Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh chọn lọc một số tổ hợp dâu lai f1 trồng hạt có triển vọng...

Tài liệu So sánh chọn lọc một số tổ hợp dâu lai f1 trồng hạt có triển vọng

.PDF
132
112
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------------  ---------- NGUYỄN THỊ MIN SO SÁNH CHỌN LỌC MỘT SỐ TỔ HỢP DÂU LAI F1 TRỒNG HẠT CÓ TRIỂN VỌNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng Mã số: 60.62.05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ VĂN PHÚC HÀ NỘI - 2010 LỜI CẢM ƠN ðể hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc PGS.TS Hà Văn Phúc - Người Thày ñã tận tình giúp ñỡ, chỉ bảo, dìu dắt, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn . Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị ðảm - Giám ñốc Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ ñã luôn quan tâm, giúp ñỡ và ñộng viên tôi trong quá trình học tập ,nghiên cứu và thực hiện ñề tài. Xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám ñốc cùng tập thể CBCNV Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện ñược các yêu cầu của luận văn. Xin chân thành cảm ơn tới Ban ðào tạo sau ðại học, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Lòng biết ơn sâu sắc xin ñược dành cho những người thân trong gia ñình ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập, làm ñề tài ñể hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Min Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi chủ trì và thực hiện cùng tập thể Bộ môn nghiên cứu, chọn tạo giống dâu của Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ trực tiếp thực hiện. Toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu ñược trình bày trong luận văn là trung thực và chưa ñược ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Min Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................i LỜI CAM ðOAN...........................................................................................ii MỤC LỤC.....................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................vi DANH MỤC BIỂU ðỒ ...............................................................................vii MỞ ðẦU .......................................................................................................1 2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI .................................................4 2.1. Mục tiêu ..................................................................................................4 2.2. Yêu cầu của ñề tài....................................................................................4 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI...........................5 3.1. Ý nghĩa khoa học.....................................................................................5 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .....................................................................................8 4. ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI......................8 4.1. ðối tượng nghiên cứu ..............................................................................8 4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................9 1.1. MỘT VÀI ðẶC ðIỂM SINH TRƯỞNG VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY DÂU ............................................................................................9 1.2. MỘT SỐ THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU VÊ GIỐNG DÂU Ở NGOÀI NƯỚC .......................................................................................................... 10 1.2.1. Chọn lọc giống dâu ñịa phương .......................................................... 10 1.2.2. Chọn lọc giống dâu mới thông qua lai hữu tính .................................. 13 1.2.3. Tạo giống dâu bằng xử lý gây ñột biến ............................................... 17 1.2.4. Sử dụng ưu thế lai F1 trồng hạt........................................................... 22 1.3. MỘT SỐ THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU CỦA VIỆT NAM.................. 26 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… iii Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 32 2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................... 32 2.1.1. Nguồn gốc và một số ñặc ñiểm chính của các giống dâu sử dụng trong các tổ hợp lai ................................................................................................ 32 2.1.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 35 2.1.2.1. ðịa ñiểm .......................................................................................... 35 2.1.2.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 36 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ðỀ CẦN GIẢI QUYẾT .. 36 2.2.1. Nghiên cứu xác ñịnh một số yếu tố cấu thành năng suất lá dâu của các tổ hợp dâu lai................................................................................................ 36 2.2.2.Xác ñịnh năng suất lá ở các mùa vụ trong năm .................................... 36 2.2.3.ðánh giá phẩm chất lá dâu thông qua nuôi tằm.................................... 36 2.2.4.Bước ñầu xác ñịnh ñặc tính chông chịu bệnh nấm và bệnh vrus hại cây dâu................................................................................................................ 36 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 36 2.3.1 Phương pháp thí nghiệm ñồng ruộng: .................................................. 36 2.3.2 Phương pháp thí nghiệm trong phòng: ................................................. 36 2.4. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI............................... 37 2.4.1. Thí nghiệm ngoài ñồng ruộng ............................................................. 37 2.4.2. Nuôi tằm kiểm tra chất lượng lá dâu ................................................... 42 2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................... 43 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 44 3.1. MỘT SỐ YẾU TỐ CÂU THÀNH NĂNG SUẤT LÁ DÂU .................. 44 3.1.1ðặc tính nảy mầm của cây dâu ............................................................. 44 3.1.2. Tốc ñộ ra lá và thời gian thành thục của lá.......................................... 48 3.1.3. Một số chỉ tiêu về kích thước lá, ñộ dày của lá ................................... 55 3.1.4: Một số chỉ tiêu về thân cành ............................................................... 66 3.1.5. Giới tinh hoa của cây dâu ................................................................... 71 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… iv 3.2: NĂNG SUẤT LÁ DÂU ........................................................................ 73 3.2.1: Năng suất lá dâu ở các mùa vụ trong năm........................................... 73 3.2.2: Tỷ lệ phân bố sản lượng lá dâu ở vụ xuân và vụ thu của các tổ hợp lai ... 74 3.3: CHẤT LƯỢNG LÁ CỦA CÁC TỔ HỢP DÂU LAI............................. 77 3.3.1: Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu ñến thời gian phát dục của tằm và tiêu hao lá dâu/kg kén.......................................................................................... 78 3.3.2: Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu ñến tỷ lệ tằm kết kén...................... 79 3.3.3: Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu ñến năng suất kén .......................... 80 3.3.4: Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu ñến chất lượng kén......................... 82 3.4. MỨC ðỘ KHÁNG BỆNH BẠC THAU VÀ BỆNH VIRUS CỦA CÁC TỔ HỢP LAI................................................................................................ 83 3.4.1. Mức ñộ nhiễm bệnh bạc thau .............................................................. 83 3.4.2. Mức ñộ nhiễm bệnh Virus của các tổ hợp lai ...................................... 86 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ .......................................................................... 90 KẾT LUẬN.................................................................................................. 90 ðỀ NGHỊ ..................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng Trang 3.1: Thời gian nảy mầm vụ xuân 2010.......................................................... 45 3.2: Tỷ lệ nảy mầm vụ xuân 2010............................................................... 46 3.3: Tỷ lệ nảy mầm vụ thu 2010 ................................................................. 48 3.4: Tốc ñộ ra lá và thời gian thành thục lá vụ Xuân..................................... 49 3.5: Tốc ñộ ra lá và thời gian thành thục lá vụ hè.......................................... 52 3.6: Tốc ñộ ra lá và thời gian thành thục lá vụ thu ........................................ 54 3.7: Kích thước lá dâu ở các mùa vụ năm 2010 ............................................ 57 3.8: Số lá/500g của các tổ hợp lai ................................................................. 59 3.9: Khối lượng lá/100 cm2 ở các vụ trong năm ........................................... 61 3.10 : Số lá/mét cành của các tổ hợp lai ở các vụ trong năm ......................... 62 3.11: Khối lượng lá/mét cành ....................................................................... 65 3.12: ðộ dài ñốt của các tổ hợp dâu lai ......................................................... 66 3.13: Sức sinh trưởng của ñường kính thân cây dâu...................................... 68 3.14 : Tổng chiều dài cành trên cây dâu........................................................ 69 3.15 : Giới tính hoa của cây dâu .................................................................. 72 3.16: Năng suất lá dâu của các tổ hợp dâu lai ............................................... 73 3.17 Tỷ lệ phân bổ sản lượng lá dâu ở vụ xuân và vụ thu ............................. 75 của các tổ hợp dâu lai ................................................................................... 75 3.18: Thời gian phát dục của tằm và tiêu hao lá dâu/kg kén.......................... 79 3.19: Ảnh hưởng của phẩm chất lá dâu ñến tỷ lệ tằm kết kén ....................... 80 3.20: Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu ñến năng suất kén tằm.................. 81 3.21 : Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu ñến khối lượng toàn kén................. 82 3.22 : Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu ñến tỷ lệ vỏ kén.............................. 83 3.23: Mức ñộ nhiễm bệnh bạc thau của các tổ hợp lai` ................................. 84 3.24: Mức ñộ nhiễm bệnh virus của các tổ hợp lai....................................... 87 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… vi DANH MỤC BIỂU ðỒ Biểu ñồ Tên biểu ñồ Trang 3. 2 Tốc ñộ ra lá ở vụ hè của các tổ hợp lai 52 3.3 Tốc ñộ ra lá vụ thu của các tổ hợp lai 54 3.4 Chỉ số so sánh chiều dài, chiều rộng lá của các tổ hợp lai 58 3.5 Số lá/500g của các tổ hợp lai 59 3.6 Khối lượng 100 cm 2 lá của các tổ hợp lai 61 3.7 Số lá/m cành của các tổ hợp lai 63 3.8 Khối lượng lá/mét cành của các tổ hợp lai 65 3.9 Mức ñộ tăng trưởng cành của các tổ hợp lai 70 3.10 Năng suất lá dâu của các tổ họp dâu lai 74 3.11 Tỷ lệ phân bổ sản lượng lá dâu ở vụ xuân và vụ thu của các tổ hợp dâu lai 76 3.12 Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu ñến năng suất kén tằm 81 3.13 Mức ñộ nhiễm bệnh bạc thau của các tổ hợp lai` 85 3.14 Mức ñộ nhiễm bệnh virut của các tổ hợp lai 88 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… vii MỞ ðẦU Tơ tằm là loại sợi tự nhiên do con tằm ăn lá dâu ñể tổng hợp các chất Protein trong lá rồi nhả ra thành sợi tơ. Sợi tơ tằm và các sản phẩm ñược chế biến ra từ tơ tằm có nhiều ñặc ñiểm rất quý như không dẫn ñiện, thoát mồ hôi nên mùa hè sử dụng quần áo bằng tơ tằm thì rất mát và thoáng, nhưng ở mùa ñông thì rất ấm. Chính do những ñặc ñiểm ưu việt này mà ngay từ xa xưa con người ñã phong tặng cho tơ tằm là “nữ hoàng của sắc ñẹp”. Ông Dolffaes – Chủ tịch Hiệp hội tơ tằm quốc tế, tại Hội nghị tơ tằm lần thứ 18 ñã ñánh giá tơ tằm như sau: “Sau hơn 4000 năm tồn tại, tơ tằm vẫn là loại sợi duy nhất có ñộ dài liên tục. Từ lúc khai sinh cho ñến ngày nay tơ tằm không bị lệ thuộc vào một nguồn năng lượng nhân tạo nào, sản xuất không gây ra ô nhiễm. Tơ tằm là mặt hàng trang sức của ngành dệt và là một kho tàng ñích thực về giá trị lịch sử và văn hóa. Tơ tằm còn ñược thế giới ưa chuộng một thời gian dài nữa ở trong tương lai”. Tơ tằm ngoài sử dụng cho may mặc ra, nó còn ñược sử dụng trong ngành hàng không, thủy sản, y tế... Ngoài sản phẩm chính là tơ tằm ra, một số sản phẩm phụ cũng ñược sử dụng ñể chế biến ra nhiều mặt hàng có giá trị ñể phục vụ trong cuộc sống của con người. Bình quân một hecta ruộng dâu sử dụng nuôi tằm sẽ cho 3000kg phân tằm. Phân tằm là loại phân có chứa hàm lượng chất ñạm rất cao thích hợp bón cho các loại cây hoa màu như lúa, ngô... Một tấn kén tươi sau khi ñã ươm tơ sẽ cho 450 – 500kg nhộng tươi. Viện Khoa học dâu tằm Trung Quốc ñã dùng nhộng ñể chế biến ra chất dầu, một số loại thuốc bổ như ñông trùng hạ thảo, thân cây dâu ñể sản xuất ra nấm linh chi, giấy ...[53]. Theo số liệu của Sericologia [57], sản lượng tơ tằm của thế giới ở năm 2004 là 125.629 tấn. Từ nay ñến năm 2020 nhu cầu tơ của thế giới sẽ tăng gấp Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… 1 2 – 3 lần so với hiện nay. Nhưng khả năng sản xuất chỉ ñáp ứng ñược 60 – 70% nhu cầu tiêu dùng. Dẫn liệu này chứng tỏ ngành sản xuất dâu tằm tơ chưa ñáp ứng ñược nhu cầu ñòi hỏi của con người. Trên thế giới hiện nay có khoảng 50 nước sản xuất dâu tằm. Nhưng sản lượng tơ chủ yếu của thế giới là do Châu Á cung cấp. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, Nhật Bản là nước có sản lượng tơ tằm ñạt cao nhất. Nhưng do ngành công nghiệp phát triển, nguồn lao ñộng và quỹ ñất ở nông thôn không ñủ cung cấp nên ngành sản xuất này ñã giảm sút. Hiện nay, Trung Quốc trở thành nước ñứng ñầu về sản lượng tơ tằm. Năm 2004, sản lượng tơ của Trung Quốc chiếm trên 75% tổng sản lượng tơ của thế giới. Năm 2000 giá trị xuất khẩu tơ của Trung Quốc ñạt 2,7 tỷ USD. Tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc thu nhập dâu tằm chiếm 42% tổng thu nhập nông nghiệp [55]. Ngành sản xuất tằm tơ của Việt Nam cũng có lịch sử phát triển lâu ñời. Theo cuốn “Lịch sử nông nghiệp Việt Nam” của nhà xuất bản Nông nghiệp năm 1994 thì người Việt cổ ñã biết trồng dâu nuôi tằm cách ñây 5000 năm. Thế kỷ thứ 10, nghề tằm tang ñã phát triển ở ñằng trong, ñầu thế kỷ 15 thì ngành sản xuất này mở rộng ra ñằng ngoài. Phố Hiến (Hưng Yên), cửa biển Hội An (Quảng Nam) ñã từng là thương cảng buôn bán tơ lụa với các thương gia Nhật Bản, Trung Bản, Trung Hoa, Mã Lai [4]. Nhiều ñịa danh làng quê của Việt Nam ñã gắn liền với sản phẩm của lụa tơ tằm như dệt lụa lĩnh Bưởi ở Trình Sài, lương the ở La Cả (Hà ðông), nhiễu Hồng ðô (Thanh Hóa), lụa Hạ (Hà Tĩnh), lụa Lĩnh (Quảng Nam), lụa Tân Châu (Châu ðốc). Nước ta có nhiều tiềm năng ñể phát triển ngành sản xuất dâu tằm như khí hậu nóng ẩm quanh năm giúp cho cây dâu sinh trưởng kéo dài từ tháng 1 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… 2 ñến tháng 11. Vì vậy, một năm có thể nuôi ñược từ 9-10 lứa tằm. Trong khi ñó ở một số nước có khí hậu ôn ñới như Nhật Bản, các nước ðông Âu...mỗi năm chỉ nuôi có 4-5 lứa tằm. Do vậy, không khai thác triệt ñể quỹ ñất, tài sản cố ñịnh. Nguồn lao ñộng ở nông thôn khá phong phú, mặt khác người nông dân Việt Nam lại có ưu ñiểm cần cù, chịu khó và khéo tay, hái lá dâu nuôi tằm là công việc có thể thực hiện ñược ở những ông bà già và các cháu học sinh. Tiềm năng về quỹ ñất có thể trồng ñược cây dâu còn rất lớn. Hiện nay nhiều diện tích ñất ñang trồng một số cây không có hiệu quả kinh tế cao như cây ngô, khoai, sắn... ðặc biệt ở những ñịa phương thường xảy ra các thiên tai như hạn hán, lũ lụt, bão... thì cây dâu sẽ trở thành loại cây có tính ổn ñịnh kinh tế nhất. Bởi vì cây dâu cho thu hoạch từ 9-10 lứa lá trong một năm. Nếu bị thiên tai xảy ra thì chỉ mất lứa dâu ở thời ñiểm ñó, sau ñó cây dâu lại tiếp tục ñâm chồi nảy lộc. Do vậy, nghề trồng dâu nuôi tằm trong giai ñoạn hiện nay rất phù hợp với ñiều kiện phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn ñáp ứng vào chủ trương của ðảng và Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bên cạnh những thuận lợi như ñã trình bày ở phần trên, nghề sản xuất tơ tằm của Việt Nam trong giai ñoạn hiện nay cũng còn tồn tại không ít khó khăn. Tồn tại nổi bật nhất là hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa ñáp ứng với những tiềm năng sẵn có. Bình quân thu nhập kinh tế trên một hecta dâu của tỉnh Quảng ðông, Quảng Tây có cùng ñiều kiện khí hậu như Việt Nam ñã ñạt 80 - 90 triệu ñồng. Ở những vùng trọng ñiểm thì ñạt trên 100 triệu ñồng [53]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất dâu tằm Việt Nam chưa cao là do sản lượng và chất lượng kén thu ñược còn thấp. Theo Matsumara [62], trong các nhân tố “quan trọng quyết ñịnh ñến sản lượng kén tằm thì nhân tố khí hậu thời tiết (nhiệt ñộ, ẩm ñộ) chi phối 37%, còn số lượng và chất lượng lá dâu chi phối 38,2%. Năng suất và chất lượng lá dâu phụ thuộc vào những yếu tố ngoại cảnh như ñất ñai, phân bón, mật ñộ...nhưng giống dâu có vai trò quan trọng. Muốn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… 3 nuôi ñược nhiều tằm, thu hoạch ñược nhiều kén thì phải có giống dâu tốt cho năng suất chất lượng lá cao. Trong thời gian vừa qua các nhà chọn tạo giống dâu của Việt Nam cũng ñã lai tạo ra một số giống dâu mới có năng suất chất lượng lá cao như giống dâu số 28, 7, 11, 12, VH9, VH13... Các giống dâu mới này cũng ñã làm thay ñổi cơ cấu giống trong sản xuất và góp phần nâng cao năng suất chất lượng kén tằm. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng dâu nuôi tằm nói riêng không ngừng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới ñể nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm ñể ñáp ứng nhu cầu lợi ích của con người. Vì thế, giống dâu cũng như giống tằm luôn phải ñổi mới qua từng giai ñoạn của sản xuất. Xuất phát từ yêu cầu thực tế ñó của sản xuất chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “So sánh chọn lọc một số tổ hợp dâu lai F1 trồng hạt có triển vọng”. 2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu ñặc ñiểm nông sinh học của một số tổ hợp dâu lai F1 từ ñó chọn ra ñược tổ hợp dâu lai trồng hạt có ưu thế về năng suất, chất lượng, chống chịu với một số bệnh hại chủ yếu và ñiều kiện ngoại cảnh bất lợi, ñể nghiên cứu khảo nghiệm sản xuất. 2.2. Yêu cầu của ñề tài - Xác ñịnh ñược một số ñặc tính sinh trưởng của cây dâu - Xác ñịnh năng suất lá dâu ở các vụ xuân, hè, thu - Kiểm tra phẩm chất lá bằng phương pháp sinh vật học Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… 4 - ðánh giá khả năng chống chịu với bệnh nấm ở trên lá (bệnh bạc thau) - Chọn ra ñược tổ hợp lai có triển vọng ñể khảo nghiệm ở diện rộng 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI 3.1. Ý nghĩa khoa học Mục tiêu của việc chọn tạo giống dâu mới là cho sản lượng lá cao, phẩm chất lá tốt, thích ứng với ñiều kiện ngoại cảnh bất lợi. - Quan hệ giữa giống dâu với sản lượng lá: Sản lượng lá dâu thu ñược trên ñơn vị diện tích quan hệ mật thiết với kỹ thuật trồng trọt, nhưng nhân tố giống có vị trí quan trọng. Giống dâu có năng suất lá cao ñược biểu hiện ở một số chỉ tiêu như cây, cành sinh trưởng khỏe, nhiều cành, ñốt cành ngắn, nảy mầm nhiều, lá to và dầy. Tuy nhiên giống cho năng suất lá cao phải có ổn ñịnh về năng suất. Nhân tố quyết ñịnh tính ổn ñịnh năng suất là khả năng thích ứng của giống với ñiều kiện ngoại cảnh bất lợi, khả năng ñề kháng cao với một số sâu bệnh hại chủ yếu. Vùng trồng dâu nuôi tằm của Việt Nam phân bổ rất rộng, ở mỗi vùng ñều có ñiều kiện khí hậu, ñất ñai, sâu bệnh khác nhau. Vùng cao nguyên phía Nam có khí hậu ôn hòa nhưng ñất trồng dâu là ñất ñỏ có hàm lượng dinh dưỡng không cao. Trong một năm chia ra làm 2 mùa là mùa khô ñất thường xuyên bị hạn hán kéo dài. ðộ ẩm của ñất chỉ ñạt từ 25,2 - 37,8% [27]. Vì thế giống dâu cho năng suất lá cao thích ứng với vùng Tây Nguyên phải có tính chịu hạn tốt, tính ñề kháng với bệnh ñốm nâu. Vùng duyên hải miền Trung có khí hậu nóng gay gắt. ðất bãi trồng dâu hàng năm ñều bị ñất cát bồi cao. Giống dâu phải có tính chống chịu tốt với nóng, hạn. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… 5 Vùng ñồng bằng Bắc Bộ thường bị mưa ngập úng làm cho bộ rễ trên mặt bị chết, từ ñó làm giảm năng suất lá. Mùa xuân thì ñộ ẩm cao nên bệnh nấm bạc thau phát triển mạnh làm giảm chất lượng lá và hiệu quả sử dụng lá dâu. - Quan hệ giữa giống dâu với chất lượng lá: Lá dâu là nguồn thức ăn duy nhất của con tằm. Con tằm sau khi ăn lá dâu, trải qua quá trình tiêu hóa tạo thành vật chất có tác dụng ñiều tiết sinh lý, cấu thành các tổ chức bên trong cơ thể con tằm và nguồn năng lượng cho mọi hoạt ñộng. Chất lượng lá dâu thay ñổi theo vị trí lá trên cây, theo các mùa vụ trong năm và theo ñặc tính của từng giống dâu [3]. Vật chất chủ yếu mà con tằm yêu cầu là không khí, nước, protein, hydrat cacbon, lipit, vitamin và chất vô cơ. Theo kết quả thí nghiệm phân tích trong 100 gam con tằm sấy khô thì protein chiếm 63%, chất không ñạm có hòa tan 16,8%, lipit 12,7% [40]... Theo Ito [40], phần lớn protid mà con tằm ñã hấp thu từ lá dâu ñều tồn tại ở trong cơ thể con tằm, trong ñó gần 50% ñể cấu tạo ra tuyến tơ. Protein là thành phần chủ yếu trong kết cấu phân tử tế bào. Protein sau khi kết hợp với một số chất khác trong cơ thể có chức năng ñiều tiết trong quá trình trao ñổi chất. ðể ñánh giá chất lượng lá của giống dâu, người ta sử dụng cả hai phương pháp: phương pháp sinh hóa và phương pháp sinh vật học. Trong ñó, phương pháp sinh vật học là quyết ñịnh. Trong ngành sản xuất dâu tằm, dựa theo yêu cầu của tằm con, yêu cầu của nuôi tằm sản xuất kén ươm tơ và kén giống sản xuất trứng tằm ñể chọn giống dâu có chất lượng khác nhau. Giống dâu dùng cho tằm con ngoài yêu cầu cần phải nảy mầm xuân sớm ra thì chất lượng lá phải tốt ñể ñáp ứng với sức sinh trưởng nhanh của tằm con. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… 6 ðối với nuôi tằm ñể lấy kén ươm tơ thì chất Protid ở lá dâu liên quan chặt chẽ với việc tạo thành tuyến tơ. Theo Takenchi [47], khi tằm ở tuổi 4 và ngày thứ 2 của tuổi 5 thì hàm lượng chất Protid mà con tằm hấp thu ở lá dâu chủ yếu ñể kiến tạo thể chất của con tằm. Còn trong tuyến tơ chỉ chiếm 1,77 – 8,57%. Nhưng từ sau ngày thứ 3 của tuổi 5 thì tỷ lệ Protid tồn tại ở tuyến tơ tăng lên 40,48% và tiếp ñó tăng lên 96,15%. Nghĩa là ở thời kỳ sau, tuyến tơ của con tằm chứa phần lớn chất Protid hấp thu từ lá dâu... Hàm lượng axid amin chủ yếu ở trong chất Protid của tuyến tơ là Glycin, Alanine, Serine và Tyrosin. Như vậy chứng tỏ rằng sự hình thành tơ kén của con tằm chủ yếu do con tằm ăn lá dâu từ ngày thứ 4 của tuổi 5 trở ñi. Năng suất chất lượng trứng giống cao hay thấp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giống tằm, giống dâu, biện pháp quản lý tổng hợp và phòng trị bệnh tằm trong quá trình nuôi tằm và sản xuất trứng giống... Kết quả thí nghiệm nuôi tằm giống nguyên bằng lá của một số giống dâu [3] cho thấy do chất lượng lá của các giống dâu khác nhau có ảnh hưởng lớn ñến số lượng và chất lượng trứng giống. Giống tằm nguyên ñược nuôi bằng lá của giống dâu có chất lượng tốt thì năng suất trứng thu ñược tăng 15%, tỷ lệ trứng tốt tăng 13% [23]. ðối với giống tằm khó nuôi thì hiệu quả càng cao hơn. Mặt khác, giống dâu khác nhau do ñộ thành thục của lá là khác nhau nên có ảnh hưởng rõ rệt ñến trứng không thụ tinh. Sau thời kỳ tằm tuổi 4 cho tằm ăn lá dâu quá già, ñặc biệt quá non do chất dinh dưỡng không tốt nên làm tăng số quả trứng không thụ tinh. Vì thế, lá dâu dùng ñể nuôi tằm giống cần dựa vào ñặc tính giống dâu mà phối hợp trồng các giống dâu có chất lượng lá tốt và có thời gian thành thục lá khác nhau ñể nâng cao năng suất và chất lượng trứng giống. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… 7 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ các kết quả thu ñược của ñề tài này sẽ chọn ra một số tổ hợp dâu lai có triển vọng ñể ñưa ra khảo nghiệm sản xuất. 4. ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI 4.1. ðối tượng nghiên cứu ðề tài tiến hành trên ñối tượng là 11tổ hợp dâu lai F1 ñược hình thành do lai hữu tính giữa giống dâu của ñịa phương, giống dâu ñược tạo ra bằng phương pháp gây ñột biến với giống dâu nhập nội từ Trung Quốc. ðối chứng là giống dâu lai F1 trồng hạt VH13 ñược công nhận giống Quốc gia năm 2006 4.2. Phạm vi nghiên cứu Dâu là cây trồng lâu năm, trồng một lần có thể thu hái từ 20-25 năm. ðể ñánh giá chọn lọc ñược giống dâu tốt yêu cầu phải ñiều tra ñầy ñủ các chỉ tiêu trong một số năm nhất ñịnh. Do thời gian nghiên cứu ñể hoàn thành luận văn có hạn cho nên trong khuôn khổ ñề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số chỉ tiêu cơ bản nhất. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. MỘT VÀI ðẶC ðIỂM SINH TRƯỞNG VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY DÂU Dâu là loại cây công nghiệp lâu năm, tuổi thọ của cây dâu tùy thuộc vào ñiều kiện sinh trưởng và khai thác lá của con người. Ở Trung Quốc thuộc tỉnh Phúc Kiến người ta ñã tìm thấy cây dâu cổ có tuổi thọ từ 1300 – 1600 năm [53]. Do bị ảnh hưởng của các biện pháp ñốn và hái lá nên tuổi thọ cây dâu trong ñiều kiện trồng trọt giảm ñi nhiều. Trong một năm chu kỳ sinh trưởng của cây dâu ñược chia ra làm hai thời kỳ là thời kỳ sinh trưởng và thời kỳ nghỉ. Tùy theo ñiều kiện khí hậu ở nơi xuất xứ của cây dâu phát sinh, mà khoảng thời gian dài hay ngắn của hai chu kỳ sinh trưởng trên có khác nhau. Ở các nước có khí hậu ôn ñới như Liên bang Nga, Nhật Bản, Bungary, Triều Tiên...thì thời kỳ sinh trưởng của cây dâu chỉ kéo dài từ tháng 4 ñến tháng 10. Thời gian còn lại là thời kỳ nghỉ ñông. Vì thế ở các nước có khí hậu ôn ñới, trong một năm người ta chỉ nuôi ñược 3 - 4 lứa tằm. Theo tổng kết của các nhà khoa học [41] ñể nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất dâu tằm thì phải nuôi nhiều lứa tằm trong một năm. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt ñới nóng và ẩm. Vì thế cây dâu có thời gian sinh trưởng kéo dài từ trung tuần tháng 1 ñến tháng 11. Nếu có áp dụng biện pháp kỹ thuật ñốn vào vụ thu (tháng 10) kết hợp với một số biện pháp chăm sóc như tưới nước, bón phân thì cây dâu sinh trưởng quanh năm hầu như không có kỳ nghỉ ñông. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… 9 Nhiệt ñộ là một trong số các nhân tố rất quan trọng có ảnh hưởng ñến sinh trưởng phát triển của cây dâu. ðể cây dâu bảo ñảm hoạt ñộng như nảy mầm, sinh trưởng vươn dài của cành, ra lá cần phải có ñiều kiện nhiệt ñộ thích hợp. Nhiệt ñộ ảnh hưởng ñến sinh trưởng phát triển của cây dâu là nhiệt ñộ không khí và ñất. Nghĩa là nhiệt ñộ ảnh hưởng ñến sự sinh trưởng của thân cành và sự phát triển của bộ rễ. Khi nhiệt ñộ không khí ñạt trên 120C thì mầm của cây dâu mới bắt ñầu nảy [1]. Sau ñó nhiệt ñộ tăng lên thì tốc ñộ sinh trưởng của thân cành lá tăng nhanh. Phạm vi nhiệt ñộ 25-300C là thích hợp cho sự sinh trưởng của cây dâu. Khi nhiệt ñộ tăng lên 400C thì tác dụng quang hợp giảm ñi, hô hấp tăng cường và sinh trưởng của cây dâu bị khống chế. Khi nhiệt ñộ giảm xuống dưới 120C thì cây dâu rụng lá và bước vào thời kỳ nghỉ. Dâu là loại cây ưa ánh sáng. Ánh sáng ảnh hưởng ñến sự sinh trưởng của lá biểu hiện ở chỗ khi ánh sáng ñầy ñủ thì tầng thịt của lá dầy, lá có mầu xanh, chất thô ở lá tích lũy nhiều và chất lượng lá tăng lên, sản lượng lá cao. 1.2. MỘT SỐ THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU VÊ GIỐNG DÂU Ở NGOÀI NƯỚC 1.2.1. Chọn lọc giống dâu ñịa phương Dâu là loại cây trồng lâu năm, sau khi trồng dâu phải trải qua sử dụng từ 20-30 năm mới cải tạo trồng mới. Mặt khác do tác dụng quan trọng của số lượng và chất lượng lá dâu với con tằm. Vì thế việc chọn tạo giống dâu mới ñể ñáp ứng yêu cầu của sản xuất dâu tằm luôn luôn là sự quan tâm của các nước có nghề trồng dâu nuôi tằm. Trong các phương pháp lai tạo và chọn giống dâu mới thì phương pháp chọn lọc giống dâu ñịa phương là bước khởi ñầu của công tác chọn tạo giống. Dâu là loại cây trồng thụ phấn chéo, do kết quả của chọn lọc tự nhiên và chọn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… 10 lọc nhân tạo nên ở những nước sản xuất dâu tằm có quy mô lớn sẽ tồn tại rất nhiều các giống dâu ñịa phương có những ñặc tính quý hiếm. Các giống dâu ñịa phương này do ñược lưu giữ trong ñiều kiện trồng trọt lâu dài nên nó có thích ứng rất tốt với ñiều kiện ñất ñai khí hậu trong vùng. Mặt khác do tác ñộng của các nhân tố ngoại cảnh cây dâu có thể phát sinh những ñột biến di truyền một số tính trạng tốt. Theo Jolly [41], khi chọn lọc cây dâu ở quần thể ruộng dâu trồng từ hạt thì cần chú ý một số chỉ tiêu sau: + Lá có kích thước lớn, lá màu xanh ñậm và tầng thịt lá dầy, lá mềm, mặt lá bóng. + Cây sinh trưởng mạnh, tái sinh tốt, nhiều cành, ñốt ngắn. + Hoa quả trên cây ít hoặc không có hoa quả. + Vụ xuân nảy mầm sớm, tỷ lệ nảy mầm cao, lá thành thục ñều nhưng lá cứng chậm ở vụ thu. + Giống dâu chịu hạn, chịu úng hoặc ñề kháng tốt với một số sâu bệnh hại chủ yếu. Ở Nhật Bản, ngay từ những năm Minh Trị, ðại Chính người ta ñã chọn ra ñược một số giống dâu ñịa phương như giống I - chi - nô - xê, Cai - liêu nê - ñư - mi, Kên – bu - chi, Ô – xi – ma [49]. Giống I - chi - nô – xê là giống do ñột biến trong tự nhiên của giống Cai - liêu - nê - ñư – mi. Cành to dài và thẳng, ñốt ngắn, lá xẻ thùy 3 khía. Năm 1975 ở Nhật Bản ñã nhân và trồng rộng rãi giống dâu I - chi - nô – xê với 54,9% tổng diện tích dâu của cả nước Nhật. Còn giống dâu Cai - kêu - nê - ñư – mi ñược chọn vào năm 1907 và chiếm 25% tổng diện tích dâu. Giống Kên – ba – chi ñược chọn lọc ở thời vua Minh Trị (năm 1910) từ cây dâu hoang dại ở vùng núi. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… 11 Trung Quốc là nước có lịch sử phát triển ngành sản xuất dâu tằm từ lâu ñời và vùng sản xuất phân bố rất rộng ở 22 tỉnh trong nước. ðặc ñiểm khí hậu ở các tỉnh cũng rất khác nhau, bao gồm vùng có khí hậu ôn ñới, nhiệt ñới... Do vậy, chọn tạo giống ở các vùng này ngoài mục tiêu về năng suất, chất lượng lá ra còn có một số yêu cầu khác nhau tùy theo ñiều kiện khí hậu ở từng vùng. Từ những năm 50 của thế kỷ 20, các nhà khoa học của các Viện nghiên cứu ñã thu thập ñược trên 1000 giống dâu ñịa phương. Từ nguồn quỹ gen này ñã chọn ra ñược một số giống dâu có giá trị cho sản xuất như giống dâu Hồ số 7, số 199 sử dụng cho vùng Chiết Giang [60]. Viện nghiên cứu dâu tằm Quảng ðông phối hợp với Học viện Nông nghiệp Hoa Nam và Trại giống tằm Thuận ðức ñã chọn ra ñược các giống dâu Luân giáo 40, Luân giáo 50, Luân giáo 109, 408 và 540 [57]. Các giống dâu này ñã ñược trồng ở các tỉnh Châu Giang, Quảng Tây, Phúc Kiến, Tứ Xuyên... Các giống dâu Quảng ðông vừa nhân giống bằng hạt vừa nhân giống bằng hom. Cành dâu dài, nhỏ và thẳng, hoa ñực và cái trên cùng một cây hoặc khác cây. Hàng năm vào tháng 1 thì mầm dâu bắt ñầu nảy và tỷ lệ nảy mầm ñạt 90%. Sau khi ñốn cho nhiều cành, có khả năng chịu cắt cành. Nhưng vụ thu lá dâu mau già, cây dâu rất dễ nhiễm bệnh nấm bạc thau và khô mầm. Ở Ấn ðộ ñể chọn ra ñược giống dâu có năng suất chất lượng lá tốt phù hợp với các ñiều kiện ñất ñai và chế ñộ canh tác ở từng vùng, trước kia có chủ trương nhập nội các giống dâu của Nhật Bản như giống Kosen, Gosho – eami, Roso, Cai – liêu – nê – dư – mi [57]. Các giống dâu này ñã ñược trồng thẳng vào một số vùng miền Bắc Ấn ðộ như Kashmin, có khí hậu gần giống Nhật Bản. Nhưng qua thực tế cho thấy ở vùng có khí hậu nhiệt ñới thì các giống dâu của Nhật Bản không thể thay thế hoàn toàn các giống dâu ñịa phương vì các chế ñộ canh tác không phù hợp. Năm 1958 Tazima [59] ñã gợi ý từ các giống dâu ñịa phương của Ấn ðộ nên chọn ra các giống dâu vừa có năng suất lá cao, chất lượng lá tốt và ñã thích hợp với vùng khí hậu nơi nó sinh ra. Ông Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp ……… 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan