Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skknmột số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng hsg môn gdcd...

Tài liệu Skknmột số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng hsg môn gdcd

.DOC
22
116
133

Mô tả:

MỤC LỤC Trang I. MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Mục đích của đề tài..................................................................................................1 II. NỘI DUNG.............................................................................................................2 1. Thực trạng cuả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD THPT hiện nay..............2 1.1. Thực trạng..............................................................................................................2 1.2. Kết quả của thực trạng trên......................................................................................3 2. Giải pháp thực hiện....................................................................................................3 2.1. Thành lập đội tuyển.................................................................................................3 2.1.1. Phát hiện, lựa chọn và tổ chức thành lập đội tuyển HSG môn GDCD.....................3 2.1.2. Giúp đỡ, động viên, khuyến khích các em trong đội tuyển thường xuyên, kịp thời...............................................................................................................................5 2.2. Xây dựng kế hoạch, sử dụng phương pháp bồi dưỡng đội tuyển một cách khoa học, đúng hướng và có hiệu quả.....................................................................................7 2.3. Rèn luyện kỹ năng tự học, đọc tài liệu, khai thác kiến thức........................................8 2.4. Coi trọng khâu ra đề, đáp án và chấm chữa, rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh...............................................................................................................................9 2.4.1. Ra đề và đáp án..................................................................................................9 2.4.2. Chấm, chữa, sửa lỗi và rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh.......................12 2.5. Phân loại học sinh trong quá trình bồi dưỡng.......................................................14 2.6. Tăng cường trao đổi, giao lưu, lắng nghe ý kiến phản hồi từ học sinh................15 2.7. Yêu cầu cao và giao nhiệm vụ cho học sinh.........................................................16 2.8. Tranh thủ sự đồng thuận của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường .....................................................................................................................................17 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHI..............................................18 1. Kết quả đạt được........................................................................................................18 2. Kết luận.....................................................................................................................20 3. Đề xuất, kiến nghị......................................................................................................20 3.1. Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo...............................................................................20 3.2. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo................................................................................20 3.3. Đối với các trường THPT........................................................................................20 Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục – Đào tạo, Quy chế chọn Học sinh giỏi, Nxb Giáo dục, 1997. 2. Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sách giáo khoa GDCD lớp 10; 11;12, Nxb Giáo dục, 2008. 3. Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sách GDCD (sách giáo viên), Nxb Giáo dục, 2006. 4. Bộ Giáo dục – Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn GDCD lớp 10; 11; 12, Nxb Giáo dục, 2006. 5. Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007), Nxb Lao động Xã hội, 2007. 6. Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Lao Động, 2009. 7. Hội luật gia Việt Nam, Tìm hiểu nội dung cơ bản Bộ luật dân sự năm 2005, Nxb Lao động xã hội, 2005. 8. Nghị quyết Trung Ương 2 – khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004. 9. Trần Văn Thắng, Tình huống GDCD 12, Nxb Giáo dục, 2009. 10. Luật khiếu nại tố cáo (Sửa đổi bổ sung), Nxb Chính trị Quốc gia, 2006. 11. Trần Văn Thắng, Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng lớp 10; 11; 12, Nxb Giáo dục, 2010. 12. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X, NXb Chính trị Quốc gia, 2006. 13.Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, NXb Chính trị Quốc gia, 2010. 14. Vũ Hồng Tiến, Tình huống Giáo dục công dân, Nxb Giáo dục, 2008. 15. Vũ Hồng Tiến, Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 10; 11; 12, Nxb Giáo dục, 2008. Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 2 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng ta xem việc chọn nhân tài, bồi dưỡng nhân tài là một phần quan träng trong quốc sách phát triển con người, điều đó được thể hiện qua việc chỉ đạo dạy và học trong các nhà trường. Nghị quyết TW2 khoá VIII đã chỉ rõ: “Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nguồn nhân tài cho đất nước được các nhà trường THPT đặc biệt quan tâm và mọi giáo viên phổ thông đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”. Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và thi học sinh giỏi nhằm: “Động viên khích lệ những học sinh và giáo viên trong dạy và học, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất luợng giáo dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước” (Điều 1 – Quy chế thi chọn học sinh giỏi ban hành theo quyết định 3479/1997/QĐ- BGD&ĐT ngày 01/11/1997). Như vây, đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề cần thiết và cấp bách, bởi vì hơn lúc nào hết đất nước đang cần những con người tài năng đón đầu tiếp thu những thành tựu khoa học mới, công nghệ hiện đại để phát minh ra những sáng kiến đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới hội nhập đất nước hiện nay. Bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc THPT là phát huy hết khả năng phát triển “tiềm tàng” của học sinh, là tạo nguồn học sinh giỏi cho các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến lược “bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”. Mặt khác, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên và sự phát triển của các nhà trường, mỗi học sinh giỏi không chỉ là niềm tự hào của cha mẹ, các thầy cô giáo mà còn là niệm tự hào của cả cộng đồng. Tuy nhiên thực tế nhiều năm trước đây, việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và bộ môn GDCD nói riêng ở trường THPT Quảng Xương I chưa đạt được kết quả như mong muốn. Với những lý do như trên, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở trường THPT”. 2. Mục đích của đề tài Thông qua việc nghiên cứu đề tài với mong muốn góp một tiếng nói giúp học sinh, phụ huynh thấy được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn GDCD nói riêng. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp đồng môn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở trường THPT hiện nay. Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 3 II. NỘI DUNG 1. Thực trạng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD THPT hiện nay 1.1 Thực trạng Trong trường THPT, GDCD là một trong những môn học trang bị cho học sinh thế giới quan nhân sinh quan khoa học, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống nhân cách cho học sinh, hình thành ở thế hệ trẻ hệ thống giá trị chuẩn mực phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Tuy nhiên, hiện nay công tác thành lập và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn GDCD cã nhiÒu khó khăn. Bởi vì lâu nay trong quan niệm của không ít phụ huynh và học sinh thì môn GDCD vẫn bị coi là “môn phụ”, không thi Tốt nghiệp, không thi Đại học nên hầu như học sinh không có sự đầu tư cho môn học này. Thực tế đã có em định tham gia đội tuyển nhưng bố mẹ không đồng ý, vì mục đích cuối cùng của nhiều phụ huynh là cho con thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng nên chỉ cho con mình ôn thi 3 môn theo khối, mà không nhiệt tình và thậm chí không muốn con mình dự thi đội tuyển học sinh giỏi nhất là đội tuyển môn GDCD vì họ cho rằng: Học và thi để làm gì, chỉ mất thời gian vô ích! Một số học sinh đã tâm sự với tôi: “Cô ơi, bố mẹ em chỉ cho thi các môn theo khối thôi kể cả không có giải, chứ thi môn GDCD thì bố mẹ em không đồng ý cô ạ”. Có một số phụ huynh đã đến tận nhà giáo viên để xin cho các em được nghỉ học đội tuyển với lý do: Bản thân các em không đủ sức khoẻ hoặc vì các lý do khác. Tôi biết những lý do đó chưa phải là sự thật, dù rất buồn và đôi khi hơi nản nhưng tôi cũng không thể thay đổi được quyết định đó của các em và gia đình. Chính thực tế trên đã không những làm giảm lòng nhiệt tình, tâm huyết và sự đam mê của giáo viên dạy GDCD nói chung và giáo viên bồi dưỡng đội tuyển nói riêng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sự tự tin của một số rất ít học sinh sẽ tham gia đội tuyển. Vì các em sợ bị coi thường và thậm chí còn thấy ngại vì phải thi GDCD! Chính vì lẽ đó, các năm trước đây có nhiều trường trong tỉnh, kể cả trường chuyên Lam Sơn đã không thể thành lập được đội tuyển môn GDCD. Cách đây nhiều năm, cũng giống như đa số các trường THPT trong toàn tỉnh, mặc dù Ban gi¸m hiÖu trường THPT Quảng Xương I rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, nhưng kết quả của môn GDCD hàng năm không cao, có năm không có giải. Thông thường bước vào Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 4 năm học lớp 12, cuối học kỳ I mới chính thức thành lập đội tuyển môn GDCD. Vì thế giáo viên phụ trách trực tiếp lên kế hoạch phụ đạo cho các em một số buổi để đi thi.. Từ thực tế trên, Ban gi¸m hiÖu đã thay đổi cách chỉ đạo, không để cho việc bồi dưỡng tự phát trong giáo viên, học sinh mà giao khoán hẳn cho giáo viên có kế họach chọn đội tuyển ngay từ đầu năm học lớp 12. Với cách làm này chất luợng và số lượng đã có thay đổi nhưng kết quả đạt được còn rất hạn chế, tû lÖ häc sinh ®¹t gi¶i ít, cha ®ñ chØ tiªu và đặc biệt không có giải cao. 1.2. Kết quả của thực trạng trên Năm học 1999- 2000 2000- 2001 2001- 2002 2002- 2003 2003- 2004 Số HS dự thi 7 8 8 9 10 Số HS đạt giải Nhất Nhì Ba Khuyến khích 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 2 1 2 1 3 2 4 5 Xếp loại cấp tỉnh 45 36 39 30 25 Bản thân tôi bắt đầu được Ban gi¸m hiÖu ph©n c«ng phô tr¸ch ®éi tuyÓn từ năm học 2003- 2004 liên tục cho đến nay đã được 8/12 năm vào nghành. Đứng trước thực tế đó, tôi luôn trăn trở để trả lời câu hỏi: Cần phải làm gì và làm như thế nào? 2. Giải pháp thực hiện Trong quá trình thực hiện tôi chú trọng vào các giải pháp cơ bản sau đây: 2.1. Thành lập đội tuyển 2.1.1. Phát hiện, lựa chọn và tổ chức thành lập đội tuyển HSG môn GDCD Châm ngôn có câu: “Có bột mới gột nên hồ”. Quả đúng như vậy, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi người thầy đóng vai trò quan trọng nhưng học sinh là yếu tố quyết định sự thành công. Thông thường những em có tố chất thông minh, học lực khá - giỏi bao giờ cũng đăng ký vào đội tuyển các môn học theo khối như: Toán, lý, hoá, sinh, văn, sử, địa, ngoại ngữ… rồi cuối cùng mới đến GDCD. Đó cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra xu thế hiện nay, học sinh học theo ban xã hội ngày càng ít và thậm chí không có. Vậy làm thế nào để học sinh say mê, thích học môn GDCD? Điểm xuất phát phải bắt đầu từ người thầy. Thầy phải thực sự coi bộ môn mình dạy như cái nghiệp của mình để chuyên tâm gắn bó và sáng tạo không ngừng. Ngoài năng lực truyền thụ tri thức lí luận khoa học, thầy phải nhập vai là minh chứng sống động trong thực Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 5 tiễn để học sinh thấy được sự thú vị cũng như ý nghĩa của bộ môn có tính định hướng và tính giáo dục cao. Niềm say mê ấy phải được bộc lộ qua từng bài giảng, trong từng câu chuyện đời thường và gi¶i quyÕt những tình huống xảy ra trong thực tế cuộc sống. Vì thế tôi nhận thấy, giáo viên dạy đội tuyển môn GDCD phải là người truyền được “lửa” cho học sinh. Tức là phải khơi dậy ở các em sự yêu thích môn học, niềm tin và lòng say mê để các em tự giác tham gia với động cơ đúng đắn và có quyết tâm thi đạt kết quả cao. Có thể nói, đây là khâu quan trọng nhất tác động đến tâm lý học sinh thực sự có hiệu quả vì nó quyết định việc các em sẽ học và thi như thế nào. Để làm được điều này, theo tôi giáo viên vừa đóng vai trò là người thầy đồng thời cũng là người bạn lớn của các em, để phân tích và chỉ ra cho các em thấy được những lợi thế khi tham gia đội tuyển học sinh giỏi. Đó chính là phương pháp học như thế nào để nhớ nhanh, nhớ kỹ và nhớ chính xác nhất. Điều này đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với kiến thức các môn xã hội. Ngoài ra, còn giúp các em kỹ năng xác định đề, phân tích đề, khả năng lập luận tư duy, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong các môn khoa học tự nhiên. Và điều quan trọng hơn đó là các em được trải nghiệm phương pháp học tập cũng như tâm lý khi bước vào kỳ thi, từ đó có sự điều chỉnh bổ sung phù hợp kịp thời… Có thể nói, đó chính là những bước đi ngắn giúp các em tiến đến kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi đại học vững chắc hơn. Ngoài phương pháp truyền thống là cho học sinh tự đăng ký, qua từng tiết học, từng bài kiểm tra đánh giá, giáo viên cần phát hiện những học sinh có khả năng trình bày bài, khả năng vận dụng và giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống và thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn giới thiệu để lựa chọn, động viên các em tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp trường tạo nguồn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh. Vì thế, có những em học lực còn rất hạn chế, song các em cũng hăng hái đăng ký dự thi với mong muốn được học hỏi nhiều hơn. Kết quả là số luợng học sinh đăng ký ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm học 2008-2009 là 35 em, năm học 2009-2010 là 40 em, năm học 2010-2011 là 47 em… Từ nguồn học sinh như trên, sau khi thi học sinh giỏi cấp trường tôi tiến hành lựa chọn danh sách đội tuyển, theo thang điểm từ cao xuống thấp và lấy từ 10 ->12 em. Ngoài ra, trong quá trình bồi dưỡng tôi còn tiếp tục thi khảo sát ít nhất hai lần để đánh giá chính xác khả năng của từng em. Từ đó có thể lấy bổ sung thêm hoặc loại bớt một số em không tiến bộ trong đội tuyển. Với cách làm Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 6 này, trong nhiều năm liên tục đội tuyển do tôi phụ trách đều có số lượng tối đa là 10 em dự thi cấp tỉnh. Như vậy, để chọn đội tuyển một cách hiệu quả cần thực hiện tốt các bước sau đây: Bước 1: Giúp học sinh hiểu, nhận thức đúng về vai trò của bộ môn và lợi thế khi tham gia đội tuyển. Bước 2: Lập danh sách dự tuyển, động viên khích lệ học sinh tham gia dự thi. Bước 3: Thi tuyển theo kế hoạch chung của nhà trường để lập danh sách từ cuối năm học lớp 10. Với những phương pháp như trên tôi đã động viên được nhiều học sinh tham gia dự thi và chọn được những em có lực học khá ở các khối A, B, D … khác với trước đây phải bắt buộc các em mới đi thi. Có thể nói, đó là niềm động viên rất lớn đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên để làm được điều đó, trước hết đòi hỏi người giáo viên phải thực sự nhiệt tình, tâm huyết trong giảng dạy và điều quan trọng hơn đó là tính bền bỉ, kiên trì, không lùi bước trước khó khăn để thuyết phục và khích lệ được các em tự nguyện tự giác tham gia. Giáo viên phải là người có uy tín với học sinh được các em tin tưởng quý mến. Ngoài ra, kết quả thi đội tuyển đã đạt được của những năm trước chính là minh chứng để củng cố niềm tin đó với đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh trong những năm học tiếp theo. 2.1.2. Giúp đỡ, động viên khích lệ các em trong đội tuyển thường xuyên, kịp thời Do số học sinh trong đội tuyển phân tán ở nhiều lớp khác nhau, lịch học thêm của các em thường lệch nhau, cho nên để chọn được 1 buổi không trùng với lịch học của tất cả các em là điều rất khó khăn. Trước đây, để đảm bảo cho các em không phải nghỉ học các môn khác, tôi đã chọn phương án là dạy vào các buổi chập tối (khoảng từ 18h->20h30). Đối với các em đây là khoảng thời gian không học thêm ca nào, nên sau khi học xong các môn khác các em ở lại học tiếp. Dù bụng đói và rất mệt nhưng các em vẫn tham gia với tinh thần rất vui vẻ và hào hứng. Chính điều đó đã làm tôi thực sự cảm động và là động lực giúp tôi kiên trì quyết tâm hơn, vượt thoát khỏi tâm lý tự ti để khẳng định sự bình đẳng giữa môn GDCD với các bộ môn khác và với mong muốn làm được điều mà mình tâm huyết. Có nhiều hôm trong giờ nghỉ giải lao tôi đã mua bánh mỳ, bánh quy … để cô trò cùng ăn cho đỡ đói. Thấy vậy, một số em định góp tiền để tự mua nhưng tôi không đồng ý. Và để các em Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 7 không thể thực hiện được ý định đó, những lần sau tôi thường đưa ra các lý do đại loại như: “Hôm nay có có tin vui nên khao các em”… Thấu hiểu những khó khăn đó bước sang năm học 2010-2011, Ban Giám hiệu nhà trường đã lên thời khoá biểu cho các đội tuyển được học vào các buổi sáng chủ nhật hàng tuần. Trong các buổi dạy, lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm, xuống lớp trao đổi động viên cả thầy và trò. Điều đó đã tạo thêm động lực, niềm tin cho chúng tôi nỗ lực cố gắng nhiều hơn. Một buổi ôn luyện của đội tuyển Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên phải thực sự là người có “Tâm” với học sinh đội tuyển của mình. Sự quan tâm đó không chỉ dừng lại ở thái độ, lời nói, kiến thức, kinh nghiệm truyền đạt cho các em mà còn bằng tất cả tấm lòng, không đơn thuần là tình thầy trò mà như một người thân thực sự của các em. Vì thế, các em sẵn sàng chia sẻ với tôi về mọi vấn đề trong cuộc sống. Tôi thường đến thăm gia đình học sinh trong đội tuyển vào các dịp nghỉ lễ, sinh nhật… đặc biệt là khi các em bị ốm phải nghỉ học, qua đó để hiểu hơn về hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập cũng như sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Nhờ vậy, nhiều phụ huynh đã có cái nhìn đúng hơn về vai trò của bộ môn, hiểu được lợi thế khi các em được tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn GDCD. Có một kỷ niệm tôi luôn nhớ, đó là năm học 2005-2006 trong đội tuyển có em Nguyễn Thị Trang lớp 12T5 nhà ở xã Quảng Bình. Hoàn cảnh Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 8 gia đình em rất khó khăn: bố mất sớm, hàng ngày em phải đạp xe 12 cây số để đến trường, buổi chiều phải ở nhà phụ giúp mẹ hái rau đi chợ bán và chăm sóc 2 em nhỏ…Vì thấy em có ý định bỏ học và không tham gia đội tuyển nữa, nên các buổi tối tôi thường chở em về và động viên em sắp xếp công việc gia đình, cố gắng tiếp tục theo học. Tôi đã mua tặng em cuốn sách “Những điều cần biết về kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng”. Năm đó, em đã đạt giải nhì và là 1 trong 2 em có số điểm cao nhất đội. Sau này khi em tốt nghiệp trường cao đẳng Y, có công việc ổn định vẫn thường xuyên liên lạc với tôi. Em bảo: chính sự quan tâm của tôi lúc đó đã thực sự giúp em có nghị lực vượt khó vươn lên. Và điều đặc biệt hơn nữa là sau 3 năm, (năm học 2008-2009) em gái của Trang là Nguyễn Thị Hoà - lớp 12C7 cũng tham gia đội tuyển do tôi phụ trách và đã đạt giải nhất toàn tỉnh. Kết quả mà các em đạt được thực sự là món quà tri ân vô giá đối với tôi và trở thành nguồn động viên lớn để tôi tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình. 2.2. Xây dựng kế hoạch, sử dụng phương pháp bồi dưỡng đội tuyển một cách khoa học, đúng hướng và có hiệu quả Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, trước hết giáo viên phải lập được kế hoạch tổng thể, có được “chương trình khung” và kế hoạch cho từng giai đoạn. Chẳng hạn, trong năm học kế hoạch là 30 buổi dạy, thời gian dạy trong hè là 10 buổi thì giáo viên phải cụ thể hoá về thời gian, nội dung ôn luyện, từ đó giúp học sinh hiểu, định hình được những việc cần làm để các em chủ động hơn trong quá trình ôn tập kiến thức cũ và lĩnh hội tri thức mới. Đồng thời qua đó các em sẽ thấy được tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức trọng tâm trong mỗi bài, mỗi phần và mỗi chương trình cũng như toàn cấp. Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi trên cơ sở những kiến thức cơ bản, xác định rõ mục đích yêu cầu cần bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy cho học sinh giỏi. Hệ thống hoá kiến thức và mở rộng kiến thức trong các buổi dạy là điều rất quan trọng. Tuy nhiên không có nghĩa là dạy lại kiến thức một cách đơn thuần mà giáo viên phải hệ thống kiến thức theo từng chủ đề cụ thể. Mục tiêu chính của việc bồi dưỡng học sinh giỏi là giúp các em trở thành người kiến tạo tri thức thay vì là những người sử dụng tri thức. Ôn tập đến đâu, kiểm tra đến đó. Khi ôn tập lý thuyết bao giờ cũng gắn với bài tập vận dụng bằng hình thức bài tập trắc nghiệm giải thích hoặc bài tập tình huống để học sinh làm quen với kỹ năng vận dụng lí luận vào thực tiễn đồng thời có thể lý giải các hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong đời sống xã hội… Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 9 Ví dụ: Ôn tập kiến thức lớp 10 theo 2 chủ đề lớn. Chủ đề 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận. Đối với học sinh đây là vấn đề khó vì kiến thức phần này khá trừu tượng và thiên về lí luận triết học. Cho nên giáo viên cần phải đơn giản hoá, cụ thể hoá kiến thức thông qua các ví dụ thực tế để học sinh dễ hiểu. Trong chủ đề này giáo viên cần chia nội dung ôn tập theo các nhóm vấn đề, từ giúp học sinh hiểu được sự lôgíc của các bài học đi từ cái tổng quát đến cái cụ thể. Bài 1: có thể coi như 1 bài mở đầu cũng là 1 bài mang tính trừu tượng khái quát nhất. Các bài 2,3,4,5,6 được triển khai theo trình tự của phương pháp diễn dịch sẽ giúp học sinh có quan điểm đúng khi xem xét sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy cũng như quan điểm sống hiện tại. Các bài này cũng là cơ sở quan trọng giúp học sinh tiếp cận nội dung bài 7,8,9. Ở Chủ đề 2: Công dân với đạo đức, cũng với cách làm như trên, giáo viên giúp học sinh hiểu rõ sự thống nhất về cấu trúc nội dung của chương trình từ bài 1 đến bài 16, thông qua bài 16 để học sinh thấy rõ trách nhiệm của bản thân không chỉ dừng lại ở việc hiểu, nhận thức đúng các vấn đề trong đời sống hàng ngày mà phải bằng những việc làm cụ thể, có kế hoạch rõ ràng và cần nghị lực và quyết tâm thực hiện. Qua đó cho thấy, đối với học sinh giỏi các em vừa phải có cái nhìn cụ thể vừa có cái nhìn khái quát, tổng thể để giải quyết vấn đề đã học một cách sâu sắc nhất. Ngoài ra để giúp các em dễ nhớ, dễ hiểu giáo viên cần có những ví dụ liên hệ thực tế bằng các đồ dùng dạy học như tranh ảnh minh hoạ, lược đồ, biểu đồ, đặc biệt có thể sử dụng chương trình Powpoint để hỗ trợ…. Bên cạnh đó giáo viên thường xuyên cập nhật các số liệu, thông tin mới để minh hoạ cho bài dạy. Tài liệu tham khảo cũng là yếu tố không thể thiếu trong quá trình bồi dưỡng: Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng, Bài tập pháp luật, Tình huống pháp luật, các văn bản luật có liên quan như Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự, luật Hôn nhân gia đình, luật bình đẳng giới, luật khiếu nại tố cáo… đều có thể cung cấp cho học sinh những dẫn chứng chính xác khi vận dụng vào bài làm. 2.3.Rèn luyện kỹ năng tự học, đọc tài liệu, khai thác kiến thức cho học sinh Để rèn luyện kỹ năng tự học, đọc tài liệu khai thác kiến thức ở từng bài trong SGK, giáo viên cần chỉ rõ cách khai thác từng nội dung cụ thể bằng phương pháp đi từ khái quát đến cụ thể và từ đó có sự liên hệ vận dụng trong cuộc sống, sau đó giao nhiệm vụ để các em tự học và kiểm tra bằng các bài viết. Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 10 Ví dụ: Ở Bài 1 SGK GDCD lớp 12: Pháp luật với đời sống. Để giúp học sinh nắm vững trọng tâm và khắc sâu kiến thức thông qua các ví dụ trong thực tế không chỉ giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu mà còn kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề bằng cách thay đổi dạng câu hỏi như: Có ý kiến cho rằng: “Ở đâu có pháp luật ở đó không có tự do”, quan điểm của em về ý kiến trên như thế nào? Thay cho câu hỏi: “Trình bày vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội?” Hoặc để kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tôi ra bài tập tình huống để các em làm, nếu em nào trích được nội dung điều luật cụ thể chứng tỏ em đó có khả năng tự học và trí nhớ tốt. Ví dụ tình huống pháp luật như sau: “ Lª V¨n An, 17 tuæi ®iÒu khiÓn xe m¸y cã dung tÝch xi lanh 50cm3 ®i vµo ®êng ngîc chiÒu”. Cã nhiÒu ý kiÕn kh¸c nhau vÒ viÖc nµy: 1. An chØ bÞ ph¹t c¶nh c¸o v× An ®ang ë tuæi vÞ thµnh niªn. 2. An sÏ bÞ xö ph¹t hµnh chÝnh. Hái: Theo em ý kiÕn nµo ®óng? V× sao? Với dạng đề này thực tế là không khó nhưng nếu học sinh không đọc SGK và đặc biệt là các điều luật đã trích dẫn ở phần Tư liệu tham khảo thì chắc chắn sẽ khó có câu trả lời đúng. 2.4. Coi trọng khâu ra đề, ra đáp án, chấm chữ và rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh 2.4.1. Ra đề và đáp án Để rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh, giáo viên cần hiểu đây là một công việc không dễ, đòi hỏi nhiều thời gian công sức của cả thầy và trò mới đem lại kết như mong muốn. Bởi đa số các em sau khi được chọn vào đôị tuyển thì điểm yếu nhất đó chính là kỹ năng làm bài, một phần là do các em học theo khối A,B có thế mạnh ở các môn tự nhiên hơn là các môn xã hội. Vì thế giáo viên chỉ nói hoặc nhắc nhở thôi thì chưa hẳn các em đã hiểu và khắc phục được. Do đó cần phải có thời gian kiểm định qua các bài kiểm tra viết mới thấy được sự tiến bộ rõ rệt của từng em. Để việc luyện tập có hiệu quả và học sinh không thấy chán, tôi đã chuẩn bị nguồn đề, như sau : - Các đề thi học sinh giỏi tỉnh các năm trước. - Đề thi học sinh giỏi các tỉnh khác sưu tầm qua đồng nghiệp hoặc truy cập trên mạng. - Đề tôi soạn cho các em từ các nguồn tư liệu và bám sát SGK, theo cấu trúc định lượng giữa phần tự luận và phần trắc nghiệm, bài tập tình huống, lượng kiến thức, số câu hỏi ở chương trình lớp 10,11,12 một cách hợp lý. Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 11 - Sử dụng các câu hỏi khó trong tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng, s¸ch gi¸o khoa vµ s¸ch bµi tËp, nh÷ng c©u hái gi¶i thÝch suy luËn… đòi hỏi học sinh phải hiểu vấn đề mới làm được. - Muốn có nguồn tư liệu đó, trong nhiều năm qua tôi phải sưu tầm tài liệu, bảo quản có hệ thống các đề thi, các kiến thức mới trong mỗi đề thi và các nội dung khác minh thu thập được qua đồng nghiệp, qua các đợt tập huấn, đóng thành tập lưu trữ để tạo nguồn tư liệu cho bản thân. Trong quá trình thực hiện tôi luôn chú ý cách ra đề sao cho có hiệu quả và gây được hứng thú cho học sinh. Mỗi đề thi đều phủ khắp kiến thức của chương trình đã học và có cấu trúc như một đề thi chính thức. Các bài tập tình huống và câu hỏi đảm bảo đủ 3 mức độ: nhớ; hiểu và vận dụng. Trong quá trình thực hiện, cần hiểu tâm lý học sinh là nếu đề ra không hay thì học sinh sẽ không thích làm và chán. Vì vậy, giáo viên phải có đầu tư thực sự cho việc ra đề. Thực tế tôi đã cho các em làm không dưới 20 đề thi tại lớp. Ví dụ sau khi các em đã ôn tập lại kiến thức lớp 10 tôi ra câu hỏi kiểm tra như sau: Đề số 1: Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (3.0 điểm) Đạo đức là gì? Hãy nêu vai trò của đạo đức? Câu 2 (4.0 điểm) “Hoạt động thực tiễn có vai trò quan trọng đối với nhận thức của con người”. Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm rõ nhận định trên và rút ra bài học cho bản thân? Câu 3 (3.0 điểm) Bác Hồ từng căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Theo em, học sinh cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của Bác? Hoặc để kiểm tra kiến thức ở cả 3 khối tôi ra câu hỏi như sau: Đề số 2: Thời gian làm bài: 180 phút C©u 1 (3.0 điểm) Cộng đồng là gì? Hãy nêu vài trò của cộng đồng? C©u 2 (4.0 điểm) Em hãy phân tích những nguyên tắc cơ bản và phương hướng thực hiện chính sách đối ngoại ở nước ta hiện nay? C©u 3 (5.0 điểm) Quyền bầu cử và ứng cử có nội dung và ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện quyền dân chủ của công dân? C©u 4 (5.0 điểm) Pháp luật nước ta quy định như thÕ nµo vÒ quyÒn häc tËp cña c«ng d©n? B¶n th©n em cÇn ph¶i lµm g× ®Ó thùc hiÖn tèt quyÒn häc tËp cña m×nh? Câu 5 (3.0 điểm) Bµi tËp t×nh huèng: Do có chuyện hiểu lầm nên H và T cãi nhau to tiếng, mọi người xúm lại cổ vũ. Ông Trưởng công an xã biết chuyện nên đã cho người đến bắt H và T về Uỷ ban, trói tay và giam trong phòng kín 13 giờ liền mà không có quyết Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 12 định bằng văn bản. Vì quá căng thẳng và đói nên khi được thả cả hai người đều bị ốm. Hỏi: 1. Hành vi của ông Trưởng công an xã là đúng hay sai? giải thích vì sao? 2. Ông Trưởng công xã có phải chịu trách nhiệm gì không? Tóm lại, tuỳ theo từng mốc thời gian và lượng kiến thức đã ôn tập để đưa ra các bài kiểm tra cụ thể. Chẳng hạn, ở giai đoạn đầu tôi thường ra câu hỏi kiểm tra trong khoảng thời gian là 90 phút, sau đó tăng dần lên 120 phút, 150 phút, rồi mới đến các bài kiểm tra 180 phút. Đặc biệt, tất cả các bài kiểm tra đó tôi đều cho các em làm vào tờ giấy thi theo mẫu in của Sở. Điều này sẽ giúp các em làm quen với các dạng đề trong thời gian khác nhau để từ đó định lượng thời gian của mỗi câu ứng với số điểm nhất định. Ví dụ câu ít điểm thì các em không cần viết quá dài mà phải tập trung vào các ý cơ bản của câu hỏi, không được trình bày lan man. Trước khi các em làm đề, tôi cho các em trao đổi thông tin về các dạng đề thi của những năm trước, qua đó giúp các em hiểu cấu trúc đề thi, kỹ năng xác định yêu cầu của đề và phương pháp nhận dạng đề thi một cách cơ bản cũng như kỹ năng làm bài sao cho có hiệu quả nhất. Tríc khi thi 2 th¸ng t«i cho c¸c em luyÖn ®Ò nhiều hơn (1tuÇn/2®Ò). Đối với dạng đề trắc nghiệm, bài tập tình huống, nếu là c©u hái yªu cÇu kh¼ng ®Þnh ®óng sai th× ph¶i kh¼ng ®Þnh tríc råi míi gi¶i thÝch v× sao? §èi víi c©u hái gi¶i thÝch v× sao th× ph¶i gi¶i thÝch râ träng t©m, ph©n ý, kh«ng lan man (hái g× tr¶ lêi ngay vÊn ®Ò ®ã, kh«ng cÇn dÉn d¾t dµi dßng). Đối với câu hỏi tự luận tôi yêu cầu các em chú ý cách trình bày sao cho bài viết phải có bố cục rõ ràng, lôgíc. Từ đó các em hiểu rằng, tuy bài viết của môn GDCD không phải là một bài văn nhưng kết cấu chỉnh thể của nó cũng phải theo trình tự như vậy. Ngoài ra, tôi còn ra đề cho các em tự học ở nhà. Theo tôi nếu các em nghiên cứu tài liệu hoặc thảo luận để làm bài cũng là hình thức để các em ôn vững kiến thức Vì vậy, tôi quán triệt tinh thần với các em rằng: trước khi làm bài các em phải đọc hết đề, nếu thấy phần kiến thức nào mình chưa nắm vững, chưa rõ, chưa thuộc, thì đem sách, tài liệu ra đọc cho thuộc. Sau đó, gấp sách lại và làm theo cách hiểu của mình. Tóm lại, để rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh cần thực hiện tốt 3 bước cơ bản sau: - Bước 1: Yêu cầu học sinh phải xác định được dạng đề bài và yêu cầu của từng câu hỏi, kể cả các dạng câu hỏi ẩn thì học sinh phải biết phân tích đề để tránh lạc đề. Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 13 - Bước 2: Yêu cầu học sinh lập dàn ý sơ lược cho từng câu hỏi trong đề thi, tránh thiếu ý khi làm bài. - Bước 3: Yêu cầu học sinh lập dàn ý chi tiết cho đề thi và hướng dẫn cách viết cho từng dạng câu hỏi, xây dựng bố cục toàn bài theo cách phổ biến nhất đó là phương pháp diễn dịch hoặc theo kết cấu tổng - phân - hợp để bài làm sâu sắc và phong phú hơn. 2.4.2. Chấm, chữa, sửa lỗi và rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh Cách 1: Ngay sau khi làm bài kiểm tra, tôi yêu cầu các em về nhà phải làm được đề cương đáp án và hướng dẫn chấm chi tiết tới 0.25 điểm cho từng ý, từng câu, từ đó tự chấm xem bài của mình sẽ được mấy điểm. Điều này sẽ giúp các em cách xác định đáp án cũng như tiến trình trong bài kiểm tra để tránh lạc đề hoặc thiếu ý. Cách 2: Trước khi trả bài kiểm tra, tôi phát đáp án chuẩn đã làm và phân công các em đóng vai trò là giáo viên để chấm bài cho bạn, tôi yêu cầu các em không trao đổi thảo luận để đảm bảo tính khách quan, mỗi bài sẽ đựợc 2 em chấm độc lập, có nhận xét chi tiết ưu, nhược điểm của từng bài. Qua đó, giúp các em tự rút kinh nghiệm cho mình, ngoài ra có thể so sánh bài làm, cách chấm của mình với các bạn. Cuối cùng tôi công bố điểm để các em tự đối chiếu. Sau mỗi bài kiểm tra, kể cả các bài kiểm tra tại lớp từ 15 phút trở lên tôi đều rất chú trọng và quan tâm đến các em trong đội tuyển để chấm và sửa lỗi cẩn thận chi tiết cho các em, nhận xét vào bài của các em từ lỗi chính tả cho đến cách dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt… Để thúc đẩy các em làm bài tích cực, có hiệu quả và nộp bài đúng hạn, giáo viên phải giữ đúng hẹn giao đề, chấm bài, trả bài để các em biết kết quả và kịp thời rút kinh nghiệm. Nhưng nếu chỉ chấm chữa thôi thì chưa đủ vì bài làm của các em thường rất lủng củng, không biết cách diễn đạt, chuyển ý, viết dài dòng và lan man. Vì vậy, sau khi chấm chữa kỹ lưỡng, tôi đều phát đáp án chi tiết và yêu cầu các em sau khi xem bài rút kinh nghiệm những sai sót thì phải học thuộc đáp án. Khi trả bài tôi dành thời gian nhất định để nhận xét cụ thể ưu, nhược điểm của từng em. Có những em tôi đã phải chữa và gạch đỏ cả bài. Mục đích là rèn luyện cho các em cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận trong bài như thế nào. Và yêu cầu các em về nhà làm lại và khắc phục ngay nhược điểm đó, hôm sau tôi thu lại kiểm tra để thấy được sự tiến bộ của các em. Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 14 Để học sinh thấy rõ sự quan tâm của cô giáo và thực hiện đúng yêu cầu, tôi không bao giờ giao cho các em tự trả bài, thu bài mà chính tôi đi đến từng lớp (vào giờ ra chơi) để trả bài, phát đáp án, đưa đề mới và thu bài của từng em, đồng thời có thái độ nhắc nhở hoặc động viên về kết quả mà các em đạt được. Vì thế, đã tạo cho các em thói quen: cứ thấy cô đến lớp là tự giác nộp bài. Nếu thấy bài làm của các em có nhiều sai sót, tôi tập trung các em để chấn chỉnh ngay. Đến cuối đợt vì thời gian còn ít mà nguồn đề còn nhiều, tôi tăng cường làm 3 bài/tuần và tôi phải nhờ đồng nghiệp (cùng nhóm chuyên môn) chuyên chấm còn tôi chuyên ra đề và đáp án. Nếu chấm trả, phát đáp án mà không kiểm tra lại thì các em sẽ chủ quan không học thuộc mà chỉ đọc qua. Cho nên, tôi đã kiểm tra lại bằng cách ra lại câu hỏi cũ xem các em có làm đúng như đáp án đã phát không? Những bài đầu tiên các em làm rất kém, điểm thấp, thậm chí còn sai kiến thức cơ bản và cao nhất chỉ đạt 10/20 điểm. Đến những bài sau, kỹ năng làm bài của các em tiến bộ rõ rệt… các em viết chắc kiến thức và biết cách trình bày, không còn lan man thiếu ý như trước. Trong các buổi ôn luyện hàng tuần, ngoài hình thức kiểm tra viết, tôi còn tiến hành kiểm tra vấn đáp các em đối với mảng kiến thức cần phải thuộc nhớ, qua đó đánh giá thực lực của các em, đồng thời có thể giải đáp những thắc mắc mà các em đưa ra… Tôi đã làm như sau: Bước 1: Nêu câu hỏi Bước 2: Gọi HS lên bảng xác định yêu cầu câu hỏi và trả lời đáp án Bước 3: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung Buớc 4 : Giáo viên kết luận và cho điểm Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 15 Một giờ kiểm tra vấn đáp tại lớp 2.5. Phân loại học sinh trong quá trình bồi dưỡng Đây là khâu khá quan trọng trong quá trình bồi dưỡng vì có phân loại được học sinh thì giáo viên mới có thể có phương pháp phù hợp với khả năng của từng em và các em mới có khả năng đạt được kết quả như mong muốn. Sau đó lập bảng theo dõi ghi chép cẩn thận vào sổ (Nhật ký dạy đội tuyển) của mình để chỉ cho các em thấy được các em đã khắc phục nhược điểm ở những bài sau như thế nào. Qua việc lập bảng theo dõi như trên giáo viên sẽ rút ra được lỗi thường gặp phổ biến của các em để sau một thời gian nhất định sẽ kiểm tra lại để nắm được mức độ tiến bộ của từng em. Năm học 2009-2010 đội tuyển có 10 em dự thi và các em đều có điểm mạnh điểm yếu khác nhau như: - Em Bùi Thị Nhung, Nguyễn Thị Minh, Lê Thị Thu, Hoàng Thị Diệu… rất chịu khó và chăm chỉ nhưng vốn từ và hiêu biết xã hội của các em có hạn chế, viết chậm nên bài làm thường mắc các lỗi diễn đạt và kỹ năng vận dụng, giải quýêt vấn đề. - Ngược lại, các em Bùi Thị Hoài, Nguyễn Thị Trang, Trần Thị Lan, Bùi Thị Loan… lại có vố kiến thức thực tế phong phú, khả năng nắm bắt vấn đề nhanh, biết cách trình bày bài, song thiếu tính cẩn thận, thường vội vàng chủ quan nên đôi khi hay bị sót ý, mất điểm trong bài tập tình huống trong bài. Hoặc có em kiến thức chắc chắn, chịu khó đọc tài liệu nhưng tâm lý khi đi thi Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 16 lại không ổn định và mất bình tĩnh. Cũng có em sức viết dài nhưng hay dàn trải, phân chia thời gian không hợp lý dẫn đến bài làm không trọn vẹn, thiếu thời gian. Năm học 2010-2011 vừa qua, trong đội tuyển có em Mai Thị Phương lớp 12C5 học khối A, dù được chọn bổ sung vào sau so với các bạn (đầu năm học lớp 12), dù em có một nhược điểm lớn đó là chữ viết không cẩn thận, nhưng tư duy nhanh và đặc biệt là khả năng nhớ và vận dụng rất tốt nên tôi đã quyết định lấy em vào danh sách dự thi. Tôi giao nhiệm vụ cho em từng bước phải cải thiện chữ viết và cách trình bày bài của mình qua mỗi bài kiểm tra ở lớp cũng như ở nhà, tôi còn kiểm tra vở ghi trên lớp thường xuyên để nhắc nhở em sửa lỗi. Và sau học kỳ I, nhược điểm đó đã đựợc đẩy lùi, điều vui hơn đó là em đã đạt giải nhì với số điểm rất cao: 17 điểm. Từ thực tế đó tôi nhận thấy, phát hiện chính xác khả năng và phân loại đúng học sinh càng sớm càng tốt. Phân loại học sinh chủ yếu dựa vào khả năng quan sát, tiếp cận trong quá trình bồi dưỡng và giảng dạy trên lớp của giáo viên. Ngoài ra, qua hệ thống trả lời câu hỏi vấn đáp trực tiếp hoặc bài kiểm tra viết. Đối với những em có khả năng nhớ chậm, khái quát vấn đề còn hạn chế, giáo viên cần khoanh vùng kiến thức và nhắc trước cho các em có sự chuẩn bị để các em có thể tự tin trong quá trình học. Đối với học sinh có khả năng tư duy tốt, tôi sẽ đưa ra yêu cầu cao hơn. Để đánh giá, theo dõi mức độ tiến bộ của các em, sau mỗi lần kiểm tra, tôi căn cứ vào điểm để chia các em theo nhóm. Thông thường là 3 ->4 nhóm. Chẳng hạn nhóm 1 là những em có số điểm cao nhất, ít nhược điểm. Nhóm 2, 3, 4 tương tự như vậy xét theo điểm từ cao xuống thấp. Đồng thời lập bảng thống kê ghi rõ ưu, nhược điểm của từng em qua bài kiểm tra. Qua việc lập bảng theo dõi như trên, giáo viên sẽ rút ra được một số lỗi phổ biến thường gặp ở tất cả các em. Ngoài ra, qua đó các em sẽ biết được mình đang ở vị trí nào để nỗ lực cố gắng nhiều hơn. Tất nhiên, chỗ đứng của các em sẽ liên tục thay đổi qua các bài kiểm tra. Điều này sẽ tạo được không khí thi đua lẫn nhau trong đội tuyển, đối với những em được xếp ở tốp đầu phải thường xuyên cố gắng thì mới giữ được thứ hạng cao mà mình đã có, còn một số em xếp cuối chắc chắn phải phấn đấu vươn lên. 2.6. Tăng cường trao đổi, giao lưu, lắng nghe ý kiến phản hồi từ học sinh Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tạo nhiều cơ hội cho học sinh được bày tỏ ý kiến và trao đổi thông tin với giáo viên để từ đó biết được các em đang cần gì, thiếu gì? Chẳng hạn, sau mỗi buổi học thỉnh thoảng tôi thường Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 17 trao đổi với các em rất thân mật gần gũi với các câu hỏi thăm dò như: Theo các em phương pháp dạy của cô như thế được chưa, các em có hiểu không?... Thảo luận ngoài giờ Từ đó tạo cho các em tâm lý tin cậy, gần gũi mạnh dạn hơn để bày tỏ những vấn đề còn băn khoăn vướng mắc.Giáo viên có thể làm được điều này bằng cách: - Khích lệ học sinh suy nghĩ và đặt câu hỏi. - Lắng nghe và trả lời ý kiến của các em, biểu dương những ý kiến có tính chất đổi mới, sáng tạo. - Tổ chức thảo luận theo nhóm nhỏ để các em có thể phát biểu ý kiến của mình. - Kể những tấm gương tốt ở các đội tuyển năm trước cho các em nghe để học tập, noi theo. - Thường xuyên động viên khích lệ các em hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng ngày. - Giao nhiệm vụ có tính chất thử thách để các em có động cơ phấn đấu. 2.7. Yêu cầu cao và giao nhiệm vụ cho học sinh Căn cứ vào kết quả chia nhóm, xếp loại học sinh trong suốt quá trình bồi dưỡng, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em. Chẳng hạn, những em có kết quả làm bài ổn định chắc chắn, xếp ở tốp 1 tôi yêu cầu khi đi thi các em phải đạt số điểm là 17 trở lên, tức là phải đạt giải cao. Tương tự như vậy tôi Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 18 ‘khoán” chỉ tiêu cụ thể cho từng em và đảm bảo rằng tất cả các em đều phải có giải. Để không tạo áp lực cho các em, tôi luôn làm công tác tư tưởng, động viên khích lệ để các em hiểu: Mọi sự nỗ lực, cố gắng của cả cô và trò do chính các em quyết định, vì thế cần phải có quyết tâm cao để chứng minh rằng: Thi GDCD không dễ và để đạt được kết quả cao như các môn khác cũng là điều không đơn giản. Ngoài ra để động viên các em, tôi còn treo giải thưởng cho em nào đạt hoặc vượt chỉ tiêu cô yêu cầu. Tất nhiên, không phải em nào cũng được kết quả như mong muốn, nhưng ít nhất các em đã biết được mục tiêu của mình là gì để bước vào kỳ thi với tâm lý tự tin và quyết tâm cao nhất. 2.8. Tranh thủ sự đồng thuận của các lực lượng giáo dục trong và ngòai nhà trường Trong thực tế có người cho rằng, bồi dưỡng học sinh giỏi là trách nhiệm của đồng chí giáo viên được nhà trường phân công. Điều đó chỉ đúng một phần nhất định. Vì để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả cao phải có sự hỗ trợ đắc lực của các đồng chí giáo viên trong tổ chuyên môn, sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, sự quan tâm đồng tình, động viên khích lệ của phụ huynh học sinh và các giáo viên trong trường tạo điều kiện giúp đỡ. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THPT Quảng Xương I trong những năm gần đây liên tục đạt kết quả cao, trước hết là có đường lối chỉ đạo đúng đắn của BGH nhà trường, sự quan tâm, tạo điều kiện thực sự cho giáo viên dạy đội tuyển. Trong năm học 2010-2011 nhà trường đã tạo lập được quỹ hỗ trợ cho giáo viên dạy đội tuyển. Khác với trước đây, đội tuyển do một cá nhân phụ trách, nhưng hiện nay giao trách nhiệm cho tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên khác cùng cộng đồng trách nhiệm, phối hợp dạy hỗ trợ lẫn nhau. Để có sự đồng thuận và nhất trí giữa nhà trường và gia đình, sau khi học sinh làm đơn xin tham gia đội tuyển chính thức, nhà trường tổ chức họp phụ huynh các đội tuyển để trao đổi, từ đó sự quan tâm của phụ huynh được tăng lên. Đến ngày chuẩn bị đi thi, nhà trường tổ chức gặp mặt các đội tuyển vừa để căn dặn vừa động viên giao nhiệm vụ cho các em. Trong các buổi trao phần thưởng học sinh giỏi hàng năm, một thành phần không thể thiếu trong buổi lễ đó là các bậc phụ huynh trong đội tuyển. Tất cả những việc làm đó đều thể hiện rằng: Để có chất lượng học sinh giỏi thực sự vững bền trước hết cần có sự đồng tâm của tập thể sư phạm nhà trường, sự nỗ lực của thầy và trò, sự đồng thuận của phụ huynh học sinh. Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 19 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1. Kết quả đạt được Với những việc đã làm như trên đối chứng với cách làm trước đây, tôi đã thu đựơc những kết quả rất khích lệ, đựơc lãnh đạo Sở, lãnh đạo nhà trường, đồng nghiệp và các trường bạn ghi nhận. Góp một phần vào thành tích chung của nhà trường trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm nay, xứng đáng là một trong những trường có chất lượng dạy tốt học tốt trong tỉnh. Có thể nói, sự kiên trì tận tâm và lòng nhiệt tình trong chuyên môn của bản thân cùng với sự miệt mài chăm chỉ, nỗ lực của các em học sinh đã được đền đáp. Liên tục trong nhiều năm đội tuyển môn GDCD không những đã đạt chỉ tiêu nhà trường đề ra (xếp từ thứ 1 đến thứ 10 toàn tỉnh) mà còn hoàn thành xuất sắc với kết quả rất cao và giữ vững trong nhiều năm. Từ năm học 2005-2006 đến năm học 2010-2011 đã có 55/59 em đạt giải (trong đó giải nhất: 6 em, giải nhì: 19 em, giải ba: 21 em, giải khuyến khích: 9 em) Niềm vui của cô và trò Người thực hiện: Lê Thị Liên – Trường THPT Quảng Xương I 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan