Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m.silko từ góc nhì...

Tài liệu So sánh đứa con trai của hà thị cẩm anh và nghi lễ của leslie m.silko từ góc nhìn phên bình sinh thái

.PDF
107
119
59

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ TRANG SO SÁNH ĐỨA CON TRAI CỦA HÀ THỊ CẨM ANH VÀ NGHI LỄ CỦA LESLIE M.SILKO TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM THÁI NGUYÊN, 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ TRANG SO SÁNH ĐỨA CON TRAI CỦA HÀ THỊ CẨM ANH VÀ NGHI LỄ CỦA LESLIE M.SILKO TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Hướng dẫn khoa học: TS. BÙI LINH HUỆ THÁI NGUYÊN, 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan những luận điểm được trình bày trong Luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những luận điểm khoa học mà tôi nêu ra trong Luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi Linh Huệ đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, khoa Báo chí truyền thông và các thày cô trong khoa đã đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn đơn vị công tác, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã khuyến khích, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn! Ngày 12 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 12 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 12 6. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................ 13 7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................................... 14 1.1. Khái lược về tác giả Hà Thị Cẩm Anh và Đứa con trai .......................... 14 1.1.1. Khái lược về tác giả Hà Thị Cẩm Anh .................................................. 14 1.1.2. Khái lược về truyện dài Đứa con trai ................................................... 18 1.2. Khái lược về tác giả Leslie M. Silko và Nghi lễ ...................................... 19 1.2.1. Khái lược về tác giả Leslie M. Silko ..................................................... 19 1.2.2. Khái lược về truyện dài Nghi lễ ............................................................ 20 1.3. Khái lược về phê bình sinh thái ............................................................... 23 1.3.1. Phê bình sinh thái là gì? ....................................................................... 23 1.3.2. Phê bình sinh thái ở Việt Nam .............................................................. 27 1.4. Phê bình sinh thái nữ quyền và việc nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số .. 31 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 36 CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN TRONG ĐỨA CON TRAI VÀ NGHI LỄ TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI ............................................................. 37 2.1. Vấn đề không gian trong phê bình sinh thái ............................................ 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv 2.1.1. Bước ngoặt không gian trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.... 37 2.1.2. Diễn ngôn về không gian trong phê bình sinh thái ............................... 39 2.2. Sự tương đồng giữa văn minh đô thị và người đàn ông .......................... 41 2.2.1. Sự tương đồng giữa hình ảnh kẻ ác và đô thị ....................................... 41 2.2.2. Sự tương đồng giữa sự suy biến của nông thôn/vùng hoang dã với sự sa đọa của người đàn ông.................................................................................... 50 2.3. Sự tương đồng giữa người phụ nữ với thiên nhiên .................................. 59 2.3.1. Sự tàn phá thiên nhiên và bi kịch người phụ nữ ................................... 59 2.3.2. Thiên tính nữ và sự bao dung của thiên nhiên ...................................... 63 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 75 CHƯƠNG 3: CHẤT LIỆU DÂN GIAN TRONG CỐT TRUYỆN CỦA ĐỨA CON TRAI VÀ NGHI LỄ TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI ............ 76 3.1. Cốt truyện đơn huyền thoại ...................................................................... 76 3.1.1. Sự tái sinh cốt truyện đơn huyền thoại.................................................. 76 3.1.2. Sự cải biến, sáng tạo cốt truyện đơn huyền thoại ................................. 78 3.2. Sự lồng ghép truyền thuyết và thần thoại ................................................ 85 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Bên cạnh một số khuynh hướng nghiên cứu văn học đã và đang được quan tâm trong thời gian qua như: phê bình phân tâm học, phê bình ký hiệu học, nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa, nghiên cứu văn học từ bình diện xã hội học… hiện nay, các nhà nghiên cứu cũng không ngừng tìm tòi những cách tiếp cận mới nhằm chiếm lĩnh một cách tối ưu những vỉa tầng giá trị ẩn chứa trong các tác phẩm văn học. Một trong những cách tiếp cận ấy là khuynh hướng nghiên cứu văn học dưới góc nhìn phê bình sinh thái. Bởi lẽ, chưa bao giờ con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ sinh thái như hiện nay. Cùng với các vấn đề nóng của thế giới hiện đại (quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, nạn phân biệt chủng tộc, sự dịch chuyển dân cư, chiến tranh…), môi trường cũng đang là vấn đề nóng bỏng được người dân trên toàn cầu đặc biệt quan tâm. Nhân loại sửng sốt bởi chưa bao giờ phải đối mặt với những thảm họa nặng nề từ môi trường đến thế. Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, do vậy ngày càng có nhiều văn nghệ sĩ đưa những vấn đề liên quan tới môi trường vào trong tác phẩm của mình với mong muốn thay đổi nhận thức, thức tỉnh hành động của con người trước các vấn đề liên quan đến thảm họa môi trường và biến đổi khí hậu. Theo tác giả Cheryll Glotfelty: “Bản chất của phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học với môi trường tự nhiên”. Trào lưu này được khởi phát từ Anh – Mĩ và trở thành một trào lưu năng động, thu hút sự quan tâm của không chỉ các nhà nghiên cứu phương Tây mà còn cả các quốc gia ở Châu Á (trong đó có Việt Nam). Sống ở một quốc gia thường xuyên phải đối mặt với những đổi thay lớn lao của môi trường, các nhà văn Việt Nam cũng không tránh được những xúc cảm trắc ẩn, suy tư khi nghĩ về môi trường và sự sống. Đây là lý do hình thành khuynh hướng tìm về biểu hiện mối quan hệ giữa con người và tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 nhiên trong lối tư duy sinh thái. Lối tư duy này được các tác giả sử dụng khi nhìn nhận, phân tích và thể hiện những nỗi đau môi trường, số phận con người trong cuộc khủng hoảng môi sinh cũng như hướng con người sống có trách nhiệm với thiên nhiên, cân bằng trong cuộc sống trong các tác phẩm văn học giàu giá trị… 1.2. Nếu như văn học là tấm gương phản ánh đời sống thì văn hoá lại được coi là tấm gương nhân loại. Bởi đặc trưng tâm hồn, tính cách của mỗi quốc gia, dân tộc đều được in dấu trong các khía cạnh vănhóa. Dù ở lãnh thổ nào, phương Tây hay phương Đông, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của quốc gia càng có ý nghĩa cấp thiết. Không ai có thể phủ nhận việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc có liên quan mật thiết tới sự tồn tại và phát triển của một dân tộc nói riêng và của một quốc gia nói chung. Đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc thì nền văn học của dân tộc đó cũng không thể tồn tại. Vì vậy, một trong những tiêu chí quan trọng để xác định giá trị của tác phẩm văn học đó chính là bản sắc dân tộc của nó. 1.3. Như đã phân tích ở trên, môi trường sinh thái có sự chi phối trực tiếp và lâu dài đến sự sống của toàn nhân loại. Đó là lý do mà các nhà văn tuy sống ở những nền văn hóa khác nhau, vùng lãnh thổ cách xa nhau nhưng vẫn có thể gặp gỡ nhau trong quan điểm và cách nhìn về những vấn đề nhân bản có tính chất thời đại. Đây cũng là lý do chúng tôi lựa chọn so sánh tác phẩm Đứa con trai của Hà Thị Cẩm Anh và Nghi lễ của Leslie M. Silko dưới góc nhìn phê bình sinh thái nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong hai khía cạnh nổi bật đó là: cách nhìn nhận và thể hiện không gian, kết cấu cốt truyện để thể hiện những triết lý sinh thái mà mỗi nhà văn muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình. Có thể nói, Hà Thị Cẩm Anh tuy là nhà văn thuộc thế hệ sau nhưng đã mang một phong cách sáng tác rất riêng, đậm hương sắc Mường. Tác phẩm Đứa con trai là một trong những truyện ngắn tái hiện không gian sinh thái núi rừng của người Mường cùng những quan niệm nhân sinh về môi trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3 sinh thái được gửi gắm kín đáo trên từng trang viết. Còn Leslie Marmon Silko – nhà văn Mỹ gốc da đỏ lại lấy phong cảnh tuyệt đẹp của quê hương New Mexico làm bối cảnh cho tiểu thuyết Nghi lễ (Ceremony) – một tác phẩm mê hoặc được đông đảo bạn đọc và được giới phê bình đánh giá rất cao. Nghi lễ là một cuốn “tiểu thuyết đầy nhạc tính” được cấu trúc trên nền các nghi thức chữa bệnh của người Da đỏ. Nó cũng ẩn chứa trong mình những hình ảnh về không gian sinh tồn của cộng đồng người Da đỏ cùng những triết lý sâu xa của tác giả cũng như cộng đồng này với vấn đề môi trường sinh thái nói trên. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Những nghiên cứu về sự nghiệp của Hà Thị Cẩm Anh và tác phẩm “Đứa con trai” Hà Thị Cẩm Anh là một nhà văn Việt Nam đương đại và là một nhà văn nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu với nhiều tác phẩm được giải thưởng văn học. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác phẩm của bà chưa nhiều kể cả về số lượng và chiều sâu nội dung. Trong một số bài viết đăng trong lời tựa Khi đá cũng được giải oan, hay tập truyện ngắn Nước mắt của đá, Lã Thanh Tùng nhận xét: những niềm vui và nỗi đau cũng mang nét riêng biệt trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh. Tác giả viết: “Trên tay các bạn đang là máu thịt chị, bảy truyện ngắn tròn trịa, ấm nóng, bảy tiếng thở dài và bảy bài ca u buồn…Bảy truyện ngắn trong tập Nước mắt của đá giống như bảy chú lùn siêng năng kết đoàn cùng xây đắp một tổ ấm ngăn nắp mời gọi, để mỗi độc giả khi lạc vào có thể tự mình thể nghiệm một vai Bạch Tuyết ê chề mà hạnh phúc” [4]. Tác giả Hoả Diệu Thuý đã nhận xét: “Quả là tình yêu đối với văn chương của cô thôn nữ này rất lớn. Tình yêu đã dẫn đường cho chị. Tình yêu đã khiến chị nỗ lực. Và chị đã rất nỗ lực để trở thành một nhà văn như bây giờ” [5]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4 Nguyên Tĩnh trong bài “Hà Thị Cẩm Anh và thung lũng Si Dồ” nhận định rằng: “Có một thung lũng Sì Dồ trong tác phẩm của Hà Thị Cẩm Anh đang rõ nét được khắc họa. Nó là hình bóng quê nhà bản Mường mà nhà văn gửi gắm. Là những câu chuyện của trai Mường yêu gái Mường gặp bao trắc trở phản bội nhưng vượt lên số phận để có tình yêu hồn hậu thủy chung của người Mường. Hà Thị Cẩm Anh đã có thung lũng Sì Dổ trong tác phẩm của mình đó là quê hương không có ở ngoài đời” [57]. Nguyên Tĩnh đã chỉ ra “cái Mường trong văn học” rất riêng của Hà Thị Cẩm Anh. Ông cho rằng Hà Thị Cẩm Anh rời quê hương Cẩm Sơn của mình từ khá sớm nhưng cái sợi dây nối kết con người và văn hoá cội nguồn truyền thống giữa nhà văn với quê hương chưa bao giờ đứt. Theo tác giả, chính vốn sống phong phú của nữ nhà văn đã khiến cho những câu chuyện của bà đậm chất văn hoá Mường mà không hề gượng ép, khiên cưỡng. Khi đọc tập truyện ngắn Một nửa người đàn bà của Hà Thị Cẩm Anh, Thy Lan đã nhận xét :“Văn chương chị trong trẻo, tự nhiên như nước suối, lại phong phú mượt mà như lá rừng, dung dị như nhà sàn, bếp lửa, đôi khi cũng dữ dội như suối dâng, thác đổ và trần trụi, hoang dã như cây cổ thụ ngàn năm. Đọc truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh ta có được cái say của hương rượu cần, ta nhìn thấy cái bảng lảng của gió thổi, mây bay, cái trùng điệp và vững trãi của núi cao, rừng rậm” [29]: “Chín truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh trong tập Một nửa của người đàn bà là chín cung bậc tình yêu núi rừng, yêu con người. Nhà văn đã phóng bút bằng tâm hồn, ký ức và trải nhiệm” [29]. Nghiên cứu về phong cách của nhà văn Hà Thị Cẩm Anh, tác giả Đỗ Đức trong lời tựa Đọc truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh viết cho tập truyện Bài xường ru từ núi đã nhận xét: “Chị viết dữ dội, không mập mờ và luôn rạch ròi giữa thiện và ác. Thái độ của chị là thẳng băng rõ ràng. Trong truyện ngắn của chị, cái ác không ít lần thắng thế, nhưng chỉ là thắng thế nhất thời. Cái thiện nhỏ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 nhoi nhiều khi bị lép vế, bị bóp nghẹt nhưng cái thiện luôn là mầm sống bất diệt”[2]. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền trong bài viết “Văn học hiện đại dân tộc Mường: những khuôn mặt” đã khẳng định sức sáng tạo bất ngờ và mạnh mẽ, dữ dội của Hà Thị Cẩm Anh như sau: “Năm 1998, Hà Thị Cẩm Anh cầm bút trở lại và lần này thì quyết liệt. Có ai ngờ người phụ nữ đã bước vào tuổi “lục thập hoa giáp” lại có một trận maratông trong văn chương và gây bất ngờ như vậy. Những gì chất chứa trong con người chị đã bung như nham thạch núi lửa tuôn trào. Chị viết liên tục, sôi động và trầm lắng những gì đã quan sát, trải nghiệm, để những Đêm Khua Luống dành cho người chết, Ngôi nhà sàn cũ kĩ, Gốc gội xù xì…để lại nhiều dư ba trong bạn đọc” [19]. Trong bài viết “Nhìn ra được mất - nhận xét về tập truyện Một nửa của người đàn bà”, Trọng Miễn cũng có những nhận định chính xác về giọng văn của Hà Thị Cẩm Anh: “Văn của Hà Thị Cẩm Anh thấm đẫm hồn cốt của người Mường…Phải là người hiểu văn hoá Mường, yêu quý văn hoá Mường mới viết được như thế” [5; 8]. Hoả Diệu Thuý trong bài viết “Hà Thị Cẩm Anh với những chuyện ở thung lũng Si Dồ” đã nhận định: “Người con của xứ sở mụ Dạ Dần của ậu mo, 5 của Xường của Rang cũng đã gánh vác sứ mệnh mà tổ tiên và cội nguồn giao phó. Đó là phô diễn vẻ đẹp của sức sống quê hương bằng những tác phẩm văn chương”. Trong luận án Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi (2010), Phạm Duy Nghĩa đã có những đánh giá về Hà Thị Cẩm Anh từ một khía cạnh nội dung cụ thể đó là thông điệp bảo vệ thiên nhiên trong các sáng tác của bà: “Trong văn xuôi miền núi, cùng với Nguyễn Huy Thiệp, La Quán Miên và Hoàng Thế Sinh, Hà Thị Cẩm Anh là cây bút có ý thức tuyên ngôn về mối quan hệ hoà hợp con người - tự nhiên và đặt ra vấn đề bảo vệ thiên nhiên một cách rõ ràng, kiên quyết. Truyện ngắn của nhà văn dân tộc Mường này có môtíp: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 Con người đến với thiên nhiên để tìm một chỗ dựa tinh thần khi bản thân bị cộng đồng xa lánh, hắt hủi và khi đó họ trở thành người tình nguyện bảo vệ thiên nhiên” [36; 94]. Đề tài cấp Bộ Bản sắc dân tộc trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số và sau này phát triển thành cuốn sách Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số (2014) do tác giả Đào Thủy Nguyên (chủ biên) là công trình công phu và có nhiều ý nghĩa. Cuốn sách đề cập một cách hệ thống về các vấn đề lí luận, lý thuyết cơ bản làm cơ sở khoa học cho công trình nghiên cứu rồi từ đó đi đến việc nghiên cứu sự thể hiện bản sắc văn hóa tộc người trong các tác phẩm văn xuôi dân tộc thiểu số ở phương diện nội dung và nghệ thuật. Trong sách, nhóm tác giả đã đề cập đến những tên tuổi quen thuộc đã làm nên diện mạo của văn xuôi dân tộc thiểu số trong đó có nhà văn Hà Thị Cẩm Anh. Tuyển tập Văn xuôi Hà Thị Cẩm Anh do tác giả Trần Thị Việt Trung và Hà Thị Cẩm Anh biên soạn cũng được coi là một công trình công phu tập hợp các tác phẩm và phê bình về tác phẩm của Hà Thị Cẩm Anh. Cuốn sách gồm 2 phần: phần I là tuyển tập các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh; phần II là những ý kiến, đánh giá, phê bình về sáng tác của bà. Cuốn sách tập trung giới thiệu những sáng tác văn xuôi của Hà Thị Cẩm Anh, đó là những sáng tác mang đậm bản sắc Mường. Trong tác phẩm, bản sắc Mường được nhà văn thể hiện ở ba mạch nguồn cảm hứng cơ bản: (1). Con người mang đặc trưng tâm hồn, tính cách dân tộc Mường (đặc biệt là qua hình tượng nhân vật người phụ nữ Mường); (2). Những phong tục, tập quán truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Mường; (3). Thiên nhiên tươi đẹp mang đặc trưng vùng miền. Luận văn Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh của tác giả Nguyễn Thị Bích Dậu đã tiến hành khảo sát 7 tập truyện của Hà Thị Cẩm Anh từ đó phân tích làm rõ những nét đặc sắc của văn hoá Mường trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 sáng tác của bà ở các phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Chẳng hạn, luận văn đã chỉ ra các khía cạnh của phương diện nội dung (cảm hứng về con người, phong tục tập quán, thiên nhiên mang đặc trưng, tính cách dân tộc Mường), phương diện nghệ thuật (cốt truyện, yếu tố ngoài cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật ngôn từ). Nguyễn Thị Bích Dậu đã nhận xét: “Có thể nói các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh đậm đà bản sắc văn hoá Mường. Những trang viết của nhà văn chan chứa nỗi niềm đối với mảnh đất quê hương. Tuy bây giờ Hà Thị Cẩm Anh đã sống ở thành phố nhưng mảnh đất xứ Mường vẫn gắn bó máu thịt với nhà văn. Hình bóng của quê hương bản Mường in dấu trong tuổi thơ của tác giả ngày nào vẫn hiện lên tươi nguyên chất sống. Phải nặng tình với quê hương sâu sắc đến mức nào thì trang viết của nhà văn mới đằm sâu tình cảm đến thế khi viết về cuộc sống, con người và thiên nhiên xứ Mường Thanh Hoá” [9; 25]. Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính chất hệ thống toàn diện và khái quát sâu sắc về vấn đề bản sắc văn hoá Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh. Kết quả nghiên cứu đã góp phần khẳng định những nét riêng trong cách khám phá và thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc của nhà văn so với nhiều nhà văn dân tộc thiểu số khác cũng như vị trí của nữ nhà văn trong nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Hầu hết những tác giả nghiên cứu về Hà Thị Cẩm Anh đều có một quan điểm trùng hợp đó là họ đều nhận ra chất văn hoá Mường rất riêng và một sức hút diệu kì trong trang văn của bà. Đọc những truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh, những ai chưa từng đặt chân đến mảnh đất của xứ sở người Mường đều ít nhiều hiểu được cuộc sống và phong tục của con người nơi đây. Chính vì có một tình yêu máu thịt với quê hương mà những trang viết của bà đậm đà bản sắc dân tộc đến thế. Nhìn chung các ý kiến nghiên cứu đều khẳng định vị trí của nữ nhà văn Hà Thị Cẩm Anh - nhà văn dân tộc thiểu số tiêu biểu, có những đóng góp đối với nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Giá trị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 8 nổi bật làm nên dấu ấn Hà Thị Cẩm Anh đó là chất văn hoá Mường rất riêng sức hút diệu kì trong những trang văn của bà. 2.2. Những nghiên cứu về tác phẩm của Leslie M. Silko và Nghi lễ Ở Việt Nam, có rất ít nghiên cứu về tác phẩm của Leslie M. Silko nói chung và tác phẩm Nghi lễ nói riêng. Qua tìm hiểu, tác giả luận văn xin được điểm qua một số nghiên cứu về vấn đề này như sau: Trần Hữu Thục trong bài viết Nhìn qua một số nền văn học da màu ở Hoa Kỳ: Văn chương thổ dân có đề cập đến một số sáng tác và đóng góp của nhà văn Leslie M. Silko trong nền văn học da màu ở Mỹ. Điều này cũng được thể hiện trong bài viết “Văn xuôi Mỹ từ 1845: Chủ nghĩa hiện thực và sự thể nghiệm” của tác giả [63]. Bài viết Chủ nghĩa hiện thực trong văn chương Mỹ đương đại cũng đưa ra một số nhận định khẳng định giá trị nội dung cũng như sức ảnh hưởng của tác phẩm Nghi lễ trong dòng chảy văn chương Mỹ đương đại: "một đất nước mà sự kì thị và phân biệt chủng tộc lớn như Mỹ, nhưng văn chương của các tộc người thiểu số Da đen, Da đỏ vẫn có đất để tồn tại và phát triển là một điều hết sức ngạc nhiên. Không những thế nó còn là nguồn lực quí báu bổ sung vào sự phong phú đa dạng vốn có của dòng văn học hiện thực Mỹ đương đại. Nghi lễ (Ceremony) là cuốn tiểu thuyết viết về người Mỹ Da đỏ của nữ nhà văn Da đỏ Leslie Marmon Silko đã được giới phê bình đánh giá rất cao và đã được dịch ra tiếng Việt” [79]. Dịch giả Linh Thụy trong bài giới thiệu của cho cuốn Lễ hội mặt trời (một cách dịch khác tên tác phẩm Nghi lễ) cũng đã khái quát một số giá trị tư tưởng, hình thức của tác phẩm này như: nhân sinh quan lành mạnh, đầy nhân văn của người da đỏ thể hiện trong mối quan hệ với tự nhiên, với cái ác và giữa con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 9 người với nhau; nghệ thuật tả cảnh xuất sắc, nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật tinh tế, nghệ thuật phối hợp tài tình giữa thơ và văn [48]. Cuốn Phác thảo Văn học Mỹ của tác giả Kathryn Vanspanckeren do Lê Đình Sinh và Hồng Chương dịch đã ca ngợi “chất thơ” và tính nhạc của cuốn tiểu thuyết cũng như chỉ ra nghi lễ là một nhân tố cấu trúc tác phẩm. Tác giả cũng đã đưa ra nhận định về phong cách của Leslie Marmon Silko đó là: “Leslie Marmon Silko có một phần gốc gác là bộ lạc Laguna. Bà ưa sử dụng ngôn ngữ nói và những câu chuyện truyền thống để sáng tác những bài thơ trữ tình, có sức ám ảnh khó quên” [72]. Trong bài giới thiệu cuốn Văn xuôi hư cấu Mỹ hậu hiện đại – Tuyển tập của Norton (Postmodern American Fiction: A Norton Anthology) của Paula Geyh, Fred G. Leebron và Andrew Levy, Phan Tấn Hải nhiều lần dẫn chứng tiểu thuyết Nghi lễ như một tác phẩm hậu hiện đại Mỹ đặc thù và chỉ ra một đặc điểm cấu trúc của tiểu thuyết này: “Văn chương hậu hiện đại Mỹ ảnh hưởng từ các nền văn hóa hợp chủng, bên cạnh các quan tâm về bút pháp phi truyền thống… Khi văn hóa Mỹ càng trở nên phân mảnh hơn, văn chương của nó càng thêm đa dạng… Cuốn Ceremony của Silko kết hợp hình thức của một cuốn tiểu thuyết với hình thức của một bài ca Laguna Pueblo” [12; 9]. Các tác giả cuốn tuyển tập cũng khẳng định sự phối kết những chất liệu và kĩ thuật kể chuyện truyền thống và hiện đại, châu Âu và văn hóa ngoài châu Âu là nét đặc sắc của dòng văn học mới mẻ này. Trong luận văn Kết cấu tiểu thuyết Pháp lễ của Leslie Marmon Silko, tác giả Bùi Linh Huệ đã có những đánh giá và nhận định về vị trí cũng như phong cách sáng tác của nữ tác giả này như sau: “Leslie M. Silko (1948 - ) được coi là một trong những người tiên phong mở ra một thời kỳ “Phục hưng” cho văn học của cộng đồng mình – nền văn học dưới những áp lực của văn minh châu Âu trên đất Mỹ đã bị lãng quên và cớm nắng” [27; 1]. Trong luận văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 10 này, tác giả Bùi Linh Huệ đã phân tích nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết này để chỉ ra sự tiếp thu và sáng tạo từ sự kết hợp truyền thống văn hóa, văn học Mỹ da đỏ và châu Âu. Qua đó, luận văn góp phần hình dung thế giới sống động của văn học đa văn hóa hiện đại – muôn màu sắc và đầy nhựa sống. Đây cũng là những gợi dẫn cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Cũng trong luận văn này, tác giả Bùi Linh Huệ đã có công trong việc hệ thống hóa một số nghiên cứu khác (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) về tác giả L. M. Silko và tiểu thuyết Pháp lễ - một trong những tác phẩm rất nổi tiếng của nữ nhà văn. 2.3. Những nghiên cứu về văn học dân tộc thiểu số từ góc nhìn phê bình sinh thái Phê bình sinh thái gần đây đã được giới thiệu và bước đầu ứng dụng vào nghiên cứu văn học Việt Nam. Tuy nhiên, việc ứng dụng phương pháp phê bình này vào nghiên cứu văn học thiểu số Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Luận văn thạc sĩ Cái tự nhiên từ điểm nhìn phê bình sinh thái (Qua tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) (2012, Đại học Sư phạm Hà Nội) của Đặng Thị Thái Hà là một trong những nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên ứng dụng phương pháp phê bình sinh thái vào nghiên cứu văn học Việt Nam [14]. Luận án Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái (2015) của Trần Thị Ánh Nguyệt và sau này được tác giả phát triển lên thành cuốn sách Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái (2018) đã hệ thống hóa khuynh hướng và phương pháp phê bình sinh thái cũng như diện mạo sự thể hiện vấn đề sinh thái trong văn học Việt Nam. Công trình tuy có đề cập tới một số nhà văn dân tộc thiểu số nhưng mới mở mức độ giới thiệu mà chưa có sự phân tích sâu sắc về tác phẩm của các nhà văn này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 11 Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái. Một trong những công trình ít ỏi đó là luận văn thạc sĩ Tiểu thuyết Vi Hồng từ góc nhìn phê bình sinh thái. Luận văn này đã phân tích sự thể hiện sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn trong tiểu thuyết Vi Hồng cũng như những thủ pháp nghệ thuật góp phần thể hiện triết lí sinh thái trong tiểu thuyết của ông. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào có tính hệ thống về văn xuôi của Hà Thị Cẩm Anh từ góc nhìn phê bình sinh thái nói chung và so sánh tác phẩm Đứa con trai của bà với tác phẩm Nghi lễ của Leslie Marmon Silko từ góc nhìn này. Đây là một trong những lý do để chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài này để nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Băn khoăn với câu hỏi: “Liệu các nhà văn dân tộc thiểu số, đặc biệt là các nhà văn nữ người dân tộc thiểu số trên thế giới có găp gỡ nhau trong cách nhìn tự nhiên và cũng như trong cách thể hiện vấn đề đó?”, chúng tôi đã lựa chọn so sánh một tác phẩm tiêu biểu của Hà Thị Cẩm Anh và Leslie Silko là Đứa con trai và Nghi lễ. Luận văn của chúng tôi sẽ làm rõ ảnh hưởng của văn hóa dân tộc thiểu số và thiên tính nữ tới cách nhìn nhận và thể hiện vấn đề mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong hai tác phẩm. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát hai tác phẩm Đứa con trai của Hà Thị Cẩm Anh và Nghi lễ của Leslie M. Silko từ đó vận dung phương pháp phê bình sinh thái để tiến hành so sánh, phân tích sự giống và khác nhau trong cách quan niệm và thể hiện vấn đề sinh thái trong hai tác phẩm. - Khẳng định giá trị của hai tác phẩm cũng như vị trí của hai nhà văn trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 12 dòng chảy văn học của mỗi dân tộc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tác phẩm Đứa con trai của Hà Thị Cẩm Anh và Nghi lễ của Leslie M.Silko từ góc nhìn phê bình sinh thái. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát 2 bình diện của khuynh hướng văn xuôi sinh thái được thể hiện trong hai tác phẩm Đứa con trai của Hà Thị Cẩm Anh và Nghi lễ của Leslie M.Silko: Đó là sự tổ chức không gian và sử dụng chất liệu dân gian trong cốt truyện trong hai tác phẩm này từ góc nhìn của phê bình sinh thái. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu diễn ngôn: Từ góc nhìn văn bản văn học là những diễn ngôn, chúng tôi nghiên cứu hai tác phẩm Đứa con trai của Hà Thị Cẩm Anh và Nghi lễ của Leslie M.Silko trong bối cảnh văn hóa, chính trị và đặc biệt là cuộc khủng hoảng sinh thái và bản sắc văn hóa mà tác phẩm ra đời. - Phương pháp phê bình sinh thái: Tác giả luận văn sử dụng phương pháp này để chỉ ra cái nhìn sinh thái đã chi phối cách hai nhà văn tổ chức không gian, cốt truyện và các yếu tố kì ảo như thế nào. Từ đó, luận văn đưa ra những nhận định về giá trị của tác phẩm từ góc nhìn phê bình sinh thái. - Phương pháp của văn học so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp này để so sánh những điểm tương đồng và khác biệt về sự tổ chức không gian và sử dụng chất liệu dân gian trong cốt truyện và các yếu tố kỳ ảo được thể hiện thông qua hai tác Đứa con trai của Hà Thị Cẩm Anh và Nghi lễ của Leslie M.Silko. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để đạt được được mục đích nghiên cứu, luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành đó là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 13 kết hợp góc nhìn của các lĩnh vực văn học, xã hội học, lịch sử, địa lý,văn hóa học để soi chiếu hai tác phẩm. 6. Đóng góp mới của luận văn - Tổng thuật các nghiên cứu về phê bình sinh thái và triển vọng ứng dụng phê bình sinh thái vào nghiên cứu văn học thiểu số Việt Nam. - Phân tích không gian, cốt truyện từ góc độ diễn ngôn và phê bình sinh thái - Chỉ ra sự gặp gỡ và khác biệt của hai nhà văn nữ dân tộc thiểu số thuộc hai quốc gia khác nhau trong sự quan niệm và cách thể hiện vấn đề sinh thái dưới ảnh hưởng văn hóa dân tộc trong bối cảnh đa văn hóa. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Không gian trong Đứa con trai và Nghi lễ từ góc nhìn phê bình sinh thái Chương 3: Chất liệu dân gian trong cốt truyện của Đứa con trai và Nghi lễ từ góc nhìn phê bình sinh thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 14 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái lược về tác giả Hà Thị Cẩm Anh và Đứa con trai 1.1.1. Khái lược về tác giả Hà Thị Cẩm Anh Hà Thị Cẩm Anh (tên thật là Hà Thị Ngọ) sinh ngày 10 tháng 10 năm 1948, Quê ở Cẩm Sơn, Cẩm Thủy, Thanh Hóa, bà là nữ nhà văn dân tộc Mường cả cuộc đời gắn bó sâu nặng với quê hương xứ Mường yêu dấu. Bà công tác tại Hội Văn học – Nghệ thuật Thanh Hoá, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn học – Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nữ nhà văn được biết đến như một cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học DTTS Việt Nam thời kỳ Đổi mới với mười tập truyện ngắn và ký đã xuất bản. Hà Thị Cẩm Anh thể hiện là người có năng khiếu sáng tác từ nhỏ. Tác phẩm đầu tay - Thím Cò Khoai được ra đời khi nữ văn sĩ mới 13 tuổi. Sau đó, bà đã theo học lớp Bổ túc văn hoá Công Nông và được giới thiệu đi học khoá VI Trường Viết văn Nguyễn Du. Nhưng sau một thời gian, vì hoàn cảnh quá khó khăn, bà không thể tiếp tục theo học nữa. Khi trở về quê nhà, bà được giới thiệu vào Ban vận động thành lập Hội Văn nghệ Thanh Hoá và trở thành một trong những hội viên tham gia sáng lập của Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hoá. Từ năm 2000 đến nay, khi công tác tại Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá, Hà Thị Cẩm Anh cầm bút trở lại và đã cho ra đời nhiều tác phẩm chứa đựng những nét đặc trưng hồn cốt của một cây bút Mường hiện đại. Bà được đánh giá là một trong những gương mặt tiêu biểu của xứ Mường đã có nhiều tác phẩm đề lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Với cảm hứng bất tận về thiên nhiên, con người quê hương xứ Mường, bà không chỉ xuất bản sách mà còn viết cả kịch bản điện ảnh. Có thể kể đến các tác phẩm chính của bà như: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất