Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn vận dụng tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh thpt vào việc giảng dạy ...

Tài liệu Skkn vận dụng tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh thpt vào việc giảng dạy phần sinh thái học - sinh học 12 nâng cao

.DOC
31
363
84

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ -------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH THPT VÀO VIỆC GIẢNG DẠY PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12 NÂNG CAO Người thực hiện: Trịnh Thị Hoa Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Sinh học THANH HÓA NĂM 2013 MỤC LỤC 1 NỘI DUNG A. ĐẶT VẤN ĐỀ B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN IV. KIỂM NGHIỆM C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT II. ĐỀ XUẤT18 I. KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 2 3 3 4 4 16 18 19 20 21 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng, phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ,...Đó là không gian sống của con 2 người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất; đồng thời là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin về sự đa dạng các nguồn gen, các loài động, thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên,... Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội trong những năm qua đã dẫn đến môi trường bị xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, những hiểm họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Theo các báo hiện trạng môi trường quốc gia và toàn cầu cho thấy: môi trường đất, nước, không khí,... ô nhiễm nghiêm trọng; Các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, lũ lụt, hạn hán,...diễn ra bất thường và rất nặng nề; Các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và thiếu qui hoạch; Bệnh tật ở con người do ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng,... Vì vậy, bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm với nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 11 tháng 5 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “ Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐTTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến 3 thức và kĩ năng về môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng miền. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới . Từ các lí do trên nên tôi chọn đề tài: “ Vận dụng tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh THPT vào việc giảng dạy phần sinh thái học – Sinh học 12 nâng cao” làm đề tài nghiên cứu. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Những vấn đề nóng bỏng về môi trường và cuộc sống bền vững đang diễn ra khắp nơi trên trái đất, xã hội loài người đang đứng trước thử thách: Hiện tượng khai thác bừa bãi tài nguyên rừng, khoáng sản, đất, nước, làm cho rừng bị tàn phá nhanh chóng; Ô nhiễm môi trường ở các đô thị, các khu công nghiệp kéo theo sự ô nhiễm đất, nước, không khí, biển. Sự tàn phá các di tích, cảnh quan thiên nhiên,... đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái cục bộ làm cho môi trường cũng biến đổi nhanh chóng. Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục môi trường, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường từ đó có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. 4 Giáo dục vấn đề bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp, gần 1 triệu giáo viên, cán bộ quản lí và giảng dạy. Đây là một lực lượng khá hùng hậu. Việc trang bị các kiến thức về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường cho số đối tượng này cũng có nghĩa là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về môi trường. Đây cũng chính là lực lượng xung kích hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền, bảo vệ môi trường cho gia đình và cộng đồng dân cư của khắp các địa phương cả nước. Là nền tảng của giáo dục quốc dân, với gần 18 triệu học sinh, chiếm hơn 20% dân số, giáo dục phổ thông giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách người lao động mới. Tác động đến 18 triệu học sinh phổ thông là tác động đến hơn 20% dân số trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Sinh học là một môn khoa học có liên quan mật thiết với Khoa học Môi trường. Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là sinh vật ở các cấp độ tổ chức khác nhau; trong khi đó, sinh vật là một trong các nhân tố cấu thành môi trường, đồng thời sinh vật và các yếu tố môi trường khác như đất, nước,...và không khí là đối tượng nghiên cứu của Khoa học Môi trường. Các hoạt động của các yếu tố tự nhiên trong môi trường dựa trên cơ sở các nguyên lí Sinh thái học, đây là một phân môn của Sinh học. Rõ ràng, trong nội dung Sinh học có liên quan nhiều đến nội dung về môi trường mà hơn cả là phần Sinh thái học. Vì vậy, tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông mà đặc biệt trong chương trình Sinh học 12 – phần Sinh thái học là rất thuận lợi. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 5 Ở nước ta, vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông được chú ý ngay từ thập niên 80. Cho đến nay, việc giáo dục môi trường trong các hệ thống trường phổ thông nói chung cũng như trong môn sinh học nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Song song với những chỉ đạo chung của năm học, môn học, Bộ giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và lãnh đạo nhà trường luôn có những chỉ đạo, giám sát thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học. Gần đây nhất, Bộ giáo dục và đào tạo đã xây dựng bộ tài liệu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học liên quan, nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường ở trường phổ thông. Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cũng đã nhiều lần triển khai tập huấn cho giáo viên về tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học. Tuy vậy, việc tích hợp giáo dục môi trường cũng còn gặp những khó khăn: - Trong thời gian một tiết học trên lớp, việc tổ chức các hoạt động dạy học theo các nội dung trong sách giáo khoa nên thời gian dành cho việc tích hợp còn chưa nhiều. - Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở các môn học và một bộ phận giáo viên còn thiếu đồng bộ. - Đa số các học sinh coi trọng các kiến thức thi cử nên việc tìm hiểu, nghiên cứu về tự nhiên, môi trường không được chú trọng. - Một bộ phận học sinh còn hời hợt, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao. Mặc dù hoạt động bảo vệ môi trường đã được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Song thực tế cho thấy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học phổ thông trong chương trình Sinh học, tôi đã tiến hành các bước sau: 6 - Khảo sát, điều tra thái độ của học sinh đối với các vấn đề về môi trường. - Trên cơ sở mục tiêu, cấu trúc nội dung chương trình và kết quả điều tra lên kế hoạch dạy học và kế hoạch tích hợp cho từng phần, từng chương, từng bài. - Đối với mỗi bài soạn, cần tiến hành nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên, xác định rõ mục tiêu của bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ; xác định trọng tâm bài học; lựa chọn thời điểm, định lượng nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp. - Vận dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp. - Kiểm tra đánh giá kiến thức chương trình và kiến thức được tích hợp đề điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp. Trong năm học 2012 – 2013, được phân công giảng dạy môn Sinh học ở 4 lớp 12C1, 12C5, 12C9, 12C12, tôi đã tiến hành tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho các em thông qua những việc làm cụ thể sau: 1- Khảo sát, điều tra thái độ của học sinh đối với các vấn đề về môi trường. Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra thái độ của học sinh bằng một bài kiểm tra với mục đích: - Kiểm tra thái độ của học sinh đối với vấn đề môi trường bị tàn phá, ô nhiễm. - Kiểm tra thái độ của học sinh đối với một vài hành vi cụ thể của việc bảo vệ môi trường và phá hoại môi trường. - Kiểm tra thái độ của học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Bài kiểm tra được tiến hành theo phương pháp Test. Mỗi câu hỏi đặt ra có 3 mức độ tỏ thái độ: đồng ý, phân vân, không đồng ý. Học sinh khi trả lời sẽ lựa chọn thái độ của mình trước những vấn đề đặt ra trong câu hỏi và đánh dấu “X” vào một trong 3 thái độ. Kết quả thăm dò như sau: Các vấn đề môi trường được hỏi Đồng ý Phân Không vân đồng ý 7 1. Môi trường bị tàn phá, bị ô nhiễm sẽ ảnh 100% hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại và lâu dài của con người. 2. Sự tăng dân số nhanh là một trong những 75% 15% 10% nguyên nhân gây nên nạn phá rừng. 3. Bẻ cây trong trường chính là một hoạt động 65% 20% 15% phá hoại môi trường 4. Giữ gìn trường lớp sạch đẹp, thoáng mát 80% 10% 10% chính là bảo vệ môi trường 5. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mọi 65% 15% 20% 70% 15% 15% người, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên trong nhà trường. 6. Bảo vệ môi trường là hành vi đạo đức của mỗi học sinh. Qua khảo sát, tôi nhận thấy rằng 98% học sinh tỏ ra rất hứng thú đối với những vấn đề về môi trường và cho rằng những kiến thức này rất cần thiết và có nhu cầu được cung cấp. Song vẫn còn một bộ phận học sinh còn phân vân hoặc nhận thức chưa đúng do các em chưa hiểu cặn kẽ về các vấn đề về môi trường đặc biệt có em còn cho rằng “ Trường, lớp không phải là môi trường”. 2- Trên cơ sở mục tiêu, cấu trúc nội dung chương trình và kết quả điều tra lên kế hoạch dạy học và kế hoạch tích hợp cho từng phần, từng chương, từng bài. Giáo dục bảo vệ môi trường nói chung phải đem lại cho người học các vấn đề sau: - Hiểu biết bản chất các vấn đề môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường; quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu. - Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề 8 môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách để hình thành các kĩ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá thẩm mỹ. - Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc. Ba mục tiêu trên được phát triển theo sơ đồ sau: Hiểu biết về môi trường - Vấn đề - Nguyên nhân - Hậu quả Thái độ đúng đắn về môi trường - Nhận thức - Thái độ - Ứng xử Khả năng hành động vì môi trường - Kiến thức - Kĩ năng - Dự báo trước các tác động Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng và mục tiêu giảng dạy cần đạt được trong phần Sinh thái học – Sinh học 12 nâng cao là: Kiến thức: - Nêu được khái niệm môi trường, các nhân tố sinh thái, các thành phần môi trường, quan hệ giữa chúng và các quy luật sinh thái. - Trình bày được định nghĩa về quần thể, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển. - Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể, quần xã. - Trình bày được các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, quần xã và quan hệ giữa chúng với môi trường. - Nắm được khái niệm diễn thế, nguyên nhân gây diễn thế và phân biệt được các loại diễn thế. - Trình bày được quá trình biến đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng, chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái. 9 - Nắm được các nguồn tài nguyên, tình hình khai thác, sử dụng, tái tạo tài nguyên và phát triển bền vững. - Nắm được tình hình Dân số - môi trường; Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả). - Nắm được các biện pháp bảo vệ môi trường. Thái độ - tình cảm: - Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên. - Có tình cảm yêu quê hương, đất nước, tôn trọng di sản văn hóa. - Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh. - Có ý thức: + Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng. + Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, không khí. + Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động. + Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán hành vi gây hại cho môi trường. Kĩ năng – hành vi: - Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh. - Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường. - Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường, cộng đồng. Phần Sinh thái học – Sinh học 12 được đưa vào giảng dạy ở học kì 2 gồm 4 chương. Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đều có thể thực hiện ở từng bài học với các mức độ, thời lượng, nội dung và hình thức khác nhau tùy thuộc vào sự gần gũi và mối quan hệ khoa học giữa nội dung chương trình và nội dung kiến thức về Môi trường. Trong giới hạn của sáng kiến này, tôi xin được trích 10 một phần kế hoạch tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình Sinh học 12 nâng cao – phần Sinh thái học: Bài … 58 Địa chỉ Nội dung tích hợp tích hợp … … - II. * Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: Diễn Nguyên - Cải tạo đất, tăng cường chăm sóc cây trồng, thế nhân phòng trừ sâu bệnh, làm thủy lợi, điều tiết sinh diễn thế nguồn nước,… thái - Dạng tích hợp Liên hệ Tầm - Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên quan và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trọng trường. của việc * Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và nghiên hiệu quả: cứu diễn - Học sinh xác định được tầm quan trọng của Lồng ghép thế sinh diễn thế sinh thái trên cơ sở đó biết khai thác 60 thái nguồn sống đúng lúc đạt hiệu quả cao. - II. Các * Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: Hệ sinh thành thái - Mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong hệ Lồng ghép phần cấu sinh thái, bảo vệ môi trường. trúc của - Bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, xây dựng hệ sinh hệ thái Liên hệ sinh thái nhân tạo. - Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thiên III. Các nhiên. kiểu hệ * Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và sinh thái hiệu quả: trên trái - Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo, giúp khai … đất thác và nâng cao năng suất cây trồng , vật nuôi … trong nông nghiệp … 11 3- Đối với mỗi bài soạn, cần tiến hành nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên, xác định rõ mục tiêu của bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ; xác định trọng tâm bài học; lựa chọn thời điểm, định lượng nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp. Trước khi soạn giáo án tôi tiến hành nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên, xác định rõ mục tiêu của bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ, xác định trọng tâm bài học. Căn cứ vào nội dung bài học, tôi lựa chọn thời điểm, định lượng nội dung tích hợp sao cho phù hợp. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy sinh học không phải là phép cộng các nội dung giáo dục môi trường và nội dung bài học mà phải dựa trên các mối quan hệ chặt chẽ giữa kiến thức bài học và kiến thức cần tích hợp. Theo tôi lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp là rất quan trọng. Phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức và hành vi; không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức mà phải gây được ảnh hưởng tới hành vi và kĩ năng sống cho các em, là yếu tố quan trọng quyết định hành vi hiện tại cũng như sau này của các em. Để đạt được mục tiêu trên, tôi lựa chọn một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh như: giải quyết vấn đề với sự tham gia tích cực của học sinh, động não, điều tra/phát hiện, học theo nhóm, đóng vai, trò chơi mô phỏng,… Mỗi phương pháp đều có những thuận lợi và khó khăn cho người dạy và người học. Tùy theo từng nội dung và trình độ học sinh, tôi chủ động lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp nhất và có sự phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt. 4- Vận dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp. 5- Kiểm tra đánh giá kiến thức chương trình và kiến thức được tích hợp đề điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp. 12 Tôi nhận thấy rằng: Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học. Thông qua đánh giá, tôi xác định được hiệu quả của quá trình dạy học, chất lượng học sinh học tập, dựa vào những thông tin đó để định hướng, điều chỉnh phương pháp dạy học của mình. Đánh giá còn giúp tôi tạo động lực học tập cho học sinh thông qua điểm, phần thưởng, khen ngợi và có những biện pháp khắc phục những điểm yếu và phát huy những mặt mạnh của học sinh. Trong quá trình kiểm tra, tôi thường sử dụng hình thức đánh giá chính thức như bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết hoặc kiểm tra học kì dưới dạng câu hỏi khách quan nhiều lựa chọn (là dạng câu hỏi mà Bộ giáo dục sử dụng khi ra đề thi tốt nghiệp và đại học đối với môn Sinh học). Khi soạn đề, tôi dựa vào mức độ tích hợp dạy học giáo dục môi trường mà các câu hỏi về giáo dục môi trường chiếm số lượng nhiều hay ít trong toàn bộ đề kiểm tra. Bổ sung thêm vào ma trận đề kiểm tra 1 tiết, học kì nội dung về giáo dục môi trường trong cột các nội dung. Sau đây là một số giáo án mà tôi đã vận dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy một số bài phần sinh thái học – Sinh học 12 nâng cao: Giáo án 1: Tiết 61 – Bài 58: Diễn thế sinh thái 1. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải: a. Kiến thức - Giải thích được khái niệm về diễn thế sinh thái. - Chỉ ra được các nguyên nhân gây diễn thế và các kiểu diễn thế trong tự nhiên. - Phân biệt được diễn thế nguyên sinh với diễn thế thứ sinh. Lấy được ví dụ minh họa. - Chứng minh được ý nghĩa to lớn của các quy luật diễn thế sinh thái trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp và khai 13 thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nội dung bài: diễn thế sinh thái (diễn thế nguyên sinh, thứ sinh); xác định nguyên nhân của diễn thế sinh thái và tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái. - Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường, cộng đồng. 3. Thái độ: * Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: - Cải tạo đất, tăng cường chăm sóc cây trồng, phòng trừ sâu bệnh, làm thủy lợi, điều tiết nguồn nước,… - Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường. * Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: - HS xác định được tầm quan trọng của diễn thế sinh thái trên cơ sở đó biết khai thác nguồn sống đúng lúc đạt hiệu quả cao. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên. 2. Phương tiện dạy học: - Tranh phóng to các hình 58.1; 58.2 SGK; 58 SGV ; Máy tính, máy chiếu. - Phiếu học tập: Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh Thời gian: 10 phút Điểm phân biệt Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh Giai đoạn khởi đầu Xu hướng Kết quả Đáp án phiếu học tập: Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh 14 Thời gian: 10 phút Điểm phân biệt Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh Giai đoạn khởi Từ môi trường chưa hề có Một quần xã mới phục hồi đầu quần xã  hình thành quần thay thế quần xã ban đầu. Xu hướng xã tiên phong. Gồm các quần xã sinh vật Gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế biến đổi tuần tự, thay thế lẫn Kết quả lẫn nhau Hình thành quần xã ổn định nhau Hình thành quần xã ổn định khác hoặc quần xã suy thoái. 3. Phương pháp dạy học: Vấn đáp tìm tòi, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 4. Tiến trình bài giảng: a. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? Hiện tượng này có ý nghĩa và ứng dụng như thế nào trong chăn nuôi, trồng trọt? b. Tiến trình bài mới Hoạt động dạy học Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm diễn I. Khái niệm diễn thế sinh thái thế sinh thái 1. Ví dụ: Quá trình diễn thế của hồ - GV: cho học sinh quan sát quá trình nước do quá trình lắng đọng, qua diễn thế của hồ nước do quá trình lắng các giai đoạn đáy hồ nông dần đọng, qua các giai đoạn đáy hồ nông ( hình 58.2 SGK) dần ( hình 58.2 SGK). Sau đó GV chiếu trên màn hình đặc điểm chính của hệ động, thực vật, đặc điểm môi trường. - Chia nhóm HS, yêu cầu HS thảo luận và sắp xếp sao cho phù hợp với mỗi quần xã tương ứng. 15 Diễn Cột A Cột B thế ( Hệ động, thực ( Đặc điểm Quần vật) A1.Động xã A vật phong phú, sâu, môi trường) thực B1.Nước … mùn đáy ít. Quần A2.Cỏ, nến, lau, B2.Nước xã B cói,… nông, đáy mùn nhiều hơn. Quần A3.Sen, xã C trang,… súng, B3.Nước nông, mùn đáy dày Quần A4.Bèo ong, B4.Mùn đáy xã D rong bèo lấp đầy ao. li, Nhật Bản,… - HS: thảo luận và sắp xếp . - GV: Hoàn chỉnh Diễn Cột A thế Quần Bèo ong, rong Nước xã A li, bèo Cột B sâu, Nhật mùn đáy ít. Bản,… Quần Sen, xã B trang,… súng, Nước nông, mùn đáy nhiều hơn. Quần Cỏ, nến, lau, Nước nông, 16 xã C cói,… mùn đáy dày Quần Động thực vật Mùn đáy xã D phong phú,… lấp đầy ao. - GV: Qua ví dụ trên em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa sự biến đổi về số lượng loài, số lượng cá thể loài và sự biến đổi của các yếu tố khí hậu, thổ 2. Khái niệm: nhưỡng? - Diễn thế sinh thái là quá trình biến  Diễn thế sinh thái là gì? đổi tuần tự của quần xã tương ứng - HS trả lời với sự biến đổi của môi trường. - GV bổ sung Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân II. Nguyên nhân của diễn thế sinh của diễn thế thái - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả - Nguyên nhân bên ngoài: lời câu hỏi: Đó là tác động mạnh mẽ của ngoại + Nguyên nhân của diễn thế? cảnh lên quần xã (như khí hậu, - GV nhấn mạnh nguyên nhân nội tại thiên tai,...) chủ yếu -> thay thế các nhóm loài ưu - Nguyên nhân bên trong (yếu tố thế. nội tại): Do sự cạnh tranh gay gắt Nguyên nhân bên ngoài-> ngẫu nhiên giữa các loài. thường gây ra sự kìm hãm quá trình diễn - Do tác động khai thác tài nguyên thế -> làm cho quần thể trẻ lại. của con người. - GV tích hợp giáo dục môi trường: + Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Trong quá trình sống con người đã có những tác động trực tiếp 17 hoặc gián tiếp lên môi trường. Hãy kể các tác động của con người mang tính tiêu cực hoặc tích cực đến môi trường? - HS liệt kê lên bảng. - GV nhấn mạnh những tác động làm cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường  giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại diễn III. Các loại diễn thế sinh thái thế 1. Diễn thế nguyên sinh: - GV yêu cầu HS quan sát hình 58.1, - Là diễn thế khởi đầu từ môi 58.2 SGK, chia nhóm học sinh, hoàn trường trống trơn hình thành quần thành phiếu học tập: ( thời gian 10 phút) xã tiên phong -> quần xã trung gian -> cuối cùng hình thành quần xã Điểm Diễn thế Diễn phân biệt nguyên sinh Giai đoạn thế thứ sinh khởi đầu Xu tương đối ổn định (quần xã đỉnh cực). 2. Diễn thế thứ sinh: - Là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã tương đối hướng ổn định nhưng do ngoại cảnh thay Kết quả - HS thảo luận, đại diện trả lời, các đổi lớn hoặc do con người khai thác nhóm khác bổ sung. tới mức hủy diệt, các quần xã biến GV: Kết luận: Loài ưu thế đóng vai trò đổi tuần tự hoặc thay thế lẫn nhau. quan trọng nhất trong quá trình diễn thế. -> Kết quả có thể hoặc không dẫn Hoạt động mạnh của nhóm loài ưu thế tới quần xã ổn định. sẽ làm thay đổi điều kiện sống, từ đó tạo - Tầm quan trọng của việc nhiên cơ hội cho nhóm loài có khả năng cạnh cứu diễn thế: tranh cao hơn trở thành loài ưu thế mới. - Giúp hiểu được quy luật phát triển - GV nhấn mạnh tầm quan trọng của của quần xã, dự đoán được các 18 việc nghiên cứu diễn thế  Lồng ghép quần xã tồn tại trước đó và quần xã tích hợp giáo dục môi trường. thay thế trong tương lai. - Chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ môi trường và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên; đồng thời có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của điều kiện môi trường. Hoạt động 4: Tìm hiểu những xu IV. Những xu hướng biến đổi hướng biến đổi chính trong quá trình chính trong quá trình diễn thế để diễn thế để thiết lập trạng thái cân thiết lập trạng thái cân bằng bằng - Những hướng biến đổi quan trọng: - GV yêu cầu HS dựa vào hình vẽ 58. + Sinh khối và tổng sản lượng tăng SGV trả lời câu hỏi: lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm. + Trạng thái cân bằng ổn định cuối cùng + Hô hấp của quần xã tăng, tỉ lệ của quần xã được gọi là gì? Ở đó quần giữa sản xuất và phân giải vật chất xã có biến đổi không? trong quần xã tiến dần đến 1. - HS trả lời. + Tính đa dạng về loài tăng nhưng - GV bổ sung số lượng cá thể của mỗi loài lại giảm và quan hệ sinh học của các loài trở nên căng thẳng. + Lưới thức ăn trở nên phức tạp, chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng. + Kích thước và tuổi thọ của các loài đều tăng lên. + Khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng trong quần xã ngày một tăng 19 và quần xã sử dụng năng lượng ngày một hoàn hảo. c. Củng cố: GV củng cố các khái niệm bằng các câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa. d. Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị bài thực hành 59. Giáo án 2: Chương 4: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường Tiết 63 – Bài 60: Hệ sinh thái 1. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải: a. Kiến thức: - Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái. - Khái quát được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái. - Phân biệt các kiểu hệ sinh thái. Lấy được ví dụ minh họa. b. Kĩ năng - Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nội dung bài: khái niệm hệ sinh thái, xác định các thành cấu trúc của hệ sinh thái và mối quan hệ giữa các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất. - Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường, cộng đồng. c. Thái độ: * Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: - Mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. - Bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, xây dựng hệ sinh thái nhân tạo. - Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. * Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan