiễm môi trường nuôi, dịch bệnh lan rộng… (Nhựt, 2006). Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có diện tích nuôi thủy sản lớn, chiếm gần 70% diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của cả nước. Cung cấp hơn 50% sản lượng và hơn 60% giá trị thủy sản của quốc gia. Trong đó, tôm là mặt hàng chủ lực chiếm tỉ trọng cao về diện tích nuôi, sản lượng và giá trị xuất khẩu của ĐBSCL (Sơn và ctv, 2006). Cụ thể, tôm ở ĐBSCL là sản phẩm chiếm hơn 80% diện tích nuôi, 85-90% sản lượng nuôi và 89% giá trị xuất khẩu của cả nước (Lộc, 2009). Trong đó, tôm sú chiếm 22,8% tổng sản lượng thủy sản của ĐBSCL (153.000 tấn) và chiếm 76,5% tổng sản lượng tôm sú nuôi cả nước (năm 2002). Hiện tại diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL tiếp tục phát triển mạnh, với tổng diện tích nuôi tôm là 476.582 ha, chiếm 87,2% tổng sản lượng tôm sú nuôi nước lợ của cả nước và chủ yếu là ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre. Diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lên tới 46.257 ha, diện tích còn lại là nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến (Đẳng, 2009). Kiên Giang là tỉnh có nhiều thuận lợi về nuôi trồng thủy sản, đặc biệt trong thời gian gần đây nghề nuôi tôm sú phát triển rất mạnh và từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Với lợi thế như vậy, Kiên Giang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và diện tích nuôi tôm sú không ngừng tăng lên. Hệ thống nuôi tôm ngày càng đa dạng hơn với nhiều hình thức: thâm canh, quảng canh cải tiến (QCCT), nuôi luân canh với lúa tập trung ở hầu hết các huyện (Tin điện tử tỉnh Kiên Giang, 2009). Vĩnh Thuận là huyện đất liền nằm ở cực Nam của tỉnh Kiên Giang, bao gồm: Thị trấn Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Phong, xã Vĩnh Bình Nam, xã Vĩnh Bình Bắc, xã Vĩnh 1 Thuận, xã Tân Thuận, xã Bình Minh và xã Phong Đông; Với kết quả ban đầu đạt được từ phong trào nuôi tôm sú, sự phát triển ồ ạt và tự phát của bà con nông dân cần được quan tâm nhiều hơn. Để mở rộng diện tích nuôi ra toàn huyện và đạt hiệu quả kinh tế cao thì các cấp, các ngành của huyện Vĩnh Thuận, đặc biệt là ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn có những chính sách quy hoạch phong trào nuôi cụ thể từng khu vực; Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phát triển hệ thống thủy lợi vào sản xuất. Với 2 mô hình nuôi phổ biến của huyện là quảng canh cải tiến và lúatôm, cùng với việc sản xuất đạt hiệu quả kinh tế thì tình trạng mất cân bằng sinh thái cần đặc biệt quan tâm (Tin điện tử tỉnh Kiên Giang, 2009). Trong những năm gần đây việc nuôi tôm sú mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn nhưng cũng tác động đến môi trường một cách nghiêm trọng. Sự phát triển ồ ạt “quá đà” đã và đang phát sinh nhiều khó khăn, bất cập cộng với những tác động xấu của biến đổi khí hậu đẩy ngành nuôi tôm đứng trước nguy cơ phát triển không bền vững, ảnh hưởng lớn đến những lợi thế vốn có đã được khẳng định của ngành này từ nhiều năm nay. Tình trạng tôm chết hàng loạt và môi trường nước ngày càng ô nhiễm rộng (Linh, 2008). Với nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, nghề nuôi tôm của huyện Vĩnh Thuận không ngừng phát triển và đa dạng các hình thức nuôi. Trong đó mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến và mô hình Lúa-tôm mang lại nguồn thu nhập đáng kể và cải thiện cuộc sống cho người dân trong địa bàn huyện. Tình hình nuôi tôm hiện nay của huyện đang đương đầu với không ít khó khăn và thách thức như dịch bệnh tôm lan rộng, phát triển ngoài vùng quy hoạch, khó quản lý về chất lượng con giống và môi trường suy thoái. Hầu hết người dân thực hiện nuôi quy mô nhỏ với nguồn kinh phí, kỹ thuật hạn chế và hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng tác động rõ rệt đến hoạt động sản xuất của người dân địa phương. Vì vậy, người dân cần lựa chọn một mô hình canh tác thích hợp để phát triển bền vững trong thời gian tới. Do đó, đề tài “So sánh hiệu quả sản xuất của mô hình tôm quảng canh cải tiến và mô hình Lúa-tôm tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang” được thực hiện. 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu chung của đề tài nhằm phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến với mô hình lúa – tôm nhằm xác định hiệu quả từng mô hình mang lại và đề xuất giải pháp phát triển nhằm nâng cao thu nhập cho người dân huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1) Đánh giá được hiện trạng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi tômlúa kết hợp ở huyện Vĩnh Thuận. 2) Phân tích và so sánh được hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm QCCT và mô hình lúa-tôm tại huyện Vĩnh Thuận. 3) Đề xuất giải pháp phát triển mô hình nuôi tôm tại huyện Vĩnh Thuận. 1.3 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu được tiến hành từ tháng 7/2010 đến 11/2010 trên các nhóm cộng đồng và các nông hộ tại huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang về hiệu quả sản xuất đối với mô hình nuôi tôm QCCT và mô hình Lúa-tôm. 1.4 KẾT QUẢ MONG ĐỢI Tìm được mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và phù hợp điều kiện vùng nghiên cứu để nông dân áp dụng, đồng thời đề tài này cũng là cơ sở giúp các cơ quan chức năng địa phương có cái nhìn một cách tổng quát hơn về hiệu quả kinh tế của mô hình QCCT và mô hình Lúa-tôm ở địa phương mình. Từ đó địa phương có những chính sách đúng đắn, kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình có hiệu quả cao hơn phát triển. 1.5 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG Kết quả nghiên cứu này mang lại nhiều lợi ích cho các đối tượng: Trước hết, đối với nông dân nghiên cứu này có thể giúp họ chọn được mô hình hiệu quả cao để sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nông hộ. Đồng thời đề tai này cũng là cơ sở giúp các cơ quan chức năng địa phương có cái nhìn một cách tổng quát hơn về hiệu quả kinh tế của mô hình QCCT và mô hình 3 Lúa-tôm ở địa phương mình. Từ đó địa phương có những chính sách đúng đắn, kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình có hiệu quả cao hơn phát triển. Nông dân được hưởng nhiều chính sách hổ trợ từ phía nhà nước. Từ đó, có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong sản xuất, mang lại nhiều nguồn lợi cho đất nước: (góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đóng góp vào GDP, …). 4 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 MÔ HÌNH CANH TÁC TÔM, LÚA Theo Trần Thanh Bé và Lê Cảnh Dũng (1997) (trong tuyển tập công trình khoa học công nghệ 1993-1997) phân tích hiệu quả 3 mô hình canh tác ở vùng nước lợ ĐBSCL (lúa-tôm, chuyên canh lúa, chuyên canh tôm) cho thấy: hệ thống canh tác lúa-tôm cho tổng giá trị sản phẩm và lợi nhuận cao nhất (6 triệu đồng/ha) kế đến là mô hình chuyên canh lúa (5 triệu đồng/ha) và chuyên canh tôm là mô hình canh tác kém hiệu quả nhất. Mô hình Lúa-tôm sử dụng nhiều lao động hơn mô hình độc canh mà nhờ đó góp phần giải quyết công ăn việc làm vùng nông thôn ven biển khu vực ĐBSCL. Nhóm nghiên cứu: Nguyễn Thế Huy, Nguyễn Văn Hoan, Nguyễn Anh Dũng, Lương Thành Thị, Biên Công Hướng (1992) nhận định: ”thu nhập hộ canh tác mô hình lúa-tôm sú cao gấp 2,71 lần so với mô hình độc canh lúa, nếu áp dụng hệ thống canh tác 1 lúa 2 tôm thì thu nhập sẽ tăng nhiều hơn”. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Bé, Trần Thị Thanh Ngọc (2006), với đề tài: “Tác động của mô hình nuôi tôm biển đến môi trường, kinh tế và xã hội ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh” cho thấy: mô hình lúa-tôm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình nuôi tôm thâm canh và nuôi QCCT. Hiệu quả đồng vốn mô hình lúa-tôm là 0,72 còn mô hình nuôi thâm canh là 0,54 và nuôi QCCT là 0,47. Bình quân với 1 ha nuôi thì lợi nhuận từ mô hình lúa-tôm đạt khoảng 10,97 triệu đồng còn nuôi QCCT là 4,93 triệu đồng. Kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Bé (2006), với đề tài: “Đánh giá tác động của việc chuyển đổi các hệ thống canh tác đối với kinh tế xã hội ở các vùng sinh thái khác nhau ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” cho thấy: trong quá trình chuyển đổi mô hình độc canh lúa sang mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh thì có 67,5% số hộ cho rằng đời sống của họ khá hơn, trong khi đó chuyển từ mô hình độc canh lúa sang nuôi tôm QCCT thì có đến 88% số hộ cho rằng đời sống của họ khấm khá hơn. Diện tích canh tác mô hình tôm - lúa toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 140.0000 ha. Những nghiên cứu và thực tiễn sản xuất cho thấy, những yếu tố về đất đai, thời tiết, khí tượng thủy văn, diễn biến mưa và tình hình xâm nhập mặn của vùng rất thích ứng với cơ cấu sản xuất một vụ lúa, một vụ tôm. Đây cũng là một hệ thống canh tác mới thích ứng với điều kiện canh tác của khu vực ven biển và mang 5 tính bền vững trong khai thác tài nguyên thiên nhiên đất, nước; đồng thời tạo sự ổn định về thu nhập và nâng cao đời sống cho cư dân vùng nông thôn. Việc sản xuất mô hình tôm - lúa còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, những tác động về môi trường sản xuất cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến canh tác, năng suất, sản lượng và thu nhập của người nông dân (Tin điện tử tỉnh Kiên Giang, 2010). 2.2 TÌNH HÌNH NUÔI TÔM SÚ Ở ĐBSCL 2.2.1 Đặc điểm con tôm sú Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng trong vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vùng biển các nước Đông Nam Châu Á, phân bố nhiều như Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam...  Tập tính sống, ăn và loại thức ăn Tôm sú giai đoạn nhỏ và gần trưởng thành sống ven bờ, trưởng thành chuyển xa bờ, sống vùng nước sâu hơn tới 110m, trên nền đáy bùn hay cát. Tôm sú thuộc loại ăn tạp, đặc biệt ưa ăn các loại giáp xác, thực vật, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, côn trùng, thích ăn các sinh vật sống. Hoạt động bắt mồi nhiều vào thời gian sáng sớm và chiều tối. Trong quá trình tăng trưởng, tôm phải lột xác để lớn lên trong lớp vỏ mới. Sự lột xác luôn đi liền với sự tăng trưởng. Chu kỳ lột xác giảm dần theo sự tăng trưởng, ban đêm xảy ra nhiều hơn… Tôm sú thích ứng được độ mặn rộng, những thay đổi đột ngột ảnh hưởng tới sức khỏe của tôm và có thể gây chết. Tôm sú sống được cả trong môi trường có độ mặn 1-2‰. Trong nuôi tôm thương phẩm độ mặn thích hợp nhất là 15-20‰, độ mặn 5-31‰ không ảnh hưởng tới sự tăng trưởng.  Một số chỉ tiêu môi trường - Oxy: Trong ao nuôi tôm sú oxy tốt cho sự tăng trưởng là > 3,7mg/l, oxy gây chết tôm khi xuống thấp 0,5-1,2mg/l. Khi oxy trong ao không đầy đủ tôm giảm ăn, giảm tăng trưởng, sự hấp thu thức ăn giảm. - pH: pH từ 6,5-9,3, tốt nhất là từ 7,5-8,5, sự dao động sáng và chiều tốt nhất: < 0,5 đơn vị. - Nhiệt độ: Sự tăng trưởng tốt nhất trong khoảng 27-33oC. Nhiệt độ giới hạn nuôi tôm sú thương phẩm có hiệu quả là 21-31 oC.  Một số hình thức nuôi tôm sú phổ biến Nuôi tôm quãng canh cải tiến:: Hình dạng ao không theo qui luật, diện tích nuôi lớn trên 5 ha đến hàng trăm ha, bao bờ xung quanh, độ sâu nước nuôi 0,4-1,0 m, đáy 6 ao là mặt bằng tự nhiên, mật độ thả thưa 1-2 con/m 2, không cho ăn hay cho ăn bổ sung không đáng kể, thay nước theo thủy triều, năng suất 100 – 500 kg/năm. Nuôi tôm bán thâm canh: Diện tích ao từ 1- 20 ha, đáy ao tương đối bằng phẳng, mật độ nuôi 3-10 con/m2, độ sâu nước nuôi 1-1,5 m; cho ăn và chăm sóc, không có hệ thống bổ sung dưỡng khí, thay nước chủ động, năng suất 500 kg-1.500 kg/ha/vụ. Nuôi thâm canh hay còn gọi nuôi công nghiệp: Hình dạng ao gần như hình chữ nhật và hình tròn, diện tích ao 0,2-2 ha, có cống cấp, cống thoát, đáy ao bằng phẳng dốc về cống thoát, độ sâu nước nuôi 1,5-2,0 m, mật độ nuôi 15-40 con/m2, có sử dụng sục khí hay quạt nước, thay nước chủ động bằng ao lắng, quản lý chăm sóc nghiêm ngặt, năng suất 3-8 tấn/ha/vụ. 2.2.2 Tình hình nuôi tôm sú hiện nay ở ĐBSCL Hiện nay ở các tỉnh ĐBSCL đã thả nuôi 550.600 ha tôm sú, giảm gần 16.000 ha so với năm 2009, do hệ thống tiêu thoát nước thải chưa đáp ứng nhu cầu và chưa ngăn chặn được dịch bệnh, kết hợp với nắng hạn kéo dài và xâm nhập mặn đã làm thiệt hại rất nhiều diện tích nuôi tôm sú ở vùng ĐBSCL (Trường và Sen, 2010). Tỉnh Kiên Giang đã thiệt hại trên 10.000 ha tôm nuôi trên nền đất lúa ở các huyện thuộc vùng U Minh Thượng, do xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng, nhiều nông dân phải thu hoạch sớm để bù vào chi phí bỏ ra đầu vụ. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Kiên Giang đã thả giống 81.163 ha tôm sú, tập trung phần lớn ở 4 huyện vùng U Minh Thượng; sản lượng thu hoạch ước đạt 19.939 tấn. Trong đó, tôm công nghiệp 940 ha (gồm 590 ha thẻ chân trắng, sản lượng 5.432 tấn), diện tích nuôi theo mô hình tôm – lúa 64.539 ha, quảng canh cải tiến 15.684 ha. Huyện An Minh có diện tích thả nuôi tôm lớn nhất, với 36.000 ha, trong đó hơn 31.000 ha tôm nuôi trên đất lúa. Đối với tỉnh Sóc Trăng, vụ tôm 2010 vẫn phát triển rất khả quan. Diện tích thu hoạch trong giai đoạn này ở Sóc Trăng không chỉ đạt năng suất cao mà mức giá cũng rất cao, tạo tâm lý phấn khởi cho người nuôi. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng, trong số khoảng 10.000 ha thu hoạch đầu tiên, thì Mỹ Xuyên có 80,6% hộ dân nuôi tôm có lãi, Cù Lao Dung số hộ có lãi chiếm 93% và Vĩnh Châu 91,9% với mức lãi từ 20 - 200 triệu đồng. Nhưng kể từ đầu tháng 7-2010 đến nay, tình trạng tôm chết đột ngột ở Sóc Trăng diễn ra nhanh, diện tích thiệt hại cũng tăng một cách nhanh chóng. Không chỉ là mô hình nuôi quảng canh cải tiến, lần này đến lượt các diện tích nuôi công nghiệp và bán công nghiệp với kỹ thuật nuôi tiên tiến cũng bị thiệt hại nặng. Các tỉnh khác 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng