Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh các biện pháp ủ, xử lý hạt, giống và hệ thống trồng lên sự sinh trƣởng v...

Tài liệu So sánh các biện pháp ủ, xử lý hạt, giống và hệ thống trồng lên sự sinh trƣởng và năng suất của cải mầm thủy canh

.PDF
66
220
105

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN THỊ MINH PHƢƠNG SO SÁNH CÁC BIỆN PHÁP Ủ, XỬ LÝ HẠT, GIỐNG VÀ HỆ THỐNG TRỒNG LÊN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CẢI MẦM THỦY CANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Kỹ sƣ: TRỒNG TRỌT Cần Thơ, 2010 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG SO SÁNH CÁC BIỆN PHÁP Ủ, XỬ LÝ HẠT, GIỐNG VÀ HỆ THỐNG TRỒNG LÊN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CẢI MẦM THỦY CANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Kỹ sƣ: TRỒNG TRỌT CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGS.TS. Trần Thị Ba ThS. Võ Thị Bích Thủy SINH VIÊN THỰC HIỆN Nguyễn Thị Minh Phƣơng MSSV: 3077182 Lớp: TT0711A2 Cần Thơ, 2010 Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Trồng trọt với đề tài: SO SÁNH CÁC BIỆN PHÁP Ủ, XỬ LÝ HẠT, LOẠI GIỐNG VÀ HỆ THỐNG TRỒNG LÊN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CẢI MẦM THỦY CANH Do sinh viên Nguyễn Thị Minh Phƣơng thực hiện Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Cần Thơ, ngày tháng năm 2010 Cán bộ hƣớng dẫn PGS.TS. Trần Thị Ba i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ luận văn nào trƣớc đây. Cần Thơ, ngày tháng năm 2010 Nguyễn Thị Minh Phƣơng ii TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG -------------------------------------------------------------------------------------------------- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Trồng trọt với đề tài: SO SÁNH CÁC BIỆN PHÁP Ủ, XỬ LÝ HẠT, LOẠI GIỐNG VÀ HỆ THỐNG TRỒNG LÊN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CẢI MẦM THỦY CANH Do sinh viên Nguyễn Thị Minh Phƣơng thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp ............................................. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ................................................................................................................................. .... ...... Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức:................................................... DUYỆT KHOA Trƣởng Khoa Nông Nghiệp & SHƢD Cần Thơ, ngày tháng năm 2010 Chủ tịch Hội đồng iii TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Phƣơng Ngày, tháng, năm sinh: 05/12/1988 Nơi sinh: Cần Thơ Con ông: Nguyễn Văn Hoàng Con bà: Dƣơng Thái Hằng Chỗ ở hiện nay: 151/F, khu vực Long Định, phƣờng Long Hƣng, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Đã tốt nghiệp phổ thông trung học tại trƣờng Trung Học Phổ Thông Chuyên Lý Tự Trọng, Thành phố Cần Thơ. Năm 2007-2011: sinh viên ngành Trồng Trọt khóa 33, Khoa Nông nghiệp & SHƢD, Đại học Cần Thơ. iv LỜI CẢM ƠN Kính dâng! Cha mẹ đã suốt đời tận tụy, lo lắng cho con ăn học nên ngƣời. Thành kính biết ơn! Cô Trần Thị Ba đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Thầy Bùi Văn Tùng đã giúp đỡ, chỉ bảo nhiều điều quý báu để em có thể hoàn thành luận văn này. Quý thầy cô và cán bộ thuộc Bộ môn Khoa học Cây trồng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học. Chân thành biết ơn! Thầy cố vấn học tập Trần Văn Hâu đã dìu dắt chúng em qua giảng đƣờng Đại học. Cô Võ Thị Bích Thủy đã chỉ dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm. Chân thành cảm ơn! Chị Lê Thị Thúy Kiều và chị Ngô Thị Hồng Yến đã giúp đỡ, động viên và truyền đạt những kinh nghiệm để em làm tốt luận văn. Bạn Ngọc Vân, Tứ Lanh, Hồng Khuyên, Quỳnh Trang, Văn Thơ, Ngọc Nhí, Mỹ Hạnh, em Cảnh Hạc, … các bạn lớp Trồng trọt K33 và các em lớp Trồng trọt K34 đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Thân gửi về! Các bạn lớp Trồng Trọt Khóa 33 những tình cảm thân thƣơng, lời chúc sức khỏe và thành đạt trong tƣơng lai. Nguyễn Thị Minh Phƣơng v NGUYỄN THỊ MINH PHƢƠNG. 2010. “So sánh các biện pháp ủ, xử lý hạt, loại giống và hệ thống trồng lên sự sinh trƣởng và năng suất của cải mầm thủy canh”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ Trồng trọt, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy. TÓM LƢỢC Đề tài “So sánh các biện pháp ủ, xử lý hạt, loại giống và hệ thống trồng lên sự sinh trƣởng và năng suất của cải mầm thủy canh” đƣợc thực hiện từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2010 tại Nhà lƣới rau, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra các biện pháp ủ, các biện pháp xử lý hạt, loại giống và hệ thống trồng cho cải mầm sinh trƣởng và đạt năng suất cao. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 thí nghiệm: 1. So sánh các thời gian ủ khác nhau: (i) Không ủ (đối chứng), (ii) ủ 5 giờ, (iii) ủ 10 giờ, (iv) ủ 15 giờ. Kết quả cho thấy chiều cao cây và năng suất cải mầm không khác biệt nhau. 2. So sánh các biện pháp xử lý hạt: (i) ngâm hạt giống trong 2 sôi + 3 lạnh trong 2 giờ (đối chứng), (ii) ngâm hạt giống trong 3 sôi + 2 lạnh trong 2 giờ, (iii) ngâm hạt giống ở 60 - 65 0C trong 5 phút, (iv) ngâm hạt giống ở 70 0C trong 15 - 20 giây, (v) ngâm hạt giống ở 80 0C trong 5 giây, (vi) ngâm hạt giống ở 100 0 C vớt ra liền, (vii) ngâm hạt giống với chlorine 1% trong 30 phút sau đó ngâm với nƣớc trong 90 phút, (viii) ngâm hạt giống với nƣớc trong 90 phút sau đó ngâm với chlorine 1% trong 30 phút. Kết quả cho thấy xử lý hạt bằng cách ngâm 2 sôi + 3 lạnh trong 2 giờ, 3 sôi + 2 lạnh trong 2 giờ và ngâm hạt giống với chlorine 1% trong 30 phút sau đó ngâm với nƣớc trong 90 phút cho chiều dài rễ, chiều cao cây và năng suất cao. 3. So sánh 2 hệ thống (dâng ngập và thả nổi) với 2 loại giống (Công ty giống Trang Nông và Bình Minh). Kết quả cho thấy giống công ty Trang Nông cho chiều dài rễ, chiều cao cây và năng suất cao hơn giống Bình Minh. Hai hệ vi thống trồng cải mầm thủy canh dâng ngập và thả nổi cho năng suất tƣơng đƣơng nhau. MỤC LỤC Trang Tiểu sử cá nhân....................................................................................iv Lời cảm ơn...........................................................................................v Tóm lƣợc..............................................................................................vi Mục lục ................................................................................................vii Danh sách bảng ...................................................................................ix Danh sách hình....................................................................................x MỞ ĐẦU .............................................................................................1 Chƣơng 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................2 1.1 Sơ lƣợc về rau mầm..................................................................................2 1.1.1 Định nghĩa rau mầm .........................................................................2 1.1.2 Các loại hạt sản xuất rau mầm.... ....................................................2 1.1.3 Giá trị dinh dƣỡng.............................................................................3 1.2 Thủy canh....................................................................................................3 1.2.1 Nguồn gốc thủy canh...................................................................3 1.2.2 Lợi ích của thủy canh...................................................................4 1.2.3 Hạn chế của thủy canh.................................................................5 1.2.4 Tình hình sản xuất rau bằng phƣơng pháp thủy canh..................5 1.2.5 Một số nghiên cứu về rau thủy canh ...........................................6 1.2.6 Các hệ thống thủy canh................................................................6 1.3 Ngâm ủ hạt...........................................................................................7 1.4 Xử lý hạt.............................................................................................. 7 1.4.1 Ngâm nƣớc - thúc mầm.................................................................... 8 1.4.2 Xử lý nhiệt ......................................................................................... 8 1.4.3 Xử lý bằng hóa chất .......................................................................... 9 1.4.4 Xử lý bằng phƣơng pháp vật lý.......................................................10 Chƣơng 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ...........................................11 2.1 Phƣơng tiện .............................................................................................11 2.1.1 Địa điểm và thời gian .......................................................................11 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ...........................................................................11 2.2 Phƣơng pháp thí nghiệm ........................................................................13 2.2.1 Thí nghiệm 1 .....................................................................................13 2.2.2 Thí nghiệm 2 .....................................................................................14 vii 2.2.3 Thí nghiệm 3 .....................................................................................16 2.2.4 Kỹ thuật canh tác ..............................................................................16 2.2.5 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................17 2.2.6 Phân tích số liệu ................................................................................19 Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................20 3.1 Ghi nhận tổng quát.....................................................................................20 3.2 Thí nghiệm 1 ...............................................................................................21 3.2.1 Chiều cao cây ....................................................................................21 3.2.2 Năng suất ...........................................................................................21 3.3 Thí nghiệm 2 ...............................................................................................22 3.3.1 Chiều cao cây ....................................................................................22 3.3.2 Chiều dài rễ........................................................................................24 3.3.3 Năng suất ...........................................................................................25 3.4 Thí nghiệm 3 ...............................................................................................27 3.4.1 Chiều cao cây ....................................................................................27 3.4.2 Chiều dài rễ........................................................................................28 3.4.3 Năng suất ...........................................................................................29 Chƣơng 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...............................................................31 4.1 Kết luận.. ......................................................................................................31 4.2 Đề nghị..........................................................................................................31 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................33 PHỤ CHƢƠNG viii DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang 3.1 Chiều cao cải mầm qua các biện pháp ủ trƣớc khi gieo, nhà lƣới khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, ĐHCT (05 11/03/2010). 21 3.2 Năng suất của cải mầm lúc thu hoạch (7 NSKG), nhà lƣới khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, ĐHCT (05 - 11/03/2010). 22 3.3 Chiều dài rễ ở các biện pháp xử lý hạt giống qua các ngày sau khi gieo, nhà lƣới khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, ĐHCT (13 - 18/06/2010). 25 3.4 Chiều cao cây qua các ngày sau khi gieo, nhà lƣới khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, ĐHCT (19 - 25/07/2010). 28 3.5 Chiều dài rễ qua các ngày sau khi gieo, nhà lƣới khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, ĐHCT (19 - 25/07/2010). 29 3.6 Năng suất của cải mầm, nhà lƣới khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, ĐHCT (19 - 25/07/2010). 30 ix DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Một số loại rau mầm 2 2.1 Hệ thống tƣới: (a) Phun sƣơng và (b) Nhỏ giọt. 12 2.2 Vĩ trồng cải mầm. 12 2.3 Dao cắt cải mầm. 12 2.4 12 2.5 12 2.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm so sánh các biện pháp xử lý đến sự sinh trƣởng và năng suất cải mầm tại nhà lƣới rau, khoa NN&SHƢD, ĐHCT (13 - 18/06/2010). 15 3.1 Chiều cao cải mầm ở các biện pháp xử lý hạt trƣớc khi gieo, tại nhà lƣới khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, ĐHCT (13 - 18/06/2010). 23 3.2 Năng suất của cải mầm qua các biện pháp xử lý hạt, nhà lƣới khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, ĐHCT (1318/06/2010). 26 x MỞ ĐẦU Trong các trạng thái của rau thì trạng thái mầm là tốt nhất vì rau mầm là loại rau siêu sạch không có hàm lƣợng độc tố từ phân bón và thuốc trừ sâu. Rau mầm chứa nhiều vitamin nhƣ: vitamin A, D, E, K, các nhóm vitamin B và nhất là vitamin C, … Trong các loại rau mầm, cải mầm là tiêu biểu nhất. Bên cạnh các đặc tính vốn có của rau mầm, cải mầm là loại rau phổ biến do khả năng thích ứng và rất dễ trồng. Ngoài yếu tố trên, cải mầm còn có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thƣ, cảm cúm và chống lão hóa, …( Võ Thị Thu, 2010) Từ những lợi ích đó cải mầm đƣợc trồng rộng rãi và đã có mặt trong các nhà hàng, siêu thị ở các tỉnh trong cả nƣớc. Đặc biệt, với dân thành thị có thu nhập cao thì nhu cầu sử dụng cải mầm là rất lớn. Tuy nhiên, việc trồng cải mầm còn tồn tại một số vấn đề nhƣ: giá thành cao, chƣa có một quy trình trồng cụ thể trên hệ thống thủy canh, chƣa tìm ra cách ủ, cách xử lý nhƣ thế nào cho tốt, trồng trên giá thể làm cây dễ bị nhiễm bệnh, thu hoạch, xử lý giá thể, làm sạch cải mầm sau thu hoạch cũng gây nhiều khó khăn. Do đó, đề tài “So sánh các biện pháp ủ, xử lý hạt, loại giống và hệ thống trồng lên sự sinh trƣởng và năng suất của cải mầm thủy canh” là cần thiết đƣợc thực hiện nhằm: - Xác định thời gian ủ. - Xác định biện pháp xử lý hạt. - Xác định loại giống cải mầm. - Xác định hệ thống thủy canh cải mầm. Cho sinh trƣởng và năng suất cao để đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. 1 CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Sơ lƣợc về rau mầm 1.1.1 Định nghĩa rau mầm Rau mầm là những loại hạt giống rau thông thƣờng đƣợc trồng cực ngắn ngày (5 - 7 ngày), thu hoạch khi hạt nảy mầm hình thành một cây rau, rất an toàn và bổ dƣỡng (Trần Thị Ba và ctv., 2008). 1.1.2 Các loại hạt sản xuất rau mầm Trên thế giới có rất nhiều loại hạt đƣợc sử dụng để sản xuất rau mầm nhƣ cải củ (Radish), cải bắp (Cabbage), cải bông xanh (Broccoli), cải rổ (Kale), đậu xanh (Mungbean), đậu hòa lan (Garden sugar pea), đậu phộng (Peanut), đậu nành (Soybean), cỏ đinh lăng (Alfalfa), hƣớng dƣơng (Sunflower), rau muống (Water spinach), cải xanh (Mustard), bí đỏ (Pumpkin), lúa mì (Wheat), lúa mạch (Buckwheat), rau dền (Amaranth) (Trần Thị Ba và ctv., 2008). Rau mầm rất dễ trồng. Mỗi thứ có vị ngon riêng nhƣng cải củ đƣợc chọn nhiều hơn vì giá hạt rẻ, vị cay nồng rất hấp dẫn, ăn nhiều không chán, dễ tiêu và có cảm giác “ấm bụng”, kích thích ngƣời ta muốn ăn thêm nhiều món khác (http://elib.hcmuaf.edu.vn). (a) (c) (b) (d) Hình 1.1 Một số loại rau mầm: (a) Cải củ, (b) Đậu xanh, (c) Leek sprout, (d) Cải đỏ. 2 1.1.3 Giá trị dinh dƣỡng Theo Meyerowitz (2002), mầm cải củ có hàm lƣợng vitamin C gấp 29 lần và vitamin A gấp 4 lần so với sữa (29 mg, 1 mg) (391 IU, 126). Phân tích hạt cải củ ở giai đoạn hạt giống và giai đoạn mầm xác định hàm lƣợng chất chống ung thƣ là glucosinolate, glucoraphenin cao (Queensland, 2007). Theo Trần Thị Ba và ctv., (2008), mầm thuộc nhóm đậu: đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, đậu đen, đậu phộng đều bổ hơn hạt của nó, giàu protein (hạt chứa 40% gần bằng thịt sữa) nên là món ăn chay tốt. Vitamin A chứa trong đậu xanh đã nảy mầm thì cao hơn hạt đậu khô từ 1,5 - 2 lần, một vài loại đậu khác có lƣợng vitamin A cao hơn gấp 8 lần khi chúng đã nảy mầm. Qua quy trình ngâm ủ, mầm sẽ có hàm lƣợng protein, axit amin và vitamin C cao hơn. Do mầm mọc nhanh, ăn an toàn, tốt cho sức khỏe và rẻ nên đƣợc gọi là “thực phẩm của thế hệ mới” hay là thực phẩm của tƣơng lai. Rau mầm có 2 loại là rau mầm trắng (nhƣ giá đỗ) và rau mầm xanh (các loại rau mầm hiện đại), trong đó rau mầm xanh có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao, lƣợng nƣớc trong thân ít hơn nhiều so với rau mầm trắng. Đặc biệt, rau mầm xanh còn có cartotene (chất tạo sắc tố), chlorophyll (diệp lục tố) và đạm dễ tiêu. (http://vnagri.com.vn). 1.2 Thủy canh 1.2.1 Nguồn gốc thủy canh Theo Nguyễn Xuân Nguyên (2004), từ lâu con ngƣời đã biết trồng cây không cần đất. Vƣờn treo Babylon nổi tiếng là một hình thức thủy canh. Vƣờn nổi ở Trung Quốc đã đƣợc Macro Polo nói đến, cả nền văn minh Aztec và ngƣời Hy Lạp cổ đại đã áp dụng các hình thức thủy canh. Theo Echverria (2008), thì William Frederick Gericke là ngƣời đã đặt ra thuật ngữ thủy canh, theo tiếng Hy Lạp hydro (nƣớc) và ponos (công việc), hoặc “làm việc với nƣớc”. Hơn nữa, ông là ngƣời đầu tiên thực hiện các thí nghiệm lớn quy mô thƣơng mại với dung dịch dinh dƣỡng đậm đặc thoáng khí, ấm để trồng thực vật nổi và rất thành công, trong đó ông đã thành công phát triển cà chua, rau diếp và rau quả khác, cũng nhƣ rễ và củ nhƣ củ cải đƣờng, cải ngựa, cà rốt và khoai tây. Sau đó ông mở rộng sang hoa, trái cây và cây cảnh. Ứng dụng thƣơng mại của công nghệ này xuất 3 hiện vào thế chiến thứ II, nhu cầu rau cho quân đội đƣợc cân nhắc ở những nơi đất khô cằn, nóng quá mức (nhƣ Guadalupe), hoặc quá mức lạnh (nhƣ ở Greenland) ngăn cản canh tác bình thƣờng trên nền đất. Sau khi kết thúc chiến tranh, quân đội Mỹ và Nhật Bản giải quyết đƣợc vấn đề rau quả tƣơi bởi dùng đến kỹ thuật này. Trần Thị Ba và ctv., (2008), canh tác không cần đất hoặc thủy canh là một kỹ thuật trồng cây trong dung dịch dinh dƣỡng (nƣớc và phân), nó cung cấp tất cả các thành phần dinh dƣỡng cho cây trồng sinh trƣởng tối hảo, có hoặc không sử dụng môi trƣờng nhân tạo để nâng đỡ cây về mặt cơ học. Thƣờng đƣợc trồng trong nhà hơn trồng ngoài trời. Theo Võ Chí Hùng (2007), thủy canh là một kỹ thuật trồng cây với dung dịch dinh dƣỡng, nƣớc và không cần đất. Hệ thống rễ có thể treo trực tiếp trong dung dịch dinh dƣỡng hoặc có thể thay thế đất, giá thể đƣợc chứa trong chậu hoặc máng, giá thể gồm nhiều loại khác nhau nhƣ cát, mạc cƣa, đá, xơ dừa, than bùn, … tất cả các loại giá thể phải có khả năng giữ nƣớc tốt. Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2005), kỹ thuật thủy canh (hay kỹ thuật trồng trong dinh dƣỡng) là một tiến bộ kỹ thuật đƣợc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRAD) nghiên cứu và chuyển giao. Từ đầu năm 1993, Lê Đình Lƣơng (Đại học Quốc Gia Hà Nội) và Nguyễn Quang Thạch (Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội) phối hợp với tổ chức Nghiên cứu và phát triển Hồng Công (R&D Hồng Công) tiến hành nghiên cứu toàn diện các yếu tố kinh tế - kỹ thuật để áp dụng trong điều kiện Việt Nam. 1.2.2 Lợi ích của thủy canh Theo Vaz và Demetry (2009), thủy canh có những lợi ích: cây trồng có thể đƣợc trồng ở những nơi đất trống hoặc bị ô nhiễm. Nếu hệ thống đƣợc tự động bằng cách sử dụng máy bơm hoặc thậm chí máy tính, chi phí lao động sẽ giảm đáng kể. Một ƣu điểm khác là không có côn trùng, động vật và bệnh nhƣ nấm đƣợc hiện diện trong môi trƣờng ngày càng tăng. Hệ thống thủy canh có sản lƣợng cao hơn so với canh tác truyền thống cho mỗi đơn vị diện tích. Mặt khác theo Echeverria (2008) ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, cây có sự cân bằng lý tƣởng của không khí, nƣớc, chất dinh dƣỡng và độ ẩm cùng nhau. Dễ dàng và nhanh chóng sửa chữa thiếu sót trong việc cung cấp các chất dinh dƣỡng, thoát nƣớc tốt. Chất lƣợng tốt hơn, thu 4 hoạch dễ dàng hơn và nhiều đợt trong một năm. Khả năng phát triển các cây trồng cùng loài nhiều lần vì không có sự suy giảm đất. Giảm chi phí sản xuất, giảm tiêu thụ nƣớc, sạch sẽ, vệ sinh. Dễ tƣới, dễ khử trùng (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004). 1.2.3 Hạn chế của thủy canh Theo Morgan (2008) và Trần Thị Ba và ctv., (2008) cho rằng thủy canh có một số hạn chế nhƣ sau: chi phí đầu tƣ ban đầu khá cao, bệnh có thể lây lan rất nhanh, đòi hỏi phải cung cấp điện liên tục và đáng tin cậy. Thủy canh là một kỹ thuật quá phức tạp để tìm hiểu và thực hiện, rất dễ xảy ra sự cố do mất điện, rò rỉ hay thủy lợi bị tắc nghẽn. 1.2.4 Tình hình sản xuất rau bằng phƣơng pháp thủy canh Việc nghiên cứu rau không cần đất đã bắt đầu ở Bỉ vào năm 1973 và đƣợc ứng dụng rộng rãi đầu tiên vào năm 1980. Hiện nay gần 100% vành đay rau xanh ven thành phố Sydney, Úc đã sản xuất rau - hoa - quả trong nhà kính vừa đảm bảo tính vệ sinh vừa cho năng suất cao nhƣ cà chua 500 tấn/ha/năm, dƣa leo 450 tấn/ha/năm (Nguyễn Quốc Vọng, 2006). Ở Việt Nam, từ năm 1993 Lê Đình Lƣơng đã tiến hành nghiên cứu toàn diện các yếu tố kỹ thuật để trồng thủy canh trong điều kiện nƣớc ta. Hồ Hữu An (2003) đã nghiên cứu và xây dựng thành công quy trình trồng rau không cần đất với kết quả ở cà chua 60 tấn/ha/năm, dƣa leo 100 - 120 tấn/ha/vụ. Trồng theo phƣơng pháp thủy canh ở Đà Lạt là một minh chứng nổi bật và phƣơng pháp này đang mở ra một triển vọng mới cho nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp xanh của Đà Lạt. 1.2.5 Một số nghiên cứu về rau thủy canh Kết quả nghiên cứu của Võ Chí Hùng (2007) về dinh dƣỡng thủy canh trên dƣa leo (Cucumis sativus L.) cho năng suất và sự sinh trƣởng vƣợt trội ở 6 loại dinh dƣỡng. Nghiên cứu của Thái Hoàng Phúc (2009) đã tiến hành thí nghiệm ngoài trời và cho kết quả rau muống thích nghi nhất với trồng thủy canh, đồng thời phun thêm dinh dƣỡng D đƣợc pha ở bộ môn Khoa học cây trồng - Đai học Cần Thơ cho năng suất xà lách cao. 5 Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thủy Tiên và Trần Thị Hiền (2007) về dinh dƣỡng thủy canh trên cải ngọt đuôi phụng (TN23) và xà lách (TN518) trồng bằng phƣơng pháp bán thủy canh nhận thấy dinh dƣỡng ME cho cải ngọt đuôi phụng và xà lách có năng suất vƣợt trội trong 6 loại dinh dƣỡng. Võ Hoàng Thiên Lý (2009) nghiên cứu sự sinh trƣởng và năng suất cải mầm trên 4 loại giá thể khác nhau bằng phƣơng pháp thủy canh và bán thủy canh cho năng suất từ 4,2 - 6,5 kg/m2 . 1.2.6 Các hệ thống thủy canh Thủy canh ngâm rễ có sục khí (SAT - Static Aerated Technique) phần rễ của cây chìm sâu trong dung dịch dinh dƣỡng tĩnh, khi đó dung dịch sẽ đƣợc sục khí bằng cách cung cấp một dung lƣợng khí vào vùng rễ hoặc bơm không khí vào dung dịch dinh dƣỡng (http://www.hydroponicsbc.com). Kỹ thuật dòng chảy sâu (DFT - Deep Flow Technique) dung dịch dinh dƣỡng đi ngang qua ống PVC đƣờng kính 10 cm, đặt ở độ dốc khoảng 30 - 40 độ để dinh dƣỡng chảy dễ dàng, bên trên ống có sơn màu trắng và đục lỗ đặt các rọ nhựa trồng cây, đáy rọ tiếp xúc với dung dịch dinh dƣỡng và đƣợc bơm hoàn lƣu theo trọng lực (Kao Te-Chen, 1991). Kỹ thuật dòng chảy thông khí (AFT - Aerated Flow Technique) một cải tiến từ kỹ thuật DFT, dinh dƣỡng đƣợc cung cấp đầy đủ bởi những luồng thông khí nhờ một cơ chế đặc biệt (http://www.hydroponicsbc.com). Kỹ thuật phun sƣơng rễ (RMT - Root Mist Technique) dinh dƣỡng đƣợc phun dƣới dạng sƣơng trong thời gian 4 - 5 phút vào vùng rễ của cây và đƣợc chứa trong một buồng ở gần rễ. Kỹ thuật này đƣợc biết tới nhƣ kỹ thuật khí canh, rất tốt cho vùng rễ non và những cành giâm (http://www.hydroponicsbc.com). Kỹ thuật dinh dƣỡng sƣơng mù (FFT - Fog Feed Technique) kỹ thuật này tƣơng tự với kỹ thuật RTM nhƣng dinh dƣỡng đƣợc phun dƣới dạng giọt nhỏ trong một thời gian. Kỹ thuật này tốt cho những cây trồng có rễ khí sinh (http://www.hydroponicsbc.com). Kỹ thuật tăng giảm dòng chảy đều đặn (hay còn gọi là ngập cạn) (EFT - Ebb and Flow Technique) dung dịch dinh dƣỡng đƣợc bơm đi ngang qua hệ thống rễ định 6 kỳ 3 - 4 lần/ngày. Dung dịch dinh dƣỡng thừa đƣợc rút hết toàn bộ, giữ lại trong thùng, bổ sung rồi tái sử dụng. Bộ rễ rất thoáng khí, đây là kỹ thuật thủy canh hoàn lƣu đơn giản và phổ biến nhất (Trần Thị Ba và ctv., 2008). Kỹ thuật tƣới nhỏ giọt (DIT - Drip Irrigation Technique) là kỹ thuật cung cấp nƣớc hiệu quả, là một dạng cơ bản của tiết kiệm nƣớc mà khu vực rễ cây trồng đƣợc cung cấp nƣớc trực tiếp và liên tục dƣới dạng các giọt nƣớc từ thiết bị tạo giọt (Trần Thái Hùng, 2008). Kỹ thuật màng dinh dƣỡng (NFT - Nutrient Film Technique) một màng mỏng dung dịch dinh dƣỡng khoảng 0,5 mm chảy qua ống, chúng luôn tiếp xúc với phần dƣới của rễ, phần rễ bên trên phơi trần ra không khí để thở và đƣợc dung dịch dinh dƣỡng bơm hoàn lƣu (Trần Thị Ba và ctv., 2008). 1.3 Ngâm ủ hạt Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2007) ngâm ủ hạt là biện pháp đƣợc áp dụng rộng rãi từ lâu đời, mục đích để hạt giống nảy mầm nhanh và đều, có thể cho thu hoạch sớm từ 2 - 7 ngày so với gieo hạt khô không ngâm ủ. Theo Phạm Hồng Cúc và ctv., (2001) muốn hạt nảy mầm nhanh sau khi ngâm, hạt đƣợc đem ủ cho nảy mầm rồi mới gieo. Rãi hạt thành từng lớp dày trong khay đƣợc kê phẳng rồi dùng vải đậy lại, giữ nhiệt độ từ 25 - 300C. Nếu lƣợng hạt ít nên bọc vải ƣớt hay ủ hạt trong khăn sạch cũng đƣợc thấm ƣớt. 1.4 Xử lý hạt Theo Tạ Thu Cúc (2005), xử ký hạt giống trƣớc khi gieo trồng là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng đƣợc ứng dụng ở nhiều vùng sản xuất rau trên thế giới. Xử lý hạt trƣớc khi gieo nhằm mục đích thúc đẩy mầm, thúc đẩy sự sinh trƣởng, phát triển của cây, rút ngắn thời gian sinh trƣởng, hạn chế tác hại sâu bệnh, góp phần tăng năng suất trên đơn vị diện tích. 1.4.1 Ngâm nƣớc - thúc mầm Hạt đƣợc ngâm nƣớc trƣớc khi gieo, chắc chắn mầm sẽ mọc nhanh hơn, sinh trƣởng tốt hơn, làm tăng độ đồng đều cây giống, rút ngắn thời gian ở vƣờn ƣơm. Thời gian ngâm nƣớc từ 1 - 2 giờ đến 24 giờ tùy theo cấu tạo vỏ hạt, nhiệt độ ngoài trời khi 7 xử ký. Dùng nƣớc sạch, ít tạp khuẩn để ngâm hạt. Thời gian ngâm hạt không nên quá lâu vì sẽ làm cho các chất hòa tan trong hạt bị thất thoát (Tạ Thu Cúc, 2005). Theo Nguyễn Văn Đém (2007) khuyến cáo ngâm hạt cải củ trong 2 giờ (ủ 1 ngày đêm) là tối hảo để cho tỷ lệ nảy mầm của hạt cải củ cao nhất (98,5%). Vì có thể vỏ hạt cải củ mỏng phôi hút nƣớc nhanh chỉ cần 1 - 2 giờ đã giúp hạt nảy mầm nhanh và đồng đều. 1.4.2 Xử lý nhiệt Theo thí nghiệm của Cynthia el al. (1996) nhiệt độ ảnh hƣởng đến tỷ lệ nảy mầm trên giống cỏ đinh lăng. Hạt giống ngâm ở 54 0, 57 0 hay 60 0C trong 5 phút làm giảm tỷ lệ nảy mầm không đáng kể. Tuy nhiên, ở cùng nhiệt độ nhƣng ngâm trong 10 phút đã làm giảm tỷ lệ của hạt từ 96% (kiểm soát) đến 88%, 84% và 42%, tƣơng ứng. Xử lý hạt giống tại 63 0 và 66 0C trong 5 phút, lại giảm tỷ lệ nảy mầm đến 83% và 82% tƣơng ứng, ở cùng nhiệt độ nhƣng ngâm trong 10 phút giảm đến 21% và 6%, tƣơng ứng. Xử lý nhiệt có hiệu quả trong việc tiêu diệt S. Stanley trên giống cỏ linh lăng, nhiệt độ thấp hơn không thể giết S. Stanley và có thể sẽ phát sinh chủng Salmonellae khác và nếu nhiệt độ cao hơn hoặc tiếp xúc thời gian lâu hơn sẽ làm giảm tỷ lệ nảy mầm. Phƣơng pháp nhiệt đƣợc đƣa ra nhƣ một phƣơng pháp giảm tác nhân gây bệnh trên hạt giống. Ngâm hạt trong nƣớc ở 57 hoặc 600C trong 5 phút làm giảm S. Stanley đến <1CFU/g, mà không làm tổn hại đến sự nảy mầm. Nhiệt độ càng cao và thời gian càng kéo dài sẽ là nguyên nhân làm giảm sức nảy mầm. Nếu trên 66 0C trong 10 phút thì sự nảy mầm giảm đến 6%, nhƣng với 700 C trong 20 - 30 giây hoặc 90 0C trong 10 giây cũng đƣợc đƣa ra nhƣ một sự gợi ý. (National Advisory Committee on Microbiological Criteria for Fodds, 1999) Beuchat và Scouten (2002) nhận thấy hạt giống cỏ linh lăng ở 55 0C đã diệt đƣợc nhiều mầm bệnh hơn xử lý tại 230C mà không phụ thuộc vào thuốc diệt trùng hoá học. Trong khi đó, xử lý hạt 10 phút ở 54 0 C làm giảm bào tử nấm bệnh đến 98%. Alexander Weiss and Walter P. Hammes (2005) đã nghiên cứu tác động của phƣơng pháp nhiệt tại các nhiệt độ khác nhau/chế độ nhiệt độ khác nhau để thiết kế một quá trình khử nhiễm phù hợp với các khuyến nghị của Ủy ban Tƣ vấn Tiêu chuẩn vi sinh thực phẩm Quốc gia (NACMCF) nhằm giảm tác nhân gây bệnh trên hạt giống. Việc xử lý nhiệt đƣợc thực hiện sau khi các hạt giống cỏ ba lá, đậu xanh và củ cải 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan