Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn xây dựng giáo án để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy thể dục lớp 8...

Tài liệu Skkn xây dựng giáo án để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy thể dục lớp 8

.PDF
24
181
81

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: " XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG GIẢNG DẠY THỂ DỤC LỚP 8 ” 1 Phần mở đầu I/. Đặt vấn đề: Điều 53 Luật giáo dục đã chỉ rõ: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện...Như vậy giảng dạy Thể dục trong trường THCS là một nhiệm vụ và là một nhu cầu không thể thiếu được. Qua những năm giảng dạy bộ môn Thể dục, được dự nhiều giờ, tham khảo một số hồ sơ, bài soạn của các đồng nghiệp tôi nhận thấy: Việc chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án của một số giáo viên còn sơ sài, qua loa, chiếu lệ. Đa số giáo viên đều soạn vắn tắt, không cụ thể, chưa đưa ra được những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng, chưa có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng dạy học hay đưa ra các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong tiết học để tìm biện pháp giải quyết, có phương pháp khắc phục thích hợp. Một số giáo viên chưa hiểu rõ vị trí bài giảng trong toàn bộ cấu trúc chương trình, chưa thấy được mối liên hệ giữa bài đã dạy và bài sẽ dạy. Cũng có những giờ học giáo viên chưa hiểu rõ đối tượng học sinh, chưa đi đúng trọng tâm của bài. Giờ dạy còn thiếu dụng cụ, sử dụng đồ dùng dạy học chưa hợp lí, kém hiệu quả... Có những hạn chế trên là do một số nguyên nhân chính sau: - Giáo viên chưa nghiên cứu kĩ nội dung bài học. Chưa nghiên cứu các phương pháp dạy học trong sách hướng dẫn giáo viên, chưa chịu khó tìm tòi, bổ sung những phương pháp mới thích hợp. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học chưa chu đáo. - Không nắm vững từng đối tượng học sinh. - Thực hiện chưa tốt việc soạn giáo án, chuẩn bị bài. Tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng: - Học sinh học một cách thụ động, không phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. - Học sinh không có thời gian luyện tập nhiều. - Đôi khi sự chuẩn bị không chu đáo sẽ dẫn đến một số tình huống không an toàn trong tập luyện. Những giờ dạy như trên thực chất là những giờ dạy chưa có hiệu quả, chất lượng còn thấp và đó chính là nguyên nhân học sinh không cảm thấy hứng thú học tập. 2 Vậy làm thế nào để xây dựng được một giáo án cụ thể, có được một phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh để những giờ học thể dục thực sự là những giờ học vui, lôi cuốn và hấp dẫn. Đó cũng chính là câu hỏi luôn làm cho tôi băn khoăn, trăn trở và cũng chính là lí do tôi tôi vận dụng sáng kiến: “Xây dựng giáo án để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy thể dục lớp 8” II/. Mục đích nghiên cứu: Khác với các môn văn hóa khác, Thể dục là một môn học mang tính đặc thù, đòi hỏi phải có sức hấp dẫn, lôi cuốn, phải tạo được không khí vui tươi, sôi nổi, tránh sự lặp lại nhàm chán, sự áp đặt nặng nề về kĩ thuật. Đặc biệt các em cần được luyện tập, được vui chơi, thư giãn sau những tiết học văn hóa căng thẳng, qua đó các em hiểu được tác dụng của việc luyện tập thể thao đối với đời sống tinh thần của con người, đặc biệt là đối với chính bản thân các em. Vì vậy mục đích của tôi khi chọn vấn đề này là: Tìm ra những biện pháp để chuẩn bị bài giảng, xây dựng được một giáo án đảm bảo các yêu cầu chính sau đây: - Đảm bảo tính chính xác, khoa học. - Nội dung và hình thức giảng dạy đa dạng, phong phú. - Phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Có tính giáo dục thiết thực: Bồi dưỡng, nâng cao về nhận thức, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Giáo dục cho các em về tác dụng của việc luyện tập thể thao, hướng con người tới cái Chân - Thiện - Mĩ. Qua bài giảng nhằm giúp cho học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản của bài học, tạo không khí hưng phấn, phấn khởi, để giờ học thêm sinh động, hấp dẫn, giúp các em hứng thú tham gia tập luyện đạt đến lượng vận động hợp lí. Bên cạnh đó, thông qua các hình thức đa dạng phong phú, phương pháp luyện tập phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em, giáo dục các em trở thành những học sinh có đạo đức tốt, biết giữ gìn kỉ luật, biết phấn đấu vượt qua những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống, trở thành những con ngoan, trò giỏi, tạo sự hứng thú để các em yêu thích môn học góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của ngành Giáo dục nước nhà . III/. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8 trường Trung học cơ sở Tuân Đạo - Lạc Sơn - Hòa Bình. iV/. Nhiệm vụ nghiên cứu : 3 - Nghiên cứu chỉ đạo của Sở GD - ĐT Hòa Bình về giáo dục toàn diện học sinh, về chương trình và phương pháp giảng bộ môn Thể dục trong các trường THCS. - Nghiên cứu nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc học tập môn Thể dục. - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong giảng dạy bộ môn thể dục ở trường THCS hiện nay. - Thực hiện một số giải pháp sau : + Tìm hiểu học sinh - Phân loại đối tượng. + Tìm hiểu bài dạy. + Sưu tầm và nghiên cứu tư liệu phục vụ bài giảng . + Chuẩn bị đồ dùng dạy học. + Xây dựng giáo án. + Dự kiến các tình huống có thể xảy ra. + Rút ra bài học kinh nghiệm. V/. Phương pháp nghiên cứu : - Điều tra. - Trắc nghiệm. - Phân tích. - Nghiên cứu tài liệu. - Tổng kết rút kinh nghiệm VI. Phạm vi giới hạn nghiên cứu: - Địa bàn: Trường THCS Tuân Đạo. - Thời gian: Trong năm học 2008 - 2009. - Phạm vi ứng dụng: Có thể ứng dụng cho tất cả các giáo viên Thể dục cấp THCS. 4 Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận Giáo dục thể chất trong trường THCS được tổ chức dựa trên cơ sở giảng dạy một môn học đặc biệt được mang tên là “Thể dục thể thao”. Khuynh hướng giảng dạy cơ bản của môn học này là đảm bảo sự giáo dục thể chất chung trên cơ sở thống nhất với sự giáo dục toàn diện các khả năng về thể lực, củng cố sức khỏe, hoàn thiện các đặc điểm và cấu trúc cơ thể. Cùng với việc truyền thụ những kiến thức chuyên môn thể dục thể thao trong quá trình giảng dạy sẽ đồng thời hình thành những kỹ năng và kỹ xảo vận động do chương trình quy định, qua đó nhằm mục đích hình thành nhân cách cho học sinh, phát triển ý thức xã hội, rèn luyện đạo đức, ý chí, khả năng trí lực, óc thẩm mỹ và giáo dục lao động. Luyện tập thể dục thể thao đối với cơ thể học sinh THCS có ý nghĩa tác dụng lớn: + Học sinh THCS được hướng dẫn, rèn luyện TDTT thường xuyên, bảo đảm đúng các phương pháp khoa học sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cơ thể như: Khả năng trao đổi chất được tăng cường, góp phần nâng cao sức đề kháng, sức khỏe, các tố chất và khả năng vận động. Qua đó, tác động đến cơ năng, cấu trúc của hệ thống cơ quan phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển theo lứa tuổi, như: Đối với hệ thần kinh, luyện tập TDTT có thể nâng cao được sự thăng bằng, tính linh hoạt, khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng thích ứng của cơ thể đối với sự thay đổi đột ngột của hoàn cảnh khí hậu, thời tiết. + Luyện tập TDTT còn có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về tâm lý, hình thành nhân cách, đây cũng là cơ sở, thời điểm, phương tiện tốt để chuẩn bị cho học sinh THCS các vốn tri thức vận động, để các em sẵn sàng, đủ sức khỏe học tập vươn lên tiến bộ, đồng thời bồi dưỡng, giáo dục, phát triển thói quen hoạt động, vận động TDTT trong đời sống, ý thức quan tâm và hoạt động tập thể, tính tích cực, tính kỉ luật, tính tự tin, khiêm tốn và những hành vi đạo đức tốt khác... Với những ý nghĩa tác dụng trên, việc học thể dục trong trường THCS là không thể thiếu được. Để giảng dạy môn Thể dục đạt hiệu quả chúng ta có nhiều phương pháp, nhưng trước hết các phương pháp đó phải được người giáo viên sắp xếp một cách khoa học, sử dụng hợp lí, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Muốn đạt được điều đó người giáo viên trước khi lên lớp phải chuẩn bị kĩ bài giảng thông qua việc soạn giáo án của mình. 5 Chuẩn bị tốt giáo án trước khi lên lớp là một việc làm hết sức quan trọng để đảm bảo thành công của một tiết dạy, một bài học. Các nhà Giáo dục đã từng khuyến cáo giáo viên rằng: Một giáo án tốt quyết định tới 50% thành công của tiết dạy học. Thực vậy, nếu người giáo viên dành công sức để soạn một kế hoạch bài học thật hoàn chỉnh và chi tiết có nghĩa là mọi việc trên lớp đã được hình dung và phác thảo đầy đủ, bài học có những dự báo tình huống sư phạm có thể xuất hiện trên lớp, giúp người giáo viên tự tin lên lớp một cách chủ động. Chất lượng soạn giáo án thể hiện trình độ sư phạm, tính sáng tạo, nghệ thuật giáo dục của giáo viên, giáo án giảng dạy TDTT có tính chuyên biệt, nên với việc thực hiện giáo án, giáo viên không chỉ chuẩn bị bài toàn diện các tri thức khoa học cần thiết, mà cần qua đó để trao đổi vốn kĩ năng vận động phong phú, làm đúng các kĩ thuật, động tác…Đây chính là cơ sở để giờ học TDTT có chất lượng giáo dục cao. Thông qua việc soạn giáo án chi tiết người giáo viên có thể áp dụng tốt những phương pháp đổi mới phù hợp với thực tế giáo dục hiện nay. Chương 2: Thực trạng. Trường THCS Tuân Đạ có 301 học sinh từ 11 đến 15 tuổi. Địa phương nơi các em đang sinh sống có phong trào hoạt động thể dục thể thao tương đối sôi nổi nhưng không đồng đều, chỉ tập trung ở một số môn như: cầu lông, bóng chuyền. Các môn Điền kinh trong chương trình học của các em không phát triển nên phần nào ảnh hưởng đến tư tưởng và tinh thần học tập môn Thể dục của học sinh. Về thái độ và nhận thức của học sinh đối với môn học thể dục qua khảo sát thực tế đầu năm 85 học sinh lớp 8 trường THCS Tuân Đạo, tôi thấy: - Thực tế vẫn còn một số lượng lớn học sinh không thích học môn thể dục. - Gìơ học thể dục ở trường qua nhận xét của các em chưa thực sự hấp dẫn . - Số lượng học sinh cho rằng học môn Thể dục không đem lại lợi ích cho tương lai của mình là rất lớn. Nhiều gia đình không muốn con mình dành nhiều thời gian cho việc học môn Thể dục. Sở dĩ có thực trạng trên đây là do xuất phát từ một số nguyên nhân sau: - Nhiều học sinh, nhiều gia đình quan niệm: Môn thể dục chỉ là một môn học phụ, không quan trọng. Theo họ học Thể dục chẳng có lợi ích gì cho tương lai của con mình, các 6 môn mà con họ cần là Văn, Toán, Ngoại ngữ... vì vậy quan niệm đó ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh, phần nào giảm đi ở các em sự yêu thích, hứng thú khi học môn học này. - Trong thực tế, tôi nhận thấy: Vẫn còn một số giáo viên thực hiện chưa tốt việc đổi mới phương pháp dạy học nên kết quả giảng dạy chưa cao, giờ học còn nhàm chán, chưa có sức hấp dẫn đối với học sinh. - Sân luyện tập chưa đủ tiêu chuẩn đem lại hạn chế cho giáo viên khi tổ chức tập luyện. Từ thực tế trên, tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Thể dục là một nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có sự tư duy, đầu tư thời gian công sức vào chuẩn bị bài giảng. Có như vậy việc giảng dạy Thể dục mới thực sự có ý nghĩa và đạt hiệu quả cao. Chương 3: Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm. A. Thực nghiệm khoa học: Căn cứ vào thực trạng trên đây tôi đã xây dựng cho bản thân một số bước chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp, điều đó đã giúp tôi vững vàng hơn trong chuyên môn, tự tin hơn trong giảng dạy. Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết: Giáo án là tài liệu phục vụ giảng dạy trên lớp hoặc các giờ luyện tập TDTT. Giáo án phải thể hiện được mục đích, nhiệm vụ giáo dục, nội dung, phương pháp giảng dạy, tổ chức sư phạm và các điều kiện đảm bảo. Giáo án được xây dựng và soạn theo nội dung chương trình, kế hoạch dạy học quy định theo từng phần, từng tuần, và từng tiết học. Khi tiến hành soạn giáo án, cần chú ý những vấn đề sau: - Cần chuẩn bị hệ thống tri thức liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới nội dung giảng dạy, mối quan hệ giữa các phần, các nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục cần đạt. - Nghiên cứu, đánh giá sát thực trình độ vận động, đặc điểm lứa tuổi, sức khỏe và khả năng tiếp thu, hoạt động, vận động của học sinh. - Tìm tòi, sáng tạo, xây dựng, tổ chức các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện (có thể) phục vụ kịp thời nội dung bài học - đảm bảo để giáo án thực hiện đúng mục tiêu và đảm bảo sử dụng hợp lý các phương pháp. - Trong mỗi giáo án, giáo viên khi soạn cần phải xác định rõ mức độ yêu cầu, nhiệm vụ về giáo dục, mức độ cần đạt được của kĩ thuật động tác, các phương pháp sửa chữa sai lầm, dụng cụ bổ trợ phục vụ thực hiện bài tập... cần nêu rõ phần trọng tâm, trọng điểm của động tác mẫu, và các yếu tố đảm bảo khác, để tạo điều kiện cho giờ học đạt hiệu quả. 7 Từ những cơ sở trên tôi đã tiến hành chuẩn bị bài giảng theo các bước sau: I. Tìm hiểu học sinh – Phân loại đối tượng: 1). Tìm hiểu học sinh: Muốn xây dựng được một giáo án thích hợp trước hết người giáo viên phải hiểu đối tượng học sinh, nắm được tâm lí, trình độ của từng đối tượng, có như vậy ta mới đưa ra được phương pháp phù hợp với từng em để giúp các em nắm vững kiến thức, hiểu sâu bài học. Chúng ta có thể tìm hiểu các em bằng các phương pháp: Vấn đáp, điều tra, phỏng vấn, trắc nghiệm... Để xây dựng giáo án cho các tiết dạy Thể dục 8, ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu về các em, nắm bắt từng đối tượng ở các lớp, chỉ cần tìm hiểu một lần vào đầu năm học giáo viên có thể nắm vững từng đối tượng trong suốt cả năm và những năm học sau Không chỉ nắm được nhu cầu, sở thích mà quan trọng hơn người giáo viên phải nắm được trình độ, học lực của học sinh. Chúng ta có thể tìm hiểu điều đó từ kết quả học tập môn Thể dục từ những năm học trước, từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn Thể dục giảng dạy năm trước. Giáo viên cũng dễ dàng khảo sát chất lượng học tập của học sinh bằng hình thức kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm, thực hành...(Kiểm tra bất kì kiến thức nào đã học). Qua các giờ học, qua các phong trào Thể dục thể thao của trường giáo viên phát hiện những học sinh có năng khiếu để có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nâng cao thành tích cho các em, những em có năng khiếu sẽ là những hạt nhân quan trọng cho sự phát triển phong trào Thể thao của trường. 2).Phân loại đối tượng: Sau khi khảo sát, tìm hiểu về nhu cầu, sở thích, học lực, phát hiện năng khiếu tôi tiến hành phân loại học sinh khối lớp 8 thành các đối tượng sau: Học lực Nhóm Đối tượng Tỉ lệ Nhóm 1 Học lực Giỏi 35,4% 8 Nhóm 2 Học lực Khá 38,7% Nhóm 3 Học lực Trung bình 20,8% Nhóm 4 Học lực Yếu 5,1% Sở thích Nhóm Đối tượng Tỉ lệ Nhóm 1 Yêu thích môn học 70,7% Nhóm 2 Không yêu thích môn học 29,3% Căn cứ vào các nhóm đối tượng này tôi đã đưa ra được một số phương pháp giảng dạy các bài học có hiệu quả. II. Tìm hiểu bài dạy: Người giáo viên muốn xây dựng được một giáo án cụ thể, trước hết cần phải nắm vững nội dung bài giảng ấy. Muốn vậy, trước khi soạn bài giáo viên cần phải: - Đọc kĩ phần bài dạy trong sách giáo khoa, xác định trọng tâm của bài. 9 - Đọc kĩ phần hướng dẫn giảng dạy trong sách giáo viên để nắm vững yêu cầu, thủ pháp lên lớp, bổ sung những thủ pháp còn thiếu, các phương pháp sáng tạo…sao cho phù hợp với trình độ của học sinh và qua đó định hướng chuẩn bị các đồ dùng dạy học cần sử dụng. - Giáo viên phải luyện tập các động tác thị phạm một cách linh hoạt, chính xác. *Minh họa: Tìm hiểu bài: Bài: Nhảy cao - chạy bền 1. Tìm hiểu nội dung bài trong SGK: Bài gồm 2 phần:  - Phần 1: nhảy cao. Nội dung: + Ôn các động tác bổ trợ, đà 3 bước giậm nhẩy đá lăng, chạy đà - đặt chân vào điểm giậm nhẩy - giậm nhẩy đá lăng. + Học giai đoạn qua xà và tiếp đất nhảy cao kiểu “Bước qua”. - Yêu cầu: + Thực hiện tốt các động tác bổ trợ, tại chỗ đặt chân giậm nhẩy vào điểm giậm nhẩy, chạy đà 3 bước giậm nhẩy đá lăng. + Học sinh nắm được kĩ thuật qua xà kiểu “Bước qua”, thực hiện tiếp đất đúng kĩ thuật, nhẹ nhàng, an toàn, bước đầu thực hiện được kĩ thuật qua xà - tiếp đất.  - Phần 2: chạy bền Nội dung: Thực hiện luyện tập bằng hình thức trò chơi: “Chạy tiếp sức vượt qua vật cản”. - Yêu cầu : Trong trò chơi cần đạt được các yêu cầu kĩ thuật sau : + Độ dài bước. + Nâng độ cao gối. + Nâng độ cao gót. 10 + Tần số bước nhanh. + Chạy đường vòng tốt. + Phát huy được hứng thú tích cực luyện tập. 2. Tìm hiểu các phương pháp tập luyện: - Phương pháp phân đoạn : + Tập đo đà, chạy đà, đá chân lăng cao. + Tập đặt chân giậm vào điểm giậm nhẩy. + Tập kĩ thuật đánh tay. + Tập mô phỏng từng cử động của giai đoạn qua xà thấp. + Đứng trên bục cao thực hiện kĩ thuật qua xà và kĩ thuật tiếp đất. - Phương pháp hoàn chỉnh: Tập hoàn chỉnh 4 giai đoạn kĩ thuật nhảy cao: Chạy đà - Giậm nhảy - Trên không - Tiếp đất. - Phương pháp tập luyện vòng tròn: Chia 4 nhóm vòng tròn thay đổi nội dung tập luyện, mỗi nhóm được thực hiện một bài tập theo sự quy định cụ thể sau một số thời gian định trước, sau đó các nhóm chuyển đổi vị trí cho nhau. - Phương pháp luyện tập trò chơi: Thực hiện luyện tập chạy bền bằng phương pháp trò chơi “Vượt chướng ngại vật tiếp sức”. III. Sưu tầm tư liệu phục vụ bài giảng: Căn cứ vào nội dung chính của bài, người giáo viên cần sưu tầm thêm những tư liệu khác để bổ sung vào nội dung đó nhằm tạo sự đa dạng, phong phú, mới mẻ và tăng sức hấp dẫn. Trước khi xây dựng nội dung chính thức, giáo viên cần sưu tầm, nghiên cứu nhiều bài viết, các giáo trình chuyên môn, sưu tầm các tranh ảnh, băng đĩa hình, các mẩu chuyện về một số vận động viên tiêu biểu trong và ngoài nước…để minh họa trong bài giảng. Khi nghiên cứu tài liệu chúng ta phải tìm ra những ý chính ngắn gọn, súc tích, có ý nghĩa giáo dục để gắn kết và đưa vào bài giảng một cách hợp lí. Để xây dựng giáo án Bài: Nhảy cao - Chạy bền Tôi đã sưu tầm và tham khảo một số tư liệu sau. 11 Sưu tầm: Tranh ảnh (ảnh một số vận động viên, tranh kĩ thuật nhảy cao, chạy bền). + ảnh vận động viên nổi tiếng Thế giới: Vận động viên nam J.Xôtômayo (Cu Ba) Nhảy cao qua mức xà 2,45m ngày 27/7/1993 tại Salamanca. Vận động viên nữ S.Kostadinôva (Bungari) Nhảy cao qua mức xà 2,09m vào ngày 30/8/1987 tại Rôma. Vận động viên nam H.Gebselasi (Êtiôpia) chạy 5000m với thành tích 12.39,36 vào ngày 13/6/1998 tại Henxinhki. + ảnh vận động viên nổi tiếng Việt Nam: Vận động viên nữ Bùi Thị Nhung đạt Huy chương vàng Nhảy cao với thành tích 1,94m tại giải điền kinh Quốc Tế mở rộng ở Thái Lan tháng 5/2005. Tham khảo: - Các tư liệu phục vụ bài giảng tiết 26 (SGV Thể dục 8). Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kì 3 (2004 - 2007) NXB Giáo dục. - Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất (Nhà xuất bản TDTT). - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy Thể dục trường THCS (Hà Nội 1980). - Điền kinh trong trường phổ thông (Nhà xuất bản TDTT Hà Nội 2003). IV. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sau khi tìm hiểu bài, sưu tầm các tư liệu, giáo viên căn cứ vào nội dung, các hình thức luyện tập để tiến hành chuẩn bị đồ dùng dạy học cho bài giảng đó. (Cụ thể ở phần bài soạn) V. Soạn giáo án: Giáo viên thực hiện soạn giáo án theo các bước sau: - Phần I: Mục tiêu. - Phần II: Địa điểm phương tiện. - Phần III: Hoạt động dạy và học (Nội dung và phương pháp lên lớp). Cách trình bày giáo án: 12 Định lượng Phần Nội dung Phương pháp tổ chức Số lần Thời gian 1. Mở đầu 123- 2. Cơ bản 123- 3. thúc Kết 1- Củng cố, nhận xét. 2- Bài tập về nhà. Minh họa bằng một bài soạn cụ thể : Ngày soạn: .../..../2009 13 Ngày dạy :...../..../2009. Bài : nhảy cao - Chạy bền I. Mục tiêu: 1. Nhảy cao:  Ôn động tác bổ trợ, đà 3 bước giậm nhảy đá lăng, chạy đà - đặt chân vào điểm giậm nhảy, giậm nhảy đá lăng.  Học giai đoạn qua xà và tiếp đất nhảy cao ( Kiểu bước qua ).  Yêu cầu: Học sinh thực hiện tốt các động tác bổ trợ, chạy đà 3 bước tự nhiên giậm nhảy mạnh, đúng kỹ thuật. - Học sinh hiểu và bắt đầu làm được kỹ thuật qua xà, tiếp đất. - Nghiêm túc, tự giác, tích cực, trung thực, an toàn trong tập luyện. 2. Chạy bền: * Trò chơi: “Tiếp sức vượt chướng ngại vật”. * Yêu cầu: Học sinh tham gia tích cực, nhiệt tình, sôi nổi, trung thực, an toàn. II. Địa điểm – phương tiện:  Sân tập sạch, hợp vệ sinh, 02 bộ đồ cột xà nhảy cao, 04 bục nhảy, 1 quả bông.  Chuẩn bị của Thầy: 01 bộ tranh nhảy cao kiểu bước qua, 01 còi, 04 cờ nhỏ, 1 số chướng ngại vật.  Chuẩn bị của học sinh: Trang phục gọn gàng đúng quy định.  Sơ đồ sân tập luyện (Phần cơ bản): + Nhảy cao: Tranh Tranh x 14 x Đệm x x x x Đệm x Xà x x x x x Xà x x x x x x x Nhóm 3 Nhóm 4 x x x x x x Nhóm 2 x x Nhóm 1 Phân chia theo chân giậm nhẩy. Đá chân lăng vào vật cao + Chạy bền: Trò chơi: Chạy vượt qua chướng ngại vật. xxxxx xxxxx ooooo ooooo Giới hạn III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung định lượng Phương pháp - Tổ chức Thời gian Số lần A. Phần mở đầu: 7- 9ph - Học sinh xếp 4 hàng ngang, cự li 15 1- Nhận lớp: 1-2 ph hẹp. + Kiểm tra sĩ số, sân tập, dụng cụ, trang phục, nắm bắt tình hình sức khỏe học sinh. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x + Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. x 2- Khởi động: x (Theo nhạc bài Tuổi trẻ niềm tin và mơ ước” Nhạc và lời: An Chung) a. Khởi động chung: - Đi đánh tay cao. - Động tác vặn mình. - Động tác bụng. - Chạy lăng trước. - Chạy chân sáo. - Chạy đều nghe tín hiệu  6 -7ph 2Lx8N 2Lx8N 2Lx8N 2Lx8N 2Lx8N o CS 2L đổi hướng. - Xoay kĩ khớp cổ, tay,  chân, gối, hông. - Cán sự điều hành. - Giáo viên quan sát. b. Khởi môn: động chuyên 4L/chân - Đá lăng trước. 4L/chân - Đá lăng xoay hông. 4L/chân - Đá lăng sang ngang. 16 - Học sinh đứng 2 hàng 1 bên hướng mặt giữa. B. Phần cơ bản: 1. Nhảy cao: a. Ôn tập: + Ôn đặt chân vào điểm 28-30ph giậm nhảy. 4-5ph + Tập đánh tay tại chỗ. 3L Đệm 3L x x x x 3L x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x + Ôn 1 bước giậm nhảy đá lăng. 2-3L + Đi 3 bước giậm nhảy đá lăng. + Chạy 3 bước giậm nhảy đá 2-3L  * Giáo viên điều khiển khẩu lệnh. lăng. * Kiểm tra bài cũ. (2 hs) - ý nghĩa giai đoạn chạy đà? -Tại sao giai đoạn giậm nhẩy lại quan trọng nhất? - Đội hình: (2 hàng trên ngồi) b. Học giai đoạn qua xà tiếp đất: - Lần 1: Giáo viên giảng 4-5ph kĩ thuật trên tranh. x Một số kĩ thuật cơ bản của giai đoạn qua xà tiếp đất: + Chân giậm nhảy mạnh. + Chân đá lăng cao. Đệm x x x x x x x x x x x x x 17 + Chân lăng qua xà trước, Tranh  chân giậm qua xà sau. + Gối thẳng khi qua xà. + Chùng gối khi tiếp đất để giảm chấn động. - Lần 2: Giáo viên làm mẫu từng cử động động tác ở mức xà thấp. - Lần 3: Làm mẫu trên bục cao thực hiện giai đoạn qua xà + tiếp đất để thực hiện kĩ thuật qua xà + tiếp đất tốt. Cho 2 học sinh bảo hiểm * Nhóm 1: Cán sự điều hành động tác c.Luyện tập: + Thực hiện kĩ thuật qua xà tiếp đất trên bục cao. Nhảy qua xà trên bục cao và bổ trợ chạy đà giậm + Chạy đà 3 bước giậm nhảy đá lăng vào vật cao. nhảy đá lăng. + Nhảy qua xà trên bục cao: 14-15 ph + Chạy đà 3 bước đá lăng vào vật + Thực tập trên bục cao kỹ thuật qua xà và tiếp đất. + Đà 1 bước giậm nhảy qua xà và tiếp đất. cao. 2-3 lần * Nhóm 2: Giáo viên cho học sinh thực hiện 1-2 lần trên bục + xà cao. 18 + Đà 3 bước giậm nhảy qua xà và tiếp đất. * Củng cố: Thực hiện chạy đà 3 bước giậm nhảy qua xà, tiếp đất. - Giáo viên kết luận đánh giá mặt mạnh, yếu của học sinh sau khi thực hiện động tác củng cố.  Đệm 3-4 lần Sau 1/2 thời gian đổi nội dung của 2 nhóm tập. Thực hiện qua xà không có bục nhảy. 2. Trò chơi: “Chạy tiếp sức vượt chướng ngại vật”. + Chuẩn bị. 1-2 lần + Cách chơi. + Các trường hợp phạm quy. Giáo viên gọi 1-2 học sinh có kĩ thuật tốt lên thực hiện, nhóm quan sát, nhận xét. C. Kết thúc: 1. Hồi tĩnh. (Theo nhạc bài “Cánh diều đỏ thắm”-Nhạc: Duy Quang) Giáo viên + Cán sự làm trọng tài cho học sinh chơi. + Điều hòa. + Động tác thả lỏng cơ 1-2 lần Giáo viên đánh giá các đội. bắp 4-6 lần 19 + Hai học sinh làm động Đội hình 4 hàng ngang - Cự li rộng. tác thả lỏng cho nhau. 2. Nhận xét. + Ưu điểm. 1-2 lần x x x x x x x 4- 5 ph + Khuyết điểm. 3. Bài tập về nhà. + Phân chia theo từng 4-5 ph nhóm đối tượng yếu về kỹ thuật hoặc thể lực để ra bài tập phù hợp. x x x x x x x 2-3 lần x x x x x x x x x x x x x x  Giáo viên cho một số bài tập dựa trên nhóm đối tượng học sinh, số lần tập và thời gian tập cho phù hợp. VI. Dự kiến các tình huống có thể xảy ra: - ở phần Nhảy cao: Nếu học sinh rối loạn nhịp chạy đà giáo viên phải phân tích tìm ra nguyên nhân, nêu cách sửa cho học sinh, trực tiếp sửa sai cho học sinh bằng cách đo lại đà và tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà. - Nếu học sinh đặt chân giậm vào điểm giậm nhẩy bằng cả bàn chân hoặc nửa trước bàn chân do bước đà cuối thực hiện chậm, ngắn quá hoặc sai đà, giáo viên sửa cho học sinh tập lại động tác đặt chân giậm vào điểm giậm nhẩy từ gót đến cả bàn chân. - Nếu học sinh sai khi tiếp đất (không chùng gối để giảm chấn động) giáo viên sẽ hướng dẫn cách sửa bằng cách tập nhảy từ trên bục cao xuống đệm thực hiện chùng gối để giảm chấn động… Đặc biệt giáo viên cần hướng dẫn Cán sự cách phát hiện và sửa sai để các em có thể tự giúp nhau sửa chữa khi chia nhóm luyện tập mà không cần giáo viên. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan