Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh đối chiếu uyển ngữ diễn đạt cái chết trong tiếng Việt và tiếng Anh...

Tài liệu So sánh đối chiếu uyển ngữ diễn đạt cái chết trong tiếng Việt và tiếng Anh

.PDF
12
233
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ KHOA TIẾNG ANH NHÓM 3 ---------------- Bài tiểu luận: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU UYỂN NGỮ DIỄN ĐẠT CÁI CHẾT TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Giảng viên phụ trách: Sinh viên: … Nguyễn Văn Huy …….. HUẾ LỜI NÓI ĐẦU Sống và chết là qui luật tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên hầu hết mọi người lại khó chấp nhận được sự thật rằng một ai đó mất đi. Vì vậy, người nói hay người viết nên biết cách tìm từ ngữ diễn đạt thế nào để có thể giảm bớt hoặc né tránh hậu quả quá kích động trong điễn ngôn cho người nghe cũng như người đọc. Và cách diễn đạt như vậy được gọi là uyển ngữ. Đó là lí do tôi chọn đề tài so sánh đối chiếu uyển ngữ diễn đạt cái chết trong tiếng Việt và tiếng Anh. 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................................2 MỤC LỤC...................................................................................................................................3 NỘI DUNG..................................................................................................................................4 I. Cơ sở lí luận:........................................................................................................................4 1. Định nghĩa về uyển ngữ:..................................................................................................4 2. Đinh nghĩa về chết:..........................................................................................................4 3. Lí do sử dụng uyển ngữ diễn tả từ chết trong tiếng Việt và trong tiếng Anh:.................4 II. Lịch sử nghiên cứu:.............................................................................................................4 III. So sánh đối chiếu uyển ngữ diễn đạt từ chết trong tiếng Việt và trong tiếng Anh:...........5 1. Những điểm giống nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh trong việc sử dụng uyển ngữ diễn đạt từ chết:....................................................................................................................5 1.1. Hơi thở:.....................................................................................................................5 1.2. Cát bụi:......................................................................................................................6 1.3. Ngủ:..........................................................................................................................6 1.4. Đau khổ:....................................................................................................................6 1.5. Đi, rời bỏ:..................................................................................................................7 2. Những điểm khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh trong việc sử dụng uyển ngữ diễn đạt từ chết:...........................................................................................................................7 1.1. Về đâu?.....................................................................................................................7 1.2. Gặp ai?......................................................................................................................8 1.3. Địa vị, giai tầng:.......................................................................................................9 KẾT LUẬN...............................................................................................................................10 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................11 3 NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: 1. Định nghĩa về uyển ngữ: Việc sử dụng từ ngữ như thế nào được xem là một yếu tố rất quan trọng trong diễn ngôn. Có thể cùng một từ nhưng mỗi người lại có một cách diễn đạt hay thay thế riêng để tránh đi sự khó chịu cho người nói cũng như người nghe. Những từ ngữ như vậy được gọi là uyển ngữ. Trong từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, uyển ngữ được định nghĩa là phương thức nói giảm, bằng cách không dùng lối diễn đạt trực tiếp mà dùng hình thức diễn đạt nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn, do những nguyên nhân về mặt phong cách. 2. Định nghĩa về chết: Có rất nhiều định nghĩa về từ chêt. Ở đây tôi xin trích dẫn hai định nghĩa khá khái quát và phổ biến. Trong từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, chết là ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của một cơ thể. Còn trong Đại từ điển tiếng Việt, chết là mất khả năng sống. (Nguyễn Như Ý, 1998: trang 344) 3. Lí do sử dụng uyển ngữ diễn tả từ chết trong tiếng Việt và trong tiếng Anh: Đề tài về chết chóc luôn là một đề tài mang tính nhạy cảm lớn không chỉ trong tiếng Việt, tiếng Anh, mà trong hầu hết các ngôn ngữ khác. Trong giao tiếp, người sử dụng ngôn ngữ thường dùng những từ ngữ có xu hướng giảm nhẹ về ngữ nghĩa để tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề cho người nghe. Trong văn học uyển ngữ còn giúp tạo giá trị thẩm mĩ, làm đẹp cho ngôn từ. Đó là lí do mà người ta sử dụng uyển ngữ. II. Lịch sử nghiên cứu: Đề tài so sánh đối chiếu uyển ngữ diễn đạt từ chết trong tiếng Việt và trong tiếng Anh là một đề tài thú vị và mang tính ứng dụng cao. Trong quá trình tìm tài liệu cho chủ đề này, tôi nhận thấy có khá nhiều tác giả nghiên cứu về những vấn đề tương tự với chủ đề này. Có thể kể ra đây một số đề tài tiêu biểu: Thứ nhất là đề tài đề tài luận án: Nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Anh và việc chuyển dịch sang tiếng Việt của nghiên cứu sinh Trương Viên. Đây là một đề tài thiên về bình diện ngữ dụng và mang tính phạm vi lớn, bao quát hầu hết các loại uyển ngữ được sử dụng trong đời sống hằng ngày. 4 Một đề tài tôi nghĩ rằng khá gần với đề tài tiểu luận của tôi đó là Uyển ngữ trong cụm từ diễn đạt cái chết trong tiếng Anh tác giả Nguyễn Viết Toàn trong tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 11. Trong bài báo của mình, tác giả đã xem xét uyển ngữ diễn đạt từ chết trong các thành ngữ của tiếng Anh. Mục đích của đề tài này là vạch ra những đặc trưng chính và các đặc điểm về ngữ nghĩa biểu thị từ chết trong tiếng Anh có liên hệ với tiếng Việt. Đề tài của tôi thuộc bình diện ngữ vựng. Tuy nhiên không giống như các đề tài trên, trong bài nghiên cứu của mình, tôi sẽ tìm ra những điểm giống và khác nhau thông qua việc so sánh nghĩa của từ hay cụm từ tương ứng giữa tiếng Việt và tiếng Anh khi sử dụng uyển ngữ diễn tả từ chết. Ngoài ra, tôi sẽ giải thích lí do sử dụng những từ ngữ đó dựa vào các yếu tố văn hóa của các nước sử dụng hai ngôn ngữ này. III. So sánh đối chiếu uyển ngữ diễn đạt từ chết trong tiếng Việt và trong tiếng Anh: 1. Những điểm giống nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh trong việc sử dụng uyển ngữ diễn đạt từ chết: “Chết” là một từ tối kỵ trong hầu hết các ngôn ngữ. Chính vì vậy mà khi đề cập đến từ chết, người nói hay người viết thường có xu hướng liên tưởng đến một vài từ ngữ có liên quan đến từ chết để đề cập đến vấn đề này. Ở đây, tôi thống kê được năm yếu tố tương đồng giữa hai ngôn ngữ. 1.1. Hơi thở: (breath) Hơi thở được xem là một yếu tố rất quan trọng cho sự sống của con người. Nếu một người không còn thở nữa, có nghĩa là anh ta đã chết. Do đó, trong uyển ngữ diễn tả cái chết của cả tiếng Anh và tiếng Việt đều có nói đến hơi thở: Tiếng Việt: tắt thở, trút hơi thở cuối cùng. Ví dụ: Cô thống Biệu trút hơi thở cuối cùng khi người ta đang chia đất, ma nổi đầy đồng. Toàn những con ma sống mà không bùa nào trị được. (Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa) Tiếng Anh: cease the breathe, breathe the last, the breath is out of the body, last gasp, dying breath, yield one’s breath. Ví dụ: It was a day to mourn, as Bollywood lost the veteran ace singer Mahendra Kapoor, aged 74, as he breathed his last on Saturday evening at his residence, Bandra in Mumbai (IndiaGlitz, 2008) 5 Cease to see those things in me that make me wanna cease to breathe (The Loss, Hollywood Undead) 1.2. Cát bụi: (dust) Triết lí phương Đông cho rằng con người được tạo thành bởi năm yếu tố: đất, nước, gió, lửa và không khí. Còn theo phương Tây thì con người là sản phẩm của Thượng đế, được Thượng đế tạo ra từ đất sét. Nhìn chung thì con người có mối liên hệ rất mật thiết với thiên nhiên. Và đến lúc chết, con người lại trở về với thiên nhiên, sẽ trở thành cát, thành bụi như lúc mới được “tạo ra” . Đó là lí do mà cả tiếng Việt và tiếng Anh đều dùng hình ảnh cát bụi (dust) để diễn tả cái chết trong cách nói uyển ngữ. Tiếng Việt: trở về với cát bụi. Ví dụ: Cái phù du của đời người nó nhắc nhở rằng một ngày nào đó ai cũng trở về với cát bụi. (Về một tâm hồn nghệ sĩ, Trúc Chi) Tiếng Anh: come to dust, return to dust, dust to dust, consign to earth, bit the dust. Ví dụ: All lovers young, all lovers must Consign to thee, and come to dust (Poetry, Shaskespeare) 1.3. Ngủ: (sleep) Như đã đề cập ở trên, chết là một vấn đề vô cùng nhạy cảm, là điều mà không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận được. Để giảm bớt đi nỗi buồn, người ta thường liên tưởng đến rằng người đó đang ngủ, một giấc ngủ dài, và có thể không bao giờ tỉnh lại, đang yên nghỉ thật sự. Tiếng Việt: chìm vào giấc ngủ dài, giấc ngủ dài, nhắm mắt xuôi tay, nằm xuống, yên nghỉ. Ví dụ: Để được nằm trong bộ áo quan, nghĩa là được chết bình đẳng như những cái chết khác, lão phải vui lòng nhận thêm một sự vất vả khi đã nhắm mắt xuôi tay. (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường) Tiếng Anh: a long sleep, take one’s last sleep, the lone couch of this everlasting sleep, take the dirt nap, close one’s eyes, lay down one’s life , resting in peace, lay to rest, eternal rest. Ví dụ: Rob Ryder cannot give him whippings no more. He has gone to a long sleep - a very long sleep. 6 (The Death of William Shakespeare, Whiteley, O.) 1.4. Đau khổ: (misery) Trong kinh Phật dạy: cuộc đời là bể khổ, khi con người chết đi có nghĩa là những đau khổ đó sẽ không còn nữa. Và tư tưởng đó đã ảnh hưởng đến việc sử dụng uyển ngữ về cái chết trong tiếng Việt và tiếng Anh: Tiếng Việt: không còn cảm thấy đau đớn nữa, hết đau đớn, thoát khỏi bể khổ, được giải thoát. Ví dụ: Nước biển ép vào người cô càng lúc càng mạnh dần, như muốn xuyên thủng cơ thể. Nhưng cô không còn cảm thấy đau đớn nữa. Xung quanh cô chỉ có một màu đen. Thế giới đã biến mất. (Trở về, Nguyễn Thị Hằng Anh) Tiếng Anh: out of his/ her misery, he’ll grim Tyrant, feel no pain. Ví dụ: Mike Brown please fire Marvin Lewis and put this good man out of his misery. (Please put Marvin Lewis out of his misery, Scott Garceau) 1.5. Đi, rời bỏ: (leave) Chết còn được hiểu là thời gian sống ở thế giới này đã hết, đã đến lúc phải ra đi, đến một thế giới khác, không còn ở thế giới này nữa. Tiếng Việt: ra đi, qua đời, rời bỏ cuộc đời, đi, vĩnh biệt rồi, chẳng còn, mất đi. Ví dụ: Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. ( Tố Hữu, Bác ơi, trang 30-31) Lượng con ông Độ đây mà... Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn. (Hồ Phương, Thư nhà) Tiếng Anh: depart this life, his/ her time was up, leave this world, pass away, leave us, lose one’s life, go to a new life. Ví dụ: Mrs. Mary E. Lane, wife of M. A. Lane and daughter of E. P. and M. E. Quillen, was born July 28, 1877, and departed this life January 5, 1904, at 5 o’clock a.m. (Scott County Historical Society, Lane, D.) 7 2. Những điểm khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh trong việc sử dụng uyển ngữ diễn đạt từ chết: 1.1. Về đâu? Chúng ta biết rằng văn hóa của một đất nước có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của đất nước đó. Văn hóa người Việt cũng vậy, nó chịu ảnh hưởng lớn của đạo Phật. Theo triết lí nhà Phật thì cuộc đời này là vô thường, con người có sinh ắt có tử. Cái đích chính mà con người nên hướng đến đó là giải thoát, là thành tựu ở cõi niết bàn. Tư tương này có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng uyển ngữ diễn tả cái chết trong tiếng Việt khi nói đến nơi mà con người sẽ trở về khi chết. Đó có thể là thế giới Cực lạc (trong kinh A Di Đà), là chin suối (theo mê tín của người Việt), hay là cõi âm ty …. Và các uyển ngữ đó có thể kể ra đây như: về miền cực lạc, về nơi cực lạc, đi Tây phương, về Cực lạc, lâm chung, quy tiên, về nơi chin suối, xuống suối vàng, về cõi âm ty. Ví dụ: Tôi đâu có biết rằng, Đọt chưa được về nơi chín suối. Càng không hề biết được, từ giờ phút đó cho đến hết đời, đồng chí Đọt của tôi tuyệt nhiên không có một giây phút yên lòng. (Bến đò xưa lặng lẽ, Xuân Đức) Vậy mà người con tưởng đã về cõi âm ty ấy, bây giờ đang lù lù ở dưới bếp. (Người đàn bà bất hạnh, Hoài Vũ (dịch)) Tương tự như vậy trong tiếng Anh, ngôn ngữ cũng bị chi phối bởi tôn giáo. Nếu như trong văn hóa phương Đông có thế giới Cực lạc thì ở phương Tây, người ta lại mơ về một thiên đường khi họ chết đi. Ở đó, họ sẽ được gặp các thiên thần: go to heaven, go to his/ her heavenly father, angels carried him/her away Ví dụ: He went to his Heavenly Father, as the priest of his home, and placed his hands on his wife (Ecuador Missions Trip, Pat McGuffin) 1.2. Gặp ai? Ngoài đạo Phật, người Việt Nam cũng có phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên. Do đó chết chỉ mang nghĩa là: về với tổ tiên, về với ông bà, thăm các cụ, đoàn tụ với ông bà. Ví dụ: Ba tôi viết khôi hài hơn nhưng rất thấm thía, con về mau nếu không thì ba sẽ đi đoàn tụ với ông bà. (Giấc mơ đi Mỹ, Tuyết Mai) 8 Tuy nhiên, ở những nước nói tiếng Anh nơi mà Cơ đốc giáo được xem là tôn giáo phổ biến nhất thì người ta tin rằng con người là do Thượng đế tạo ra. Chính vì vậy, chết đơn giản là trở về nhà, về đoàn tụ với Chúa. Đó là lí do mà trong tiếng Anh có những uyển ngữ về từ chết liên quan tới đức Chúa (Jesus, Christ, Father, Maker, God) như: asleep in Christ, fall asleep in the arms of Jesus, go to his heavenly Father, depart to God, meet his/ her Maker. Ví dụ: Betty Lane Lay, 74, 432 Rogers Avenue, went to be with the Lord Thursday (Sept. 27, 2001) at Holston Valley Medical Center. (Scott County Historical Society, Lane, D.) 1.3. Địa vị, giai tầng: Như là một đặc trưng của tiếng Việt, ngôn từ chuyên chở cả thái độ, tình cảm của người nói, nên để nói về cái chết, trong tiếng Việt có rất nhiều từ. Đây là điểm khác nhau thứ ba mà chỉ có trong tiếng Việt. Đó là uyển ngữ chỉ cái chết trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Nó có thể được phân loại vào giai tầng, chức nghiệp, tôn giáo của người đã chết hay tình cảm thái độ của người còn sống đối với người đã chết. Do vậy trong tiếng Việt, vua chêt gọi là băng hà. Trong ngôn ngữ Phật giáo, Hòa thượng chết gọi là viên tịch. Trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, những chiến sĩ chết gọi là hi sinh. Ví dụ: Cô gái cho biết: “Ở đội em có ba Nguyệt. Nhưng một người đã hi sinh rồi”. (Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu, trang 833) Đại Lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Viện trưởng Tu viện Nguyên Thiều (Bình Định) đã thu thần viên tịch lúc 13h15 ngày 5/7/2008. (Hòa thượng Thích Huyền Quang đã viên tịch, Nhật Nam) Những uyển ngữ như thế này không xuất hiện trong tiếng Anh khi chỉ những người hay chức danh cụ thể tương tự như vậy. 9 KẾT LUẬN Trong ca dao tục ngữ của tiếng Việt có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Thật vậy, việc sử dụng ngôn ngữ như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến tâm thế của người nghe hay người đọc, đặc biệt đối với các vấn đề dễ gây đau lòng như khi đề cập đến cái chết. Chính vì vậy, uyển ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Qua bài tiểu luận này, chúng ta có thể thấy được mặc dù thuộc hai nền văn hóa khác biệt nhau, nhưng cả tiếng Việt và tiếng Anh đều có những đặc điểm tương đồng được thể hiện rõ trong cách nói tránh khi diễn tả cái chết. Hi vọng rằng, người đọc sẽ có được cái nhìn rõ về việc sử dụng uyển ngữ diễn tả từ chết trong tiếng Việt và được so sánh đối chiếu sang tiếng Anh; đồng thời người đọc cũng sẽ có được một lượng từ vựng đáng kể cả tiếng Việt và tiếng Anh để có thể ứng dụng tốt vào trong đời sống thực tiễn của mình, nhằm mục đích đạt kết quả giao tiếp tốt nhất. 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Garceau, S. (2008). Please put Marvin Lewis out of his misery. Truy cập ngày 17/12/2008, tù tổ chức Masn website: http://masnsports.com/2008/12/please-firemarvin.html 2. GS-TS Trần Đình Sử (chủ biên). (2003). Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 8). Văn học giai đoạn 1945-2000. Bác ơi (Tố Hữu). Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. 3. Hà Học Trác (tổng biên tập). (2005). Bách khoa toàn thư Việt Nam. Truy cập ngày 1/12/2008, từ website: http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn 4. Hoài Vũ (dịch). (2001). Người đàn bà bất hạnh. Nhà xuất bản Văn Nghệ. 5. IndiaGlitz (2008). Mahendra Kapoor breathed his last. Truy cập ngày 8/12/2008, từ website: http://www.indiaglitz.com/channels/hindi/article/41898.html 6. Kirsti A. (2006). Death & Dying Language: Euphemisms, Slang, Metaphors & Expressions. Truy cập ngày 3/12/2008, từ website: http://dying.about.com/od/deathlanguage/ss/deathslang.htm 7. Lane, D. (2008). Kingsport Times-News. Scott County Historical Society. Truy cập ngày 18/12/2008, từ website: http://www.rootsweb.ancestry.com/~vaschs2/obits-j-kl.htm. 8. McGuffin, P. (2008). Ecuador Missions Trip. Truy cập ngày 18/12/2008, từ website: http://www.heartoftitus.org/index.php? option=com_content&task=view&id=133&Itemid=29 9. Nguyễn Như Ý (chủ biên). (1998). Đại từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. 10. Nhật Nam. (2008). Vietnamnet. Hòa thượng Thích Huyền Quang đã viên tịch. Truy cập ngày 18/12/2008, từ website: http://www2.vietnamnet.vn/xahoi/2008/07/792169/ 11. Nguyễn Khắc Trường (1990). Mảnh đất lắm người nhiều ma: chương 3: 7. Hà Nội: NXB Hội nhà văn. 12. Nguyễn Thị Hằng Anh (2006). Trở về. Truy cập ngày 17/12/2008, từ website: gasenngo.blogspot.com/2006/07/vong-co.html – 115k 11 13. Nguyễn Viết Toàn. (2007). Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống. Uyển ngữ trong cụm từ diễn đạt cái chết trong tiếng Anh. số 11, 145: 20-24. 14. Trần Đăng Khoa (1998). Chân dung và đối thoại. Truy cập ngày 17/12/2008, từ website: http://www.thivien.net/viewwriting.php?ID=205 15. Trúc Chi (2001). Về một tâm hồn nghệ sĩ. Truy cập ngày 17/12/2008, từ website: http://www.suutap.com/trinhcongson/default.asp?id=561&muc=23 16. Trương Viên (2002). Nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Anh và việc chuyển dịch sang tiếng Việt. Đại học Quốc gia Hà Nội. 17. Tuyết Mai. (2007). Việt báo Daily News online. Giấc mơ đi Mỹ, bài số 1219-1830537vb5150307. Truy cập ngày 18/12/2008, từ website: http://www.vietbao.com/?ppid=74&pid=51&auid=30&nid=104297 18. Whiteley, O. (1920). Diary of Opal Whiteley. Cảnh 62: The Death of William Shakespeare. Ngày truy cập 17/12/2008, từ website: http://intersect.uoregon.edu/opal/toc.html 19. Xuân Đức. (2007). Bến đò xưa lặng lẽ, Chương 9. Truy cập ngày 18/12/2008 từ website: http://xuanduc.vn/baiviet.aspx?id=265&nhom=1 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng