Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Hóa học - Dầu khi Slide quy trình sản xuất thủy tinh.pptx...

Tài liệu Slide quy trình sản xuất thủy tinh.pptx

.PPTX
42
19
113

Mô tả:

Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicat, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn. Trong vật lý học, các chất rắn vô định hình thông thường được sản xuất khi một chất lỏng đủ độ nhớt bị làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành. Thủy tinh cũng được sản xuất như vậy từ gốc silicat. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC- MÔI TRƯỜNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỦY TINH GVHD: NGUYỄN THÁI THANH TRÚC 1 SV: NGUYỄN THỊ CHÍ LINH LÊ NGUYỄN THANH THỊNH BÙI TUẤN TÚ NGUYỄN THỊ THÁI 2 TỔNG QUAN  Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicat, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn.  Trong vật lý học, các chất rắn vô định hình thông thường được sản xuất khi một chất lỏng đủ độ nhớt bị làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành. Thủy tinh cũng được sản xuất như vậy từ gốc silicat. • 3 Silicat là Silic dioxide (SiO2) có trong dạng đa tinh thể như cát và cũng là thành phần hóa học của thạch anh. Silicát có điểm nóng chảy khoảng 2.000 °C (3.632 °F), vì thế có hai hợp chất thông thường hay được bổ sung vào cát trong công nghệ nấu thủy tinh nhằm giảm nhiệt độ nóng chảy của nó xuống khoảng 1000 °C. Một trong số đó là sô đa (Natri cacbonat Na2CO3), hay bồ tạt (tức cacbonat kali K2CO3). Tuy nhiên, sô đa làm cho thủy tinh bị hòa tan trong nước là điều không mong muốn, vì thế người ta cho thêm vôi sống (CaO) là hợp chất bổ sung để phục hồi tính không hòa tan. 4 Lịch sử của thủy tinh Hình ảnh thổi thủy tinh thế kỷ 9 5  Các loại thủy tinh có nguồn gốc tự nhiên, gọi là các loại đá vỏ chai, đã được sử dụng từ thời đại đồ đá. Chúng được tạo ra trong tự nhiên từ các dung nham (magma) núi lửa. Người nguyên thủy dùng đá vỏ chai để làm các con dao cực sắc.  Việc sản xuất thủy tinh lần đầu tiên hiện còn lưu được chứng tích là ở Ai Cập khoảng năm 2000 trước công nguyên, khi đó thủy tinh được sử dụng như là men màu cho nghề gốm và các mặt hàng khác.  Trong thế kỷ 1 trước công Nguyên kỹ thuật thổi thủy tinh đã phát triển và những thứ trước kia là hiếm và có giá trị đã trở thành bình thường. Đá vỏ chai 6  Trong thời kỳ đế quốc La Mã/Đế chế La Mã rất nhiều loại hình thủy tinh đã được tạo ra, chủ yếu là các loại bình và chai lọ. Thủy tinh khi đó có màu xanh lá cây vì tạp chất sắt có trong cát được sử dụng để sản xuất nó. Thủy tinh ngày nay nói chung có màu hơi ánh xanh lá cây, sinh ra cũng bởi các tạp chất như vậy. 7 Ứng dụng vai trò của thủy tinh 8  Ngày nay thủy tinh là một trong những vật liệu quan trọng nhất. Vậy mà cách đây trên 150 năm nó được sản xuất chỉ dưới dạng những vật dụng thông thường (tuy nó được con người biết đến khoảng 5-6 nghìn năm trước ). 9  Trong các ngành kỹ thuật thủy tinh được sử dụng rất ít, không đáng kể.  Trong lĩnh vực quang học chỉ là mở đầu. Cùng với sự phát triển của thiên văn học, sinh vật học, động vật học, thực vật học, y học …Công nghệ thủy tinh phát triển đảm bảo cung cấp các chi tiết quang học phức tạp,  Các thiết bị chứa đựng rẻ, thực tế và vệ sinh. Việc phát minh ra bóng đèn đã bắt đầu sự phát triển mạnh mẽ của ngành kỹ thuật điện chân không, ngành mà nếu thiếu thủy tinh không hiểu sẽ như thế nào. 10  Ngoài bóng đèn còn có các loại đèn ống, bình cho ngành điện tử, màn hình tivi, máy vi tính…  Thủy tinh được sử dụng rộng khắp trong sản xuất kính lọc, kính hấp thụ hoặc cho qua các bức xạ cứng, đèn tín hiệu, thiết bị quang học… Sự phát triển kỹ thuật rơngen, vật lí hạt nhân đòi hỏi phải có loại thủy tinh hoặc cho qua hoặc hấp thụ tia rơngen, tia neutron… 11  Vì thủy tinh là một vật liệu cứng và trơ nên nó là một vật liệu rất có ích. Rất nhiều đồ dùng trong gia đình làm từ thủy tinh. Cốc, chén, bát, đĩa, chai, lọ v.v có thể được làm từ thủy tinh, cũng như bóng đèn, gương, ống thu hình của màn hình máy tính và tivi, cửa sổ, ống kính máy ảnh, ống kính thiên văn... Trong phòng thí nghiệm để làm các thí nghiệm trong hóa học, sinh học, vật lý và nhiều lĩnh vực khác, người ta sử dụng bình thót cổ, ống thử, lăng kính và nhiều dụng cụ thiết bị khác được làm từ thủy tinh. Vật dụng trang trí từ thủy tinh 12 Phân loại thủy tinh Việc phân loại thủy tinh có thể chia làm 2 nhóm chính:  Thủy tinh hữu cơ (plexiglas): chất dẻo, bền, cứng, không bị vỡ khi va chạm.  Thủy tinh vô cơ: nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh vô cơ là cát silica (cát thạch anh), ngoài ra còn bổ sung thêm một số thành phần khác tạo nên sự khác biệt của các loại thủy tinh. Tùy theo thành phần hóa học mà thủy tinh vô cơ được chia làm 5 loại chính:  Thủy tinh đơn nguyên tử;  Thủy tinh oxit  Thủy tinh halogen  Thủy tinh khancon  Thủy tinh hỗn hợp Nhà thờ hình chiếc giày đc xây bằng 320 tấm kính cường lực ở bờ biển Tây Nam Đài Loan Nguyên Liệu 13    Nguyên liệu chính: nguyên liệu khoáng và một số sản phẩm công nghiệp như cát thạch anh, voda, đôlômít, đá, mưng thạch, suniat natri. Ngoài ra, hiện nay người ta bắt đầu sử dụng rộng rãi thải phẩm công nghiệp: xỉ luyện kim, vật liệu chứa thạch anh, mảnh thủy tinh. Nguyên liệu khoáng thưởng chứa nhiều tạp chất và thành phần không ổn định . Nguyên liệu ban đầu được qua xử lý như rửa, chà xát, sấy khô, phân loại theo kích thước và phân li điện từ. Nguyên liệu như cát phải sạch và không lẫn sắt, để thủy tinh trong hơn, vì sắt lẫn trong cát làm cho thủy tinh có màu xanh lục. Nếu không thể tìm thấy cát không có lẫn sắt, người thợ có thể điều chỉnh hiệu ứng màu sắc của thủy tinh bằng việc bổ sung thêm hóa chất Mg2O.  Nguyên vật liệu phụ: gồm (chất làm trong, chất khử, chất tạo màu…) có tác dụng rút ngắn qua trình nấu và tạo cho thủy tinh có tính chất yêu cầu.  Bổ sung soda () làm hạ thấp nhiệt độ xuống mức cần thiết để chế tạo thủy tinh. Tuy nhiên, chất này khiến thủy tinh có thể bị thấm nước. Vì vậy, CaO hoặc vôi sống được bổ sung vào để khắc phục nhược điểm đó.Thông thường, các chất phụ gia này chiếm tối đa khoảng 26% đến 30% hợp chất thủy tinh.  Đối với thủy tinh dùng để trang trí, hợp chất bổ sung thêm là PbO, tạo sự lấp lánh cho thủy tinh pha lê, đồng thời tạo độ mềm dẻo giúp dễ dàng cắt gọt và hạ thấp mức nhiệt nóng chảy. Đối với thủy tinh dùng làm mắt kính, người sử dụng thường bổ sung thêm Lantan Oxide (La2O3), vì nó có tính khúc xạ và sắt có trong hợp chất này giúp hấp thụ nhiệt. 14 MỘT SỐ SẢN PHẨM THỦY TINH KHÁC NHAU DỰA TRÊN PHỤ GIA A. Phụ gia thay đổi cấu trúc, tính chất vật lý và hóa học B. Phụ gia thay đổi màu sắc 15 A. Phụ gia thay đổi cấu trúc, tính chất vật lý và hóa học 1. Thạch anh Fused quartz  Thạch anh, còn được gọi là thủy tinh trong suốt silica hay Silic dioxit (SiO 2) ở dạng khoáng hoặc thủy tinh (các phân tử của nó chuyển động hỗn loạn và ngẫu nhiên, không có cấu trúc tinh thể). Nó có sự giãn nở nhiệt rất thấp, rất cứng và nhiệt độ nóng chảy cao (1000-1500 ° C). Các tính chất quang học và nhiệt độ nóng chảy cao hơn các loại thủy tinh khác do độ tinh khiết của nó. Vì những lý do này, nó được sử dụng trong chế tạo chất bán dẫn và thiết bị phòng thí nghiệm. Nó có khả năng truyền tia cực tím tốt hơn hầu hết các loại kính khác, và được sử dụng để tạo ra các ống kính và các vật liệu quang học khác cho máy quang phổ cực tím. 16 17 18 19 2. Kính Soda-lime-silica  Kính Soda-lime-silica, kính cửa sổ: Silic + Natri oxit (Na2O) + vôi (CaO) + Magiê oxit (MgO) + Alumina (Al2O3). Nó có sự giãn nở nhiệt cao và chịu nhiệt kém (500-600 ° C). Là loại thủy tinh phổ biến nhất, được sử dụng cho kính cửa sổ và hộp đựng kính (bình và lọ) cho đồ uống, thực phẩm và một số mặt hàng. Kính Soda-lime-silica, chiếm khoảng 90% thủy tinh chế tạo trên thế giới. 20 3. Thủy tinh Sodium borosilicate  Thủy tinh borosilicat natri : silica + boron trioxit (B 2O3) + soda (Na2O) + alumina (Al2O3). Giữ nhiệt giãn nở tốt hơn kính cửa sổ. Được sử dụng cho các loại thủy tinh hóa học, nấu nướng thủy tinh, đèn cho xe hơi, vv. Kính Borosilicate (ví dụ Pyrex, Duran) có thành phần cấu tạo chính silica và boron triôxit. chúng có hệ số giãn nở nhiệt thấp (CTE là 3,25 × 10 -6 / ° C so với khoảng 9 × 10-6 / ° C đối với thủy tinh soda-lime điển hình ), làm cho chúng ổn định hơn về kích thước.Hệ số giãn nở nhiệt thấp hơn (CTE) cũng làm cho chúng ít chịu ảnh hưởng do sự giãn nở nhiệt, do đó dễ bị nứt vì sốc nhiệt. Chúng thường được sử dụng cho chai thuốc thử, các bộ phận quang học và đồ gia dụng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan