Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn y tế biện pháp chăm sóc sức khỏe học sinh tiểu học...

Tài liệu Skkn y tế biện pháp chăm sóc sức khỏe học sinh tiểu học

.DOC
23
120
143

Mô tả:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Có nhiều con đường để tiến hành giáo dục sức khoẻ cho mỗi người và cộng đồng, trong đó con đường giáo dục cho học sinh là hiệu quả nhất, bởi vì nhà trường là môi trường tập trung đông, tạm thời là cơ hội để lan nhanh các bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh dịch như: cúm, sởi, quai bị, đau mắt, bạch hầu, ho gà, sốt xuất huyết… từ trường lớp tới gia đình và toàn xã hội. Học sinh là cầu nối hữu hiệu nhất giữa ba môi trường nêu trên, nên nếu các em được chăm sóc, giáo dục tốt về mặt sức khỏe sẽ có ảnh hưởng tích cực tới cả ba môi trường. Nội dung chính của y tế trường học là nội dung giáo dục về sức khỏe, vệ sinh học đường, … để tránh lây lan dịch bệnh hiệu quả nhất. Học sinh là lực lượng lớn của xã hội. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp các em học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh trong trường học. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các em học sinh là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp các em học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh trong trường học. Học sinh tiểu học các em còn hiếu động nên việc phòng tránh tai nạn thương tích và chăm sóc sức khỏe ban đầu thật sự cần thiết. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Biện pháp chăm sóc sức khỏe học sinh” làm vấn đề nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Mục đích: 1/16 - Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong được đóng góp ý kiến của mình về công tác y tế trường học giúp cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh được tốt hơn. - Giúp các em có kiến thức phòng tránh một số dịch bệnh theo mùa. - Qua đó giúp các em học sinh có sức khỏe để học tập tốt. - Kịp thời phát hiện sớm dịch bệnh trong trường học. 3. Cơ sở nghiên cứu: - Dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường. - Dựa vào các tài liệu tham khảo về công tác y tế trường học. - Dựa vào một số ý kiến đóng góp của đồng nghiệp. 4. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng là học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, Trường Tiểu học Kim AnThanh Oai - Hà Nội II. NỘI DUNG ĐỔI MỚI 1. Nội dung liên quan Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có câu khẩu hiệu mà bất cứ quốc gia nào, đất nước nào cũng biết đến là “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Vì vậy, công tác chăm sóc sức khỏe cho đối tượng học sinh lúc nào cũng có nhiều ý nghĩa thiết thực và giữ một vai trò, vị trí quan trọng của mỗi quốc gia. Học sinh là đối tượng đang ở trong giai đoạn phát triển và lớn nhanh về mọi mặt. Do đó muốn có một thế hệ tương lai vừa khỏe mạnh, vừa thông minh thì toàn xã hội cần phải chú ý đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho các em ngay từ tuổi đến trường. Trong cuộc đời của một con người, người học sinh có khoảng 20 năm phải ngồi trên ghế nhà trường từ bậc mầm non đến bậc trung học phổ thông để thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Đây chính là thời gian học sinh gặp phải khá nhiều bệnh tật từ môi trường sống, môi trường học đường; bị ảnh hưởng bởi 2/16 các tai nạn, thương tích hoặc do chế độ dinh dưỡng không hợp lý... Nếu không có sự chăm sóc của gia đình và xã hội nói chung, của ngành y tế và ngành giáo dục-đào tạo nói riêng thì những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh là điều không thể tránh khỏi và trở thành vấn đề rất lớn của xã hội. Nhiều loại bệnh tật sẽ để lại những di chứng suốt cả cuộc đời của các em nếu như không được chăm sóc, bảo vệ một cách đầy đủ. Nhà trường là nơi tập trung nhiều học sinh, đối tượng này được sinh hoạt, học tập trong một khoảng không gian hạn chế của trường học và phòng học. Hiện nay, mỗi lớp học thường có từ 35 đến 50 học sinh, các em phải học từ 5 đến 7 giờ mỗi ngày và kéo dài từ 9 đến 10 tháng trong năm. Đây là những yếu tố và điều kiện thuận lợi để cho các loại tai nạn, thương tích, bệnh tật có cơ hội phát sinh, lây nhiễm cho học sinh ở trường học. Vị trí, vai trò của nhà trường là nơi giáo dục toàn diện cho cả một thế hệ trẻ và liên tục từ hết thế hệ này kế tiếp đến các thế hệ khác. Vì vậy, việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh là một công tác cần được quan tâm triển khai hoạt động một cách liên tục vì nó có vai trò, vị trí khá quan trọng. 2. Thực trạng a. Thuận lợi: - Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường. - Có sự phối hợp nhiệt tình của cán bộ giáo viên trong nhà trường trong các hoạt động y tế. Trường có nề nếp giữ gìn vệ sinh môi trường. Trường thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. b. Khó khăn: - Bản thân tôi là một cán bộ y tế học đường mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác. - Học sinh còn nhỏ, mải chơi, hay chơi các trò chơi nguy hiểm… -Kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất , các phương tiện còn hạn chế. 3/16 3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Biện pháp1. Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe học sinh trong nhà trường: Dựa theo kế hoạch số 312 của Ban chỉ đạo Y tế học đường của huyện ngày 29/9/2015 về kế hoạch triển khai công tác y tế học đường năm học 2015 -2016. * Ví dụ: *Thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe trường học: - Trưởng ban: Đ/c Nguyễn Thị Hồng Nga - Phó ban: Đ/c Tạ Thị Thanh Huyền - Thư kí: đ/c Nguyễn Thị Minh Nguyệt *Ban sức khỏe có nhiệm vụ: - Giải quyết các trường hợp sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường. - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh. - Tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe do ngành y tế và giáo dục triển khai hàng năm. - Tuyên truyền phong chống dịch bệnh. Kiểm tra xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vệ sinh ATTP. 4/16 Sổ hoạt động y tế trường học. 5/16 Kế hoạch hoạt động ban chăm sóc sức khỏe ban đầu Biện pháp 2. Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị: 6/16 Nhà trường có phòng y tế riêng và trang bị đầy đủ. - Mua thêm 1 giường Inox - 01 cáng cứu thương. - 01 bộ nẹp - 01 tủ thuốc. - Huyết áp người lớn và trẻ em. 7/16 8/16 Dụng cụ, tủ thuốc y tế đủ để giải quyết kịp thời các bệnh thông thường và sơ cấp cứu ban đầu những tai nạn xảy ra trong thời gian học sinh tham gia các hoạt động tại trường. Phòng y tế là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc và nâng cao chất lượng sức khỏe cho học sinh chính vì vậy cần phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát. 9/16 Biện pháp 3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động học sinh chăm sóc sức khỏe: -Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe học sinh theo kế hoạch năm học. - Tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục sức khỏe vào các buổi chào cờ thứ 2 hàng tuần. Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh theo mùa như: cúm, đau mắt đỏ, sốt phát ban, tiêu chảy, thủy đậu…, phòng chống các bệnh học đường: cận thị, cong vẹo cột sống và các bệnh khác như: Bướu cổ, bệnh phong, bệnh lao, tác hại của thuốc lá, , ma túy, HIV …. Qua các buổi tuyên truyền giúp các em học sinh hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống dịch bệnh. - Thông qua giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền các bệnh thường gặp trong học đường cho học sinh vào tiết sinh hoạt hàng tuần, đồng thời giáo viên bộ môn tuyên truyền cho học sinh qua việc lồng ghép vào các môn học như: - Thứ hai hàng tuần y tế trường học gửi bản tin để tổng phụ trách đội cho đội học sinh phát thanh măng non tuyên truyền vào giờ ra chơi. - Phát tờ bướm tuyên truyền cho các lớp treo trên tờ báo học tập để học sinh xem hàng ngày, ngoài ra tôi còn cập nhật các nội dung tuyên truyền trên bản tin y tế của trường và đặt ở nơi thuận tiện cho học sinh xem. - Đối với bệnh sốt xuất huyết, y tế trường phối hợp tổng phụ trách thông tin đến học sinh, giáo viên về các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi vằn, làm cho muỗi vằn không có nơi đẻ trứng, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt ở trong và chung quanh nhà phải có nắp đậy kín. Đối với các dụng cụ chứa nước quá lớn khó di chuyển và súc rửa nên thả cá (cá bảy màu, cá lia thia, …) để diệt lăng quăng. Thường xuyên thay nước, súc rửa thành vách của lu, khạp hằng tuần để diệt lăng quăng và loại bỏ trứng. Thu dọn tất cả các đồ vật có thể động nước trong và chung quanh nhà như: vỏ đồ hộp, chai lọ, lốp xe hư cũ mảnh lu khạp bị bể, gáo dừa… Thường xuyên thay nước trong bình bông ít nhất một lần mỗi tuần. Đổ dầu ăn hoặc bỏ muối vào các chén chứa nước chống kiến ở chân tủ thức ăn. Dùng xi măng hoặc cát để lắp kín các hốc cây không để đọng nước tạo 10/16 nơi cho muỗi đẻ trứng. Thường xuyên khai thông máng xối bỏ lá cây mục làm tắc nghẽn, khai thông cống rãnh…loại bỏ trứng muỗi bám trên đó . Đối với các đồ vật ở ngoài vườn không sử dụng thường xuyên( xô, chậu, máng nước cho gia súc, can nhựa làm chậu kiểng) nên lật úp , hoặc đục lỗ không để động nước v..v.. + Khi phát hiện học sinh mắc bệnh sốt xuất huyết, trước hết y tế nhà trường thông tin hướng dẫn phụ huynh học sinh cách chăm sóc trẻ tại nhà như làm hạ sốt( lau mát, uống thuốc hạ nhiệt … ), theo dõi tình trạng của trẻ từ ngày thứ ba trở đi nếu thấy bất kì dấu hiệu nghi ngờ nào hoặc tình trạng sức khỏe bị nặng hơn phải đưa tới trạm ytế hoặc bệnh viện tiếp tục theo dõi và điều trị. + Đối với bệnh sốt xuất huyết: còn phát tờ cam kết gia đình không có lăng quăng không có sốt xuất huyết đến hộ gia đình của từng học sinh và thu lại lưu tại trường. Ngoài ra còn vận động học sinh diệt lăng quăng khu vực xung quanh nhà ở, trường học, khu vực căn tin với phương châm: “ Mỗi học sinh là một tuyên truyền viên tích cực trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết”. + Trong quá trình dạy lớp ,giáo viên phát hiện học sinh có dấu hiệu mắc bệnh cần thông báo kịp thời với Ban sức khỏe của nhà trường , ytế nhà trường theo dõi triệu chứng của bệnh liên hệ với ytế trạm chẩn đoán và điều trị đồng thời thông báo với phụ huynh học sinh chuyển học sinh lên tuyến trên điều trị với những trường hợp bệnh nặng. - Đối với các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp có hướng dao động thành đại dịch như bệnh cúm gia cầm (Cúm AH5N1), Cúm heo (cúm AH1N1), sốt phát ban, … ytế trường học kết hợp với cán bộ ytế tuyến trên tổ chức thông tin tuyên truyền rộng rãi trong trường học, ngoài cộng đồng dân cư về các dấu hiệu của người mắc bệnh, truyền thông mười điều phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút. Khi phát hiện ca bệnh phải báo cáo ngay với cơ sở y tế gần nhất để cách ly, theo dõi điều trị, xử lý môi trường: vệ sinh tiêu độc, khử trùng … 11/16 - Y tế trường học lập sổ theo dõi bệnh và cho lớp trưởng điểm danh hàng ngày các trường hợp học sinh bị bệnh nghỉ học, để theo dõi tình hình bệnh của học sinh. - VËn ®éng häc sinh tham gia b¶o hiÓm y tÕ häc sinh. Tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể các em học sinh và gia đình các em về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế. Bài tuyên truyền 12/16 Sổ theo dõi học sinh nghỉ ốm 13/16 Sổ theo dõi học sinh suc miệng FLUOR Sổ tổng hợp sức khỏe và tình hình học sinh khám chữa bệnh tại trường. Biện pháp 4. Về công tác khám sức khỏe định kỳ: Phối hợp chặt chẽ với trạm y tế xã để tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh ít nhất một lần trong một năm học. Phát hiện và thông báo các trường hợp mắc bệnh về gia đình để có biện pháp giải quyết điều trị kịp thời. 14/16 Phòng y tế nhà trường có nhiệm vụ lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ sức khỏe của học sinh và có trách nhiệm chuyển hồ sơ khi học sinh chuyển trường hay kết thúc chương trình của cấp học để đảm bảo cho việc quản lý theo dõi sức khỏe cho các em được tốt hơn. Cần có túi hồ sơ, kẹp hồ sơ và phải được bố trí sao cho thuận tiện khi sử dụng. 15/16 Bảng tổng hợp khám sức khỏe học sinh Biện pháp 5. Thực hiện công tác phòng dịch trong nhà trường: Thùc hiÖn c«ng t¸c phßng chèng dÞch, tiªm chñng theo híng dÉn cña c¬ quan y tÕ ®Þa ph¬ng vµ Ban søc kháe nhµ trêng. - Thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh của TTYT dự phòng, phối hợp với trạm y tế xã triển khai các chương trình tiêm chủng, tẩy giun trong trường học: phun thuốc diệt muỗi, phát quang vườn trường, cho học sinh rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh,… - Hướng dẫn các em học sinh giữ vệ sinh cá nhân phòng chống bệnh dịch. 16/16 Quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch 17/16 Sổ theo dõi học sinh bị bệnh truyền nhiễm Biện pháp 6. Làm tốt công tác kiểm tra vệ sinh trong nhà trường: Ban sức khỏe tham mưu cho lãnh đạo nhà trường thực hiện các yêu cầu về vệ sinh học đường, vệ sinh ATTP, thực hiện phong trào “xanh- sạch - đẹp”. - Tổ chức các buổi tổng vệ sinh môi trường, hướng dẫn các em học sinh đổ rác và xử lý rác đúng nơi quy định: đầu mỗi buổi học cho học sinh thực hiện : “ Một phút sạch trường”,… - Tổ chức trồng hoa và cây xanh trong nhà trường: cho học sinh chăm sóc bồn hoa giờ ra chơi,… - Lớp học phải đảm bảo đủ ánh sáng, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. Bàn ghế cho học sinh ngồi học phải đảm bảo đúng quy cách, đúng kích thước theo từng lứa tuổi, bảng và phấn viết hợp vệ sinh. 18/16 - Công trình vệ sinh phải đảm bảo sạch sẽ, luôn được lau rửa thường xuyên, hệ thống cống rãnh thoát nước tốt. - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống trong nhà trường. Hướng dẫn các em học sinh thực hiện ăn chín, uống sôi và rửa tay trước khi ăn, ăn phải đảm bảo đủ no,đủ chất. Như vâ ̣y, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các em học sinh là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp các em học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh trong trường học. 19/16 4. kÕt qu¶ THỰC HIỆN 4.1. Kết luận Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện và áp dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Y tế trường học ngày nay đang được ngành Y tế và Giáo dục quan tâm. Bản thân tôi nhận thấy nếu mỗi cán bộ y tế học đường luôn có ý thức rèn luyện và tận tình với công việc thì chắc chắn việc tạo dựng một nền tảng sức khỏe cho các em học sinh vững bước trên con đường học tập là không khó. Có được sức khỏe tốt giúp các em học tập đạt kết quả cao để sau này trở thành người có ích cho xã hội, là chủ nhân tương lai của đất nước. Do nắm được vai trò quan trọng về vấn đề sức khỏe của học sinh nên những việc làm trên đã được triển khai thường xuyên. Dựa trên tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe cho thấy tình hình sức khỏe của các em ngày được nâng cao, tỷ lệ học sinh nghỉ học do bệnh tật giảm đáng kể so với đầu năm học. Nhờ công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe được tiến hành thường xuyên, cùng với việc phối hợp thực hiện tốt công tác phòng dịch nên đã kiểm soát tốt không để dịch bệnh lây lan trong trường học. Tuy còn thiếu thốn về trang thiết bị y tế nhưng vẫn đảm bảo việc sơ cấp cứu ban đầu và xử lý kịp thời các bệnh học thông thường giúp các em học sinh có được sức khỏe tốt để học tập. Thực hiện đầy đủ, đúng lịch các chương trình tiêm chủng và tẩy giun định kỳ cho học sinh toàn trường. 2. Bài học kinh nghiệm Qua quá trình công tác bản thân đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, từng bước khắc phục những khó khăn, tồn tại để phát triển công tác y tế trường học tốt hơn. Đối với một cán bộ y tế trong nhà trường đòi hỏi đầu tiên theo tôi đó là sự tận tâm, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Trong các hoạt động tại trường học phải luôn tạo dựng niềm tin cho bản thân mình cũng như cho học sinh và các bậc phụ huynh. 20/16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan