Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sơ lược nguồn gốc và niên đại của hy lạp thời cổ đại...

Tài liệu Sơ lược nguồn gốc và niên đại của hy lạp thời cổ đại

.PDF
2
239
141

Mô tả:

Sơ lược nguồn gốc và niên đại của Hy Lạp thời cổ đại Thế giới Hy Lạp cổ vào khoảng năm 550 TCN Niên đại Cho đến nay các tư liệu lịch sử vẫn chưa được khám phá hết nên thời kỳ bắt đầu và kết thúc chưa được xác định rõ ràng và chính xác. Thông thường thì người ta coi nó là toàn bộ lịch sử Hy Lạp trước thời Đế chế La Mã. Một số học giả còn tính cả các thời kỳ của nền văn minh Mycenae sụp đổ vào khoảng năm 1100 TCN, mặc dù phần lớn cho rằng Minoa có ảnh hưởng lớn và khác so với văn hóa Hy Lạp và nên được phân loại riêng biệt. Theo các sách giáo khoa của Hy Lạp ngày nay, “thời cổ đại” kéo dài khoảng 1.000 năm (từ thảm họa của Mycenae đến tận khi người La Mã) chiếm Hy Lạp) và được phân ra làm bốn thời kỳ, dựa theo phong cách nghệ thuật, kiến trúc cũng như loại hình chính trị. Dòng lịch sử của Hy Lạp cổ đại bắt đầu với Thời kỳ Tối tăm của Hy Lạp (1100–800 TCN). Trong thời kỳ này những nhà tạo hình đã sử dụng phối hợp giữa các đường hình học như hình vuông, hình tròn, đường thẳng để tạo hình lọ hai quai và các đồ gốm sứ khác. Thời kỳ Cổ xưa (800–500 TCN) là những năm mà các nghệ sĩ tạo ra các kiểu tượng lớn với dáng khắc khổ, thô cứng và “nụ cười cổ đại” huyền ảo. Thời kỳ cổ xưa thường được cho là đi đến kết thúc với sự lật đổ của các bạo chúa cuối cùng của Athen trong năm 510 TCN. Trong Thời kỳ Cổ điển (500–323 TCN) những nhà tạo hình đã hoàn toàn hảo hoá những chuẩn mực “kinh điển”, như đền Parthenon. Chính trị, thời kỳ cổ điển đã bị thống trị bởi Athen và liên minh Delian trong thế kỷ thứ 5, sau đó là người Sparta nắm quyền bá chủ trong thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên đầu, trước khi chuyển sang tay người Thebes và liên minh Boeotia và cuối cùng là liên minh Corinth do Macedonia thống lĩnh. Những năm Hy Lạp hóa sau cuộc chinh phạt của Alexandros Đại Đế (356–323 TCN), cũng được biết đến như thời Alexandria, nền văn minh Hy Lạp đã mở rộng đến Ai Cập và Bactria. Kết thúc là cuộc chinh phục Hy Lạp của La Mã. Thời kì La Mã Hy Lạp, là thời kì từ chiến thắng trước người Corinthia trong trận Corinth năm 146 TCN và cho tới khi thiết lập Byzantium bởi Constantine trở thành thủ đô của Đế chế La Mã trong năm 330 SCN. Giai đoạn cuối của thời kì cổ đại là thời kỳ của Thiên chúa giáo trong nửa sau thế kỷ 4 đến đầu thế kỷ 6, kết thúc với việc đóng cửa của Học viện Neoplatonic của Justinian I năm 529 SCN. Thông thường, nền văn minh cổ Hy Lạp được coi là thời điểm bắt đầu Thế Vận Hội vào năm 776 TCN, nhưng nhiều nhà sử học cho là vào khoảng 1000 TCN. Cũng theo tư liệu cổ thì thời kỳ Hy Lạp cổ kết thúc vào thời điểm Alexandros Đại Đế chết vào năm 323 TCN. Nhưng theo các nghiên cứu khảo cổ thì có còn tồn tại mãi đến thời kỳ Đạo Ki-tô vào thế kỷ 3. Nguồn gốc Người Hy Lạp được cho là đã di chuyển về phía nam về phía bán đảo Balkan thành vài đợt vào cuối thiên niên kỷ 3 TCN, lần cuối vào lúc cuộc xâm lăng của người Dorian. Thời kỳ từ 1600 TCN đến khoảng 1100 TCN được miêu tả trong Lịch sử của Hy Lạp Mycenae là triều đại của vua Agamemnon và cuộc chiến thành Troia được kể trong các bản anh hùng ca của Homer. Thời kỳ từ 1100 TCN đến thế kỷ 8 TCN là một “thời kỳ tối tăm” với không một tư liệu nào được giữ lại, và rất hiếm bằng chứng khảo cổ còn lại. Các tư liệu cấp hai và ba như Lịch sử của Herodotus, Mô tả về Hy Lạp của Pausanias, Bibliotheca của Diodorus và Chronicon của Jerome, miêu tả sơ lược lịch sử và danh sách các vua của thời kỳ này. Lịch sử của Hy Lạp cổ đại thường được kết thúc với sự chấm dứt của triều đại Alexandros Đại Đế, người chết năm 323 TCN. Những sự kiến sau đó được miêu tả trong Hy Lạp thời cổ. Cần xem xét cẩn thận nguồn tham thảo khi tìm hiểu về lịch sử Hy Lạp cổ đại. Những sử gia và chính trị gia có tác phẩm tồn tại đến nay như Herodotus, Thucydides, Xenophon, Demosthenes, Platon và Aristotle, phần nhiều là người thành Athena hay ủng hộ Athena. Điều đó giải thích vì sao ta biết về lịch sử và chính trị của Athena nhiều hơn những thành phố khác, và tại sao chúng ta hầu như không biết mấy về các nơi khác. Hơn nữa những người này hầu như chỉ tập trung viết về chính trị, quân sự và lịch sử ngoại giao, và bỏ qua kinh tế và xã hội. Do vậy tất cả lịch sử về Hy Lạp cổ đại cần được nghiên cứu thận trọng với những hạn chế từ các tư liệu tham khảo này.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan