Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 3 Skkn xây dựng hệ thống bài tập trong tiết toán( tăng) cho học sinh lớp 3...

Tài liệu Skkn xây dựng hệ thống bài tập trong tiết toán( tăng) cho học sinh lớp 3

.DOCX
27
433
147

Mô tả:

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Kinh nghiệm: Xây dựng hệ thống bài tập trong tiết Toán( tăng) cho học sinh lớp 3 Năm học 2014 – 2015 0 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: "Kinh nghiệm xây dựng nội dung tiết Toán (tăng) cho học sinh lớp 3 ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn toán buổi 2/ngày - Lớp 3 3. Tác giả: Họ và tên: Nam (nữ): Ngày/tháng/năm sinh: Trình độ chuyên môn: Chức vụ, đơn vị công tác: 4. Đồng tác giả (nếu có) Họ và tên: Ngày tháng/năm sinh: Trình độ chuyên môn: Chức vụ, đơn vị công tác: Điện thoại: 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): 7. Các kiếnđiều kiện cần thiết để áp dụng sáng: 8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: "Kinh nghiệm xây dựng nội dung tiết Toán tăng cho học sinh lớp 3 ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn toán buổi 2/ngày - Lớp 3 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Bốn Nam (nữ): Nữ Ngày/tháng/năm sinh: 02/07/1980 Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường TH Phượng Hoàng - huyện Thanh Hà - tỉnh Hải Dương 4. Đồng tác giả (nếu có) Họ và tên: Ngày tháng/năm sinh: Trình độ chuyên môn: Chức vụ, đơn vị công tác: Điện thoại: 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Phượng Hoàng - xã Phượng Hoàng - huyện Thanh Hà - tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 03203815597 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Trường TH Phượng Hoàng - xã Phượng Hoàng - huyện Thanh Hà - tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 0320381559 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Điều kiện con người: - Giáo viên dạy văn hóa có chuyên môn vững vàng, được trang bị và biết sử dụng các phương pháp dạy học mới, nắm vững khả năng tiếp thu của đối tượng học sinh để có biện pháp giảng dạy phù hợp. - Học sinh: Học sinh lớp 3 đại trà (đặc biệt là học sinh ở vùng nông thôn) + Điều kiện về CSVC: Phòng học, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng, sách tham khảo, ... 8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2012-2013. HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 2 TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nả̉ sinh śng kiên. Được sự phân công của nhà trường, tôi đảm nhiệm chức vụ tổ trưởng tổ 2+3 hai năm liền 2012 - 2013; 2013 - 2014. Qua thực tế giảng dạy, qua kiểm tra giáo án, dự giờ giáo viên khối 3, tôi thấy giáo viên soạn tiết Toán tăng còn chung chung, hệ thống bài tập chưa phù hợp,....Mặc dù đã được dự hội thảo chuyên đề cấp khu và sự hướng dẫn của Ban giám hiệu nhà trường về cách soạn giảng tiết Toán tăng nhưng giáo viên vẫn kêu là khó soạn và khó dạy. Chính vì thế tôi rất băn khoăn, trăn trở "Cần làm gì để có hệ thống bài tập trong tiết tăng vừa rèn được kĩ năng lại vừa bồi dưỡng cho học sinh trong lớp mà vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng. Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế đó, tôi đưa ra một số "Kinh nghiệm xây dựng nội dung tiết Toán( tăng) cho học sinh lớp 3.” 2. Điều kiên, ̣ thơi gian, ối tương ́́ ung śng kiên + Điều kiện con người: - Giáo viên dạy văn hóa có chuyên môn vững vàng, được trang bị và biết sử dụng các phương pháp dạy học mới, nắm vững khả năng tiếp thu của đối tượng học sinh để có biện pháp giảng dạy phù hợp. - Học sinh: Học sinh lớp 3 đại trà (đặc biệt là học sinh ở vùng nông thôn) + Điều kiện về CSVC: Phòng học, SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng, sách tham khảo, ... Thời gian áp dụng lần đầu: Năm học 2012 - 2013. Đối tượng áp dụng: GV lớp 3 3. Nô ̣i ung śng kiênn + Với cách soạn và cách dạy một tiết toán tăng như trước đây thì bản thân mỗi giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian tìm bài tập để đưa vào tiết soạn ở các loại sách tham khảo mà hiệu quả học tập của học sinh chưa cao. Nhưng với kinh nghiệm xây dựng hệ thống bài tập mà tôi đưa ra vừa đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng, vừa đảm bảo tính hệ thống, vừa tốn ít thời gian tìm kiếm trên sách tham khảo, giáo viên dễ soạn và dạy không lo thấp hơn hoặc vượt so với chuẩn. Với học sinh: giúp học sinh nắm vững kiến thức, làm cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn nhằm gây hứng thú toán học, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. + Có khả năng áp dụng cho tất cả giáo viên tiểu học. Mỗi giáo viên cần: Nắm được nội dung chương trình môn Toán lớp 3 theo chuẩn kiến thức năng các mảng kiến thức sau. Biết lựa chọn, xây dựng nội dung tiết Toán tăng theo định hướng phân hóa đối tượng học sinh. Cụ thể như sau: - GV phải biết cách xây dựng hệ thống bài tập củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong tiết Toán tăng trên cơ sở các bài tập cơ bản trong SGK, VBT theo chuẩn kiến thức kĩ năng. - Lựa chọn đơn vị kiến thức cần luyện tập củng cố. - GV phải nắm được những yêu cầu khi xây dựng hệ thống bài tập cho tiết Toán tăng. 3 . GV phải biết cách phát triển bài toán trên cơ sở các bài toán có sẵn trong SGK, vở bài tập. + Hiện nay trong giờ học toán tăng, các em có thái độ học tập tốt, tự giác học tập, hợp tác cùng bạn để học, chủ động trong việc tự tìm tòi kiến thức, tích cực, sôi nổi trong học Toán. Nhiều em đã biết tự ra được đề toán cho bản thân và cho các bạn trong lớp, các em tích cực hơn trong việc nêu câu hỏi cho GV. Tiết học đã diễn ra hoạt động trao đổi theo nhiều chiều khác nhau: Trò <-> Trò, Thầy <-> Trò, Trò <-> Thầy. Học sinh có khả năng tự học, biết cách học. Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi thu được kết quả như sau: Năm học 2012 – 2013 Năm học 2013 - 2014 G K TB Y G K TB Y 24% 36% 38% 2% 44% 40% 16% 0% 4. Khẳng ôịnh gí trị, kêt quả ôạt ôươc của śng kiên Những kết quả mà tôi đã thu được trong quá trình nghiên cứu không phải là cái mới so với GV trong huyện, song lại là cái mới đối với khối 3 trường tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phát hiện và rút ra nhiều điều lý thú về kinh nghiệm xây dựng hệ thống bài tập cho tiết Toán tăng nói chung và ở lớp 3 nói riêng, đồng thời giúp cho bản thân nâng cao được năng lực chuyên môn, hiểu sâu hơn về chương trình và sách giáo khoa Toán 3, nắm chắc các phương pháp giảng dạy môn Toán, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong dạy học. Bản thân tự tin và chủ động hơn khi dạy tiết tăng, tiết dạy trở nên sôi động, học sinh tích cực học tập và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động. 5. Đề xuất khủên nghị ôể thực hiện ́́ ung hoặc mở rộng śng kiên. Qua cách dạy đã nêu trên đây, so với các lớp học theo chỉ dẫn của sách giáo khoa và sách giáo viên, tôi nhận thấy học sinh dễ hiểu bài hơn, dễ áp dụng hơn. Qua kết quả học tập của học sinh lớp 3, các đồng nghiệp trong khối cũng nhận thấy cách hướng dẫn trên là hay và có hiệu quả. Nếu tính khả thi cao có thể áp dụng trong cụm chuyên môn bằng hình thức báo cáo chuyên đề, thao giảng … để chúng tôi cùng với các anh chị đồng nghiệp ở các trường bạn rút kinh nghiệm, giúp đề tài ngày càng hoàn thiện hơn, tính khả thi ngày càng được nâng cao hơn. 4 MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nả̉ sinh śng kiên Như chúng ta đã biết môn Toán bước đầu giúp các em phát triển năng lực tư duy độc lập, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; chăm học và hứng thú học tập toán; hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Được sự phân công của nhà trường, tôi đảm nhiệm chức vụ tổ trưởng tổ 2+3 hai năm liền 2012 - 2013; 2013 - 2014. Qua thực tế giảng dạy, qua kiểm tra giáo án, dự giờ giáo viên khối 3, tôi thấy giáo viên soạn tiết Toán tăng còn chung chung, hệ thống bài tập chưa phù hợp,....Mặc dù đã được dự hội thảo chuyên đề cấp khu và sự hướng dẫn của Ban giám hiệu nhà trường về cách soạn giảng tiết Toán tăng nhưng giáo viên vẫn kêu là khó soạn và khó dạy. Chính vì thế tôi rất băn khoăn, trăn trở "Cần làm gì để có hệ thống bài tập trong tiết tăng vừa rèn được kĩ năng lại vừa bồi dưỡng cho học sinh trong lớp mà vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng. Xuất phát từ tầm quan trọng của bộ môn, từ thực tế dạy tiết Toán tăng trong khối lớp 3 cũng như trong nhà trường Tiểu học hiện nay. Theo tôi mỗi giáo viên đều phải là những người có khả năng tạo lập nhanh những đề toán mới vừa phù hợp với yêu cầu của chương trình, vừa kích thích được tinh thần chủ động học tập của học sinh. Hơn thế nữa, vấn đề biết tự đặt ra đề toán mới theo yêu cầu còn là một trong những nội dung mà mỗi học sinh Tiểu học đều phải rèn luyện. Việc làm này sẽ giúp cho các em nắm vững được kiến thức một cách chủ động, tư duy độc lập, sáng tạo, biết cách học, rèn khả năng tự học cho học sinh tiểu học. Chính vì thế việc tìm kiếm kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở buổi thứ hai trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Vì vậy, tôi bản thân nảy sinh ra một số "Kinh nghiệm xây dựng nội dung tiết Toán tăng cho học sinh lớp 3.” 2. Cơ sở lí luận của vấn ôề. Năm học 2014- 2015 là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, là năm thứ 9 Bộ Giáo dục triển khai cuộc vận động “Hai không với 4 nội dung”. Cuộc vận động đã tác động trực tiếp tới những người làm công tác giáo dục không khỏi lo lắng, trăn trở, tập trung nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện. Cũng như những môn học khác, môn Toán có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh. Học Toán giúp các em phát triển tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo, rèn luyện về nền nếp phong cách, tác phong làm việc khoa học. Như chúng ta đã biết, đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học ở các lớp đầu cấp là năng lực phân tích tổng hợp chưa phát triển, nhận thức thường dựa vào yếu tố bên ngoài. Đối với HS lớp 3, ở lứa tuổi này, các em vẫn nhận thức cảm tính, khả năng tư duy lôgic còn chậm. Tuy nhiên các em cũng có một số điểm mạnh nhất định. Đó là tâm lý ham học hỏi muốn chiếm lĩnh các kiến thức mới thông qua 5 những vốn hiểu biết của bản thân, ưa hoạt động, hay tò mò, thích khám phá và giàu óc tưởng tượng. Chính vì vậy, tri thức cung cấp cho HS phải đa dạng và luôn mới lạ. Giờ học phải sinh động, vừa sức, đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính hiện đại. 3. Thực trạng của vấn ôề Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và môn Toán nói riêng được đặt lên hàng đầu và cũng đã phần nào thấm nhuần trong mỗi giáo viên nhưng phần lớn cũng chỉ mới được quan tâm và dừng lại ở những tiết học buổi thứ nhất - buổi học mà các tiết được cơ cấu có sẵn trong chương trình. Còn vấn đề dạy học tiết toán tăng như thế nào để có hiệu quả thì chưa được nhiều giáo viên quan tâm, không ít giáo viên còn xem nhẹ hình thức dạy học buổi 2. Trong thực tế giảng dạy hiện nay, tôi thấy: - Giáo viên còn ngại soạn tiết Toán tăng, không biết thiết kế một tiết Toán tăng như thế nào cho phù hợp . - Giáo viên chưa tự tin với việc lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp dạy nên rất sợ khi có người vào dự giờ tiết toán tăng. - Hình thức dạy tiết Toán tăng nghèo nàn, chưa phong phú, chưa hấp dẫn, chưa tạo cho học sinh thích thú và hăng say trong học tập. - Một số tiết chưa dạy theo nhu cầu của học sinh, nhiều giáo viên xem tiết toán tăng như là giờ làm bài tập của học sinh và học sinh giải quyết hết các bài tập đó là hết nhiệm vụ của tiết học. Còn trong tiết đó, bao nhiêu học sinh cần rèn kiến thức, kỹ năng gì? Cần rèn đến đâu? Các em có hứng thú học không? Có nhu cầu học hay không thì giáo viên ít chú ý đến vì thế chưa giúp được học sinh chậm phát triển trí tuệ rèn kiến thức, kỹ năng cũng như chưa phát triển được cho những học sinh có khả năng tiếp thu nhanh, từ đó tạo cho không khí lớp học bị trầm xuống, học sinh chán học, hiệu quả không cao. Việc xây dựng hệ thống bài tập cho tiết Toán tăng có những khó khăn nhất định: * Với giáo viên: - Giáo viên còn cứng nhắc trong việc dạy toán tăng cứ nghĩ rằng sáng học kiến thức gì thì chiều ôn nội dung kiến thức đó và giáo viên cho một hệ thống các bài tập (khoảng 3 - 5 bài/1tiết), HS lần lượt hoàn thành còn việc lựa chọn câu hỏi, nội dung cho từng đối tượng học sinh qua mỗi bài tập là rất ít. - Nội dung kiến thức tiết Toán tăng không có sẵn nên giáo viên chưa thực sự đầu tư, vì thế: + Lựa chọn nội dung cho một tiết toán tăng dễ bị hạ thấp so với chuẩn hoặc vượt chuẩn. + Lúng túng khi giáo án xây dựng bài tập cụ thể mà học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành theo thời gian dự kiến. + Xây dựng hệ thống bài tập khoảng 3 - 5 bài trong một tiết nhưng theo thứ tự từ dễ đến khó, 1 - 3 bài đầu dành cho HS cần phụ đạo và kèm cặp trong học tập và 6 rèn luyện, 1- 2 bài tập sau để bồi dưỡng học sinh trong học tập và rèn luyện . Vì thế trong tiết dạy thường xảy ra hiện tượng rất nhiều học sinh ngồi chơi khi đã hoàn thành bài tập trước hoặc đến bài khó thì HS cần phụ đạo và kèm cặp trong học tập lại ngồi chơi vì không hiểu, không vừa sức với các em. Từ đó bài tập thường dẫn đến vượt xa chuẩn. * Với học sinh: Ít có thói quen tự học (tìm bài để học) nên thường xảy ra hiện tượng làm xong trước thì ngồi chơi, còn học sinh làm chậm thì chán nản không thích làm nữa. Lớp học trở nên ồn ào. * Điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ cho dạy học theo pháp mới còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu (thiếu các phương tiện nghe nhìn, máy vi tính,...). Chính từ tình hình thực tiễn đó ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng dạy học và kết quả bộ môn. Chất lượng học tập môn Toán của học sinh trường tôi chưa cao. Cụ thể trong các đợt khảo sát, thi Ôlimpic cấp Tiểu học, thi giải toán qua mạng, kết quả đạt được chưa được như mong muốn. 4. Ćc giải ́h́́, biện ́h́́ thực hiện Để xây dựng nội dung dạy học tiết Toán tăng cho học sinh lớp 3 đạt hiệu quả, mỗi giáo viên chúng ta cần giải quyết tốt những vấn đề sau: 4.1. Gío viên cần nắm ôươc nội ung chương trình môn Tón lớ́ 3 theo chuẩn kiên thức năng ćc mảng kiên thức saun 4.1.1. Ś học 4.1.1.1. Phép nhân, phép chia trong phạm vi 1000 - Ứng dụng, mở rộng tính cộng, trừ các số có ba chữ số, có nhớ không quá một lần. - Bảng nhân và bảng chia 6, 7, 8, 9. Hoàn thiện các bảng nhận, chia 2, 3, 4, ..., 9. 1 1 1 1 Giới thiệu về 6 , 7 , 8 , 9 . - Phép nhân số có hai, ba chữ số với số có một chữ số có nhớ không quá một lần. Phép chia số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số. Chia hết và chia có dư. Thực hành tính nhẩm (dựa vào bảng tính đã học). - Làm quen với biểu thức và giá trị biểu thức, thực hành tính giá trị các biểu thức số có đến hai dấu phép tính, có hoặc không có dấu ngoặc. - Tìm số chia chưa biết. 4.1.1.2. Các số đến 10 000 và các số đến 1 00 000. - Đọc, viết, so sánh các số. Các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn. - Phép cộng và và phép trừ có nhớ không liên tiếp và không quá hai lần, trong phạm vi 10 000 và 1 00 000. - Phép nhân số có đến bốn hoặc năm chữ số với số có một chữ số có nhớ không liên tiếp và không quá hai lần, tích không quá 1 00 000. - Phép chia số có đến năm chữ số cho số có một chữ số, chia hết hoặc chia có dư. 7 - Giới thiệu bảng số liệu thống kê đơn giản, làm quen với chữ số La Mã. 4.1.2. Đại lương và ôo ôại lương. - Giới thiệu thêm 2 đơn vị đo độ đơn vị đo độ dài héc - tô - mét (hm); đề - ca mét (dam). Bảng đơn vị đo độ dài. Đo và uớc lượng độ dài. - Đơn vị khối lượng: gam (g). Quan hệ giữa kg và g. Thực hành cân. - Đơn vị đo diện tích: xăng - ti - mét vuông (cm2). - Ngày, tháng, xem đồng hồ (chính xác đến phút) - Giới thiệu tiếp về tiền Việt Nam. 4.1.3. Yêu t́ hình học. - Giới thiệu góc vuông và góc không vuông ; tâm, bán kính và đường kính của hình tròn. - Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông. - Giới thiệu diện tích của một hình. Tính diện tích HCN, hình vuông. - Vẽ góc vuông bằng thước thẳng và e ke. Vẽ đường tròn bằng compa. 4.1.4. Giải tón lơi văn. - Giải bài toán đơn về phép cộng và phép trừ (trong đó có bài toán dạng ít hơn, nhiều hơn). - Giải toán đơn bằng một phép nhân hoặc phép chia trong bảng 2, 3, 4, 5. - Giải các bài toán có đến hai bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản (so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị; so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy lần số lớn; gấp hoặc giảm một số lần). - Giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị và các bài toán có nội dung hình học. 4.2. GV ́hải biêt lựa chọn, xẩ ựng nội ung tiêt Tón tăng theo ôịnh hướng ́hân hóa ối tương học sinh. 4.2.1. Lựa chọn ôơn vị kiên thức cần lủện tậ́ củng ć. - Giáo viên cần căn cứ sau mỗi mảng, nội dung kiến thức học buổi sáng (trong tuần) để xây dựng nội dung ôn luyện cho buổi thứ hai sao cho sát đối tượng, phát huy được mặt mạnh của học sinh, khắc phục được hạn chế, lỗi học sinh thường mắc trong khi học. Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cơ bản cho học sinh. Nội dung xây dựng lựa chọn cần căn cứ vào đối tượng người học là chủ yếu xong phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học. - Sau khi lựa chọn được nội dung đơn vị kiến thức, dạng bài tập cần được củng cố, luyện tập, giáo viên cần thực hiện tốt 5 bước trong việc hướng dẫn học sinh ở bất cứ bài toán nào: Bước 1 : Củng cố, bổ sung kiến thức có liên quan. Ví u : Để luyện tập về Tìm thành phần chưa biết của phép trừ (Số bị trừ). GV cần củng cố cho HS một số nội dung cơ bản sau : + Tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ. + Từ phép trừ lập hai phép cộng. ( SBT = Hiệu + Số trừ, SBT = Số trừ + Hiệu ) + Quy tắc tìm Số bị trừ. 8 Bước 2 : Cách nhận dạng bài toán. Muốn học sinh làm tốt một bài toán, giáo viên cần giúp HS xác định dạng toán của bài bằng hệ thống câu hỏi phân tích bài toán, dựa vào các dữ kiện bài toán cho, dấu hiệu cơ bản trong bài toán. Sau khi xác định được dạng toán rồi, học sinh sẽ tìm được cách giải bài toán đúng. Ví u : Mẹ có một số trứng đem ra chợ bán, mẹ bán được 34 quả trứng, mẹ còn lại 65 quả trứng. Hỏi lúc đầu mẹ có bao nhiêu quả trứng ? Với bài toán này, giáo viên cần giúp HS xác định được đây là bài toán lời văn dạng toán Tìm số bị trừ thông qua việc khai thác bài toán. Nếu giáo viên không khéo trong việc khai thác bài toán sẽ dẫn đến việc giải bài toán không đúng theo đặc trưng của toán tiểu học mà sa đà sang toán Giải phương trình của Trung học cơ sở. ? Bài toán cho biết gì. (mẹ bán được 34quả trứng, mẹ còn lại 65 quả trứng) ? Bài toán hỏi gì. (Lúc đầu mẹ có bao nhiêu quả trứng?) ? Số trứng ban đầu của mẹ bao gồm số trứng nào? (Số trứng đã bán đi và số trứng còn lại) ? Muốn biết số trứng ban đầu của mẹ ta làm như thế nào. Lấy số trứng còn lại + số trứng đã bán = số trứng ban đầu Hiệu + Số trừ = Số bị trừ. hoặc: Lấy số trứng đã bán + Số trứngcòn lại = Số trứng ban đầu Số trừ + Hiệu = Số bị trừ Qua việc phân tích bài toán như vậy HS sẽ hiểu đây chính là bài toán lời văn dạng tìm Số bị trừ. Học sinh sẽ có cơ sở lựa chọn phương pháp giải. Bước 3: Lựa chọn phương pháp giải bài toán.Vẫn với ví dụ trên, sau khi đã khai thác tìm hiểu bài toán, học sinh đã xác định được dạng toán lời văn Tìm số bị trừ, học sinh sẽ có cách giải: Lấy hiệu cộng với số trừ. (Số trứngcòn lại + số trứng đã bán = số trứng ban đầu). Bước 4: Trình bày bài giải. Hướng dẫn cách trình bày bài giải, học sinh cần được trả lời bài toán bằng nhiều cách khác nhau. Học sinh có năng khiếu toán đặt đề toán tương tự giải bằng một phép tính cho trước, qua đó khắc sâu cho các em dạng bài tập đang giải, định hình được quan hệ giữa cách giải bài toán với đề toán. Bài giải Số trứng của mẹ lúc đầu là: (Lúc đầu mẹ có số quả trứng là; Số quả trứng lúc đầu của mẹ là: 34 + 65 = 99 (quả) Đáp số: 99 quả trứng. Bước 5: Khái quát dấu hiệu nhận dạng bài toán, cách giải một dạng toán, một dạng bài tập. 9 Khi học sinh giải xong một bài toán, giáo viên cần khái quát lại cách giải dạng toán. Ví un - Dạng toán “ nhiều hơn ”-> Tìm số lớn -> làm phép tính cộng. - Dạng toán “ít hơn” -> Tìm số bé -> Làm phép tính trừ. - Dạng toán “thêm” -> Tìm số lớn -> Làm phép cộng. - Dạng toán “bớt” -> Tìm số bé -> Làm phép tính trừ. Lưu ý : + Trong những trường hợp bài toán có từ nhiều hơn lại làm tính trừ hoặc có từ ít hơn lại làm tính cộng. + Trong những trường hợp bài toán có từ thêm lại làm tính trừ hoặc có từ bớt lại làm tính cộng. Ví u 1: Nga có 45 bông hoa, Nga có nhiều hơn Hương 8 bông hoa. Hỏi Hương có bao nhiêu bông hoa? Ví u 2n Ngăn trên có 58 cuốn sách, ngăn trên ít hơn ngăn dưới 18 cuốn sách. Hỏi ngăn dưới có bao nhiêu cuốn sách? Ví u 3n Có hai thùng đựng dầu, thùng thứ nhất đựng được 124l dầu. Nếu đổ thêm 7 lít dầu vào thùng thứ nhất thì được số dầu của thùng thứ hai. Hỏi thùng thứ hai đựng được bao nhiêu lít dầu? Ví u 4n Có hai thùng đựng dầu, thùng thứ nhất đựng được 124l dầu. Nếu rót ra 7 lít dầu từ thùng thứ nhất thì được số dầu của thùng thứ hai. Hỏi thùng thứ hai đựng được bao nhiêu lít dầu? Với các dạng toán này, muốn học sinh giải đúng, thì trước tiên phải xác định được dạng toán, số lớn, số bé trong bài toán. GV chốt: Nếu bài toán yêu cầu Tìm số lớn làm tính cộng Nếu bài toán yêu cầu Tìm số bé làm tính trừ 4.2.2. GV ́hải biêt ćch xẩ ựng hệ th́ng bài tậ́ củng ć kiên thức, rèn lủện kĩ năng cho học sinh trong tiêt Tón tăng trên cơ sở ćc bài tậ́ cơ bản trong SGK, VBT theo chuẩn kiên thức kĩ năngn Bằng cách phát triển bài toán từ các bài toán có sẵn trong Sách giáo khoa, vở bài tập phù hợp với trình độ, năng lực nhận thức của các đối tượng học sinh. GV lựa chọn bài tập phải dựa trên Chuẩn kiến thức kĩ năng của nội dung học tập, từ một bài tập giáo viên cần có cách mở rộng và khắc sâu kiến thức. Lựa chọn số lượng bài tập phù hợp với đặc điểm tiếp thu của học sinh lớp mình giảng dạy. Thực tế giảng dạy đã chứng tỏ rằng: Nếu chỉ sử dụng các bài toán trong SGK, vở bài tập toán thì chưa thể dạy tốt môn Toán được. Giáo viên cần có khả năng sáng tác nhanh đề toán mới vừa phù hợp với yêu cầu của chương trình, đáp ứng chuẩn kiến thức kĩ năng lại vừa kích thích được tinh thần chủ động học tập của học sinh. Đây là việc làm tưởng trừng dễ dàng, song không mấy ai làm tốt được. Việc làm này giúp nâng cao tiềm lực của mỗi giáo viên, giúp chúng ta cảm thấy vững vàng và tự tin hơn trong lúc đứng trên bục giảng. Hơn thế nữa, mỗi chúng ta đều thấy rằng: Tiết học Toán buổi thứ hai mang tính mềm dẻo, co giãn. Nó phụ thuộc vào khả năng tiếp thu kiến thức từ tiết học 10 buổi sáng của học sinh trong lớp nói chung, mỗi cá nhân học sinh nói riêng. Trong thiết kế bài soạn của mình, mỗi giáo viên đều xây dựng cho mình hệ thống bài tập củng cố, rèn luyện kĩ năng cho HS theo chuẩn kiến thức kĩ năng và một số bài tập phát triển cho học sinh khả năng học toán nhanh. Đôi khi, tiết học sẽ trở lên tẻ nhạt, dư thừa thời gian nếu học sinh đều thực hiện tốt các bài tập cơ bản và một hai bài tập phát triển, nâng cao nhưng cũng có khi tiết học lại có cảm giác trầm và ì khi đối tượng nhận thức của chúng ta gặp khó khăn dẫn đến tiết học dài, thiếu thời gian. Vậy việc linh hoạt trong sáng tác bài toán sẽ giúp giáo viên chủ động trên lớp khi gặp tình huống cần giảm bớt bài toán hay tăng lượng bài toán của một tiết học sao cho phù hợp trong khi thiết kế giáo án đã soạn sẵn và được kí duyệt. 4.2.3. GV ́hải nắm ôươc những ̉êu cầu khi xẩ ựng hệ th́ng bài tậ́ cho tiêt Tón tăngn a. Nội dung bài tập toán phải đáp ứng được mục tiêu của bài dạy, trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng để củng cố kiến thức hoặc rèn luyện kỹ năng ứng dụng một quy tắc, đơn vị kiến thức nào đó. b. Hệ thống bài tập thể hiện rõ sự phân hóa, phù hợp với trình độ kiến thức của từng đối tượng học sinh, từng khối lớp, sát đối tượng, xây dựng trên cơ sở người học. Tránh hai thái cực bài tập quá đơn giản dẫn đến tiết học nhàm chán, hay quá tải làm học sinh hoang mang sợ học. Thể hiện thoát li sách giáo khoa, rèn khả năng tự học cho học sịnh. c. Bài tập phải đầy đủ dữ kiện. Những yếu tố đã cho của bài toán phải đủ để tìm ra đáp số. d. Câu hỏi phải rõ ràng và đầy đủ ý nghĩa. e. Bài toán phải không có mâu thuẫn. g. Số liệu đưa ra trong bài toán cần phù hợp với thực tế. Ví dụ: Bài tập củng cố về đơn vị ki-lô-gam, cần chú ý đến khối lượng thực tế của vật khi đưa vào bài toán. Điều đó làm cho bài toán đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn mà gần gũi với học sinh. “Con chó cân nặng 15kg, con lợn nặng hơn con chó 8kg. Hỏi con lợn cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? ” h. Ngôn ngữ của đề toán cần ngắn gọn, mạch lạc. Ngôn ngữ của bài toán ảnh hưởng rất lớn đến nội dung ý nghĩa của bài toán, đến quá trình suy luận tìm hướng giải cho bài toán. Nếu bài toán có quá nhiều những từ ngữ “ thừa” “ phi toán học” sẽ làm cho học sinh khó phát hiện ra nội dung trọng tâm của bài toán. Ví dụ: Một bài toán thừa nội dung không cần thiết, cách diễn đạt dài dòng. “Hôm nay, nhà em có giỗ ông nội, mẹ em đi chợ mua sắm đồ. Mẹ mua rất nhiều thứ. Trong đó có gạo nếp và gạo tẻ. Mẹ mua 12 kg gạo tẻ. Gạo nếp bằng một nửa gạo tẻ. Hỏi mẹ mua bao nhiêu ki-lô-gam gạo nếp?” Một bài toán như vậy sẽ làm cho HS khó phát hiện các dữ kiện trọng tâm của bài, HS sẽ bị lạc hướng tìm hiểu bài bởi những yếu tố không cơ bản: “Hôm nay, nhà em có giỗ ông nội, mẹ mua cả gạo”... 11 Vậy có thể rút gọn bài toán như sau: “Mẹ mua gạo nếp và gạo tẻ. Gạo tẻ có 12 kg. Gạo nếp bằng một nửa gạo tẻ. Hỏi mẹ mua bao nhiêu ki-lô-gam gạo nếp?” 4.2.4. GV ́hải biêt ćch ́h́t triển bài tón trên cơ sở ćc bài tón có sẵn trong SGK, vở bài tậ́. Cách 1: Thay đổi số liệu đã cho Dạng bài tập này thường được áp dụng thường xuyên nhất trong các tiết học ở những dạng bài “Tính, đặt tính rồi tính, giải toán có lời văn...”, nhằm mục tiêu củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cơ bản của tiết học. Ví dụ: Khi luyện tập toán bài: “Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)”Toán 3, trong buổi thứ hai, từ bài tập SGK, giáo viên có thể sáng tác các bài toán cơ bản sau: Bài 1/tr7 – Toán 3 : Tính 541 422 564 127 144 215 + + + Thay đổi số liệu. Bài toán mới: a. Tính 470 897 515 232 789 208 + + + b. Thử lại phép tính bằng cách tìm số trừ. - Học sinh lớp hoàn thành các phép tính trên nhằm củng cố, rèn kĩ năng làm tính trừ có nhớ trong phạm vi 1000 dạng số có ba chữ số trừ đi số có ba chữ số (có nhớ một lần) trong đó vận dụng bảng trừ đã học. - Khuyến khích học sinh làm thêm phần b, thực hiện tính các phép tính trên thử lại phép tính bằng cách “Tìm số bị trừ = Hiệu + Số trừ” hoặc Tìm số trừ = Số bị trừ - Hiệu. Như vậy trong cùng một khoảng thời gian, cùng một giáo viên, cùng một lớp học, nhưng với mỗi đối tượng khác nhau có số lượng bài tập cần hoàn thành cũng khác nhau. Việc làm này còn giúp HS có biện pháp tự học, làm việc hăng say, tích cực, liên tục trong một tiết học. Bài 3/tr 104 – Toán 3: Củng cố rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến kĩ năng tính phép trừ có nhớ trong phạm vi 10 000. “Một cửa hàng có 4283m vải, đã bán được 1635m vải. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải” Bài toán mới: “Một cuộn vải dài 8095m vải, cắt ra 2572m vải. Hỏi cuộn vải đó còn lại bao nhiêu mét vải?” Vậy qua đó, học sinh được rèn luyện kĩ năng giải toán dạng “ít hơn” từ quan hệ “đã bán” sang quan hệ “cắt đi”. Cách 2: Tăng hoặc giảm đi một số yêu cầu của đề toán 12 Dạng bài tập này thường được áp dụng cho các bài toán về đọc, viết số, giải toán lời văn,... Ví u 1: Trong bài: “ Luyện tập” - Toán 3. Bài 3/ tr101: a. Viết số bé nhất có ba chữ số. b. Viết số bé nhất có bốn chữ số c. Viết số lớn nhất có ba chữ số. d. Viết số lớn nhất có bốn chữ số Thay đổi bài toán ta được: Bài toán mới: a. Viết số bé nhất có ba chữ số giống nhau (khác nhau). b. Viết số lớn nhất có ba chữ số khác nhau. c. Viết số bé nhất có bốn chữ số giống nhau (khác nhau). d. Viết số lớn nhất có bốn chữ số khác nhau. e Viết số tròn trăm lớn nhất có bốn chữ số. - HS làm phần a, b, c, d. - Khuyến khích học sinh làm thêm phần e. Như vậy, thông qua bài tập trên, HS được viết được các số lớn nhất, bé nhất có ba chữ số theo dấu hiệu, đọc viết được số có ba, bốn chữ số. Học sinh nêu và đọc được số tròn trăm có bốn chữ số. Ví u 2n Trong tiết Luyê ̣n tâ ̣p – Tr89 Bài 4/tr89: Tính chiều dài hình chữ nhâ ̣t, biết nửa chu vi hình chữ nhâ ̣t là 60m và chiều rô ̣ng là 20m. Thay đổi bài toán ta được: Bài toán mới: Tính chiều rô ̣ng hình chữ nhâ ̣t, biết chu vi hình chữ nhâ ̣t 120m và chiều dài 40m. Với bài tâ ̣p này, HS tiếp thu bài tốt phát hiê ̣n ra cái khác với bài buổi sáng là phải thêm mô ̣t bước Tìm nửa chu vi (chu vi : 2), sau đó áp dụng kiến thức bài tâ ̣p buổi sáng để giải bài toán. Cách 3: Thay một trong các dữ kiện của bài toán bằng một điều kiện gián tiếp, hoặc một dữ kiện của bài toán bị ẩn đi Thường áp dụng cho giải toán có lời văn. Hệ thống bài tập này là những bài toán phát triển, dành cho GV bồi dưỡng học sinh giỏi toán. Bài tập này đòi hỏi ở học sinh sự suy luận, hoặc phát huy vốn sống của các em. Ví u 1n Luyện tập về “ Diê ̣n tích hình chữ nhâ ̣t” – Toán 3. Bài 2/ tr 152 : Mô ̣t miếng bìa hình chữ nhâ ̣t có chiều rô ̣ng 5cm, chiều dài 14cm. Tính diê ̣n tích miếng bìa đó. Thay đổi bài toán được bài toán mới: Bài toán: Mô ̣t cái ao hình chữ nhâ ̣t có chu vi bằng chu vi mảnh vườn hình vuông có cạnh 10m, chiều dài của ao là 41m. Tính diê ̣n tích cái ao đó. Ví u 2n Luyện tập về “Tìm thành phần chưa biết của phép nhân” Bài 2/tr 120: Tìm x x x 7 = 2107 8 x x = 1640 13 Thay đổi cả số liệu và thay đổi một dữ kiện bài toán bằng một điều kiện gián tiếp để được bài toán: Bài toán mới: Tìm y 8 x y = 1654 + 274 y x 9 = 973 – 19 Dạng bài tập này xây dựng cho học sinh tiếp thu bài tốt. Các em cần phải thực hiện thêm một bước đưa kết quả của phép tính từ một phép tính về một số, để được dạng toán cơ bản tìm thành phần chưa biết của phép nhân. Sau đó mới thực hiện tìm y theo quy tắc tìm thừa số chưa biết. Trong thực tế trên lớp, tôi thấy học sinh thường mắc lỗi rất nhiều khi chuyển kết quả về một số như sau trong cách trình bày: 8 x y = 1654 + 274 y = 1928 y = 1928 : 8 y = 241 Giáo viên cần cho học sinh hiểu được: Cả vế trái 8 x y = 1654 + 274 Khi rút gọn kết quả về một số, giữ nguyên vế trái 8 x y 8 x y = 1654 + 274 8 x y = 1928 y = 1928 : 8 y = 241 Ví u 3: Luyện tập về bảng chia 9 – Toán 3 Bài 3/ tr 68: Có 45kg gạo, chia đều vào 9 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki- lôgam gạo? Thay đổi được bài toán mới: Có 72 học sinh xếp thành các hàng bằng nhau. Số học sinh mỗi hàng là số lớn nhất có mô ̣t chữ số. Hỏi xếp được bao nhiêu hàng? Cách 4: Thay đổi câu hỏi của bài toán bằng câu hỏi khó hơn Ví u 1: Luyện tập về “ So sánh các số trong phạm vi 10 000” – Toán 3. Bài 2/tr 101 : Viết các số 4208; 4802; 4280; 4082. a. Theo thứ tự từ bé đến lớn.. b. Theo thứ tự từ lớn đến bé. Thay đổi ta được bài toán mới : Bài toán mới: Sắp xếp các số trong từng nhóm trên theo thứ tự: a. Tăng dần: b. Giảm dần: - Học sinh lớp thực hiện yêu cầu trên của bài toán khi giáo viên đã thay đổi các số có bốn chữ số trong từng nhóm (theo cách 1). - Khuyến khích học sinh thực hiện yêu cầu của bài toán mới. Qua đó, ngoài việc xác định được số lớn nhất của dãy số, học sinh thực hiện so sánh, sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. Ví u 2: Luyện tập “ Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số” – Toán 3. Bài 2 / tr77. Đặt tính rồi tính 14 684 : 6 845 : 7 630: 9 842 : 4 Thay đổi ta được bài toán như sau mà vẫn đảm bảo mục tiêu bài toán: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. Bài toán mới: Đặt tính để tìm thương và số dư (nếu có), biết số bị chia và số chia lần lượt là: 645 và 6 945 và 8 810 và 9 962 và 3 - Dạng bài tập này chỉ nên yêu cầu HS tiếp thu bài chưa nhanh thực hiện bài toán khi yêu cầu rõ ràng như Bài 2/tr77. HS tiếp thu bài tốt thực hiện bài toán ngược. Việc thực hiện bài toán đó đồng thời củng cố, rèn kĩ năng cho HS về thực hiện phép chia để tìm thương và số dư. Ví u 3: Luyê ̣n tâ ̣p : Xem đồng hồ - Toán 3 Bài 4 /Tr14 : Vào buổi chiều, hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian? Thay yêu cầu bài toán, số liệu ta được: Bài toán mới: Nam đi đá bóng lúc 17giờ kém 5 phút, Hùng đi đá bóng lúc 4 giờ 55 phút chiều. Hỏi bạn nào đi đá bóng muộn hơn? ” Bình đến lớp lúc 13 giờ 45 phút. Tuấn cũng đến trường cùng thời gian với Bình. Hỏi Tuấn đến trường lúc mấy giờ chiều? Lan tan học lúc 16 giờ 30 phút, Hồng cũng được ta học lúc 4 giờ 30 phút chiều. Hỏi bạn nào tan học trước? Đây cũng là một dạng bài tập tưởng trừng đơn giản, nhưng với học sinh trung bình thì lại rất dễ bị lừa bởi những câu hỏi đánh lạc hướng của giáo viên. Các em thường suy luận ngay “15 giờ nhiều hơn 3 giờ chiều, 13giờ 45 phút nhiều hơn 1 giờ 45 phút chiều”. Từ đó trả lời câu hỏi “ Nam đi muộn hơn Bình...” - Ở dạng bài tập này, học sinh trung bình chỉ cần hiểu được 17giờ kém 5 phút = 4 giờ 55 phút chiều 1giờ 45 phút = 13 giờ 45 phút 16 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút chiều. - Khuyến khích học sinh thực hiện như trên xong các em cần suy luận rằng “hai bạn thực hiện công việc đó cùng thời gian, không ai sớm hơn ai.” Biết phân 15 tích tình huống, mối quan hệ giữa các yếu tố bài toán, sau đó trả lời câu hỏi theo cách suy luận logic. Không nhìn vào yếu tố bề ngoài mà kết luận bài toán. Cách 5: Tạo lập đề toán từ một phép tính cho trước hoặc từ một tình huống bằng hình ảnh Đây là một dạng bài tập phát triển dành bồi dưỡng học sinh trong học tập và rèn luyện thường áp dụng cho giải toán có lời văn. Nó huy động ở học sinh khả năng phân tích, khái quát, nhớ lại các dạng bài tập liên quan. Từ đó trên cơ sở phép tính cho trước để đặt đề toán tương ứng rồi giải lại bài toán. Ví u 1: Đặt một đề toán giải bằng phép tính sau: 48 : 8 = 6 B1: Học sinh cần phải khái quát, nhớ lại các dạng bài toán lời văn giải bằng phép tính chia: “Toán tìm một trong các thành bằng nhau của một số”, “Toán Giảm một số đi nhiều lần”, “Bài toán liên quan đến bảng chia 8”. B2: Sau khi xác định được dạng toán liên quan đến cách giải bài toán đó, chọn một dạng toán để đặt đề. B3: Gắn yếu tố bài toán cho biết với thành phần của phép tính. Kết quả gắn với điều phải tìm. Lựa chọn danh số. Minh họa: Giả sử chọn dạng toán “Tìm một trong các phần bằng nhau của một số”. Vậy 48 và 8 là hai số gắn với điều đã biết, 6 là số gắn với yếu tố phải tìm yêu cầu của bài toán: “Lan đếm trong vườn có tất cả 48 cây, trong đó số cây cam 1 bằng 8 số cây trong vườn. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây cam?” Nếu học sinh chọn dạng toán “Giảm một số đi nhiều lần”: “Chị Lan có 48 quả cam, sau khi đem bán thì số quả cam giảm đi 8 lần. Hỏi chị Lan còn bao nhiêu quả cam ?” Chọn dạng toán đơn “vận dụng bảng chia 8”: “Có 48 con thỏ nhốt đều vào 8 chuồng. Hỏi mỗi chuồng có mấy con thỏ?” Ví u 2: Từ dãy tính 72 - 6 x 5 Ta có thể tạo ra đề toán: Có 72kg gạo người bán hàng đã đóng vào 5 túi loại 6kg. Hỏi còn lại bao nhiêu ki lô gam. (Toán 3) Cách 6: Tạo lập đề toán bằng cách đảo ngược bài toán đã biết Thường áp dụng cho các dạng bài toán: Tính, tìm x, toán lời văn... Ví u 1: - Tiêt Lủện tậ́ chung - Tón 3 BT2/Tr120 - Đặt tính rồi tính: 4691 : 2 1230 : 3 1607 : 4 1038 : 5 Ta có thể thay đổi yêu cầu của bài toán như sau: Tính rồi thử lại bằng phép nhân hoặc bằng phép chia. Ví u 2: Luyện tập về bài toán “Gấp một số lên nhiều lần” – Toán 3. Bài 2/ tr31: “Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp 5 lần số cam của con. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam?” Ta có thể lật ngược bài toán theo hai cách. 16 C1: Con hái được 7 quả cam. Nếu gấp 5 lần số cam của con lên thì bằng số cam của mẹ hái. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam? C2: Mẹ hái nhiều hơn 5 lần số cam của con. Biết con hái được 7 quả cam. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam? Vậy mặc dù bài toán xuất hiện từ “hơn .... lần”, nhưng vẫn là dạng toán “Gấp một số lên nhiều lần”. 2.3. Minh họa xẩ ựng hệ th́ng bài tậ́ cho một tiêt Tón tăng cu thể a. Nguyên tắc. - Hệ thống bài tập xây dựng trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng, vận dụng kiến thức kĩ năng đã được học qua. - Bài tập mang tính tầng bậc, dễ đến khó, phân hóa trong từng yêu cầu của bài tập, phù hợp với đối tượng học sinh lớp. - Bài tập mang tính cơ bản, phát triển bài tập gắn với thực tế cuộc sống. - Thể hiện thoát li sách giáo khoa. Bài tập ở dạng khác nhau tạo cho nội dung tiết học phong phú, tránh được sự đơn điệu, nhàm chán mà vẫn thực hiện tốt và hiệu quả mục tiêu tiết học. - Rèn cho học sinh kĩ năng tự học. b. Minh họa: ( Giáo án đưa ở phần phụ lục) 5. Kêt quả ôạt ôươc. Sau hai năm triển khai nội dung này trong dạy học Toán lớp 3, học sinh hai lớp tôi trực tiếp giảng dạy có kết quả như sau: Đ́i với học sinhn Tất cả học sinh rất hồ hởi đón nhận tiết toán tăng. Trong giờ học toán tăng các em rất có ý thức, đã thu hút được học sinh, đã gây được sự hứng thú trong học tập, học sinh thích học Toán hơn, chủ động trong việc tự tìm tòi kiến thức, tích cực, sôi nổi trong học Toán. Nhiều em đã biết tự ra được đề toán cho bản thân và cho các bạn trong lớp, các em tích cực hơn trong việc nêu câu hỏi cho GV. Tiết học đã diễn ra hoạt động trao đổi theo nhiều chiều khác nhau: Trò <-> Trò, Thầy <-> Trò, Trò <-> Thầy. Học sinh có khả năng tự học, biết cách học. Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi thu được kết quả như sau: Năm học 2012 – 2013 Năm học 2013 - 2014 G K TB Y G K TB Y 24% 36% 38% 2% 44% 40% 16% 0% Thông qua bảng thống kê trên khẳng định rõ nhất tính khả thi của kinh nghiệm này của tôi trong dạy học Toán buổi thứ hai trên ngày, trong việc kèm cặp, giúp đỡ học sinh trong học tập, bồi dưỡng học sinh có khả năng tiếp thu bài tốt. Với kết quả đạt được qua áp dụng những biện pháp trên, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán cũng như góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học khác ở tiểu học. Đ́i với gío viên: 17 Đã tự học tập và có kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống bài tập cũng như phát triển các dạng toán trong tiết Toán tăng nói chung và trong việc dạy tiết Toán tăng cho học sinh lớp 3 nói riêng, đồng thời giúp cho bản thân nâng cao được năng lực chuyên môn, hiểu sâu hơn về chương trình và sách giáo khoa Toán 3, nắm chắc các phương pháp giảng dạy môn Toán. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong dạy học. Bản thân tự tin và chủ động hơn khi dạy tiết tăng, tiết dạy trở nên sôi động, học sinh tích cực học tập và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động. Trong tiết học toán làm tốt: “Thầy - chủ đạo” “Trò - chủ động - tích cực”. 6. Điều kiện ôể śng kiên ôươc nhân rộng * Về nhân lựcn Để áp dụng được sáng kiến đạt hiệu quả cao, ngoài việc giáo viên luôn phải trau dồi kiến thức và có phương pháp dạy học tích cực thì các yếu tố khác như (Trường học, các cấp lãnh đạo…) có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng học của bộ môn này. Để sáng kiến được nhân rộng cần: - Cán bộ quản lí cần nhận thức được việc nâng cao chất lượng đội ngũ là hết sức cấp bách, cần thiết và coi đây là nhiệm vụ số 1 của mọi năm học thông qua các buổi tập huấn, hội thảo chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên, sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy. - Tăng cường khuyến khích giáo viên ra đề kiểm tra để làm giàu vốn cho ngân hàng đề của trường. Qua đó giúp giáo viên biết và có thói quen ra đề, sáng tác đề toán trong việc giảng dạy hàng ngày * Về thiêt bị, kĩ thuậtn - Đầu tư cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất trường học. - Có thêm các phương tiện giảng dạy cho giáo viên như máy truyền hình, máy chiếu,..... - Có thêm tài liệu tham khảo cho bộ môn. 18 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kêt luận Qua nghiên cứu và thực hiện sáng kiến “Kinh nghiệm xây dựng nội dung tiết Toán tăng cho học sinh lớp 3 ” tôi nhận thấy: Muốn có trò giỏi thì phải có phương pháp học tập tốt, muốn có phương pháp học tập tốt thì phải có phương pháp giảng dạy tốt, có nội dung dạy học thiết thực phù hợp, khoa học, sát đối tượng. Trò phải học như thế nào để “Học một biết mười”. Muốn vậy thì Thầy phải “Biết mười dạy một”. Đó là mối quan hệ logic biện chứng, yếu tố cần và đủ trong giáo dục học sinh. Bằng kết quả đạt được phần nào khẳng định các giải pháp mà tôi đã thực hiện có tính khả thi, phù hợp với đối tượng học sinh song để các giải pháp này thực sự thành công hơn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo cũng như của các đồng nghiệp để các tiết dạy môn buổi 2/ngày nói riêng và môn Toán nói chung đạt kết quả cao. 2. Khủên nghị Để áp dụng được sáng kiến đạt hiệu quả cao, ngoài việc giáo viên luôn phải trau dồi kiến thức và có phương pháp dạy học tích cực thì các yếu tố khác như (Trường học, các cấp lãnh đạo…) có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng học của bộ môn này. Vì vậy tôi có một số đề xuất, kiến nghị sau: * Với ćn bộ quản lín - Cán bộ quản lí cần nhận thức được việc nâng cao chất lượng đội ngũ là hết sức cấp bách và cần thiết và coi đây là nhiệm vụ số 1 của mọi năm học thông qua các buổi tập huấn, hội thảo chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên, sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy. - Giao quyền chủ động cho giáo viên trong quá trình dạy học, có kiểm tra đánh giá. - Mọi ý kiến tham gia đóng góp cho các tiết dạy cần mang tính chất tham gia xây dựng, tránh áp đặt với giáo viên. - Nắm được cái vướng mắc mà giáo viên đang cần tháo gỡ, từ đó tác động kịp thời. Thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ, giúp đỡ để giáo viên tự tin trong giảng dạy. - Huy động được sự cộng tác của tập thể sư phạm. - Tăng cường khuyến khích giáo viên ra đề kiểm tra để làm giàu vốn cho ngân hàng đề của trường. Qua đó giúp giáo viên biết và có thói quen ra đề, sáng tác đề toán trong việc giảng dạy hàng ngày. * Với nhà trườngn - Đầu tư cơ sở vật chất , từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất trường học. - Có thêm các phương tiện giảng dạy cho giáo viên như máy truyền hình, máy chiếu,..... - Có thêm tài liệu tham khảo cho bộ môn. * Với gia đìnhn Các bậc cha mẹ quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình như: mua đầy đủ đồ dùng học tập; giáo dục ý thức học tập cho các em. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan