Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Skkn y tế

.DOC
16
245
137

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm y tế trường học
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay do điều kiện kinh tế ngày càng phát triển nhiều khu công nghiệp mọc lên, môi trường có nhiều khói bụi, hóa chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, dịch bệnh đa dạng, với nhiều virut, vi khuẩn chủng loại khác nhau diễn biến phức tạp. Đặc biệt là các dịch bệnh đang có nguy cơ bùng phát trên diện rộng: cúmA/H5N1, bệnh Tay-Chân-Miệng, sốt xuất huyết, bệnh Sởi....Do đó việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe và môi trường học tập cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng vì thế hệ học sinh hôm nay và tương lai đất nước mai sau. Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước, trong những năm gần đây ngành y tế và giáo dục cũng có nhiều cố gắng trong việc phối hợp chỉ đạo, xây dựng mạng lưới y tế trường học. Nhờ đó hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh đã có những bước cải thiện đáng kể và đạt được những kết quả khả quan. Tuy vậy công tác y tế trường học còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng được đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ . Một mặt do điều kiện thực tế tại các trường học còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất, mặt khác do cán bộ y tế chưa được tập huấn chuyên sâu về công tác y tế trường học. Mà việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho học sinh hiện nay là mối quan tâm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Bản thân tôi là một nhân viên y tế thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe học sinh tại trường mầm non xã Hữu Hòa. Đứng trước thực trạng tình hình sức khỏe của học sinh hàng ngày bị ốm mệt phải nghỉ học do nhiều bệnh tật gây lên, sức khỏe các con hàng ngày phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh tràn lan bên ngoài, đứng trước trách nhiệm là người thầy thuốc chăm lo sức khỏe cho học sinh, tôi luôn trăn trở làm thế nào để có biện pháp tốt nhất cho công tác quản lý sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho học sinh có hiệu quả để các con có sức khỏe tốt nhất tham gia học tập. Từ những trăn trở trên qua gần 7 năm công tác tại trường tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong việc quản lý và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao sức khỏe cho học sinh và cán bộ công nhân viên nhà trường”. Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong được đóng góp ý kiến của mình về công tác y tế trường học nói chung và công tác y tế trường mình nói riêng. Nhằm làm tốt hơn nữa việc bảo vệ và 1 chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, tạo môi trường cho các con vui chơi học tập được tốt. Qua đó giúp các con có sức khỏe tốt, môi trường xanh sạch để học tập, vui chơi phát huy hết khả năng của mình khi đang học ở trường đồng thời qua đó cũng tạo điều kiện nâng cao ý thức cho các con trong công tác bảo vệ môi trường cảnh quan xung quanh góp phần tạo môi trường xanh sạch đẹp. Qua những kinh nghiệm này, tôi muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp, các thầy cô giáo để cùng tìm ra những biện pháp tốt hơn trong công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe cho học sinh góp phần giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách một con người toàn diện, cống hiến cho xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó. * Mục đích của đề tài: Giúp hoc sinh có sức khỏe tốt và môi trường xanh – sạch – đẹp để vui chơi và học tập. * Đối tượng nghiên cứu: Học sinh ở trường THCS Tam Hiệp. * Thời gian áp dụng: Năm học 2015 – 2016. 2 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận - Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Có sức khỏe thì con người mới học tập và làm việc được tốt. Khỏe về thể chất là liên quan đến bệnh tật, dinh dưỡng...Khỏe về tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, niềm tin vào cuộc sống. -Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ học sinh ở các trường học không chỉ là mối quan tâm của Đảng, nhà nước mà còn là mối quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. - Căn cứ thông tư số: 23/2006/CT-TTg, ngày 12/07/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học. - Căn cứ phương hướng nhiệm vụ trong công tác chăm sóc sức khỏe học sinh của nhà trường. Bên cạnh nguy cơ mắc các bệnh học đường thì nguy cơ nhiễm các bệnh dịch như Cúm, Tiêu chảy, đau Mắt đỏ trong trường học là rất cao. Thực tế cho thấy trong những năm qua dịch cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, bệnh Tay-ChânMiệng,Sốt xuất Huyết, Sởi.... bùng phát thì các trường học luôn là những điểm nóng gây nên dịch bệnh, hàng loạt các trường học phải đóng cửa hoặc trường học biến thành bệnh viện. Song song cùng tồn tại đó là việc nhận thức và ý thức vệ sinh của học sinh còn rất kém. Các con vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho cá nhân mình. Ý thức giữ gìn vệ sinh chưa cao vẫn còn tình trạng xả rác vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định. Chính những điều này làm cho công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. 2.Cơ sở thực tiễn: 3 Việc giáo dục toàn diện cho học sinh luôn là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường trong đó có công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các con. Có được sức khỏe tốt, môi trường tốt sẽ giúp học sinh học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường học. Để có được kết quả trên, ngoài sự quan tâm chỉ đạo của Ban chỉ đạo y tế học đường các cấp và ban giám hiệu nhà trường còn có sự đóng góp không nhỏ của cán bộ y tế nhà trường. Trong thời gian thực hiện đề tài này tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: - Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường. - Cán bộ y tế được trang bị đầy đủ kiến thức về chuyên môn . - Có sự phối hợp nhiệt tình của cán bộ giáo viên trong nhà trường trong các hoạt động về y tế. b. Khó khăn: - Phụ huynh phần lớn làm nông nghiệp và nghề tự do nên chưa qua tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện cho học sinh. - Kinh phí dành cho hoạt động y tế học đường còn thấp. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng y tế còn thiếu thốn. - Học sinh còn bé nên ý thức giữ gìn vệ sinh chưa cao. 3. Các biện pháp: Trên cơ sở lý luận và thực trạng tình hình sức khỏe học sinh, đặc biệt là học sinh trường THCS Tam Hiệp. Tôi xin trình bày một số nội dung, biện pháp để quản lý và chăm sóc sức khỏe cho học sinh như sau: 3.1: Biện pháp 1: Về công tác tổ chức: Xác định vai trò trách nhiệm và thực hiện tốt công tác tham mưu với lãnh đạo về công tác quản lý sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong nhà trường. Ngay từ đầu năm học Ban Giám Hiệu đã thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe trường học gồm: 4 - Trưởng Ban: Đ/c hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm phụ trách chung. - Phó ban: Đ/c trạm trưởng trạm y tế, đ/c hiệu phó - Thường trực: Đ/c cán bộ y tế trường học -Ủy viên: Chủ tịch công đoàn trường, bí thư chi đoàn trường, Ban đại diện CMHS, Tổ trưởng chuyên môn. Ban sức khỏe có nhiêm vụ: - Giải quyết các trường hợp sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường. - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh - Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Kiểm tra xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vệ sinh ATTP. - Các đồng chí trong ban chỉ đạo xây dựng tiêu chí và biểu điểm đánh giá vệ sinh lớp học. Tôi kết hợp với các đồng chí trong ban chỉ đạo thường xuyên nhắc nhở và kiểm tra các lớp nhằm làm tốt công tác vệ sinh trường lớp. Theo quy định vào chiều thứ 6 hàng tuần thì học sinh toàn trường tổng vệ sinh lớp học và môi trường xung quanh sạch sẽ. 3.2: Biện pháp 2: Xác định vai trò trách nhiệm và thực hiện tốt công tác tham mưu với lãnh đạo về đầu tư cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường: Mua sắm đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu, thuốc sát , xà phòng rửa tay phục vụ cho việc phòng chống bệnh dịch trong toàn trường. Nhằm giải quyết kịp thời các bệnh thông thường và sơ cấp cứu ban đầu những tai nạn xảy ra trong thời gian học sinh tham gia các hoạt động tại trường. Phòng y tế là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc và nâng cao chất lượng sức khỏe cho học sinh vì vậy cần phải được xây dựng và đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát. Để làm được như vậy nhà trường đã quan tâm và cho bố trí phòng y tế riêng biệt với các dụng cụ và trang thiết bị thiết yếu phục vụ tốt cho công tác 5 chăm sóc sức khỏe học sinh và giáo viên .Về công tác phòng dịch thì tôi tham mưu xây dựng quy chế phối kết hợp công tác giữa các bộ phận trong nhà trường, xây dựng ban chỉ đạo y tế...đồng thời liên hệ chặt chẽ với trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện, bệnh viện huyện để họ hỗ trợ nhà trường về thuốc, áp phích, vật tư và lực lượng chống dịch khi có dịch bệnh xảy ra. Đối với cơ sở vật chất của nhà trường tôi thường xuyên kiểm tra nếu có hư hỏng thì kịp thời tham mưu, đề xuất với lãnh đạo về công tác sửa chữa cơ sở vặt chất, nước sinh hoạt, nhà vệ sinh, mua sắm trang thiết bị thuốc thiết yếu, tranh ảnh tuyên truyền..... Ngoài ra, nhà trường còn kí hợp đồng với công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hà Thái cung cấp đầy đủ nước uống cho học sinh toàn trường. Trang bị thùng đựng rác trong lớp và ngoài sân trường , các biển báo tuyên truyền tác hại của việc vứt xả rác bừa bãi giúp phụ huynh và các con có ý thức trong việc bảo vệ vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học. 3.3.Biện pháp 3: Về công tác tuyên truyền, vận động học sinh: Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe là mấu chốt quan trọng trong công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh. Vì vậy tôi luôn cố gắng tìm tài liệu về sức khỏe, vệ sinh môi trường sao cho thuyết phục, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nghe để học sinh tiếp thu một cách nhanh nhất. Muốn làm tốt điều này bản thân tôi phải học hỏi nhiều, nắm bắt thông tin kịp thời, đồng thời tôi kết hợp với giáo viên các lớp để truyền tải thông tin tới phụ huynh có hiệu quả. Để công tác tuyên truyền hoạt động tốt tôi phải lập kế hoạch cho từng tuần cụ thể tuyên truyền nội dung gì, giờ nào, ngày tuyên truyền, ai tuyên truyền, sắp xếp nội dung những dịch bệnh phù hợp với từng thời điểm dịch bệnh đang diễn ra vùng địa phương như: tuyên truyền phòng các bệnh do muỗi đốt sốt xuất huyết, tuyên truyền phòng các bệnh thủy đậu, sởi, quai bị,... tuyên truyền phòng bệnh Tay Chân Miệng, tuyên truyền vệ sinh ăn uống.... Sau mỗi bài tuyên truyền tôi thường đưa ra những ví dụ cụ thể, liên hệ thực tế và câu hỏi thu hoạch để phụ huynh và học sinh khắc sâu những kiến thức vừa được nghe. Qua các buổi tuyên truyền giúp phụ huynh học sinh hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống dịch bệnh. 6 Ví dụ: Nội dung bài tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Tay Chân Miệng tôi đã truyền tải tới phụ huynh và học sinh nội dung như sau: *.Mục đích –Yêu cầu: -Hướng dẫn cho phụ huynh và học sinh hiểu nguy cơ của bệnh Tay Chân Miệng, cách nhận biết các triệu chứng biểu hiện của bệnh từ đó biết cách phòng bệnh. -Yêu cầu 100% phụ huynh và đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường đề cao cảnh giác và tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh. *.Nội dung: +Đại cương bệnh: - Bệnh Tay Chân Miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút EV 71 gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, có thể gây thành dịch. - Mọi người đều có thể mắc bệnh,nhưng thường gặp ở học sinh dưới 5 tuổi.Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa,nước uống bị nhiễm virut gây bệnh, tiếp xúc với dịch tiết nước mũi họng, dịch phỏng nước bị vỡ và phân của học sinh bi bệnh. +Triệu chứng bệnh: -Thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày. -Khởi phát có các triệu chứng:sốt nhẹ 38 C, mệt mỏi đau họng,biếng ăn và tiêu chảy, sau đó nổi phỏng nước ở tay, chân, miệng. - Phỏng nước thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông. Phỏng nước xuất hiện trong miệng thường gặp ở lợi lưỡi và mặt trong của má, ban đầu là chấm đỏ sau là phỏng nước vỡ ra thành vết loét làm học sinh đau miệng kém ăn, +Hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh: 7 -Thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. -Luôn quan tâm chăm sóc học sinh không cho học sinh để móng tay dài, ăn mặc gọn gàng sạch đẹp. - Giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, khử trùng lớp học nền nhà, dụng cụ đồ chơi bằng dung dịch Cloramin 2% hoặc các dung dịch sát khuẩn khác. - Khi có các triệu chứng nghi ngờ phải đi khám ngay. - Phát tờ cam kết gia đình không có lăng quăng đến từng phụ huynh học sinh và thu lại lưu tại đơn vị. Ngoài ra, còn vận động phụ huynh học sinh diệt lăng quăng khu vực xung quanh nhà ở của mình để phòng chống bệnh sốt xuất huyết . 3.4. Biện pháp 4: Lập các loại sổ sách cần thiết phục vụ công tác quản lý sức khỏe và chăm sóc sức khỏe học sinh tại trường. Mục đích lập sổ sách này để tiện quản lý theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe học sinh, theo dõi sức khỏe và diễn biến bệnh của từng học sinh trong từng năm học và suốt khóa học. Trong năm học tôi đã tự lập các loại sổ sách sau: - Lập sổ theo dõi sức khỏe học sinh toàn trường bao gồm các nội dung: cân nặng, chiều cao, thị lực, tiền sử bệnh (bản thân học sinh và gia đình có ai mắc các bệnh mãn tính) của từng năm học để tiện theo dõi và so sánh. - Sổ họp ban chỉ đạo công tác ý tế sức khỏe học đường. -Sổ theo dõi khám, điều trị BHYT, nằm viện; -Bảng tổng hợp nhập, cấp phát thuốc từng tháng; -Sổ theo dõi kiểm tra vệ sinh. Trên cơ sở những sổ sách này tôi có thể báo cáo tình hình cụ thể cho lãnh đạo khi cần, đồng thời đây là cơ sở có sức thuyết phục trong công tác tham mưu có hiệu quả, thuận tiện cho công việc của mình. 8 - Vận động phụ huynh học sinh tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể cho con em mình. Tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể gia đình học sinh về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm. 3.5.Biện pháp 5: Về công tác khám sức khỏe định kỳ: Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì để tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh 1 lần trong một năm học. Phát hiện và thông báo các trường hợp mắc bệnh về gia đình để có biện pháp giải quyết điều trị kịp thời. Phòng y tế nhà trường có nhiệm vụ lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ sức khỏe của học sinh và có trách nhiệm chuyển hồ sơ khi học sinh chuyển trường hay kết thúc chương trình của cấp học để đảm bảo cho việc quản lý theo dõi sức khỏe cho các học sinh được tốt hơn. Sau mỗi đợt khám sức khỏe nếu học sinh nào có vấn đề về sức khỏe cần thông báo ngay cho phụ huynh để họ đưa con đi khám và chữa trị kịp thời. 3.6.Biện Pháp 6: Về công tác nha học đường: Tổ chức tuyên truyền các bệnh về răng miệng, hướng dẫn cách chải răng đúng cách... Hướng dẫn nguyên nhân triệu chứng, cách phòng tránh bệnh sâu răng. Tổ chức khám răng định kỳ cho học sinh. Khám lồng ghép với đợt khám sức khỏe chung. Phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng: sâu răng, viêm lợi. Thống kê các học sinh mắc bệnh và thông báo tới phụ huynh để đưa học sinh đi điều trị kịp thời. Tuyền truyền giáo dục nha khoa, dạy cho học sinh cách phòng bệnh răng miệng, bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng. Hướng dẫn cho học sinh cách chải răng đúng phương pháp. 3.7.Biện pháp 7: Về công tác phòng dịch: Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng dịch bệnh là công việc rất quan trọng, muốn làm tốt điều này phải nắm bắt tình hình dịch bệnh qua các phương tiện thông tin đại chúng, tình hình dịch bệnh tại địa phương để ta có thể chủ động phòng chống bệnh một cách thuận lợi hơn, đồng thời 9 chuẩn bị sẵn tâm lý cho phụ huynh và đội ngũ CBGVCNV đối phó với dịch bệnh, quản lý được những học sinh bị bệnh phòng chống lây lan rộng . Để làm tốt công tác phòng dịch, đầu năm học tôi thường tham mưu cho lãnh đạo nhà trường liên hệ TTYTDP huyện xin thuốc diệt muỗi, phun thuốc toàn bộ khuôn viên nhà trường để diệt muỗi và các vi khuẩn, côn trùng gây bệnh. Khi thời tiết thay đổi bất thường hoặc lúc giao mùa các dịch bệnh cũng rất hay xảy ra, nắm bắt rõ điều này tôi hướng dẫn cụ thể cho học sinh cách phòng bệnh, theo thời tiết, theo mùa như: mùa Xuân sau Tết thì thường có các dịch bệnh như :Sốt phát ban (Rubenla), Sởi, Quai bị...,thời tiết nóng mùa hè thì hay xảy ra các bệnh tiêu chảy cấp, say nắng, cảm nóng, đau mắt đỏ...,thời tiết lạnh thì hay mắc bệnh cúm ho, viêm phổi... do đó hạn chế được số học sinh bị bệnh, mức độ nhiễm bệnh nhẹ hơn, điều trị mau nhanh khỏi có hiệu quả hơn. Thực hiện công tác phòng chống dịch ,tiêm chủng theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương và chăm sóc sức khỏe nhà trường. - Thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh của TTYT dự phòng, phối hợp với trạm y tế xã triển khai các chương trình tiêm chủng, tẩy giun trong trường học. - Hướng dẫn học sinh giữ vệ sinh cá nhân phòng chống bệnh dịch. 2.3.8. Về vệ sinh học đường: Ban chăm sóc sức khỏe tham mưu cho lãnh đạo nhà trường thực hiện các yêu cầu về vệ sinh học đường, thực hiện phong trào xanh - sạch - đẹp”. - Tổ chức các buổi tổng vệ sinh lớp học và môi trường vào thứ 6 hàng tuần theo quy định. - Tổ chức trồng hoa và cây xanh trong nhà trường tạo khuôn viên thoáng mát cho học sinh học tập. - Lớp học phải đảm bảo đủ ánh sáng, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. Bàn ghế cho học sinh ngồi học phải đảm bảo đúng quy cách, đúng kích thước theo từng lứa tuổi. 10 - Công trình vệ sinh phải đảm bảo sạch sẽ, luôn được lau rửa thường xuyên, hệ thống cống rãnh thoát nước tốt. Nhà trường kí hợp đồng với một lao công chuyên phục vụ quét dọn trường lớp. 2.3.9. Thực hiện tốt công tác tham mưu phối kết hợp giữa các bộ phận quản lý cũng như giáo viên với phụ huynh và học sinh. -Một mình dù có giỏi đến đâu cũng không thể bao quát, làm tốt hết mọi việc được. Bản thân tôi đã ý thức được công tác quản lý và chăm sóc sức khoẻ, y tế học đường trong trường THCS Tam Hiệp là công tác phức tạp đòi hỏi người làm công tác y tế sự kiên trì, nhẫn nại, tâm huyết và hết lòng vì học sinh thân yêu. Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình và để công việc đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã tham mưu với ban giám hiệu phối kết hợp các bộ phận: bí thư chi đoàn, giáo viên các lớp nhằm làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Đối với lực lượng giáo viên chủ nhiệm, đây là lực lượng giáo dục và có uy tín với học sinh, họ có thể giúp tôi nắm bắt tâm tư tình cảm, đồng thời giáo dục sâu sắc có hiệu quả nhất ở lớp về nội dung giáo dục sức khỏe.Trong năm học tôi đã sưu tầm các tài liệu có liên quan tới giáo dục vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường, tư thế ngồi học, các tai nạn giao thông... Bên cạnh đó, giáo viên các lớp là người trực tiếp phát hiện học sinh ngồi học không đúng tư thế, phát hiện các biểu hiện bất thường về sức khỏe thì các cô nhắc học sinh điều chỉnh tư thế ngồi, nhắc phụ huynh hoặc trực tiếp đưa các con đến cơ sở y tế khám bệnh, phát hiện học sinh có biểu hiện tâm lý thay đổi có ngay các biện pháp phối hợp giúp đỡ... do đó hàng tuần bản thân tôi luôn chủ động gặp gỡ giáo viên các lớp ít nhất một lần, thông báo tình hình sức khỏe của từng lớp và tình hình thực hiện vệ sinh của lớp họ, hoặc khi tôi đi kiểm tra phát hiện những học sinh mệt thì tôi đưa về phòng y tế để theo dõi học sinh đó. 2.3.10.Thực hiện tốt công tác chuyên môn khám, tư vấn và chăm sóc học sinh mắc các bệnh thông thường tại trường. 11 Việc xử lý sơ cấp cứu các tai nạn đột xuất: Các con đa số tuổi còn nhỏ ham chơi nên thường xảy ra tai nạn: ngoài việc chuẩn bị sẵn dụng cụ sơ cứu vết thương, sơ cứu gãy xương, bản thân tôi phải bình tĩnh xử lý nhanh đặc biệt tránh sai sót chuyên môn tôi không vội sử dụng thuốc giảm đau mà pha cho học sinh một ly nước trà đường nóng cho uống đồng thời động viên nhẹ nhàng cho học sinh yên tâm bớt sợ hãi, nếu vượt quá khả năng của tôi thì tôi sẽ cho chuyển bệnh viện ngay. Điều trị các bệnh thông thường hàng ngày: Đối với y tế trường học thì khi học sinh sốt ho, chỉ cần xử lý hạ sốt nếu không đỡ báo gia đình đón con về nhà theo dõi, nếu bệnh không đỡ tư vấn cho gia đình chuyển khám ở bệnh viện có các bác sỹ và điều kiện kỹ thuật y tế cao hơn theo đường BHYT. Còn nếu học sinh bệnh nặng nguy hiểm hoặc các có các triệu chứng của bệnh lây truyền thì phải thông báo cho tram y tế xã phối kết hợp xử lý. 4.Kết quả: Do nắm được vai trò quan trọng về vấn đề sức khỏe của học sinh nên những việc làm trên đã được triển khai thường xuyên. Dựa trên tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe cho thấy tình hình sức khỏe của các con ngày được nâng cao, tỷ lệ học sinh nghỉ học do bệnh tật giảm đáng kể so với đầu năm học. Nhờ công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe được tiến hành thường xuyên, cùng với việc phối hợp thực hiện tốt công tác phòng dịch nên đã kiểm soát tốt không để dịch bệnh lây lan trong trường học. Tuy còn thiếu thốn về trang thiết bị y tế nhưng vẫn đảm bảo việc sơ cấp cứu ban đầu và xử lý kịp thời các bệnh học thông thường giúp học sinh có được sức khỏe tốt để học tập. Thực hiện đầy đủ, đúng lịch các chương trình tiêm chủng và tẩy giun định kỳ cho học sinh toàn trường. 12 PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1/ Kết luận: Sau khi áp dụng những biện pháp, kinh nghiệm trong việc quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh, đồng thời nghiêm túc thực hiện những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo, công tác y tế học đường trong nhà trường ngày một hoàn thiện hơn. Việc quản lý sức khỏe học sinh được cải tiến, có hiệu quả cao, hàng ngày theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh, không có biến cố bất thường. Trong các đợt dịch bệnh tại địa phương đã kiểm soát được dịch bệnh trong trường học, chất lượng sức khỏe học sinh nâng cao, khi học sinh phát bệnh nặng, cấp tính được phát hiện kịp thời, chuyển tuyến trên điều trị nhanh chóng phục hồi. Đặc biệt các bệnh học đường như: cận thị cong vẹo cột sống, bệnh nha học đường giảm giảm hẳn . Tỷ lệ học sinh nghỉ học do ốm hay tai nạn thương tích giảm nhiều, học sinh lên lớp học đều đặn hơn. Các em học sinh có tiến bộ rõ rệt sau khi được hướng dẫn giáo dục về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân. Đặc biệt kết quả này tạo được niềm tin của phụ huynh học sinh đối với nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trên đây là một số suy nghĩ và những biện pháp mà tôi áp dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Qua quá trình công tác bản thân đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, từng bước khắc phục những khó khăn, tồn tại để phát triển công tác y tế trường học tốt hơn. Y tế trường học ngày nay đang được ngành Y tế và Giáo dục quan tâm. Bản thân tôi nhận thấy nếu mỗi cán bộ y tế học đường luôn có ý thức rèn luyện và tận tình với công việc thì chắc chắn việc tạo dựng một nền tảng sức khỏe cho học sinh vững bước trên con đường học tập là không khó. Có được sức khỏe tốt giúp các em học tập đạt kết quả cao để sau này trở thành người có ích cho xã hội, là chủ nhân tương lai của đất nước. 2.Bài học kinh nghiệm Đối với một cán bộ y tế trong nhà trường đòi hỏi đầu tiên theo tôi đó là sự tận tâm, nhiệt tình, ham học hỏi. Trong các hoạt động tại trường học phải luôn 13 tạo dựng niềm tin cho bản thân mình cũng như cho học sinh và các bậc phụ huynh. Thường xuyên rèn luyện, phấn đấu, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về y tế trường học để đáp ứng tốt nhu cầu sức khỏe của học sinh. 3. Kiến nghị: Để nâng cao sức khỏe cho học sinh tôi xin có một vài ý kiến đề xuất như sau: - Y tế trường học cần được sự quan tâm chỉ đạo hơn nữa của nhà trường và lãnh đạo cấp trên, đặc biệt là sự chỉ đạo thường xuyên của Ban chăm sóc sức khỏe trường học để giúp cho hoạt động y tế trường học phát triển đi lên. - Có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Đoàn, giáo viên chủ nhiệm các lớp và phòng y tế nhà trường để giúp công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh được thuận lợi hơn. - Tổ chức các buổi họp Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe trường học để rút kinh nghiệm, bổ sung những thiếu sót và đề ra các phương pháp thực hiện. Trên đây là một vài ý kiến tôi mạnh dạn đưa ra. Tôi rất mong có sự bổ sung, góp ý của Ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí giáo viên trong nhà trường. Tôi xin trân thành cảm ơn ! Xác nhận của BGH Tam Hiệp, ngày 11 tháng 4 năm 2016 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết không sao chép của người khác. Người viết Phạm Thị Thúy Hà 14 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG THCS TAM HIỆP ----------  ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO SỨC KHỎE CHO HỌC SINH Nhân viên y tế: Phạm Thị Thúy Hà Tổ: Văn phòng 15 Năm học 2015 - 2016 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan