Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh h...

Tài liệu Skkn xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần sinh học tế bào – sinh học 10 sgk chương trình chuẩn

.DOC
21
529
148

Mô tả:

SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn Mục lục I - LÝ DO CHỌN GIẢI PHÁP II - MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIẢI PHÁP 1. Mục đích 2. Nhiệm vụ CHƯƠNG I : Tổng quan vấn đề nghiên cứu I - Khái niệm về câu hỏi trắc nghiệm (test) 1. Định nghĩa 2. Bản chất của câu hỏi trắc nghiệm II - Phân loại câu hỏi trắc nghiệm 1. Câu hỏi trắc nghiệm tự luận 2. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan III - Đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm IV - Ưu nhược điểm của test V - Yêu cầu của test CHƯƠNG II : A. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào - Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn B. Phần đáp án III - KẾT LUẬN 1 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn I - LÝ DO CHỌN GIẢI PHÁP Hiện nay khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng. Cứ khoảng 4 – 5 năm, khối lượng tri thức lại tăng gấp đôi. Trước sự gia tăng nhanh chóng khối lượng tri thức đó kết hợp với sự đổi mới và sự phát triển của khoa học công nghệ, tất yếu đòi hỏi sự đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học trong các nhà trường, trong đó đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của người học là rất cần thiết. Kiểm tra là hình thức thiết lập luồng thông tin ngược từ học sinh đến giáo viên và cả từ bản thân học sinh với học sinh. Mỗi học sinh qua bài làm của mình sẽ rút ra kinh nghiệm làm bài để điều chỉnh phương pháp học, tự học, tự bổ sung khắc sâu kiến thức đồng thời giáo viên biết được năng lực, trình độ, khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh để có được những cải tiến, nâng cao hiệu quả việc dạy của mình. Vì vậy, nếu nguồn thông tin ngược giữa cả người dạy và người học ngày càng phong phú, liên tục, kịp thời bao nhiêu thì càng làm cho quá trình dạy và học trở thành một hệ khép kín, có khả năng điều khiển linh hoạt, từ đó làm cho hiệu quả dạy – học càng cao bấy nhiêu. Muốn thu được nguồn thông tin ngược thường xuyên liên tục, tất yếu đòi hỏi người dạy phải xác định rõ nội dung, hình thức, số lượng, chất lượng và tần suất bài kiểm tra cho phù hợp. Lí luận và thực tiễn dạy học đều đã chỉ ra có nhiều hình thức kiểm tra cho phép xác định được mức độ hiệu quả của quá trình dạy học và khả năng lĩnh hội kiến thức của người học. Vài năm trước, các trường học ở nước ta vẫn sử dụng các phương pháp kiểm tra truyền thống theo hình thức tự luận. Những phương pháp kiểm tra này giúp cho giáo viên có thể đánh giá được vai trò chủ động, sáng tạo, mức độ tiếp thu kiến thức, chất lượng học tập, khả năng nói và diễn đạt của học sinh. Song các phương pháp kiểm tra đó còn gây mất nhiều thời gian mà kiểm tra được khối lượng kiến thức nhỏ và gây ra những tiêu cực trong việc làm bài của học sinh. 2 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn Trong lúc khoa học kĩ thuật đang phát triển như vũ bão hiện nay thì phương pháp kiểm tra cổ truyền chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của việc đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh, vì vậy cần sử dụng các phương pháp kiểm tra hiện đại, hiệu quả đã được kiểm chứng trên thế giới để khắc phục những nhược điểm của phương pháp kiểm tra truyền thống, trong đó có phương pháp kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan (test). Kiểm tra bằng câu hỏi test không chỉ tiết kiệm được thời gian kiểm tra, chấm bài mà còn kiểm tra được nhiều kiến thức, thu được nguồn thông tin ngược chiều nhanh chóng đồng thời hạn chế được tối đa những tiêu cực thi cử trong khi làm bài. Trên thế giới, hình thức kiểm tra bằng câu hỏi test đã được áp dụng rộng rãi. Ở nước ta, hình thức kiểm tra mới chỉ là ở mức độ thăm dò, thử nghiệm. Trong giảng dạy, trắc nghiệm chưa được sử dụng một cách rộng rãi và thường xuyên để kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh. Hiện nay, chương trình Sinh học THPT nói chung và chương trình Sinh học 10 nói riêng đã được xây dựng với một khối lượng kiến thức hết sức phong phú, đa dạng đồng thời rất tạo điều kiện cho việc dạy và học phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Vì thế việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh là phù hợp và cần thiết. Chính vì vậy tôi đã chọn giải pháp khoa học “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn” với hi vọng sẽ đóng góp một phần nào đó có ích cho công tác giảng dạy của người giáo viên và công việc học tập của học sinh. II - MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIẢI PHÁP 1. Mục đích Giải pháp khoa học nhằm mục đích: a) Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả dạy – học Sinh học ở trường THPT, đóng góp một phần nhỏ đối với sự đổi mới phương pháp dạy học. 3 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn b) Giúp đánh giá khách quan chất lượng tiếp thu kiến thức của học sinh một cách nhanh chóng tiết kiệm được thời gian đồng thời giúp cho việc tổng kết một cách định hướng các kiến thức mà học sinh chưa lĩnh hội được hoặc tiếp thu chưa sâu. c) Thăm dò khả năng tiếp thu kiến thức bộ môn và một số đặc điểm thuộc năng lực của học sinh như khả năng chú ý, trí nhớ, tư duy trừu tượng, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá... d) Có thể sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra kiến thức qua các phương tiện hiện đại như máy vi tính... e) Chia sẻ thông tin với bạn bè, đồng nghiệp, đồng thời mong nhận được các ý kiến đóng góp nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực bản thân. 2. Nhiệm vụ của giải pháp a) Nghiên cứu khái quát các phương pháp trắc nghiệm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cụ thể là cơ sở lí thuyết về bản thân và phân loại các câu hỏi trắc nghiệm. b) Nghiên cứu cấu trúc và nội dung chương trình Sinh học phổ thông, đặc biệt nghiên cứu kĩ nội dung, cấu trúc, nhiệm vụ và mục đích, yêu cầu cụ thể của từng bài trong phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn. c) Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình Sinh học, phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn. d) Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng một số câu hỏi trong hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã soạn. CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I - Khái niệm về câu hỏi trắc nghiệm (Test) 1. Định nghĩa Test là một phương pháp, một hình thức kiểm tra đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ của học sinh như sự thông minh, trí nhớ, óc 4 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn tưởng tượng, khả năng chú ý... hoặc để kiểm tra một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. Ngày nay, người ta hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ có kèm theo câu trả lời sẵn yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng một kí hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời. 2. Bản chất của câu hỏi trắc nghiệm Đã có nhiều ý kiến khác nhau về bản chất của câu hỏi trắc nghiệm song tới nay ta hiểu trắc nghiệm là phương pháp dạy học nhưng dùng bài tập ngắn để kiểm tra và đánh giá khả năng hoạt động nhận thức, năng lực trí tuệ, kĩ năng của học sinh. Đây chính là bản chất của trắc nghiệm trong quá trình dạy học mà cụ thể là trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. II - Phân loại câu hỏi trắc nghiệm Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng phương pháp trắc nghiệm vào giảng dạy, các nhà sư phạm đã đi đến phân loại câu hỏi trắc nghiệm thành 2 loại chính đó là câu hỏi trắc nghiệm tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 1. Câu hỏi trắc ngiệm tự luận Trắc nghiệm tự luận cho phép có sự tự do tương đối nào đó để trả lời một vấn đề được đặt ra nhưng đòi hỏi học sinh phải nhớ lại nhiều hơn là nhận biết thông tin và phân biệt, đòi hỏi học sinh phải biết sắp xếp, diễn đạt ý kiến một cách chính xác, rõ ràng, sáng sủa. Đây là phương pháp kiểm tra vẫn đang được sử dụng phổ biến hiện nay ở nước ta nhưng bài tập trắc nghiệm tự luận trong một chừng mực nào đó được chấm điểm một cách chủ quan và với người chấm khác nhau thì điểm số có thể khác nhau. Thông thường, một bài trắc nghiệm tự luận gồm ít câu hơn một bài trắc nghiệm khách quan do cần nhiều thời gian trả lời câu hỏi. Có 4 loại câu hỏi trắc nghiệm tự luận chủ yếu sau : - Loại câu điền thêm một từ hay cụm từ. 5 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn - Loại câu tự trả lời bằng một câu hay một số câu. - Loại câu trả lời dài, dạng tiểu luận. - Loại câu hỏi có liên qua đến số trị. 2. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan Bài trắc nghiệm được gọi là khách quan vì hệ thống cho điểm là khách quan chứ không chủ quan như hình thức trắc nghiệm tự luận. Bài trắc nghiệm được chấm điểm bằng cách đếm số lần mà người trả lời trắc nghiệm đã chọn được câu trả lời đúng trong số những câu hỏi đã được cung cấp, ngoài ra một số cách chấm điểm còn tính cả sự phạt điểm do đoán mò (Ví dụ trừ đi một tỉ lệ nào đó của số câu trả lời sai đối với câu trả lời đúng). Như thế kết quả chấm điểm sẽ như nhau với những người chấm khác nhau. Thông thường, một bài trắc nghiệm khách quan gồm nhiều câu hỏi hơn một bài trắc nghiệm tự luận và có thể trả lời nhanh câu hỏi bằng một kí hiệu đơn giản. Có 5 loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan chủ yếu sau : - Loại câu điền khuyết. - Loại câu Đúng - Sai hoặc Có – Không. - Loại câu nhiều lựa chọn. - Loại câu ghép đôi. - Loại câu phức hợp. Có thể phân loại câu hỏi trắc nghiệm theo sơ đồ sau: 6 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn Các kiểu trắc nghiệm Khách quan Điền khuyết Đúng sai Nhiều lựa chọn Tự luận Ghép đôi Phức hợp Điền một từ cụm từ Trả lời 1 câu, 1 số câu Tự trả lời Bài toán sinh học a, Câu điền khuyết : Học sinh phải nhớ lại và do đó cung cấp câu trả lời bằng một hay một cụm từ cho một số câu hỏi trực tiếp hay một nhận định chưa đầy đủ. Loại câu hỏi này có ưu thế hơn loại câu hỏi khách quan khác ở chỗ đòi hỏi học sinh phải tìm kiếm câu trả lời đúng hơn là nhận ra câu trả lời đúng từ các thông tin đã cho. VD: Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp trong số các từ, cụm từ sau để điền vào chỗ trống: Vật chất di truyền, mang, chủ động, thụ động. A. Chức năng của ADN là…và truyền đạt thông tin di truyền. B. Nhân tế bào chứa…và do đó nó điều khiển mọi hoạt động của tế bào. C. Vận chuyển…là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và không tiêu tốn năng lượng. Vận chuyển ...cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. b, Loại câu hỏi đúng – sai, có – không. Loại câu này có thể là những phát biểu (nhận định) được đánh giá là đúng hay sai và học sinh được đòi hỏi để xác định đó là “đúng” hay “sai”. Hoặc 7 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn chúng có thể là những câu hỏi trực tiếp để trả lời “có” hay “không”. Đôi khi chúng có thể được nhóm lại dưới cùng một câu dẫn. VD: 1. Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng như: trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản. Đ-S 2. Các tế bào của cơ thể thực vật đều có khả năng phân chia. Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển. Đ-S c, Loại câu hỏi nhiều lựa chọn: Loại câu này có hình thức của một câu phát biểu không đầy đủ hay một câu hỏi có câu dẫn được nối tiếp bằng một câu trả lời đúng mà học sinh phải lựa chọn: câu trả lời hoàn toàn đúng, câu trả lời tốt nhất trong nhiều câu hợp lý, câu trả lời kém nhất hay câu trả lời không có liên quan gì nhất trong nhiều câu trả lời thích hợp. VD: Hãy chọn phương án trả lời đúng trong câu sau đây: Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở: A. màng trong của ti thể B. màng ngoài của ti thể C. màng lưới nội chất đơn D. màng lưới nội chất hạt d, Loại câu hỏi ghép đôi: Loại này thường có hai loại thông tin gọi là các câu dẫn và các câu đáp. Chúng thường được ghép lại với nhau theo kiểu tương đương 1 : 1. Hai dãy thông tin này không nên có số câu cân bằng nhau để cho cặp ghép cuối cùng không chỉ đơn giản là sự gắn kết với nhau theo kết quả của sự loại trừ liên tiếp. Nếu hai dãy có số câu như nhau, quá trình loại trừ không xác đáng sẽ cho phép học sinh đạt điểm mà không cần có tri thức. 8 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn Học sinh trả lời loại câu hỏi này phải ghép chúng lại với nhau một cách hợp lý. VD: Cột 1 Cột 2 1. Các cặp NST kép phân li độc lập A. Kì đầu của giảm phân 2. Các NST kép có hiện tượng bắt cặp 2. ... Trả lời 1.C tạo thành cặp NST kép tương đồng B. Kì giữa của giảm phân 3. Các NST kép tập trung thành 2 C. Kì sau của giảm phân 3. ... hàng trên mặt phẳng xích đạo D. Kì cuối của giảm phân e, Loại câu phức hợp: Có thể xem loại câu này như là những biến thể của các loại câu hỏi trắc nghiệm cơ bản trên. VD: Quy ước A. hai mệnh đề đúng, tương quan nhân quả. B. hai mệnh đề đúng nhưng tương quan không nhân quả. C. mệnh đề 1 đúng, mệnh đề 2 sai. D. mệnh đề 1 sai, mệnh đề 2 đúng. E. hai mệnh đề đều sai Câu sau gồm 2 mệnh đề. Hãy chọn câu trả lời đúng theo quy ước ở trên: “NST co xoắn cực đại để dễ dàng tự nhân đôi trong quá trình phân bào” III - Đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm: Để đánh giá câu hỏi trắc nghiệm có thể dựa vào độ khó của câu hỏi trắc nghiệm và dựa vào độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm. hoặc dựa vào việc phân tích kết quả của bài kiểm tra sau khi học sinh đã làm bài. Sau một năm học trên đối tượng là học sinh lớp 10, tôi nhận thấy rằng ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá đó là sự khách quan trong quá trình chấm và cho điểm , chấm trong một thời gian ngắn (nhờ máy chấm), 9 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn tránh được tối đa sự gian lận trong thi cử mà các đề có mức độ tương đương nhau. Và đặc biệt là kết quả học tập của học sinh được nâng cao hơn nhiều vì học sinh phải có kiến thức “của mình” thì mới làm đượ bài kiểm tra, thi. Vì thế kết quả học tập của học sinh được nâng lên cao hơn, đi vào chiều sâu thực chất hơn. IV - Ưu, nhược điểm của test Khi sử dụng trắc nghiệm vào kiểm tra đánh giá, ta nhận thấy một số ưu điểm sau: - Kiểm tra được toàn diện, đầy đủ các kiến thức đã học. - Đảm bảo được tính khách quan, tránh được một số hiện tượng thiếu công bằng trong kiểm tra đánh giá. - Nhanh chóng, mất ít thời gian trong việc tiến hành kiểm tra và chấm điểm. - Cách tiến hành và phương tiện kiểm tra có thể rất đơn giản và dễ dàng. Ta có thể đưa trắc nghiệm vào phần mềm máy vi tính để kiểm tra kiến thức trong dạy học chương trình hoá. - Phạm vi nghiên cứu của bài kiểm tra rộng đòi hỏi học sinh phải nắm chắc tất cả các kiến thức đã học, tránh học lệch học tủ. Bên cạnh những ưu điểm trên, các nhà sư phạm nhận thấy phương pháp trắc nghiệm còn một số nhược điểm sau: - Hạn chế việc đánh giá năng lực diễn đạt hoặc viết bằng lời, tư duy sáng tạo, khả năng lập luận của học sinh. - Việc soạn thảo một bài kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. - Học sinh có thể được điểm ngẫu nhiên (Điều này có thể khắc phục được). V – Yêu cầu của test Muốn kiểm tra trắc nghiệm đạt kết quả cao cần chú ý: 10 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn - Xác định rõ mục tiêu, nội dung tiến trình, hình thức bài trắc nghiệm - Câu test cần được diễn đạt gọn gàng, rõ, chính xác, không gây hiểu lầm, hiểu sai. - Không nên đưa vào một câu test nhiều thông tin, nhất là các thông tin không thuộc cùng một kiến thức. - Tránh cung cấp những thông tin đầu mối gợi ý dẫn tới câu trả lời, những câu dẫn dập khuôn trong sách giáo khoa. - Trong cùng một bài test, tránh tình trạng một câu nào đó lại cung cấp thông tin giúp cho việc trả lời đúng một câu khác. - Trình bày sáng sủa, chỉ dẫn rõ ràng. - Áp dụng trên một số ít trước khi áp dụng rộng rãi. CHƯƠNG II : A. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 SGK CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Câu 1 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật ? A. Là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào. B. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào. C. Một số vi khuẩn bên ngoài tế bào có lớp vỏ nhầy. D. Trong tế bào chất có chứa ribôxôm. Câu 2 : Đơn vị tổ chức cơ bản của mọi sinh vật là A. các đại phân tử. B. tế bào. C. mô. D. cơ quan. Câu 3 : Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là 11 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn A. thành tế bào, màng sinh chất, nhân. B. thành tế bào, tế bào chất, nhân. C. màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân. D. màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân. Câu 4 : Yếu tố để chia vi khuẩn thành 2 loại G + và G- là cấu trúc và thành phần hoá học của A. thành tế bào. B. màng. C. vùng tế bào. D. vùng nhân. Câu 5 : Vùng nhân của tế bào nhân sơ chỉ chứa một phân tử A. ADN dạng vòng. B. mARN dạng vòng. C. ARN dạng vòng. D. ADN dạng mạch hở. Câu 6 : Các đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohiđrat là A. glucôzơ, fructôzơ, saccarôzơ. B. glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ. C. glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ. D. fructôzơ, saccarôzơ, galactôzơ. Câu 7 : Các loại prôtêin khác nhau được phân biệt nhau bởi A. số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin. B. số lượng, thành phần axit amin, cấu trúc không gian. C. số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian. D. số lượng, trật tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian. Câu 8 : Đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân là A. cacbohiđrat, lipit, prôtêin. 12 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn B. lipit, prôtêin, axit nuclêic. C. prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat. D. axit nuclêic, cacbohiđrat, lipit. Câu 9 : Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở chỗ A. tế bào thực vật có lục lạp. B. tế bào thực vật có thành tế bào. C. tế bào thực vật có không bào. D. tế bào thực vật có thành tế bào và lục lạp. Câu 10 : Chức năng chính của mỡ là A. dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. B. thành phần cấu tạo màng sinh chất. C. thành phần cấu tạo nên một số hoocmôn. D. thành phần cấu tạo nên các bào quan. Câu 11 : Bản chất hoá học của enzim là A. prôtêin. B. pôlisaccarit. C. mônôsaccarit. D. phôtpholipit. Câu 12 : Bazơ nitơ có trong thành phần của phân tử ATP là A. xitôzin. B. guanin. C. timin. D. ađênin. Câu 13 : Năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học của hợp chất hữu cơ trong tế bào đợc gọi là A. điện năng. B. hoá năng. C. nhiệt năng. D. động năng. 13 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn Câu 14 : Quá trình ôxi hoá axit piruvic xảy ra ở A. trong tất cả các loại bào quan khác nhau. B. trong chất nền của ti thể. C. màng ngoài của ti thể. D. trên màn tilacôit của lục lạp. Câu 15 : Enzim prôtêaza có tác dụng xúc tác quá trình nào sau đây ? A. Phân giải lipit thành axit béo và glixêrol. B. Phân giải đisaccarit thành mônôsaccarit. C. Phân giải prôtêin. D. Phân giải đờng lactôzơ. Câu 16 : Khi enzim xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với A. axit amin. B. prôtêin. C. côenzim. D. trung tâm hoạt động của enzim. Câu 17 : Kết thúc giai đoạn đường phân của quá trình hô hấp tế bào, thu được số phân tử ATP là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18 : Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở A. màng trong của ti thể. B. màng ngoài của ti thể. C. màng lưới nội chất trơn. D. màng lưới nội chất hạt. Câu 19 : Tế bào có thể cho các chất có kích thước lớn vào bên trong bằng A. vận chuyển chủ động 14 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn B. vận chuyển thụ động C. nhập bào D. xuất bào Câu 20 : Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong A. quá trình đường phân B. chuỗi chuyền electron hô hấp C. chu trình Crep D. chu trình Canvin Câu 21 : Trong quá trình chuyển hóa các chất, lipit được phân giải thành A. axit amin B. axit lucleic C. axit béo và glixerol D. glucôzơ Câu 22 : Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng A. thủy phân B. oxi hóa -khử C. tổng hợp D. phân giải Câu 23 : Sự vận chuyển của các phân tử nước qua màng tế bào được gọi là A. sự vận chuyển chủ động B. sự ẩm bào C. sự vận chuyển qua kênh D. sự thẩm thấu Câu 24 : Vận chuyển thụ động là hình thức vận chuyển A. cần tiêu tốn năng lượng B. không cần tiêu tốn năng lượng C. không cần có chênh lệch nồng độ D. cần có các bơm đặc biệt trên màng 15 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn Câu 25 : ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì A. các liên kết phot phat cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. B. các liên kết phot phat cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá hủy C. nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể D. nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng Câu 26 : Thành phần cơ bản của enzim là A. lipit B. axit nucleic C. cacbohiđrat D. protein Câu 27 : Tốc độ của quá trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào A. hàm lượng O2 trong tế bào B. tỉ lệ giữa CO2/ O2 C. nồng độ cơ chất D. nhu cầu năng lượng của tế bào Câu 28 : Chất khí được thải ra trong quá trình hô hấp là A. CO2 B. O2 C. H2 D. N2 Câu 29 : Quá trình chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP được gọi là quá trình A. hô hấp ngoài B. hô hấp tế bào C. tổng hợp các chất D. cả A và B Câu 30 : Đồng hóa là A. tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào 16 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản Câu 31 : Đặc điểm cấu tạo của màng nhân là: A. có cả ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ B. chỉ có ở tế bào nhân sơ C. chỉ có ở tế bào nhân thực D. ngăn cách hoàn toàn sự trao đổi giữa nhân và tế bào chất Câu 32 : Trong dịch nhân của tế bào nhân thực có chứa A. ti thể và tế bào chất B. chất nhiễm sắc và nhân con C. tế bào chất và chất nhiễm sắc D. nhân con và mạng lưới nội chất Câu 33 : Điều nào sau đây sai khi nói về nhân con A. Cấu trúc nằm trong dịch nhân của tế bào B. Có rất nhiều trong mỗi tế bào C. Chỉ có ở tế bào nhân thức D. Có chứa nhiều phân tử ARN Câu 34 : Thành phần hóa học của ribôxôm gồm A. ARN, ADN và protein B. protein và ARN C. lipit, ARN và ADN D. ADN, ARN và nhiễm sắc thể Câu 35: Trong tế bào hoạt động tổng hợp protein xảy ra ở A. ribôxôm B. nhân C. lưới nội chất D. nhân con 17 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn Câu 36 : Thành phần hóa học cấu tạo thành tế bào vi khuẩn là A. xenlulozơ B. peptiđôglican C. kitin D. silic Câu 37 : Cấu trúc nào sau đây không có ở tế bào vi khuẩn ? A. Màng sinh chất B. Vỏ nhầy C. Mạng lới nội chất D. Roi Câu 38 : Số lượng ti thể trong tế bào có đặc điểm A. luôn ổn định B. bằng nhau ở tất cả các loại tế bào C. thay đổi theo từng loại tế bào D. rất rất lớn Câu 39 : Điểm giống nhau về cấu tạo giữa ti thể và lục lạp là A. được bao bọc bởi màng kép B. có chứa sắc tố quang hợp C. có chứa enzim hô hấp D. có chứa nhiều phân tử ATP Câu 40 : Nước có đặc tính nào sau đây A. tính phân cực cao B. có nhiệt bay hơi cao C. có khả năng dẫn nhiệt và tỏa nhiệt D. cả 3 đặc tính trên 18 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn B. PHẦN ĐÁP ÁN Câu 1 : A Câu 2 : B Câu 3 : D Câu 4 : A Câu 5 : A Câu 6 : B Câu 7 : C Câu 8 : C Câu 9 : D Câu 10 : A Câu 11 : A Câu 12 : D Câu 13 : B Câu 14 : B Câu 15 : C Câu 16 : D Câu 17 : B Câu 18 : A Câu 19 : C Câu 20 : B Câu 21 : C Câu 22 : B Câu 23 : D Câu 24 : B Câu 25 : A Câu 26 : D Câu 27 : D Câu 28 : B Câu 29 : B Câu 30 : C Câu 31 : C Câu 32 : B 19 SKKN: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 SGK chương trình chuẩn Câu 33 : B Câu 34 : B Câu 35 : A Câu 36 : B Câu 37 : C Câu 38 : C Câu 39 : A Câu 40 : D III - KẾT LUẬN Sau một thời gian nghiên cứu tôi đã làm được các công việc sau : - Đọc và nghiên cứu các tài liệu về trắc nghiệm để xây dựng cơ sở lí thuyết của phương pháp trắc nghiệm : khái niệm, phân loại câu hỏi, tình hình sử dụng trắc nghiệm hiện nay, ưu nhược điểm của test, đánh giá câu hỏi test... - Đọc, nghiên cứu cấu trúc, nội dung chơng trình Sinh học phổ thông đặc biệt là nghiên cứu kĩ cấu trúc, nội dung, nhiệm vụ của phần Sinh học tế bào – Sinh học 10 Chương trình chuẩn và xây dựng được các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã soạn dựa vào sự phân tích kết quả bài kiểm tra. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy: trắc nghiệm là một phương pháp hay và vô cùng phong phú đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, tìm tòi suy nghĩ. Thông qua bài kiểm tra giáo viên biết được thông tin ngược từ học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học của mình. Tuy nhiên các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh rất đa dạng. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, không 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất