Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn xây dựng quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh ở trường thpt...

Tài liệu Skkn xây dựng quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh ở trường thpt

.DOC
30
164
140

Mô tả:

1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Đánh giá, xếp loại có vai trò rất quan trọng, tác động trở lại đối với nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện, đối tượng dạy học và chi phối chất lượng đầu ra của quá trình dạy và học. Đánh giá như thế nào thì dạy và học sẽ như thế đó. Đánh giá, xếp loại khách quan, trung thực, khoa học, công bằng có tác dụng điều chỉnh cách dạy, cách quản lý của thầy và khuyến khích, động viên học trò vươn lên học tập, rèn luyện. Cuối mỗi học kỳ và năm học, bên cạnh việc đánh giá xếp loại học lực, còn phải đánh giá xếp loại hạnh kiểm. Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh là sự ghi nhận một quá trình phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện của các em trong khoảng thời gian nhất định. Việc đánh giá xếp loại chính xác sẽ có tác dụng lớn trong việc giáo dục ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức của mỗi học sinh, từ đó tạo ra phong trào thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, góp phần xây dựng tập thể lớp ngày càng vững mạnh. Tuy nhiên, đây cũng là một công việc hết sức khó khăn đối với nhà giáo. Bởi lẽ, việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm không phải dựa vào các điểm số nhất định như ở học lực mà chỉ dựa vào các tiêu chí đánh giá, xếp loại theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng như các qui định của nhà trường. Vì vậy, để đánh giá xếp loại đúng hạnh kiểm của học sinh theo các mức tốt, khá, trung bình, yếu, đòi hỏi phải đảm bảo quy trình chặt chẽ với nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh hiện nay gặp nhiều khó khăn. Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có hướng dẫn để lượng hóa các tiêu chuẩn trong đánh giá, xếp loại. Giáo viên trong các nhà trường hiện nay chủ yếu quan tâm đến chất lượng dạy, học văn hóa, ít để tâm đến giáo dục đạo đức, tư thế tác phong và nhiều khi lấy kết quả học lực làm thước đo đánh giá xếp loại hạnh kiểm. Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm mới chú trọng đến thái độ của học sinh là chủ yếu, chưa chú ý đến chất lượng giáo dục kỹ năng sống, đến sự tiến bộ của các em. Giáo viên chủ nhiệm mới chỉ dừng lại ở xếp loại, chưa để tâm nhiều đến đánh giá. Thông tin về quá trình học sinh phấn đấu, rèn luyện ít tham gia vào đánh giá, xếp loại. Vì vậy, việc xếp loại nặng về định tính, cảm nhận chủ quan của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên bộ môn, nhất là ý kiến của giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân, tổ chức Đoàn, Ban trực Đại diện cha mẹ học sinh có tham gia vào quá trình đánh giá xếp loại, song cũng chỉ là hình thức, chiếu lệ, chắp vá. Do đó, trong các nhà trường thường xảy ra 2 hiện tượng: hoặc là quá dễ dãi trong đánh giá xếp loại hoặc quá khắt khe với học sinh. Trong những năm qua, chất lượng giáo dục của các bậc học, ngành học có chuyển biến tích cực. Tuy vậy, sự tác động trái chiều của các mối quan hệ xã hội, một bộ phận học sinh có những biểu hiện lệch chuẩn. Hiện tượng bạo lực học đường, vi phạm đạo đức, pháp luật, lối sống buông thả đang ngày càng gia tăng như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa. Tình trạng đó đã và đang làm cho xã hội lo lắng, nhà trường mất nhiều công sức, gia đình không yên tâm khi con đến trường. Giáo dục đạo đức cho học sinh là hình thành ở các em phẩm chất nhân cách toàn diện của con người mới vừa “ hồng”, vừa “chuyên” là trách -1- nhiệm của toàn xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò trung tâm, gia đình là nền tảng. Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, khâu có ý nghĩa quan trọng là đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh. Gắn xếp loại với đánh giá và đánh giá phải công bằng, khách quan, phải có các giải pháp khoa học trong công tác quản lý. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi chọn vấn đề: “Xây dựng quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh ở trường THPT Ba Đình” để nghiên cứu, áp dụng trong thực tiễn quản lý của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý của việc xây dựng quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh ở trường trung học phổ thông. - Thực trạng công tác đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh hiện nay ở trường trung học phổ thông Ba Đình. - Đề xuất các giải pháp khoa học cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông Ba Đình hiện nay. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Công tác đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh ở trường trung học phổ thông Ba Đình từ năm học 2010- 2011 đến năm học 2014- 2015 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng hệ thống các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử và logic, thống kê, điều tra xã hội học… 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được triển khai 4 mục: Mục 1.1. Một số vấn đề lý luận chung. Mục 1.2. Thực trạng công tác đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh ở trường THPT Ba Đình hiện nay. Mục 1.3. Xây dựng quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh ở trường THPT Ba Đình hiện nay. Mục 1.4. Kết quả khảo nghiệm -2- 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Một số vấn đề lý luận chung 2.1.1. Các khái niệm cơ bản Theo Từ điển tiếng Việt của Bùi Đức Tịnh, quy trình là: “Trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc”. Điều đó có nghĩa, khi tiến hành một công việc nào đó, đòi hỏi chủ thể phải xác định rõ các bước thực hiện. Các bước này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bước thực hiện trước sẽ tạo điều kiện, gợi mở cho bước thực hiện sau. Bước thực hiện trước càng tốt, thông tin đầy đủ, chính xác sẽ tạo cho bước tiếp theo có kết quả khách quan, trung thực. Đánh giá được hiểu là “phán xét về mức độ giá trị hoặc chất lượng sự vật” ( Lâm Quang Nghiệp ( 2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường, Nxb ĐHSP Hà Nội). Đánh giá chính là việc đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ kiện đo lường được qua các kỳ kiểm tra trong quá trình và kết thúc bằng cách đối chiếu so sánh với những tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng trước đó trong các mục tiêu. Thuật ngữ đánh giá có nội hàm rất rộng, được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động xã hội. Đánh giá là một quá trình thao tác tư duy về việc đo lường kết quả của một đối tượng nào đó. Qua quá trình phân tích các thông tin về đối tượng, so với tiêu chuẩn đặt ra để so sánh, đối chứng và rút ra nhận xét có tính bản chất về đối tượng. đánh giá bao gồm các nhân tố: đối tượng được đánh giá, các thông tin về đối tượng, mục tiêu yêu cầu đối tượng đạt được, các tiêu chuẩn đo lường. Quy trình đo lường được xác định theo trình tự: đối tượng được đánh giá, mục tiêu cần đạt được về đối tượng, tiêu chuẩn đo lường, thông tin về đối tượng và nhận xét. Việc đo lường muốn chính xác phải có các phương tiện hỗ trợ. Phương tiện càng hiện đại thì thì quá trình thu thập và xử lý thông tin càng chính xác. Từ cách hiểu đánh giá chung, chúng tôi đưa ra thuật ngữ đánh giá trong giáo dục là một hoạt động nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu giáo dục ( hệ thống các chuẩn đầu ra), là việc điều tra, xem xét, xác định chất lượng học sinh, trên cơ sở thu thập thông tin một cách có hệ thống, nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định và rút ra bài học kinh nghiệm. Xếp loại là cách sắp xếp học sinh vào một chủng loại, một nhóm hay một thứ tự nào đó ( Thường là ở các mức độ giỏi, tốt, khá, trung bình, yếu, kém). Xếp loại thường dựa vào một số tiêu chí đặt ra trước và là kết quả của quá trình đánh giá. Xếp loại hạnh kiểm học sinh là việc giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào thông tin về học sinh, đối chiếu với quy định để thấy được mức độ học sinh đạt được so với tiêu chuẩn và xếp loại học sinh ở các mức tốt, khá, trung bình, yếu. Hạnh kiểm và đạo đức là hai khái niệm không đồng nhất. Theo Từ điển tiếng Việt, đạo đức nói tổng quát là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Đạo đức còn được hiểu là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có. Hạnh kiểm là khái niệm dùng để chỉ phẩm chất, đạo đức biểu hiện trong việc làm, trong cách đối xử với mọi người. Do vậy, đánh giá và xếp loại hạnh kiểm không phải là xếp loại phẩm chất -3- con người học sinh mà đánh giá sự tiến bộ của các em thông qua hành vi, cử chỉ, thái độ, cách ứng xử trong học tập, rèn luyện. Điều đó cũng có nghĩa, hạnh kiểm của các em là một quá trình động, diễn ra thường ngày, biến đổi không ngừng. Muốn đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của các em một cách chính xác phải có một quá trình theo dõi, tổng hợp. Tránh hiện tượng chỉ dựa vào một hành vi, cử chỉ nào đó để quy chụp, gán cho các em một nhận xét, xếp loại không phù hợp. Từ việc làm rõ khái niệm quy trình, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, chúng tôi nêu lên quy trình chung nhất của quá trình đánh giá, xếp loại như sau: Thứ nhất: Cụ thể hóa các tiêu chuẩn xếp loại theo Thông tư 58/2011/ TTBGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Các tiêu chuẩn cụ thể về hành vi, động cơ, thái độ, tư thế tác phong của học sinh để có số liệu đo lường cụ thể. Tiêu chuẩn phải đảm bảo giữa đánh giá, xếp loại thường xuyên và định kỳ. Thứ hai: Các tiêu chuẩn này phải được giáo viên, học sinh góp ý và công khai toàn trường. Hàng năm, phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu. Thứ ba: Tổ chức thống kê, tập hợp các số liệu thi đua cho từng cá nhân học sinh và các tập thể lớp. Tổ chức công bố công khai kết quả thi đua hàng tuần cho các tập thể lớp và học sinh biết. Tổ chức trao thưởng cho tập thể lớp và học sinh đạt thành tích cao trong từng tuần, từng học kỳ và năm học. Thứ tư: Tổ chức xếp loại hạnh kiểm cho từng học sinh hàng tuần, hàng tháng một cách công khai, dân chủ. Thứ năm: Liên kết kết quả hàng tuần, hàng tháng để xếp thi đua cho các lớp, đánh giá kết quả phấn đấu, tu dưỡng của học sinh để xếp loại hạnh kiểm từng học kỳ, năm học. Thứ sáu: Kết quả xếp loại tham gia bình xét các danh hiệu thi đua của tập thể và cá nhân theo Điều 18 của Thông tư 58. Việc bình xét danh hiệu thi đua phải được tập thể học sinh thực hiện, khối chủ nhiệm kiểm tra, xác minh. Thứ bảy: Hiệu trưởng ra Quyết định công nhận kết quả xếp loại thi đua của học sinh từng tháng, từng học kỳ, năm học. 2.1.2. Cơ sở lý luận của việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh Không có đánh giá, xếp loại thì chủ thể quản lý giáo dục sẽ không biết được chất lượng các hoạt động giáo dục đang ở mức nào, mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục được thực hiện đến đâu. Mục đích của đánh giá, xếp loại học sinh là góp phần kiểm định đầu ra của quá trình giáo dục. Thông qua đánh giá, xếp loại để điều chỉnh cách dạy, cách giáo dục cho phù hợp yêu cầu của hệ thống mục tiêu. Sâu xa hơn là hình thành ở học sinh năng lực tự đánh giá, tự xếp loại của bản thân, tạo cho các em thói quen tự điều chỉnh hành vi theo chuẩn mực tiến bộ, tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng thời các em biết cách đánh giá, xếp loại bạn mình. Đây là mức độ cao của mục tiêu biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, gắn quá trình dạy của thầy thành quá trình tự học của trò. Để làm được điều đó, đội ngũ nhà giáo phải nắm vững hệ thống nguyên tắc của giáo dục. Có thể mô hình hóa hệ thống mục tiêu, đánh giá giáo dục như sau: -4- Mục tiêu ĐG,XL Nội dung ĐG,XL Kết quả ĐG,XL Phương pháp ĐG,XL Phương tiện ĐG,XL Đây là quá trình thống nhất biện chứng của quá trình đánh giá, xếp loại. Đánh giá, xếp loại học sinh bao giờ cũng bắt đầu từ việc xác định mục tiêu, định ra nội dung, lựa chọn phương pháp, tìm kiếm phương tiện, tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại. Các nhân tố này luôn nằm trong tổng thể tác động biện chứng lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau. Chỉ đạt kết quả cao khi chủ thể quản lý xác định đúng mục tiêu cần đạt được, định ra nội dung hợp lý, sử dụng phương tiện phù hợp, tổ chức phương pháp thích hợp thì sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Mỗi thành tố trong quá trình đó lại có tác động qua lại lẫn nhau. Đánh giá được tiếp cận trên nhiều phương diện: Xét theo quy mô đối tượng học sinh: có đánh giá trên diện rộng ( phạm vi khối, trường), đánh giá diện hẹp ( lớp, môn học). Xét theo khách quan, chủ quan trong đánh giá, có đánh giá trong và đánh giá ngoài ( kể cả tự đánh giá và được đánh giá đối với cá nhân) Xét theo hình thức đánh giá: Có đánh giá định tính và đánh giá định lượng Xét theo quá trình giáo dục: có đánh giá đầu vào, đánh giá quá trình giáo dục và đánh giá chuẩn đầu ra. Xét theo tiến trình năm học: có đánh giá thường xuyên và đánh giá theo định kỳ Yêu cầu của đánh giá, xếp loại: - Khách quan, trung thực, công bằng, công khai: Các số liệu đưa ra phải có độ tin cậy, thuyết phục; - Công cụ đánh giá phù hợp - Tiêu chí đánh giá phải được lượng hóa rõ ràng, cụ thể - Người được đánh giá: phải hiểu được cách đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá; phải tự đánh giá được mình, tham gia đánh giá bạn mình và biết kết quả được đánh giá -5- 2.1.3. Cơ sở pháp lý Thực hiện đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh bậc trung học, chúng tôi căn cứ vào Điều 3, Điều 4 của Thông tư 58-TT/BGDĐT để cụ thể hóa thành các tiêu chí cụ thể để chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện. ( Điều 3,4 của Thông tư 58 nêu trong phần phụ lục 1) 2.2. Thực trạng công tác đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh ở trường trung học phổ thông Ba Đình Chúng tôi điều tra ngẫu nhiên một số học sinh khi được xếp loại học kỳ I năm học 2009- 2010 của nhà trường do giáo viên chủ nhiệm tự xếp loại hàng tháng và học kỳ. Nhận xét, xếp loại Xếp loại học kỳ I TT Họ và tên Tháng 11 Tháng 12 Nhận xét GVCN Tháng 10 Ý kiến GVGDCD Tháng 9 Lớp 1 Nguyễn Thị Ngọc Anh 10A Khá Khá Tốt Tốt Tốt 2 Mai Thị Lan Anh 10A Khá Khá Tốt Khá Khá 3 Đào Ngọc ánh 10A 10A Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tổng 1 Mai Thị Ánh 10B Tốt Tốt Khá Khá Tốt 2 Nguyễn Văn Bằng 10B Tốt Khá Tốt Khá 3 1 2 3 1 2 Trần Quang Chuẩn Tổng Mai Thị Phương Anh Nguyễn Thị Ngọc Anh Mai Thị Hồng Anh Tổng Vũ Lan Anh Trần Ngọc Bảo 10B 10B 11A 11A 11A 11A 11B 11B 1 2 3 1 2 Tổng Bùi Thị Lan Anh Hoàng Thị Liên Anh Mai Thị Minh Anh Tổng Nguyễn Thị Mai Anh Nguyễn Thị Vân Anh 11B 11B 12A 12A 12A 12A 12B 12B Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Khá Khá Khá Khá Khá Tốt Khá Khá Tốt Khá Tốt Tốt Tốt Khá Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Tổng 12B 12B Vi phạm KL của lớp tháng 9, nghỉ học nhiều Yếu Yếu Khá TB Khá Khá Tốt TB Khá Tốt Khá Tốt Khá Tốt Tốt Khá Khá Tốt Tốt Khá Tốt Tốt Tốt TB Khá Khá TB Tốt Khá Khá Đào Trọng Châu 3 Tốt Vô ý thức trong sinh hoạt lớp Yếu Mai Văn Công 3 HK 1 Tốt Tốt Tốt Yếu Gây rối trong lớp, vô lễ với giáo viên tháng 11,12 TB TB ( Nguồn: Kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ I năm học 2012- 2013) Qua bảng số liệu cho thấy, việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh còn quá nhiều bất cập cả về nhận thức, mục đích, hình thức, nội dung, phương pháp đến hiệu quả. Hầu hết giáo viên trong nhà trường đều đồng nhất giữa đánh giá xếp loại hạnh kiểm với đạo đức, nhầm lẫn giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng. Sự nhầm lẫn đó dễ dẫn đến sai lệch trong đánh giá và xếp loại hạnh kiểm -6- học sinh trong thực tế vì nhiều khi giáo viên chủ nhiệm ác cảm với học sinh ở một hành vi nào đó và dẫn đến quy chụp phẩm chất đạo đức của học sinh đó không tốt ví dụ như Trần Quang Chuẩn ở lớp 10B. Về hình thức, phương pháp xếp loại: Kết quả xếp loại trên đều được 100% học sinh khẳng định, do thầy cô giáo chủ nhiệm xếp, dù rằng thầy cô giáo chủ nhiệm đã đưa ra lớp biết, nhưng chỉ có tính chất thông báo. Do đó, học sinh không được tự xếp loại mình và có ý kiến xếp loại bạn. Vai trò của tập thể lớp, của các tổ bị lãng quên. Điều đó cho thấy việc xếp loại hạnh kiểm học sinh do ý muốn chủ quan của mỗi giáo viên. Từ đó nảy sinh: nếu giáo viên chủ nhiệm chạy theo thành tích dễ xóa vết vi phạm học sinh, ngấm ngầm tự xử lý để lấy thành tích cho lớp. Thành thử, giáo viên lớp chủ nhiệm trung thực, thẳng thắn, công khai học sinh dễ thua thiệt. Số liệu cuối năm học 2009- 2010 phản ánh: có 15 học sinh phải điều chỉnh xếp loại từ tốt xuống khá, 7 học sinh điều chỉnh từ khá lên tốt, 3 học sinh từ khá xuống trung bình, 1 học sinh vi phạm cảnh cáo chuyển từ trung bình xuống yếu. Về căn cứ xếp loại: Giáo viên chủ nhiệm dựa trên các số liệu thu thập của cá nhân để xếp mà không có quy chuẩn chung cụ thể. Từ đó dẫn đến hiện tượng, 2 học sinh ở 2 lớp khác nhau với mức độ tiến bộ khác nhau nhưng lại có kết quả xếp loại giống nhau hoặc ngược, lại 2 học sinh ở 2 lớp khác nhau có mức tiến bộ tương tự nhau nhưng lại có kết quả khác nhau. Chẳng hạn học sinh Nguyễn Thị Ngọc Anh lớp 10A và học sinh Mai Thị Anh lớp 10B. Căn cứ theo xếp loại tháng thì học sinh Ngọc Anh lớp 10A có tiến bộ rõ rệt, càng về cuối học kỳ thì càng tốt. Ngược lại, học sinh Mai Thị Anh 10B càng về cuối học kỳ càng đi xuống về xếp loại thì 2 học sinh này không thể xếp tốt như nhau ở cuối học kỳ. Hoặc là học sinh Mai Thị Phương Anh 11A và Hoàng Thị Liên Anh 12A kết quả hàng tháng giống nhau nhưng kết quả xếp loại học kỳ 2 em hoàn toàn khác nhau Đầu năm học 2010- 2011 khi triển khai ứng dụng chương trình này, chúng tôi đã hỏi ý kiến giáo viên chủ nhiệm với câu hỏi: Khi học sinh vô lễ với giáo viên chủ nhiệm, vi phạm kỷ luật thì giáo viên chủ nhiệm phải làm gì? 65.4% số người được hỏi đều cho là phải xếp loại hạnh kiểm yếu, ghi học bạ cho học sinh chừa không vi phạm nữa. 20% giáo viên ý kiến: Cần phải quan tâm, nhắc nhở các em tiến bộ, đành rằng phải kỳ luật thích đáng. Số giáo viên còn lại bọc bạch: Học sinh vi phạm là chuyện thường tình, giáo viên cần có cái nhìn độ lượng, bao dung, trước khi kỷ luật phải làm cho các em hiểu được tác hại của hành vi vi phạm và các em phải thể hiện quyết tâm sửa chữa. Khi xếp loại phải căn cứ cả quá trình. Từ đó, chúng tôi rút ra được rằng: cần phải có hướng dẫn chung nhất để xếp loại, đảm bảo sự công bằng, dân chủ, khách quan, phát huy được vai trò tự đánh giá, xếp loại của tập thể lớp, của học sinh. Thực tế nhà trường giai đoạn trước 2010, việc xếp loại hạnh kiểm học sinh chỉ thực hiện vào cuối học kỳ và năm học, không xếp loại hàng tháng. Do đó, học sinh vi phạm ít có cơ hội để thể hiện sửa chữa của mình. Điều này xảy ra 2 khả năng: hoặc là thời gian quá lâu dẫn đến quên vi phạm của học sinh hoặc nếu nhớ thì dễ bị quy chụp. -7- Một điều quan trọng là: hầu hết giáo viên chủ nhiệm trước khi xếp loại học sinh thì không đánh giá, không thấy được sự chuyển biến trong hành vi của học sinh, không đo lường đúng được chuẩn đầu ra của quá trình giáo dục. Từ đó dẫn đến học sinh thiếu ý thức tu dưỡng, rèn luyện. Các hiện tượng vi phạm không thuyên giảm mà còn có chiều hướng gia tăng với mức độ trầm trọng hơn. 2.3. Xây dựng quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh ở trường trung học phổ thông Ba Đình hiện nay 2.3.1. Bước 1: Xây dựng, bổ sung, chỉnh sửa Nội quy nhà trường Việc đầu tiên của các nhà trường vào đầu mỗi năm học là phải xây dựng, chỉnh sửa bổ sung Nội quy nhà trường. Nội quy là bước tiếp theo của việc thực hiện kế hoạch giáo dục đã được Hội nghị cán bộ công chức, viên chức thông qua vào đầu mỗi năm học. Nội quy là quy định nội bộ, xác định giới hạn, phạm vi hành vi được làm, được hưởng, phải làm, không được làm của mỗi cá nhân trong trong phạm vi cơ quan. Ở nhà trường, Nội quy quy định cho 3 đối tượng chủ yếu: cán bộ giáo viên, nhân viên; học sinh; cá nhân ngoài trường vào làm việc tại cơ quan. Việc ban hành Nội quy nhà trường là tiêu chuẩn để qua đó, mỗi bộ phận trong nhà trường cụ thể hóa bằng những quy định cụ thể hơn. Đảm bảo mọi hoạt động trong nhà trường được thực hiện thống nhất. Quy trình ban hành: Ban giám hiệu nhà trường vào đầu mỗi năm học, rà soát tất cả các văn bản quy định hiện hành và Nội quy đã có. Trên cơ sở kế hoạch phát triển năm học, Ban giám hiệu xem xét cần chỉnh sửa, bổ sung những điều nào vào Nội quy. Sau khi dự kiến sẽ đưa ra toàn thể nhà trường xem xét, cho ý kiến. Hội nghị cán bộ, công chức đầu năm học thảo luận, biểu quyết thông qua Nội quy này. Nội dung của Nội quy: Phần này, chúng tôi đề cập cụ thể nội dung liên quan đến học sinh. Thông thường, mỗi đối tượng được điều chỉnh trong Nội quy có 3 phần: phần đầu bao giờ cũng là những quy định chung, yêu cầu học sinh phải thực hiện nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành giáo dục. Phần thứ hai là các quy định cụ thể về học sinh bao gồm: Phẩm chất đạo đức, lối sống; Ý thức tổ chức kỷ luật; Tư thế, tác phong, hành vi, thái độ; Những việc cấm học sinh không được làm; Phần thứ 3: Khen thưởng và kỷ luật Nội quy phải được xây dựng ngắn gọn ( thường là khoảng 1 trang giấy A4 đứng, phông chữ TimesRoman, cỡ chữ 14. Nếu in được màu thì càng tốt Sau khi Nội quy được thông qua, in ấn mỗi lớp 1 bản, đưa vào khung và treo ở lớp tại 1 vị trí trang trọng, học sinh thường ngày đều thấy. Yêu cầu học sinh phải thuộc lòng Nội quy và hiểu kỹ từng Điều trong nội quy. Ý nghĩa: Xây dựng Nội quy, phố biến cho học sinh có ý nghĩa giúp học sinh hiểu được quyền của mình được làm, được hưởng và giới hạn, phạm vi công việc phải làm, phải thực hiện. Mục đích là nâng cao ý thức tự giác của học sinh trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, của nhà trường, góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh. Nội quy học sinh trường THPT Ba Đình năm học 2014- 2015 ( phụ lục 2) 2.3.2. Bước 2: Xây dựng tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm học sinh -8- Xếp loại theo kết quả phấn đấu của học sinh: Đây là quá trình cụ thể hóa Nội quy bằng những việc làm cụ thể. Kết quả của việc làm cụ thể của mỗi học sinh được quy ra thành điểm. Tổng điểm đạt được 1 tháng tương ứng với 1 trong 4 mức xếp loại: tốt, khá, trung bình, yếu. Tổ hợp kết quả từng tháng để tính ra kết quả học kỳ và tổ hợp 2 học kỳ để xếp loại cả năm. Kết quả xếp loại theo Quyết định của Hội đồng kỷ luật: Những học sinh được Hội đồng kỷ luật quyết định mức xếp loại hạnh kiểm tháng, học kỳ, năm học thì thực hiện theo Quyết định của Hội đồng. Đương nhiên, quyết định xếp loại hạnh kiểm học sinh của Hội đồng kỷ luật thực hiện theo Điều lệ trường trung học và Thông tư 58 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cách quy định điểm để xếp loại: ( Theo Quyết định ban hành tiêu chuẩn thi đua tập thể lớp và học sinh đầu năm học của Hiệu trưởng- Phụ lục 3) 1. Đối với cá nhân học sinh trong 1 tuần TT I Nội dung ĐIỂM CỘNG 1 Cộng cố định nếu học sinh thực tốt các quy định 2 Cộng không có định - Đạt điểm kiểm tra miệng: Từ 8-10 Từ 7-<8 Từ 5-<7 - Nhặt được của rơi trả lại người mất II Quy ra điểm + 10 +0.3đ/lượt +0.2 đ/lượt + 0.1 đ/lượt 10đ/ lượt ĐIỂM TRỪ 1 Đi muộn học 0.2 đ/ lượt 2 Nghỉ học có phép 0.2 đ/ lượt 3 Nghỉ học không phép 1.0 đ/lượt 4 Bỏ tiết 2.0 đ/lượt 5 Nghỉ tiết 0.1 đ/ lượt 6 Điểm kiểm tra miệng dưới 5 0.3 đ/ lượt 7 Không đúng quy định trang phục 0.5 đ/ lượt 8 Đi xe trong khu vực trường 0.5 đ/ lượt 9 Vi phạm nền nếp khác 0.5 đ/ lượt 10 Mang chất gây cháy, nổ vào nhà trường 5,0đ/ lượt 11 Gây gổ đánh nhau ( Khi HĐKL chưa xét) 5.0 đ/lượt 2. Đối với học sinh trong tháng, học kỳ và năm học - Trong tháng: Tổng hợp kết quả của 4 đến 5 tuần để tính ra kết quả của từng học sinh trong tháng và xếp loại với mức; + Học sinh đạt điểm từ 9.5 trở lên: Xếp loại tốt + Học sinh đạt điểm từ 7 đến dưới 9.5: Xếp loại khá + Học sinh đạt điểm từ 5 đến dưới 7: Xếp loại Trung bình + Học sinh đạt điểm dưới 5: Xếp loại yếu - Học kỳ: Là tổng hợp xếp loại các tháng. Học kỳ 1 từ tháng 8 đến tháng 12; học kỳ II từ tháng 1 đến tháng 5. Căn cứ vào xếp loại hàng tháng và sự tiến bộ của học trong các tháng để xếp loại học kỳ -9- - Xếp loại hạnh kiểm cả năm: Kết quả của 2 học kỳ sẽ được máy tính tự động dự kiến xếp loại cả năm. Xếp loại cả năm được tính như sau: Học kỳ I Học kỳ II Cả năm Học kỳ I Học kỳ II Cả năm Ghi chú Tốt Tốt Tốt TB Tốt Khá Tốt Khá Khá TB Khá Khá Tốt TB Khá TB TB TB Tốt Yếu TB TB Yếu Yếu Khá Tốt Tốt Yếu Tốt Khá Khá Khá Khá Yếu Khá TB Khá TB TB Yếu TB TB Khá Yếu TB Yếu Yếu Yếu 2.3.3. Bước 3: Đưa tiêu chuẩn vào Excel a) Tạo bảng tính tuần ( Theo phụ lục 4- dưới đây chỉ là mẫu ảnh) Cách đưa tiêu chuẩn xếp loại hạnh hàng tuần: Ví dụ trên là tuần 21 - Lập file dữ liệu trên Excel bằng cách tạo ra file Excel ( Excel 2003, 2007, 2010). Đặt tên cho file là : “ Tháng..” ( tháng 8, 9…5). Mỗi fle chứa 4 đến 5 Sheet, mỗi Sheet là 1 tuần. Thứ tự tuần chảy theo thứ tự tuần của năm học và 1 Sheet là tổng hợp tháng. Chẳng hạn tháng 1 có 4 tuần là: Tuần 21, Tuần 22, Tuần 23, Tuần 24, Tháng 1 - Đưa danh sách các lớp vào từng Sheet tuần và Sheet tháng theo thứ tự như ví dụ tuần 21. Việc cộng điểm, trừ điểm cho từng cột lấy đúng như tiêu chuẩn xếp loại. Danh sách từng lớp giữ nguyên xếp vần ABC như sổ điểm ( sổ điện tử, sổ viết tay). Khi học sinh chuyển lớp, chuyển trường, bỏ học thì ghi vào cột ghi chú nội dung để theo dõi. Ví dụ: Chuyển sang lớp 12A, chuyển trường, Bỏ - 10 - học..đồng thời khóa dòng này lại. Học sinh chuyển sang lớp khác được đưa vào cuối danh sách và ghi vào phần ghi chú: Chuyển từ lớp 12B sang chẳng hạn. - Lập nội dung, điểm cộng, điểm trừ từ cột D đến cột R. Nếu muốn lập thêm nội dung thì thêm cột. Trong Excel: Cột gọi là column, dòng gọi là row, ô gọi là cell. - Tạo công thức tính điểm: Tại cột S hoặc 1 cột cuối của bảng, đánh công thức này vào 1 học sinh và kéo cho tất cả các học sinh khác. = SUM((10+((D5*0.3+E5*0.2+F5*0.1+G5*10)-(H5*0.2+I5*0.2+J5*1+K5*2 +L5*0.1+M5*0.3+N5*0.5+O5*5+P5*0.5+Q5*5+R5*5)))) Tổng điểm làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Muốn làm tròn thì để con trỏ vào số điểm tổng học sinh đầu trong danh sách, vào fomat -->cells(hoặc nhấn tổ hợp ctrl +1) --> nhấn vào cột number, tìm list Category vào number, tại mục Deciman places có cột chữ số, đưa về số 1 --> ok. Được 1 học sinh, kéo cho tất cả các học sinh khác. - Xếp thứ tự học sinh trong tuần, tháng: Kế tiếp cột tính điểm là cột xếp thứ Ví dụ: tại cột T5, lập công thức cho 1 học sinh: =RANK(S5,$S$5:$S$7,0) Cách tính công thức này: RANK: là hàm xếp loại. S5: bắt đầu học sinh đầu tiên của danh sách $S$5: Mặc định cố định từ học sinh đầu tiên Dấu ( : ): ký tự chỉ đến … $S$7: đây là học sinh cuối của danh sách của 1 lớp ( nếu xếp chung toàn trường thì lấy mặc định số cuối cùng của danh sách toàn trường) Dùng con trỏ kéo cho tất cả học sinh trong 1 lớp hoặc cả trường Có công thức này, khi nhập dữ liệu cho học sinh, máy tính sẽ tự động xếp thứ hạng của học sinh trong lớp trong 1 tuần, 1 tháng. Việc xếp thứ có tác dụng giúp học sinh biết được mình đang ở đâu và giúp giáo viên chủ nhiệm theo dõi các tuần trong tháng để đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh. - Khóa các cột chứa công thức: Sau khi lập được công thức, cần khóa cột công thức lại để tránh việc sửa chữa hoặc vô tình chạm làm thay đổi công thức tính. Nếu xảy ra thì sẽ làm sai kết quả chung Cách khóa : Có nhiều cách, song có thể dùng cách sau: Bôi đen toàn bộ sheet (kích chuột vào điểm giao của cột 1 và hàng A) ---> menu --->format--->formatcell---->Protection--->tích bỏ hai cái (Locked và Hidden)--->Ok. ---->Ctr+G---->chọn Special---->tích vào Formulas --->ok ---> vào formatcell---->Protection --->chọn hết lại hai cái: Locked và Hidden--->Ok ----vào tools ---->protection--->gõ mật khẩu hai lần-->ok-->xong Sau khi tạo được 1 sheet tuần, có thể copy sheet tuần này cho các tuần khác bằng cách: Đưa mũi tên con trỏ vào tên sheet tuần đang làm ở cuối cùng của trang tuần đang hiện, nhấn chuột phải, bảng tính sẽ hiện bảng, chọn Move or copy…. Trên danh sách sẽ hiện sheet hiện đang làm, tích vào mục Create a copy, nhấn ok, sheet mới sẽ hiện lên. Muốn có sheet khác làm tương tự. Sau đó đổi tên sheet thành tuần 21, tuần 22, tuần 23, tuần 24, Tháng 1 như ví dụ trên. Tiếp theo, mở từng sheet tuần, tháng sửa đầu đề, tên tuần, thời gian là hoàn thành mẫu của 4 tuần, 1 tháng. - 11 - b) Tạo bảng tính tháng ( Phụ lục 5) - Mẫu của bảng tính tháng đã tạo cùng với tuần - Tạo công thức tính tổng của tháng bằng cách: + Tạo liên kết của 4 tuần trên một ô (cell). Ví dụ tại ô D5 lập công thức: =SUM('Tuần 21'!D5+'Tuần 22'!D5+'Tuần 23'!D5+'Tuần 24'!D5). Khi có kết quả của 1 ô thì dùng con trỏ kéo dọc cột cho các ô còn lại + Cách tính cộng điểm tổng: là trung bình chung của 4 tuần, làm tròn đến 1 chữ số thập phân Tại ô Tổng ( cột S) của tháng, lập công thức cộng như sau: =SUM('Tuần 21'!S5+'Tuần 22'!S5+'Tuần 23'!S5+'Tuần 24'!S5)/ 4 (số tuần) Khi tính được 1 học sinh thì kéo đến tất cả các học sinh khác. Lưu ý: khi tính cột để kéo mặc đinh cho tất các học sinh khác thì không được mặc định cột hoặc dòng Ví dụ: Tránh dùng : =SUM('Tuần21'!$S$5+'Tuần 22'!$S$5+'Tuần 23'!$S$5+'Tuần 24'! $S$5)/4 Hoặc: =SUM('Tuần 21'!S$5+'Tuần 22'!S$5+'Tuần 23'!S$5+'Tuần 24'!S$5)/4 Tại cột T, lập công thức dự kiến xếp loại của học sinh: =IF(S5>=9.5,"Tốt",IF(S5>=7,"Khá",IF(S5>=5,"TB",IF(S5>=1,"Yếu","")))). Sau đó, dùng con trỏ kéo cho tất cả học sinh trong toàn trường c. Tạo bảng xếp loại học kỳ, năm học ( Phụ lục 6) - 12 - - Xếp loại học kỳ: Hết các tháng của 1 học kỳ, chỉ cần copy kết quả xếp loại và paste vào hàng cột tương ứng là có kết quả các tháng của học kỳ - Năm học: Có kết quả 2 học kỳ là cơ sở để tính kết quả của năm học 2.3.4. Bước 4: Nhập dữ liệu, xét và ra quyết định công nhận hạnh kiểm học sinh - Nhập dữ liệu tuần: Cuối tuần, bộ phận văn phòng lấy dữ liệu từ sổ ghi đầu bài của lớp, từ ban nề nếp, Ban trực đại diện cha mẹ học sinh, bộ phận bảo vệ, các thầy cô giáo giảng dạy, nhập tất cả dữ liệu của học sinh vào các cột tương ứng. Khi nhập xong dữ liệu, kết quả sẽ hiện ra cho từng học sinh. Kết quả của tất cả học sinh trong lớp còn có thể kết nối sang dữ liệu của lớp từ dòng tổng để mỗi tuần có thể trao thưởng thi đua cho lớp Các tuần khác thực hiện tương tự Khi có kết quả tuần, chuyển kết quả này cho GVCN vào sáng thứ 2 tuần kế tiếp, sau tiết chào cờ để GVCN thông báo công khai kết quả tuần cho học sinh biết. - Kết quả tháng: Là tổng của các tuần. Khi nhập dữ liệu các tuần, máy tính sẽ tự động kết nỗi dữ liệu cho tháng và ra kết quả tháng Kết quả tổng của các cột ( từ cột D đến cột R) để tham khảo đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh. Xem xét ý thức, thái độ, kết quả học tập qua các con số: số điểm đạt được, số buổi nghỉ học, bỏ tiết, nghỉ tiết, các sai phạm nếu có. Cột điểm tổng: ( cột S): là kết quả xem xét xếp loại - Xếp loại hạnh kiểm tháng: + Căn cứ kết quả của học sinh, máy tính đã tự động dự kiến mức xếp loại học sinh đạt được + Bộ phận văn phòng đưa dữ liệu này lên Website nội bộ chậm nhất là chủ nhật tuần cuối của tháng - 13 - + GVCN tải file dữ liệu về, in ấn danh sách lớp. Sáng thứ 2 tuần đầu tháng kế tiếp xin ý kiến của giáo viên GDCD và các bộ phận khác (nếu cần). Việc xin ý kiến giáo viên GDCD là bắt buộc. + Sinh hoạt 20 phút sáng thứ 4 tuần đầu tháng kế tiếp, cho học sinh biết kết quả điểm. Học sinh tự nhận kết quả xếp loại của tháng và cho ý kiến về 1 học sinh khác trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm viết nhận xét cho từng học sinh trong tháng một cách ngắn gọn. Trong đó chú trọng đến mức độ tiến bộ của học sinh. + Tiết sinh hoạt thứ 7 tuần 1 tháng kế tiếp: Giáo viên chủ nhiệm công bố công khai tự nhận xếp loại của học sinh, học sinh xếp loại 1 bạn khác trong lớp. Chia tổ thảo luận, có ý kiến chung. Lớp thống nhất biểu quyết kết quả. Việc học sinh xếp loại 1 bạn khác do các tổ phân công và thực hiện luân phiên và không thực hiện 2 người đánh giá cho nhau. Việc xếp loại học sinh phải căn cứ vào sự tiến bộ của các em. Lưu ý những trường hợp có cố gắng nỗ lực, có đóng góp quan trọng vào phong trào chung. + Nạp kết quả xếp loại về khối trưởng chủ nhiệm. Ban giáo dục thẩm định kết quả của các lớp. Trong đó đặc biệt lưu ý những trường hợp xếp loại yếu và những trường hợp đặc cách. Trường hợp đặc cách là có những đóng góp quan trọng cho phong trào chung của nhà trường. + Tham mưu với Hiệu trưởng ra Quyết định công nhận và công bố trước toàn trường vào tiết chào cờ sáng thứ 2 tuần thứ 2 của tháng. + Tích kết quả xếp loại hạnh kiểm hàng tháng vào chương trình VNPT để nhắn tin vào điện thoại của phụ huynh để gia đình biết kết quả phấn đấu của con em mình cũng như những hạn chế cần khắc phục. - Xếp loại hạnh kiểm học kỳ và năm học: Các bước thực hiện như xếp loại tháng, chỉ khác ở chỗ: + Giáo viên chủ nhiệm sau khi hoàn thành xếp loại hạnh kiểm cả năm, duyệt với đồng chí trong Ban giám hiệu phụ trách thì có thể: Giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả vào sổ điểm của lớp hoặc nhập vào máy tính theo chương trình quản lý VNPT hoặc Ban giám hiệu đồng bộ hóa cả danh sách lớp vào chương trình VNPT, đồng thời ghi kết quả vào học bạ cuối năm học + Bộ phận giáo dục phối hợp Ban kiểm tra chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của việc nhập xếp loại vào máy tính và học bạ của giáo viên chủ nhiệm - Thông báo kết quả xếp loại: + Ra Quyết định công nhận kết quả xếp loại của học sinh để các lớp tiến hành bình xét danh hiệu thi đua và Hội đồng thi đua xét danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, tập thể lớp xuất sắc, tập thể lớp tiên tiến, giáo viên chủ nhiệm giỏi + Thông báo những học sinh phải rèn luyện trong hè, thời điểm, nội dung để học sinh biết và thực hiện. 2.4. Kết quả khảo nghiệm Qua kiểm nghiệm thực hiện từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014- 2015 ở trường THPT Ba ĐÌnh và chia sẻ với trường THPT chuyên Đại học Vinh, trường THPT Phan Chu Trinh Đắc Lắc, trường THPT Yên Khánh A Ninh Bình, trường THPT Nga Sơn, chúng tôi thấy việc xác lập quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cho học có những lợi thế sau đây: - 14 - Thứ nhất: Đảm bảo quy chuẩn các quá trình đánh giá, xếp loại học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có đủ cơ sở để xếp loại, đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, toàn diện, tạo điều kiện khuyến khích, động viên học sinh phấn đấu vươn lên. Không còn có hiện tượng học sinh khiếu nại, có ý kiến về việc xếp loại. Các biểu hiện vi phạm nội quy nhà trường, các hành vi chưa đúng chuẩn mực đã dần được khắc phục. Số học sinh chậm tiến bộ đã giảm đáng kể trong từng năm học. Thứ hai: Đảm bảo thống nhất giữa đánh giá với xếp loại, giữa tự đánh giá, tự xếp loại với đánh giá, xếp loại. Thấy rõ được sự tiến bộ của các em hàng tuần, hàng tháng, từng học kỳ và năm học. Qua đó, tạo ra sự thấu hiểu, quan tâm, đoàn kết nhất trí và tạo ra cơ chế tự quản tốt của bản thân học sinh. Thứ ba: Các số liệu về học sinh được kết nối để tính thi đua cho các tập thể lớp hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và năm học. Qua đó, vừa khuyến khích kịp thời mỗi học sinh phấn đấu vươn lên, vừa có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua của các lớp trong toàn trường. Thứ tư: Chất lượng giáo dục đạo đức, tư thế, tác phong, hành vi, thái độ của các em ngày càng tốt hơn. Các em tỏ ra phấn khởi, tin tưởng, làm chủ được bản thân mình và có kỹ năng tốt hơn trong việc tổ chức các phong trào tự quản của lớp. Qua năm năm thực hiện quy trình này, chất lượng hạnh kiểm được nâng lên rõ rệt, thực chất hơn, tránh được bệnh thành tích. Thứ năm: Với các biện pháp nêu trên qua thực tế kiểm nghiệm cho thấy tính khoa học và tính thực tiễn sâu sắc. Do đó có thể ứng dụng rộng rãi trong các trường học. Bởi vì hiện nay hầu như tất cả các trường đều quản lý bằng máy tính và yêu cầu của việc đánh giá, xếp loại ngày càng cao, đòi hỏi phải công khai, dân chủ, công bằng. Kết quả xếp loại từ 2010 đến 2015: Xếp loại hạnh kiểm TT Năm học TSHS Tốt 1 2 3 4 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 1636 1589 1552 SL 1466 1458 1412 2013-2014 1486 1345 90.5 118 7.9 5 2014- 2015 1396 1318 94.4 60 4.3 18 1.3 7659 6999 91.4 554 7.2 106 1.4 Tổng % 89.6 91.8 91.0 Khá TB SL % SL % 147 9.0 23 1.4 113 7.1 18 1.1 116 7.5 24 1.5 23 Yếu SL % 1.6 So với giai đoạn 2005- 2010, tăng 3.08% học sinh xếp hạnh kiểm tốt, giảm 2.97% khá, 0.04% trung bình và không còn học sinh xếp hạnh kiểm yếu. Nếu như giai đoạn 2005- 2010 mỗi năm còn có từ 5-10 học sinh phải xếp lại hạnh kiểm do học sinh có ý kiến thì giai đoạn 2010- 2015 không còn học sinh nào có ý kiến. Bởi tất cả các quy trình đều công khai, lấy ý kiến từ cá nhân học sinh, tổ và lớp. - 15 - 3. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Đề tài thực nghiệm đã giải đáp được những vấn đề sau đây: Một là: Giải quyết được những khó khăn trong đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. Đó là: Huy động được mọi lực lượng trong nhà trường tham gia, phát huy được năng lực làm việc bằng công nghệ thông tin của giáo viên, khai thác hiệu quả các phương tiện thông tin hiện có như máy tính, máy trình chiếu, mạng lan. Phát huy được vai trò tự đánh giá của học sinh. Thực hiện công khai, minh bạch quá trình đánh giá, xếp loại. Hai là: Các giải pháp về quy trình đánh giá, xếp loại học sinh tuy đã đảm bảo được 3 yếu tố: Lượng hóa được toàn diện kết quả phấn đấu của các em, thấy được sự tiến bộ của từng em và phát huy được vai trò tự chủ, tự tin trong việc tự đánh giá mình và đánh giá bạn của mình. Qua đó góp phần tăng cường mối liên hệ của học sinh trong việc xây dựng phong trào tự quản trong nhà trường, đỡ gánh nặng cho giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Ba là: Quy trình này dễ ứng dụng, không mất nhiều thời gian, đảm bảo quá trình đánh giá, xếp loại liên tục, tạo cho học sinh có thời gian để tự sửa chữa khuyến điểm, sai phạm. Nếu thực hiện như trước đây là kết thúc học kỳ hoặc năm học mới xếp loại thì học sinh hết cơ hội phấn đấu.Đây chính là điểm mở của quy trình này. Bốn là: Sử dụng thông tin từ phía học sinh để kết nối kết quả của lớp. Đây chính là số liệu khách quan để các nhà trường thực hiện rộng rãi thi đua, khen thưởng cho các tập thể. Thực tế, trường THPT Ba Đình đã thực hiện biện pháp này trong 5 năm qua. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tiếp tục thực nghiệm để nâng cao chất lượng công tác quản lý trong nhà trường. 3.2. Kiến nghị 3.2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: - Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo thống nhất nhằm hướng dẫn cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện tốt công tác đánh giá, xếp loại - Có kế hoạch tập huấn theo chuyên đề về vấn đề đánh giá cho cán bộ quản lý và giáo viên để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả đánh giá. - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Việt Nam có thể tham gia vào các chương trình đánh giá quốc gia và quốc tế; - Xác định các định hướng đổi mới đánh giá trong việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, áp dụng sau 2015. 3.2.2. Đối với các trường sư phạm - Đưa vào chương trình đào tạo những nội dung về đổi mới đánh giá kết quả học tập để giáo viên trẻ tiếp cận được những kiến thức, kỹ năng về đánh giá; - Phối hợp tổ chức các chương trình bồi dưỡng thường xuyên về triển khai chương trình giáo dục, trong đó có hoạt động đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh cho giáo viên các nhà trường - 16 - - Phối hợp xây dựng và triển khai các tài liệu về đổi mới mới về đánh giá kết quả học tập của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông mới. 3.2.3. Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo: - Có các văn bản hướng dẫn cụ thể giúp giáo viên thực hiện tốt hoạt động đánh giá trong quá trình dạy học; - Có các chỉ đạo cụ thể trong việc triển khai các phương pháp đánh giá phù hợp với đặc thù môn học, cấp học. 3.2.4. Đối với các trường THPT - Nghiên cứu, vận dụng các biện pháp này nhằm nâng cao chất lượng quản lý và giáo dục học sinh. - Làm tốt hơn nữa công tác thi đua, khen thưởng trong trường học. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 12 tháng 05 năm 2016 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân, không copy của người khác Phạm Xuân Dinh - 17 - tt 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo dục 2005 đã được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và được Quốc hội khoá 2 XII/2009 sửa đổi bổ sung một số điều. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng 3 Bộ Giáo dục và Đào tạo) Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư 58//2011/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh 4 trung học phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Kỉ yếu Hội thảo quốc gia về giáo dục 5 đạo đức- công dân trong giáo dục phổ thông Việt Nam. Lâm Quang Nghiệp ( 2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập 6 trong nhà trường, Nxb ĐHSP Hà Nội. Lê Hồng Sơn (2014), “Thực trạng việc đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông qua ý kiến của giáo viên”, Tạp chí khoa học, Đại 7 8 học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Bùi Đức Tịnh (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin Trường trung học phổ thông Ba Đình, Báo cáo tổng kết năm học 20102011, 2011- 2012, 2012-2013 và năm học 2013- 2014,2014-2015 - 18 - PHỤ LỤC 1 Trích Điều 3, Điều 4 của Thông tư 58/2011/ TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Điều 3. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm 1. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm: a) Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường; b) Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2. Xếp loại hạnh kiểm: Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh. Điều 4. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm 1. Loại tốt: a) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; b) Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu; c) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình; d) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập; đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường; e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; g) Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân. 2. Loại khá: Thực hiện được những quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt - 19 - đến mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý. 3. Loại trung bình: Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm. 4. Loại yếu: Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây: a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa; b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác; c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi; d) Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác” - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan