Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở SKKN:Một số biện pháp tạo hứng thú cho hs khi giảng day phần pháp luật môn GDCD...

Tài liệu SKKN:Một số biện pháp tạo hứng thú cho hs khi giảng day phần pháp luật môn GDCD

.DOC
16
296
130

Mô tả:

SKKN“Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN. 1. Tên sáng kiến : “Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Giáo dục 3. Tác giả : Hà Thị Giang Giới tính : Nữ Ngày 21 tháng 3 năm 1985 Trình độ chuyên môn : ĐHSP GDCD Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường THCS Minh Tân Điện thoại :0977346385 Email : [email protected] 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THCS Minh Tân – Minh Tân – Kiến Xương – Thái Bình 5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2016 II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1 Tình trạng giải pháp đã biết: Qua thực tế giảng dạy ở trường Minh Tân các năm qua, tôi nhận thấy khi học đến chương trình học kì 2 phần pháp luật đa số học sinh đều nhận xét phần này rất khó hiểu và không dễ học bài, trong quá trình dạy học sinh tiếp thu bài một cách thụ động, không chịu tư duy và thường mắc một số lỗi trong khi giải quyết các tình huống, hay nhầm giữa các điều luật và văn bản luật… để khắc phục tình trạng trên tôi đưa một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, học sinh có thể tự học, tự rèn luyện thông qua một số phương pháp để khắc phục nhược điểm trên. Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Thuyết trình - Phương pháp điều tra: sử dụng kết quả điều tra của học sinh; - Phương pháp động não; - Quan sát khách quan; - Phương pháp nghe nhìn – tái hiện; Giáo viên: Hà Thị Giang 1 Trường THCS Minh Tân SKKN“Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” 3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1 Mục đích của giải pháp -Tạo được hứng thú cho học sinh trong học tập ở lớp cũng như ở nhà đối với môn học,kích thích hoạt động sáng tạo, xây dựng cơ hội khám phá,ứng dụng tri thức bằng thúc đẩy hoạt động tìm hiểu thực hành,từ đó các em tích cực tham gia vào bài học hơn tránh được sự nhàm chán trong phương pháp dạy và học truyền thống. -Đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính rõ ràng về nội dung bài học .Giáo viên dễ dàng trong truyền thụ kiến thức và nhận xét đánh giá học sinh. Học sinh nhanh chóng nắm bắt nội dung bài học,nhận biết và sửa đổi các hành vi sai trái,có nhiều cơ hội phát huy tính tích cực,nhanh chóng nắm được kiến thức tại lớp vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày. -Tiết kiệm được thời gian ,công sức và kinh phí trong việc chuẩn bị đồ dùng,giáo cụ trực quan trước khi lên lớp đồng thời bám sát yêu cầu của phương pháp dạy học đổi mới kết hợp phương pháp dạy học truyền thống phù hợp với cả 3 đối tượng học sinh và thực trạng dạy-học của nhà trường. -Vận dụng ứng dụng công nghê ̣ thông tin,tạo trực quan sinh động (với các bài có thiết kế trình chiếu Power Point) gắn với nội dung cụ thể của từng bài nhằm xây dựng yếu tố hấp dẫn lôi cuốn kích thích tư duy để học sinh nhanh chóng nắm được bài giảng,nhớ lâu,nhớ sâu nội dung bài học. -Thuận lợi,dễ dàng trong kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức của học sinh,dự báo sớm được kết quả học tập để có biện pháp bồi dưỡng uốn nắn kịp thời đối với tất cả các đối tượng học sinh. 3.2.2 Nội dung giải pháp 3.2.2.1.Các bước tiến hành. Để có một tiết dạy tốt,theo tôi cách dạy của giáo viên là quan trọng nhất. Thầy là người gợi mở, học sinh tự do phát triển. Giáo viên dẫn dắt vấn đề, đưa kiến thức và tình huống bên ngoài cuộc sống để cho giờ học thêm sinh động. Giờ học, học sinh phải được “phát ngôn” theo sự hiểu biết của mình gắn với bài học, giúp học sinh say mê với môn học. Giáo viên như một người bạn, người tâm giao, có vướng mắc là các em hỏi ngay mà không ngại. Với sách giáo khoa, giáo viên dựa vào khung sườn từ đó có cách gợi mở với mỗi bài học để học sinh chủ động. Từ kiến thức nền đó, giáo viên “biến hóa” để học sinh hiểu bài, biết thế nào là tốt - xấu, cách xử lí tình huống khi gặp nguy hiểm ...Tuy nhiên, cũng có cái khó là đồ dùng dạy học còn hạn chế, tranh ảnh minh họa ít, phần lớn giáo viên phải tự chuẩn bị, tự làm, việc sưu tầm tư liệu có thể mất khá nhiều thời gian. Giáo viên: Hà Thị Giang 2 Trường THCS Minh Tân SKKN“Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” Thực tế, nếu dập khuôn theo sách giáo khoa thì môn Giáo dục công dân là khô cứng,giáo điều, học sinh rất khó hiểu. Mà ở phần 2 trong chương trình GDCD các bài đều có nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định theo hiến pháp,đi cùng là một số văn bản pháp luật khác.đối với độ tuổi các em kiến thức này khá trừu tượng,khó hiểu Từ thực tế giảng dạy,tôi nhận thấy để giảng tốt 1 bài có kiến thức pháp luật cho học sinh trong giờ học Giáo dục công dân cần chú ý các biện pháp sau: * Đưa thực tiễn, tư liệu cuộc sống vào bài giảng, làm cho bài giảng phong phú sinh động, HS dễ hiểu và có ấn tượng sâu sắc về bài học. Những tư liệu này phải phong phú, cập nhật những vấn đề mang tính thời sự mà học sinh quan tâm. Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên theo dõi những vấn đề của xã hội đặc biệt khi đọc các thông tin trên báo, mạng Internet, truyền hình ...giáo viên phải lưu lại những vấn đề có thể phục vụ cho bài giảng. Biê ̣n pháp này sử dụng được hầu hết các bài trong chương trình của bô ̣ môn, trong các tiết dạy khi đưa thêm các tư liê ̣u cuô ̣c sống vào bài tiết học trở nên sinh đô ̣ng, gần gũi dễ hiểu hơn học sinh có hứng thú học. Ví dụ trong bài 16 lớp 6 “Quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể,sức khỏe,danh dự,nhân phẩm” giáo viên có thể đưa nhiều thông tin về các vụ việc xâm hại thân thể,sức khỏe được đăng trên các phương tiện truyền thông cho học sinh tham khảo để các em tự hiểu nội dung ,hậu quả của việc vi phạm quyền này... * Biện pháp nêu gương : Khi giảng mỗi bài cần đưa gương tốt về người thật, việc thật. Đồng thời cả gương xấu nếu có để học sinh tránh. Những tấm gương nêu ra phải được nhiều học sinh biết, đặc biệt là những tấm gương ở địa phương mình. Ví dụ khi giảng dạy mô ̣t số bài ở chương trình lớp 6: bài : "Quyền và nghĩa vụ học tập" giáo viên có thể đưa những tấm gương có thành tích cao trong học tập ở trường,huyện,tỉnh bên cạnh đó cũng đưa ra các điển hình lười học trong trường lớp.Hoặc bài "Quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể,sức khỏe,danh dự,nhân phẩm"giáo viên đưa ra các trường hợp xâm phạm sức khỏe,thân thể hay xúc phạm danh dự ,nhân phẩm ngay trong nhà trường... * Biêṇ pháp trr chơi Để tạo hứng thú trong học tâ ̣p cho học sinh trong giờ dạy của mình giáo viên có thể tổ chức mô ̣t số trò chơi trong tiết dạy ví dụ: - Chơi trò ô chữ, - Rung chuông vàng Giáo viên: Hà Thị Giang 3 Trường THCS Minh Tân SKKN“Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” - Sắm vai - Tiếp sức… Biê ̣n pháp này có thể dùng trong giới thiê ̣u bài, củng cố bài học giúp các em khắc sâu hơn kiến thức của bài.Tuy nhiên trong trò chơi sắm vai giáo viên cần hướng dẫn các em học sinh chuẩn bị trước. Ví dụ : + Biê ̣n pháp chơi trò chơi ô chữ giáo viên sử dụng trong phần củng cố bài giúp học sinh nắm được kiến thức của bài ngay tại lớp. + Biê ̣n pháp sắm vai giáo viên có thể dùng để giới thiê ̣u bài tạo hứng thú học sinh tìm hiểu bài như khi giảng bài “Quyền được bảo đảm an toàn,bí mật thư tín,điện thoại,điện tín” ( giáo dục công dân 6) giáo viên cho các em sắm vai theo tình huống trong SGK sau cho học sinh nhâ ̣n xét rồi giáo viên dẫn dắt vào bài. Việc tiến hành thực nghiệm trong tiết học thông qua các trò chơi. Xét trên phương diện hiệu quả còn phải phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, giáo viên phải biết vận dụng một cách linh hoạt , tùy thuộc vào khả năng, năng lực của từng em, từng lớp cho dù cách thức tiến hành giống nhau hay cùng một bài giảng .Điều quan trọng hơn hết giáo viên phát triển mặt tích cực mặt ưu điểm và hạn chế tối đa mặt nhược điểm mỗi trò chơi. phát huy mà trên thực tiễn áp dụng đã đúc kết .Bên cạnh đó việc lựa chọn hình thức trò chơi có tính khả thi trong mỗi tiết dạy , giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài giảng, chuẩn bị chu đáo,trao dồi năng lực tổ chức trò chơi có như thế sự vận dụng trò chơi vào trong tiết dạy mới phát huy hiệu quả * Biện pháp mời báo cáo ngoại khoá Ví dụ: - Mời báo cáo an toàn giao thông trong giờ ngoại khóa,chào cờ... - Tọa đàm về luật lệ đi đường. - Báo cáo gương tốt trả của rơi cho người bị mất. - Báo cáo về gương dũng cảm cứu người bị nạn... Biện pháp này, học sinh phải được chuẩn bị, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tư liệu, kiểm tra bài báo cáo trước khi học sinh trình bày trước lớp. Ví dụ ở chủ đề Quyền và nghĩa vụ của công dân về trật tự an toàn xã hội và giáo dục phần 1 Thực hiện trật tự an toàn giao thông giáo viên có thể tổ chức cho học sinh nghe tọa đàm về an toàn giao thông . Ngoài những biện pháp trên thì việc day tích hợp các bộ môn khoa học khác với bộ môn GDCD là một biện pháp hữu hiệu nhất, thiết thực nhất và tính khả thi cao . * Biện pháp tích hợp các bộ môn khoa học khác với bộ môn GDCD Môn GDCD là một bộ môn có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, thuộc nhóm khoa học xã hội nên Giáo viên: Hà Thị Giang 4 Trường THCS Minh Tân SKKN“Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” có quan hệ với các bộ môn khác như : ngữ văn, lịch sử, âm nhạc địa lí ... Các bộ môn này là tổng thể của một quá trình giáo dục nhằm giáo dục học sinh về giá trị sống, phát triển thái độ tình cảm niềm tin đúng đắn đối với tự nhiên xã hội và con người, giáo dục ý thức trách nhiệm của con người, hình thành thói quen tự giác thực hiện nghĩa vụ quyền hạn của người công dân Việt Nam trong thời đại CNH-HDH và hội nhập quốc tế. Vì có cùng mục tiêu giáo dục nên các môn học này có những nội dung kiến thức liên quan theo từng chủ đề, từng nội dung cụ thể. Kiến thức của các bộ môn này bổ xung, bổ trợ cho nhau vì vậy khi dạy bộ môn GDCD cần tích hợp với các bộ môn khác như ngữ văn, âm nhạc, lịch sử ...là điều cần thiết . Nó không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, những kĩ năng thực hành cần thiết , bằng việc sử dụng các kiền thức liên môn, nó còn tạo ra cho các em có được hứng thú trong học tập để từ đó giúp các em khắc sâu kiến thức đã học làm cho quá trình học tập trở nên có ý nghĩa. Cần sử dụng kiến thức liên môn trong những tình huống cụ thế, thay vì tham nhồi nhét cho học sinh những kiến thức lí thuyết đủ loại dạy học tích hợp môn GDCD với các môn học khác là tập dượt cho các em vận dụng những kiến thức kĩ năng học được trong những môn họ liên quan để tiếp nhận kiến thức một cách có hệ thống . Đối với từng mục tiêu bài dạy nhất định,từng chủ đề nhất định để lựa chọn để lựa chọn nội dung môn học tích hợp cho phù hợp . Khi tích hợp cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lôgic và hài hoà ...Từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh . Ví dụ :+ Khi giảng bài " Bài 12 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em " giáo viên có thể tích hợp với môn Ngữ văn qua các câu ca dao tục ngữ,môn lịch sử... + Khi giảng chủ đề Quyền và nghĩa vụ của công dân về trật tự an toàn xã hội và giáo dục phần 2 Quyền và nghĩa vụ học tập giáo viên có thể cho HS liên hệ bản thân quyền và nghĩa vụ của mình qua các bài hát của môn âm nhạc… Giao viên khi dạy tích hợp cần phối hợp,tham khảo với giáo viên các bộ môn khác mà mình cần tích hợp để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. * Biện pháp tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Chúng ta đều biết chương trình Giáo dục công dân lớp 6 có vai trò quan trọng trực tiếp trong quá trình hình thành ý thức chính trị, hành vi đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh. Môn học này có đặc điểm nổi bật là gần gũi với con người và xã hội, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhà trường, xã hội. Chính vì thế, việc tích hợp tư tưởng, Giáo viên: Hà Thị Giang 5 Trường THCS Minh Tân SKKN“Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học với chủ đề cụ thể là hết sức cần thiết. Qua quá trình công tác, tôi nhận thấy để tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt hiệu quả, chất lượng chúng ta cần làm tốt những bước sau: - Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu tích hợp. - Xác định nội dung và lượng kiến thức cần tích hợp. -Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích hợp. - Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. -Lựa chọn phương pháp và nội dung tích hợp Ví dụ:Khi giảng bài Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giáo viên có thể tích hợp phần liên hệ bản thân qua “5 điều Bác Hồ dạy”… Ngoài ra để có thể dạy tốt,dạy hay đối với người giáo viên cần: - Không ngừng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, trau dồi chuyên môn . - Trong quá trình dạy học phải nắm nội dung môn học, một cách chính xác, khoa học, rõ ràng . - Khi dạy bộ môn GDCD phải đảm bảo tính nguyên tắc dạy học : nguyên tắc tính khoa học, nguyên tắc tính Đảng, nguyên tắc tính thực tiễn và nguyên tắc tính vừa sức . - Tích cực đổi mới các phương pháp dạy học : Để cải thiện chất lượng môn dạy, không chỉ có giáo viên cố gắng mà học sinh cũng phải có ý thức hơn trong việc học tập.Thử hỏi nếu giáo viên dạy hay tiết học sinh động,hấp dẫn nhưng học sinh không học bài , không chuẩn bị bài, không đọc sách giáo khoa thì kết quả không thay đổi. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy bộ môn GDCD cần có sự quan tâm của tất cả mọi người và toàn xã hội . 3.2.2.2.Giáo án thực nghiệm CHỦ ĐỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN Xà HỘI VÀ GIÁO DỤC A.Mục tiêu chủ đề 1. Kiến thức: Giúp Hs -Nắm được một số quy định khi tham gia giao thông. -Nắm được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của giao thông đối với đời sống của con người. Giáo viên: Hà Thị Giang 6 Trường THCS Minh Tân SKKN“Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” -Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an tòan giao thông và các biện pháp bảo đảm an tòan khi đi đường. - Hiểu ý nghĩa của việc học tập, nội dung và nghĩa vụ học tập của công dân, tầm quan trọng của học tập. -Trách nhiệm của nhà nước đối với việc học của công dân. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đi đường thường gặp. - Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an tòan giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an tòan giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. - Tự giác mong muốn thực hiện tốt quyền học tập, yêu thích học tập, phấn đấu đạt kết quả cao. -HS thực hiện tốt những qui định về quyền và nghĩa vụ học tập có phương pháp học tập tốt để đạt kết quả cao trong học tập. * Các KNS cơ bản cần được giáo dục: KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng 3. Thái độ: - Có ý thức tôn trọng và thực hiện trật tự an tòan giao thông. - Ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an tòan giao thông. - Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nhĩa vụ học tập, thực hiện đúng quy định học tập. -HS yêu thích việc học, tự giác và sáng tạo trong quá trình học tập. 4. N¨ng lùc ph¸t triÓn: - N¨ng lùc quan s¸t, ph¸t hiÖn. - N¨ng lùc t duy. - N¨ng lùc gi¶i quyÕt vÊn ®Ò. - N¨ng lùc hîp t¸c. - N¨ng lùc tr×nh bµy. - N¨ng lùc vÊn ®¸p. - N¨ng lùc viÕt tÝch cùc. - N¨ng lùc ®éng n·o. II. Chuẩn bị 1, GV: - SGK,SGV GDCD 6 ,tranh ảnh,truyện đọc,Luật giáo dục,Luật giao thông 2, HS: - Phiếu học tập,vở ghi,sgk 3.Phương pháp:Thảo luận nhóm, động não… C. Tiến trình hoạt động Hoạt động 1: Khởi động Giáo viên: Hà Thị Giang 7 Trường THCS Minh Tân SKKN“Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” GV:Cho HS đọc truyện “Gương mẫu tôn trọng luật lệ” sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức lối sống dành cho học sinh lớp 6” GV:Em hãy chỉ ra các chi tiết trong câu truyện cho thấy Bác Hồ là người gương mẫu thực hiện nội quy? HS:Trả lời GV:Em hãy chỉ ra các chi tiết trong câu chuyện cho thấy Bác Hồ là người gương mẫu thực hiện tinh thần tôn trọng pháp luật? HS: Trả lời GV:Tấm gương cuả Bác có hiệu quả giáo dục như thế nào đối với tất cả mội người dân trong xã hội? HS: Trả lời GV:Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên? HS:Liên hệ bản thân. GV:Bác thực hiện rất tốt các quy định về trật tự an toàn xã hội. Công dân có quyền và nghĩa vụ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề hôm nay: Hoạt động 2:Giới thiệu tổng quan chủ đề. Tên chủ đề: Quyền và nghĩa vụ của công dân về trật tự an toàn xã hội và giáo dục Tiết Hướng dẫn điều Tên chủ đề Tiết (KHDH Tên bài chỉnh nội dung ) 1. Thực hiện trật tự an toàn Bài 14 Quyền và 23 giao thông Bài 15 - Bảng thống 1 nghĩa vụ a.Hệ thống báo hiệu giao kê tình hình TNGT: của công thông đường bộ: Cập nhật số liệu mới dân về trật 24 b.Một số quy định về đi - Nội dung “Trẻ em 2 tự an toàn đường. dưới 12 tuổi không 2. Quyền và nghĩa vụ học được đi xe đạp người xã hội 3 25 tập và giáo dục lớn” phần ND bài 26 3.Trách nhiệm của nhà (4 tiết)) học: Đọc thêm 4 nước,công dân-học sinh. Hoạt động 3: Hình thành kiến thức chủ đề Tiết 1 1. THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG (T1) I. Mục tiêu bài học: Giáo viên: Hà Thị Giang 8 Trường THCS Minh Tân SKKN“Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” 1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được một số quy định khi tham gia giao thông. Nắm được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của giao thông đối với đời sống của con người. -Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an tòan giao thông và các biện pháp bảo đảm an tòan khi đi đường. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đi đường thường gặp. - Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an tòan giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an tòan giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. * Các KNS cơ bản cần được giáo dục: KN phân tích so sánh, kĩ năng giải quyết vấn đề, KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng 3. Thái độ: - Có ý thức tôn trọng và thực hiện trật tự an tòan giao thông. - Ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an tòan giao thông. II . CHUẪN BỊ: - GV: SGK, SGV,tình huống, các tài liệu liên quan... - HS: Tìm hiểu trước bài học. - Sử dụng kết hợp các PPDH: Thảo luận, động não, diễn giảng, nêu vấn đề... III. TIẾN TRINH BÀI GIẢNG. 1. Ổn định tổ chức( 1’ ) 2.Kiểm tra bài cũ(5’ ) - Câu hỏi: Nêu mối quan hệ giữa nhà nước và công dân?. 3.Bài mới * Đặt vấn đề (1’) Như các em đã biết, GTVT là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện quan trọng để nâng cao cuộc sống cho mọi người. GT có quan hệ chặt chẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nhưng bên cạnh đó một số nhà nghiên cứu nhận định rằng: Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm hoạ thứ 3 gây ra cái chết và thương vong cho loài người. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó... Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức HĐ 1: Tình hình tai nạn giao thông hiện nay và nguyên nhân (10’ ) Gv: Cho HS quan sát bảng thống kê về tình hình tai nạn giao thông Năm Số vụ TN Số Sốngười bị người thương chết Giáo viên: Hà Thị Giang 9 1. Thông tin, sự kiện. Tình hình tai nạn giao thông hiện nay: Trường THCS Minh Tân SKKN“Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” 2008 12.163 11.318 7.885 2009 12.500 11.500 8000 2010 15.000 11.000 10.500 2011(10 11.036 9.265 8.739 tháng - Ngày nay tình hình TNGT đầu rất nghiêm trọng. Ở trong năm) nước và tại địa phương số vụ tai nạn giao thông có người chết và bị thương ngày càng tăng. Có người mất đi cuộc sống, có người mất sức lao động, để lại di chứng suốt cả cuộc đời. Gây hậu quả: Thiệt hại về tính mạng và tài sản. * Nguyên nhân: - Do ý thức của một số Gv: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến tai người tham gia giao thông nạn giao thông?. chưa tốt. Chưa tự giác chấp HS: Trả lời hành luật lệ giao thông. GV: Vậy trong những nguyên nhân trên, - Dân số tăng nhanh.Các Nguyên nhân nào là phổ biến? phương tiện tham gia giao GV: Chúng ta cần có những biện pháp nào để thông ngày càng nhiều. tránh TNGT, đảm bảo ATGT khi đi đường? - Các phương tiện tham gia + Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo giao thông còn thô sơ. hiệu giao thông. - Sự quản lí của nhà nước về + Phải học tập, hiểu pháp luật về trật tự an giao thông còn hạn chế. toàn giao thông. - Người tham gia giao thông + Tự giác tuân theo quy định của pháp luật thiếu hiểu biết về luật giao về đi đường. thông đường bộ. + Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường. - Đọc phần thông tin sự kiện ở trên Gv: Em có nhận xét gì về tai nạn giao thông ở trong nước và ở địa phương? HS: trả lời GV: Chốt lại: Như vậy TNGT ngày càng gia tăng, nhiều vụ nghiêm trọng đã xảy ra, trở thành mối quan tâm lo lắng của từng gia đình, của toàn xã hội. HĐ2: Một số quy định về đi đường: (15’ ) *Thảo luận giúp Hs hiểu một số quy định về đi đường. Gv: Theo em chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn khi đi đường?.(Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta phải tuyệt đối chấp Giáo viên: Hà Thị Giang 10 I. 2.Nội dung bài học */ Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ: Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta phải tuyệt Trường THCS Minh Tân SKKN“Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” hành hệ thống báo hiệu giao thông) đối chấp hành hệ thống báo Gv: Hãy nêu những hiệu lệnh và ý nghĩa của hiệu giao thông từng loại hiệu lệnh khi người cảnh sát giao Các loại tín hiệu giao thông đưa ra?.( Gv có thể giới thiệu cho hs). thông: Gv: Hãy kể tên các loại đèn tín hiệu và ý a/ Đèn tín hiệu giao thông: nghĩa của các loại đèn đó?. + Đèn đỏ Cấm đi + Đèn vàng Đi chậm Gv: Hãy kể tên một số loại biển báo mà em lại biết và nêu ý nghĩa của nó?. + Đèn xanh Được đi b/ Biển báo hiệu đường bộ: Gồm 5 nhóm: + Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ- thể hiện điều cấm. + Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ- Thể hiện điều nguy hiểm, cần đề phòng. + Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam- Báo điều phải thi hành. Gv: Giới thiệu hệ thống vạch kẻ đường và + Biển chỉ dẫn: Hình chữ tường bảo vệ. nhật ( vuông) nền xanh lamBáo những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác. + Biển phụ: Hình chữ nhật ( vuông)- thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ hơ các biển báo khác. - Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. - Vạch kẻ đường. - Hàng rào chắn, tường bảo vệ... HĐ3: LUYỆN TẬP( 8’ ) Gv: HD học sinh làm bài tập trong vở bài tập Giáo viên: Hà Thị Giang 11 3. Bài tập: * Bài tập b: - Biển báo 305 cho phép Trường THCS Minh Tân SKKN“Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” người đi bộ được đi. - Biển báo 304 cho phép người đi xe đạp được đi. ? Ở thôn, ở trường em đã có những hoạt động, -HS liên hệ việc làm gì để hưởng ứng tích cực tháng ATGT ? 3. Củng cố,dă ̣n do (5’ ) Gv cho Hs khái quát nội dung toàn bài qua trò chơi ai nhanh hơn Luật chơi:Mỗi bàn 1 đội thi trình bày nội dung bài bằng sơ đồ tư duy.Đội nào thực hiện nhanh hơn trong thời gian quy định đội đó chiến thắng. - Học bài, xem trước nội dung còn lại. - Vẽ các loại biển báo giao thông vào vở ( Mỗi loại ít nhất một kiểu). - Làm bài tập a,d ở SGK - Sưu tầm tranh ảnh về các trường hợp vi phạm trật tự ATGT của người đi bộ và đi xe đạp. Kết luận. Việc vận dụng các phương pháp giáo dục đòi hỏi người giáo viên phải có kiên trì nghiên cứu,làm thế nào để sử dụng có chất lượng, hiệu quả từng phương pháp một ,và qua một lần sử dụng một phương pháp nào đó ,rút kết kinh nghiệm,để đạt chất lượng hiệu quả lần sau cao hơn lần trước. Với sự linh hoạt xử lí trong quá trình giảng dạy, áp dụng sáng tạo các phương pháp đặc trưng bộ môn .HS hiểu bài, nắm vững kiến thức,biết vận dụng vào thực tế cuộc sống ….giúp cho hiệu quả chất lượng bộ môn ngày một nâng cao. Bên cạch đó viê ̣c sử dụng các biê ̣n pháp trên có ý nghĩa rất lớn đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học,cụ thể: * Đối với giáo viên: Bằng việc chuẩn bị tốt cho giờ dạy (đầu tư tìm tư liệu xây dựng giáo án) giúp giáo viên khắc sâu kiến thức cần dạy,mở rộng,liên hệ,tích hợp kiến thức ở các phân môn khác tạo điều kiện để học sinh nhanh chóng tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống,đẩy mạnh việc rèn luyện tư tư tưởng đạo đức cho học sinh. Giáo viên đỡ phải vất vả viết bảng chính nhiều như như phương pháp dạy truyền thống (bảng chính chỉ cần ghi những đề mục lớn và nội dung cơ bản của bài). Tiết kiệm được thời gian ,công sức và kinh phí trong việc chuẩn bị đồ dùng,giáo cụ trực quan ,bản thân người thực hiện sẽ nhanh chóng nâng cao kỹ năng về công nghê ̣ thông tin. Giáo viên: Hà Thị Giang 12 Trường THCS Minh Tân SKKN“Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” Tạo trực quan rất sinh động cho học sinh,giáo viên phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức đó vào thực tế. Có nhiều điều kiện tạo tình huống có vần đề để kích thích học sinh tư duy,phát huy tính tích cực,sáng tạo cho học sinh. Thuận lợi,dễ dàng trong kiểm tra đánh giá khả năng nhận thức của học sinh,dự báo sớm được kết quả học tập để có biện pháp bồi dưỡng uốn nắn kịp thời đối với tất cả các đối tượng học sinh. * Đối với học sinh: Thay cho việc chỉ sử dụng cuốn sách giáo khoa là duy nhất, nay học sinh được sử dụng những phương tiện có tác dụng tốt trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh: Các em được nhìn - nghe - nói - viết một cách trực quan sinh động,được thảo luận trong nhóm học tập của mình, được đưa ra ý kiến,được rèn luyện các kĩ năng nói và viết của bản thân. Điều đó giúp các em phát huy tối đa vai trò chủ động của mình trong giờ học. Học sinh có nhiều điều kiện làm quen và học tập ,ứng dụng công nghê ̣ thông tin; nhất là với học sinh trong nhà trường thuộc địa bàn nông thôn chưa có điều kiện tiếp cận ,ứng dụng với máy tính ,với khoa học công nghệ. Như trên tôi đã trình bày,việc tìm kiếm tư liệu và chọn lọc các biện pháp phù hợp với từng bài dạy kết hợp với các phương pháp dạy học đổi mới khác sẽ đạt hiệu quả nâng cao chất lượng bài dạy không chỉ đối với môn giáo dục công dân mà còn ở tất cả các môn học khác . Tôi thiết nghĩ điều đó hoàn toàn khả thi trong từng tiết dạy của các bộ môn bởi lẽ: - Phương pháp giáo dục "Lấy học sinh làm trung tâm" coi thiết bị dạy học như một nguồn thông tin dẫn học sinh tự tìm tòi để tiếp cận và vận dụng những tri thức mới vào thực tiễn. - Việc xây dựng các biện pháp đổi mới để giảng dạy đối với những môn học không có sẵn thiết bị là điều vô cùng cần thiết và cũng không tốn kém,dễ làm ,dễ sử dụng. Đồng thời dễ chỉnh sửa để giảng dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh ở các lớp khác nhau,hơn nữa có thể tái sử dụng cho những năm sau và lại dễ phổ biến rộng rãi nhờ sự phát triển của công nghê ̣ thông tin như hiện nay . Điều kiê ̣n đảm bảo đề tài này được thực hiê ̣n có hiê ̣u quả : Giáo viên thường xuyên có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,chịu khó tìm tòi sáng tạo tìm cách đổi mới phương pháp dạy học ,đầu tư thời gian nghiên cứu để ứng dụng công nghệ hiện đại vào giảng dạy một cách phù hợp với bộ môn thì sẽ đem lại hiệu quả giáo dục rất cao không chỉ đối với học sinh mà các thầy cô giáo cũng sẽ không ngừng nâng cao nghiệp Giáo viên: Hà Thị Giang 13 Trường THCS Minh Tân SKKN“Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” vụ và sự hiểu biết.Để làm được như vâ ̣y giaó viên phải tích cực học hỏi những kinh nghiệm hay và thiết thực, có tính khả thi cao để giáo viên tham khảo, học tập và vận dụng trong giảng dạy hằng ngày. Bên cạnh đó,giáo viên phải tích cực sưu tầm tài liê ̣u giúp cho bài giảng phong phú hơn.Trong chương trình của bô ̣ môn giáo dục công dân có nhiều bài yêu cầu câ ̣p nhâ ̣t thông tin mới phù hợp với hoàn cảnh,thời gian,địa điểm do vâ ̣y giáo viên phải tích cực sưu tầm tài liê ̣u,câ ̣p nhâ ̣t thông tin mới cho phù hợp với nô ̣i dung của bài. Giaó viên cần có kế hoạch học tập,tìm hiểu,nghiên cứu và ứng dụng sáng tạo,tâm huyết với nghề để ngày càng phát huy hiệu quả công nghê ̣ thông tin và sự hữu ích của nó trong giảng dạy bộ môn giáo dục công dân Đề nghị các cấp, các ngành tạo điều kiện trang bị đầy đủ và cập nhật hơn về các thiết bị công nghê ̣ thông tin phục vụ công tác dạy và học.Các cấp lãnh đạo quản lí cần chú ý đến việc đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng đúng đắn đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD Tạo điều kiện về kinh phí và có hình thức khen thưởng,động viên xứng đáng hơn đối với các thầy cô giáo nhiệt tình học hỏi và có nhiều sáng tạo và vận dụng phương pháp dạy học đổi mới góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 3.3 Khả năng áp dụng giải pháp Giải pháp được áp dụng cho học sinh lớp 6 trường THCS Minh Tân từ năm học 2015-2016, trực tiếp qua các bài dạy trong chương trình giáo dục công dân 6 học kì 2. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Kết quả đạt được của học sinh lớp 6 khi thực hiện đề tài (thông qua bài kiểm tra 45’giữa học ky 2 ) như sau Năm học Sĩ số 2015-2016 86 2016-2017 74 2017-2018 95 Giỏi Khá TL (%) Yếu SL SL SL TL (%) 8 24 14 42 8 24 0 0 6 19 12 37 10 31 0 0 6 19 10 31 12 37 0 0 Giáo viên: Hà Thị Giang SL Trung bình 14 TL (%) TL (%) Trường THCS Minh Tân SKKN“Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Không 3.6. Những thông tin cần được bảo mật:Không 3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Điều kiện CSVC: Phòng máy, máy tính, máy chiếu - Học sinh. - Trình độ giáo viên 3.8. Tài liệu tham khảo gồm: NHÀ XUẤT BẢN STT TÊN SÁCH 1 Sách giáo khoa GDCD 6 Giáo dục 2 Sách giáo viên GDCD 6, Giáo dục 3 Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy Giáo dục công dân Giáo dục năm 2004 4 Tài liệu tập huấn pháp luật dành cho giáo viên giảng Giáo dục dạy môn Giáo dục công dân năm 2011. 5 Sách chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân Giáo dục THCS 6 Phương pháp giảng dạy và tâm lý giáo dục trong Lao động trường học kỹ năng quản lý và giảng dạy đạt hiệu quả cao Chính trị Quốc Gia 7 Luật giáo dục 8 Hỏi đáp về đổi mới THCS Giáo dục Chính trị Quốc Gia 9 Văn Kiện Đại Hội ĐảngVIII,IX,X 10 Giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD ở trường Giáo dục THCS 11 Tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật trong môn Giáo Giáo dục dục công dân THCS 12 Bác Hồ và những bài học về đạo đức,lối sống dành Giáo dục cho học sinh lớp 6 Chính trị Quốc Gia 13 Luật Giao thông đường bộ Công an nhân dân 14 Bộ luật hình sự 15 Tranh ảnh,tư liê ̣u lấy trên mạng. 4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi cam kết sáng kiến trên là do tôi nghiên cứu, tổng hợp từ quá trình giảng dạy và công tác, không sao chép của người khác hoặc vi phạm bản quyền. Minh Tân, ngày16 tháng 4 năm 2018 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG Giáo viên: Hà Thị Giang 15 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Trường THCS Minh Tân SKKN“Một số biện pháp tạo hứng tạo hứng thú cho học sinh khi giảng dạy phần pháp luật môn giáo dục công dân 6” SÁNG KIẾN Hà Thị Giang Giáo viên: Hà Thị Giang 16 Trường THCS Minh Tân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan