Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn về công tác phổ cập giáo dục thcs_2...

Tài liệu Skkn về công tác phổ cập giáo dục thcs_2

.DOC
15
174
133

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS" I-Đặt vấn đề: 1 Lí do chọn đề tài: Phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược giáo dục nhằm "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài " đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phổ cập giáo dục THCS phản ánh toàn diện sự quan tâm đầu tư cho giáo dục của Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, của nhà trường và nhân dân, là kết quả của phong trào thi đua dạy tốt - học tốt của thầy và trò. Chúng ta đang bước vào giai đoạn hội nhập mà đỉnh cao là việc nước ta chính thức gia nhập WTO, vấn đề nâng cao mặt bằng dân trí nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao được đặt lên hàng đầu. Vì vậy việc thực hiện phổ cập giáo dục bậc THCS tiến tới phổ cập Trung học có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng. Năm học 2010-2011 thành phố Hà nội tổng kết 10 năm phổ cập giáo dục THCS .Thời gian thực hiện phổ cập giáo dục THCS đã lâu song không khỏi còn bỡ ngỡ, khó khăn đối với các đồng chí cán bộ quản lí, các nhân viên chuyên trách phổ cập. Làm thế nào để công tác phổ cập giáo dục đạt kết quả cao nhất, đó là trăn trở mà mỗi cán bộ quản lí, mỗi cán bộ chuyên trách phổ cập đang tìm biện pháp để giải quyết . Chính vì vậy tôi chọn đề tài :"Một số biện pháp chỉ đạo làm tốt công tác phổ cập giáo dục THCS" 2. Phạm vi thực hiện đề tài: Năm học: 2006-2007, 2007 –2008, 2008 – 2009, 2009 -2010, 2010-2011, 2011 - 2012 ,2012-2013 II -QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1-Cơ sở lý luận: Mục tiêu phổ cập giáo dục THCS giai đoạn 2001-2011 ghi trong nghị quyết số 41/2000/NQ-QH10 ngày 19/2/2000 của Quốc hội khoá 10:Đảm bảo cho hầu hết thanh ,thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ THCS trước 18 tuổi đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước .... 2-Cơ sở thực tế : Việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS còn gặp 1 số khó khăn: Nhiều học sinh phải phụ giúp gia đình,.có em còn là trụ cột gia đình, không có điều kiện đi học. Một số học sinh lười học,mất gốc,dẫn tới sợ học ,chán học và bỏ học. Học sinh yếu kém nhiều,.một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức việc học tập, rèn luyện đạo đức của con em mình . Cơ sở vật chất đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu. Lực lượng tham gia công tác phổ cập giáo dục còn bị động, không có người chuyên trách phổ cập. Khi điều tra thực tế tại hộ gia đình có nhiều yếu tố khách quan dẫn đến điều tra thiếu chính xác. Số liệu tổng hợp sau khi điều tra đôi khi không khớp giữa các bảng thống kê tổng hợp * Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: Kết quả phổ cập THCS trường THCS Phương trung năm học 2006-2007: 3. Biện pháp thực hiện 3.1.Biện pháp 1: Công tác chỉ đạo. Thành lập ban chỉ đạo công tác phổ cập THCS xã Phương Trung. BGH chọn lọc các đ/c GV có năng lực, nhiệt tình, am hiểu về tình hình địa phương vào ban phổ cập trường, chọn đ/c thư ký phổ cập nhiệt tình, có hiểu biết về vi tính,về công tác phổ cập. Tổ chức tập huấn và hướng dẫn các đ/c làm công tác phổ cập cách thức điều tra, cập nhật sổ và tổng hợp kết quả phổ cập. Huy động toàn dân làm công tác phổ cập giáo dục,xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, về công tác vận động phổ cập giáo dục đảm bảo học sinh đúng độ tuổi đến trường, hạn chế học sinh bỏ học giữa chừng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ,đảng viên và quần chúng nhân dân về quyền lợi ,nghĩa vụ học tập. 3.2-Biện pháp 2: Chỉ đạo nâng cao tỷ lệ huy động, tỷ lệ hiệu quả Để đạt phổ cập giáo dục THCS phải trải qua vô vàn khó khăn, tốn kém công sức,tiền bạc và tâm huyết.So với việc được công nhận phổ cập giáo dục THCS,việc duy trì sự ổn định, nâng cao chất lượng của công tác phổ cập giáo dục còn khó khăn hơn nhiều, nó đòi hỏi sự kiên trì cố gắng một cách đồng bộ tất cả hoạt động. 3.2.1 Công tác xã hội hoá giáo dục : - Việc hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục THCS đòi hỏi phải có sự vào cuộc của tất cả các ban ngành, đoàn thể với nhà trường, sự hưởng ứng, ủng hộ tích cực của nhân dân. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội thâm nhập học đường, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện không tốt của học sinh, động viên giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt, nhà trường kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể của địa phương, kết hợp với hội khuyến học xã, hội cha mẹ học sinh.....Nhà trường phối hợp với Hội chữ thập đỏ,hội khuyến học xã, huyện ... hỗ trợ kinh phí cho học sinh nghèo, tạo điều kiện cho các em được đến trường , có điều kiện học tốt hơn .Mỗi dịp tết Nguyên đán nhà trường cùng hội Cha mẹ học sinh đều có quà tết cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để động viên các em .Tết Nguyên Đán Quý Tỵ 2013,nhà trường tặng 38 xuất quà cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt để động viên giúp đỡ các em. Năm học 2009-2010 huyện đoàn trao tặng xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt, năm học 2010-2011 hội khuyến học Thành phố tặng quà cho em Lê Bảo Huân- Mồ côi cả cha và mẹ, năm học 2011-2012 Hội Phụ nữ Huyện tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó... Ngoài ra chúng tôi còn thường xuyên kết hợp chặt chẽ với ban Đại diện Cha mẹ học sinh để vận động các em tới trường, đồng thời giáo dục đạo đức học sinh.Huy động toàn dân làm công tác phổ cập giáo dục, 3.2.2 Nâng cao tỷ lệ huy động, tỷ lệ hiệu quả : Thực tế của phổ cập giáo dục THCS là nâng cao chất lượng giáo dục,duy trì sĩ số, tránh tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, nâng cao tỷ lệ huy động, tỷ lệ hiệu quả trong nhà trường, động viên khuyến khích tạo điều kiện cho học sinh khuyết tật nhẹ được hoà nhập,được đến trường như bao bạn bè khác. + Nâng cao tỷ lệ huy động Để nâng cao tỉ lệ huy động các đồng chí giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn quan tâm tới học sinh,động viên giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn để các em được đến trường. Giáo viên nắm chắc chuyên cần của học sinh,kịp thời có biện pháp vận động học sinh bỏ học đến trường.Giáo viên thương yêu học sinh, quan tâm tới học sinh như con em mình, học sinh thấy trường học như ngôi nhà thứ hai, thầy cô như mẹ hiền.Thường xuyên quan tâm tới giáo dục đạo đức học sinh. Kết hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh,hội phụ nữ xã...vận động học sinh đến trường. + Nâng cao tỷ lệ hiệu quả Để nâng cao tỷ lệ hiệu quả,ngay đầu năm học nhà trường đã rà soát học sinh yếu kém, chọn các thầy cô giáo có năng lực, nhiệt tình bồi dưỡng học sinh yếu kém để nâng cao trình độ cho các em. Nhà trường tổ chức họp cha mẹ học sinh có học lực yếu kém bàn biện pháp giáo dục và tạo điều kiện cho các em học tập. Giáo viên chủ nhiệm xếp chỗ ngồi hợp lý, thuận tiện cho học sinh yếu kém để giáo viên bộ môn có điều kiện kiểm tra ,giúp đỡ các em. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực, phát huy nội lực của HS trong quá trình học tập bằng cách tăng cường các hình thức học tập, phương pháp thảo luận nhóm, nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi linh hoạt, phù hợp các đối tượng nhằm phát huy khả năng từng em . Cần kịp thời động viên các em ít phát biểu để các em chịu khó tìm tòi phát huy cái mới, Tổ chức quản lí tốt các giờ học tập chính khóa, kết hợp ngoại khóa, tự chọn và các hình thức dạy học khác Nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đa dạng: giờ chào cờ, ngoài việc tổng kết các hoạt động tuần trước, phổ biến công việc trong tuần cần có một thời gian nhất định để các em ôn bài hát cũ, học bài hát mới, giải đáp một số câu hỏi về kiến thức của 1 số môn học hoặc đố vui ... . Giờ sinh hoạt lớp, các buổi sinh hoạt tập thể với các nội dung phong phú phát huy khả năng, sở trường học sinh. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp hoạt động ngoại khoá theo nội dung của của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện ,học sinh tích cực".nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học,rèn kĩ năng sống ,và kĩ năng hoạt động xã hội cho học sinh Học sinh thấy "Vui mà học, học mà vui" thu hút các em tới trường .Tổ chức cho học sinh giỏi, tiên tiến xuất sắc được tham quan các di tích lịch sử,danh lam thắng cảnh để giáo dục tình yêu quê hương đất nước,giáo dục ý thức học tập, rèn luyện đạo đức. Nhà trường xây dựng thư viện chuẩn với sách báo đầy đủ, phong phú, huy động các em học sinh mỗi em góp một quyển truyện hoặc sách giáo khoa, sách nâng cao đã học cho học sinh nghèo mượn để tạo điều kiện cho các em được đi học, hạn chế tình trạng bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn . Rèn cho các em thói quen khao khát tìm tòi kiến thức, trên cơ sở đó phát huy năng lực tự học. Nhà trường tạo mọi điều kiện cho học sinh được đến thư viện học tập cũng như mượn sách báo: làm thẻ miễn phí cho học sinh toàn trường, thư viện mở cửa vào các giờ học sinh không học trên lớp, cho học sinh mượn sách nâng cao, sách tham khảo về nhà để học sinh ôn tập....BGH,TPT Đội, Đội Sao đỏ kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc học tập của học sinh về chuyên cần về bài vở....Tổ chức đánh giá việc học tập sinh hoạt của học sinh ở trường, ở nhà.Thi đua đánh giá các em học sinh trong lớp, giữa các lớp trong trường, hàng tuần, hàng tháng, đợt thi đua, thưởng phạt nghiêm minh nhằm động viên khuyến khích học sinh. Lao động sư phạm nhiệt tình, nghiêm túc, có kỉ cương, nề nếp, có phương pháp của BGH, các đồng chí GV tác động lớn đối với học sinh (Ra vào lớp đúng giờ, bài soạn chu đáo, giảng dạy nhiệt tình, có kiến thức, có phương pháp, phong cách mẫu mực...) đã giáo dục được học sinh ý thức chấp hành nội quy nhà trường. Xây dựng phong cách nhà giáo mẫu mực: Từ lời nói đến việc làm. Không có tình trạng: Trên lớp có trò mà không có thầy hoặc học sinh nghỉ học vì "Thầy cô nghỉ đột xuất". Thầy cô thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thông qua công tác bồi dưỡng và dự giờ thăm lớp của giáo viên, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cấp huyện. Ban giám hiệu cùng các tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức các chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh, ... và thực hiện các chuyên đề có hiệu quả nhằm thu hút, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Khuyến khích giáo viên soạn giáo án trên máy vi tính. Các giáo án điện tử được xây dựng theo hớng có sự tham gia của tổ chuyên môn, của nhà trường. Bài giảng của giáo viên thiết kế khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của giáo viên và hệ sinh. Hệ thống câu hỏi hợp lí, tập trung vào trọng tâm, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, học sinh thấy tác dụng của việc nắm vững kiến thức càng ham học hơn. 3.2.3. Xây dựng cơ sở vật chất. Được sự quan tâm của UBND huyện, phòng giáo dục, UBND xã, trường THCS Phương Trung đã xây dựng được các phòng học kiên cố, mua sắm đủ bàn ghế, bảng chống loá, đủ ánh sáng cho học sinh, có sân thể dục, mua sắm đủ dụng cụ TDTT, xây nhà tập đa năng ... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và giúp các em thêm yêu trường lớp. Để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh cập nhật thông tin, nhà trường nối mạng Internet 4 máy trong phòng thư viện để giáo viên và học sinh truy cập các thông tin có ích giúp cho công tác giảng dạy và học tập. Nhà trường cùng Hội cha mẹ học sinh tổ chức lát sân trường, trồng cây xanh lấy bóng mát cho học sinh. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức cho ọc sinh các lớp trồng hoa trước cửa lớp mình tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. 3.3 Biện pháp 3: Hoàn thiện hồ sơ sổ sách. Để làm tốt công tác phổ cập một công việc không thể thiếu là hệ thống các loại hồ sơ, sổ sách. Ban phổ cập phải hiểu trình tự các bước của việc hoàn thiện hồ sơ phổ cập, hệ thống được các loại sổ sách, cách thực hiện các loại sổ sách đó một cách khoa học. Đây là một việc hết sức quan trọng đối với việc chỉ đạo giáo viên chuyên trách phổ cập vì dựa vào hệ thống hồ sơ sổ sách này sẽ có đầy đủ các số liệu cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn. Các sổ sách gồm: - Sổ đăng bộ - Sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến - Danh sách học sinh các khối lớp hàng năm - Sổ phổ cập: + Danh sách học sinh từ 11 tuổi -> 18 tuổi ngoài nhà trường. + Danh sách học sinh từ 15 -> 18 tuổi tốt nghiệp THCS + Danh sách học sinh học ngoài nhà trường. + Danh sách học sinh khuyết tật, chết. - Bảng ghi tên, ghi điểm. - Các biểu mẫu thống kê: 1a, 2a, 3a ... Hàng năm theo từng thời điểm, giáo viên chuyên trách phải cập nhật và thống kê số liệu trên hồ sơ, sổ sách. Việc cập nhật tương đối dễ dàng nhưng nếu không hệ thống, hình dung được cập nhật hồ sơ nào trước, hồ sơ nào sau thì sẽ mất thời gian và thống kê không chính xác để việc cập nhật hồ sơ, sổ sách thuận lợi nên áp dụng quy trình sau: * Cập nhật phiếu điều tra trình độ văn hoá: Phải ghi chép, cập nhật cẩn thận, hàng năm bắt buộc phải điều tra, bổ sung, đảm bảo không bỏ sót hộ nào hoặc thành viên nào... Muốn vậy phải kết hợp với trưởng thôn, giáo viên trên địa bàn dân cư -> sự thay đổi chỗ ở, trình độ văn hoá của các thành viên trong gia đình, ghi chép phiếu phải tỉ mỉ, cẩn thận và phải đối chiếu với danh sách lớp (dựa vào giấy khai sinh), điều tra vào lớp 6. Khi tuyển sinh vào lớp 6 nhà trường gặp mặt cha mẹ học sinh của từng em nên dễ dàng trao đổi để nắm bắt thông tin. Học sinh nộp hồ sơ gồm có: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh bản chính để đối khớp, bước đầu thiết lập được hồ sơ phổ cập của những gia đình có con em học lớp 6 tại trường một cách chính xác. Sau 4 năm nhà trường có hồ sơ tuyển sinh phục vụ cho điều tra số liệu công tác phổ cập tất cả học sinh của trường một cách chính xác. Ghi sổ phổ cập: Sổ phổ cập dùng để ghi theo dõi các điều tra 11 -> 18 tuổi hàng năm nên khi ghi từ phiếu điều tra trong sổ cập cần thực hiện chính xác, tránh thiếu hoặc dư số phổ cập. Sau mỗi độ tuổi cần để lại một trang để thể điều chỉnh hoặc bổ sung hàng năm khi cần thiết. Chú ý ghi đầy đủ các cột mục trong sổ phổ cập nhất là cột số phiếu điều tra trong sổ phổ cập, trước khi lập các biểu mấu nên tổng hợp theo từng trang hoặc từng thôn -> Tổng hợp chung -> tránh nhầm lẫn. Tổng hợp các biểu mẫu thống kê: Sau khi cập nhật, hoàn chỉnh số phổ cập, giai đoạn tổng hợp các số liệu, lên các biểu mẫu thống kê đòi hỏi sự cẩn thận, chính xác, khoa học vì các biểu mẫu thống kê có sự liện quan chặt chẽ với nhau nên việc thống kê phải theo một trình tự nhất định. Để việc thống kê các biểu mẫu khớp với nhau thì việc đầu tiên phải thống kê, các mẫu 2, 3 dựa vào mẫu 1. Khi tổng hợp các biểu mẫu cần chú ý: Tổng số trong độ tuổi = Số phải phổ cập + Khuyết tật + Chuyển + Chết Tổng số phải phổ cập = Tổng số tốt nghiệp TH + bỏ TH + đang học TH Tổng số TNTH = Đang học THCS (trường nhà + khác) + bỏ học THCS + TNTHCS (trường nhà + trường khác). Tỷ lệ huy động = Tổng số học sinh vào lớp 6: Tổng số HS TNTH Tỷ lệ hiệu quả = Tổng số học sinh TNTHCS (15->18 tuổi): Tổng số phải phổ cập. Sau khi tổng hợp xong mẫu 1 cần cộng hàng dọc, hàng ngang theo công thức xem có chính xác không. Sau khi hoàn thành các mẫu, kiểm tra đối khớp giữa các mẫu, sổ phổ cập, phiếu điều tra một lần nữa cho chính xác. Khi ghi sổ đăng bộ, người ghi sổ phải đảm bảo chính xác, phải sạch đẹp, không được tự sửa chữa. Danh sách học sinh vào sổ theo từng năm học, bắt đầu từ một trang mới, xếp theo vần a, b, c đánh số thứ tự từ 01 đến hết. Người ghi sổ cần ghi đúng theo giấy khai sinh bản chính, cần chú ý chỗ ở hiện tại và sự thay đổi địa chỉ trong thời gian theo học ở trường. Lập các báo cáo, phương hướng công tác của năm: nội dung báo cáo cần thể hiện rõ kết quả đạt được và các mặt còn hạn chế (theo mẫu của Phòng giáo dục) đề ra được phương hướng, kế hoạch cụ thể. 3.4 Kết quả thực hiện: Sau khi thực hiện đề tài, chất lượng giáo dục nâng lên rõ rệt, số lượng học sinh bỏ học giảm, tỷ lệ hiệu quả tăng. Hai năm liền trường được công nhận xuất sắc cấp huyện về công tác phổ cập giáo dục THCS. Kết quả phổ cập giáo dục THCS năm học 2011 - 2012 như sau: III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Bài học kinh nghiệm: Để làm tốt công tác phổ cập THCS mỗi trường cần phải : Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, nhân dân, các ban ngành, đoàn thể và cha mẹ học sinh hiểu rõ lợi ích của giáo dục, ý nghĩa tác dụng to lớn của công tác phổ cập giáo dục, phải thật sự quan tâm đến học tập, giáo dục con em. Xây dựng mối quan hệ Thầy -Trò,Trò-Trò phải thật sự thân ái,tin tưởng lẫn nhau.Các tập thể lớp phải thật sự đoàn kết,thống nhất,đúng vai trò là môi trường giáo dục lành mạnh,giúp học sinh học tốt để hoàn thiện nhân cách,phát huy khả năng của mình. Phải tập trung chỉ đạo tốt để nâng cao chất lượng dạy và học đồng thời tổ chức các hoạt động tập thể để thu hút học sinh đến trường, đảm bảo tỷ lệ lên lớp cao. Địa phương và trường học phải tăng cường chú ý chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp, phòng học, bàn ghế, các phòng làm việc, các công trình giáo dục của nhà trường và cảnh quan môi trường phải đủ điều kiện để giảng dạy, giáo dục học sinh đạt kết quả tốt làm tiền đề cho công tác phổ cập . Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể.Ban giám hiệu thực sự quan tâm tới công tác phổ cập,có các biện pháp chỉ đạo phù hợp,đồng chí cán bộ chuyên trách phổ cập nhiệt tình có năng lực,hiểu biết về công tác phố cập và vi tính. 2. Kiến nghị Cơ sở vật chất tuy được UBND Huyện, xã xây dựng cho 26 phòng học kiên cố song chưa có phòng chức năng, phòng hiệu bộ,phòng y tế,sân chơi chưa đảm bảo mong các cấp tạo điều kiện giúp đỡ xây dựng các phòng để công tác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan