Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn vận dụng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm vào dạy là...

Tài liệu Skkn vận dụng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm vào dạy làm văn lớp 12

.DOC
23
1027
125

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: THPT ĐIỂU CẢI Mã số…………………. ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Người thực hiện: Lê Thị Huyền Trân Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn ngữ văn Năm học 2012 - 2013 Lê Thị Huyền Trân -1- MỤC LỤC Mục lục Trang I. Đặt vấn đề :............................................................................................................. 1 II. Thực trạng của việc dạy và học phân môn làm văn ở các trường THPT hiện nay ............................................................................................................................. 2 III. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm vào dạy làm văn lớp 12 ........................................................................................................... 3 1. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm.............................................................................................................................. 3 2. Thực nghiệm giảng dạy một số bài làm văn trong chương trình ngữ văn lớp 12 có vận dụng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm.............. 4 2.1 Bài soạn 1: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.............................................. 4 2.2 Soạn bài 2: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận............................ 12 2.3 Nhận xét chung.................................................................................................... 19 IV. KẾT LUẬN.......................................................................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 21 I. Đặt vấn đề Lê Thị Huyền Trân -2- Phần làm văn là phần thực hành tổng hợp các kiến thức, kĩ năng của các phần tiếng Việt và văn học và phần lí thuyết làm văn. Làm văn vốn là phân môn kết tinh đầy đủ hơn cả nguyên lí kết hợp học với hành, là phân môn có vị trí quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn thông qua hệ thống các bài tập cũng như thực hành sử dụng tiếng Việt. Mục đích cuối cùng của dạy làm văn là giúp cho người dạy lẫn người học làm văn rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản chính xác về nội dung, chặt chẽ về lập luận, đạt chuẩn về về mặt hình thức, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Điều quan trọng hơn là môn làm văn không chỉ là quá trình tái hiện lại những tri thức đã được học trước đó mà còn là quá trình sáng tạo, phát hiện thêm nhiều điều mới mẻ, riêng biệt của cả giáo viên và học sinh. Và cái khó là điều mới mẻ đó lại tùy thuộc vào sự cảm nhận tinh tế của từng cá nhân mỗi người. Đáp ứng được tất cả những điều này không thể chỉ dùng phương pháp dạy học truyền thống mà phải sử dụng phương pháp dạy học tích cực hiện đại. Tổ chức giờ dạy làm văn như thế nào để đạt hiệu quả cao? Giáo viên nên dùng phương pháp nào? Làm thế nào để học sinh có thể vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực hành để tạo lập được văn bản theo yêu cầu đề ra, đáp ứng được mục tiêu của tiết học? Làm sao để học sinh có thể tự nhận thức chất lượng bài làm của mình để tự khắc phục yếu kém, phát huy năng lực sáng tạo? Thiết nghĩ, nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm vào dạy làm văn cũng là tìm đến một cách dạy hiệu quả mang tinh thần đổi mới có thể đáp ứng được mục tiêu đề ra của phân môn làm văn. Do đó, tôi quyết định nghiên cứu đề tài này. Trong khuôn khổ của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm, bài viết chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề trong phạm vi sau: - Thực trạng của việc dạy làm văn ở trường trung học phổ thông - Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm - Vận dụng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm vào dạy một số tiết làm văn ở chương trình giáo khoa lớp 12 Lê Thị Huyền Trân -3- Thực hiện nghiên cứu đề tài này, ngoài phương pháp nghiên cứu khoa học chung còn sử dụng một số phương pháp chủ yếu như phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thực nghiệm. II. Thực trạng của việc dạy và học phân môn làm văn ở các trường THPT hiện nay Mấy năm gần đây, mặc dù đã có chủ trương đổi mới phương pháp dạy làm văn theo hướng tích cực, chủ động, tăng thực hành, gắn với thực tế nhưng việc dạy làm văn ở trường THPT hiện nay vẫn chưa có nhiều tiết dạy đạt chất lượng cao. Có nhiều giáo viên chỉ dạy qua loa những tiết học này, thậm chí có những giáo viên bỏ qua một số tiết dạy làm văn có trong chương trình. Họ quan niệm rằng, chỉ tập trung vào dạy tốt các tác phẩm văn học là học sinh có thể làm được bài mà không cần dạy phương pháp làm văn. Rất nhiều giáo viên bắt đầu tiết dạy từ ví dụ mẫu có sẵn, sau đó diễn giải rút ra các bước làm bài để học sinh vận dụng làm theo. Nếu học sinh không làm bài được thì giáo viên đành cho học sinh học thuộc lòng những bài mẫu có sẵn để đối phó các kì thi. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Giáo viên và học sinh đều cảm thấy lúng túng trong việc sử dụng phương pháp dạy và học làm văn, không biết làm cách nào để dạy và học có hiệu quả. Sách giáo khoa hướng dẫn còn sơ sài, lí thuyết làm văn chưa thật tường minh, sách văn mẫu chỉ tập trung vào một đề tài cụ thể và có rất ít những công trình nghiên cứu về phương pháp dạy làm văn hiệu quả. Thực tế đang tồn tại một hiện tượng rất đáng chú ý là giáo viên không hề khuyến khích những ý tưởng riêng biệt, những cá tính sáng tạo mà chỉ đi theo những khuôn mẫu định sẵn trong sách hướng dẫn, trong những bài văn mẫu. Nhiều giáo viên còn xem văn mẫu là chiếc phao cứu sinh trong các kì thi. Những bài làm chép nguyên xi văn mẫu thì đạt điểm cao và không cho điểm cao với những bài làm sáng tạo có những luận giải khác với định hướng. Từ thực trạng trên, chúng tôi cho rằng giáo viên dạy ngữ văn cần chú trọng nghiên cứu phương pháp dạy làm văn, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện đại vào dạy phân môn này để tiết dạy làm văn đạt được mục tiêu đề ra. Lê Thị Huyền Trân -4- III. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm vào dạy làm văn lớp 12 1 Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là đề cao vai trò chủ động của người học nhưng không hạ thấp vai trò của người thầy. Người thầy có vai trò thiết kế, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra quá trình dạy học nhưng không làm thay trò, học trò tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, tự tổ chức, tự thi công và tự kiểm tra việc học dưới sự chỉ đạo của thầy. Đây là phương pháp tổ chức quá trình dạy học thành quá trình tự học, quá trình cá nhân hóa và xã hội hóa việc học. Phương pháp dạy học này cũng tích hợp được nhiều phương pháp khác như phương pháp hợp tác, phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, úng dụng công nghệ thông tin… Phương pháp này có những đặc trưng sau: Học sinh, chủ thể của hoạt động học, tự mình tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, tức là cá nhân hóa việc học. Học sinh tự thể hiện mình và hợp tác với bạn học làm cho kiến thức cá nhân mang kiến thức xã hội, tức là xã hội hóa việc học. Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn quá trình tự học tự học của học sinh. Học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều chỉnh việc học của mình. Yêu cầu cụ thể đối với giáo viên và học sinh: Đối với học sinh: Đầu tiên học sinh phải tự tìm tòi, phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, tự tìm ra tri thức mới. Tiếp đến, tự thể hiện mình bằng lời nói hoặc văn bản, bảo vệ ý kiến của mình qua sự đối thoại với bạn bè và giáo viên. Sau những kết luận của bạn bè và giáo viên, học sinh tự kiểm tra, đánh giá ý kiến của mình và tự sửa sai, điều chỉnh thành kiến thức đúng. Đối với giáo viên: Trước tiên giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự tìm tòi kiến thức, sau đó định hướng cho từng cá nhân học sinh tổ chức tự học và can thiệp đúng lúc những vấn đề, tình huống khó khăn mà học sinh mắc phải. Giáo viên có thể thực hiện điều này bằng cách giao đề tài, giới thiệu tài liệu, hướng dẫn học sinh tự lập kế hoạch thực hiện, định hướng chương trình làm việc, tổ Lê Thị Huyền Trân -5- chức cho học sinh tự thể hiện mình và hợp tác với bạn học, làm trọng tài, cố vấn trong các cuộc tranh luận của học sinh và kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của học sinh. Chương trình làm văn lớp 12 tiếp tục hệ thống hóa, nâng cao kĩ năng làm văn đã được học từ THCS đến lớp 11, cụ thể: hệ thống hóa kiến thức và nâng cao kĩ năng về cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời sống, một đoạn thơ, bài thơ, một tác phẩm văn xuôi và một ý kiến bàn về văn học. Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành lập luận như luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, luyện tập vận dung các phương thực biểu đạt, phát hiện và sửa chữa các lỗi về lập luận), viết mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận, diễn đạt trong văn nghị luận. Như vậy, phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh là trung tâm đã phát huy được khả năng học tập sáng tạo của học sinh, nâng cao được kĩ năng thực hành, ứng dụng sẽ là phương pháp rất phù hợp với phân môn làm văn, đáp ứng được mục tiêu đề ra của tiết dạy học làm văn. 2. Thực nghiệm giảng dạy một số bài làm văn trong chương trình ngữ văn lớp 12 có vận dụng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm Để đánh giá hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm trong giờ dạy làm văn, tôi tiến hành thiết kế giáo án và giảng dạy thực nghiệm ở các lớp mình đang phụ trách là 12a1 và 12b1. 2.1 Bài soạn 1: Nghị luận về một hiện tượng đời sống NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nội dung yêu cầu của dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Cách thức triển khai bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được một hiện tượng đời sống được nêu ra trong một số văn bản nghị luận. Lê Thị Huyền Trân -6- - Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. 3. Tư tưởng, tình cảm- Thái độ: Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về hiện tượng đời sống. B Tiến trình dạy- học Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài Giáo viên (GV) giao bài tập đã định hướng ở sách giáo khoa cho học sinh (HS) chuẩn bị ở nhà: Bài tập 1: Thực hiện tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài SGK, tr 66 “Chia chiếc bánh của mình cho ai”. a.Trả lời các câu hỏi SGK tr 66: - Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì? - Bài viết cần có những ý nào? - Nên chọn những dẫn chứng nào? - Cần vận dụng những thao tác lập luận nào? b. Lập dàn ý cho đề bài dựa theo những ý đã trình bày ở phần tìm hiểu đề và gợi ý của SGK tr 67 c.Viết bài văn hoàn chỉnh dựa theo dàn ý đã làm. (ngắn gọn khoảng 400- 500 chữ) Bài tập 2: Thực hiện lập dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài 2 SGK, tr 69: Anh/ chị suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” in-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay. a.Lập dàn ý b.Viết bài văn hoàn chỉnh dựa trên dàn ý đã làm (ngắn gọn khoảng 400- 500 chữ) GV phân chia lớp thành 10 nhóm nhỏ theo kiểu lựa chọn ngẫu nhiên, mỗi nhóm có 4 học sinh. Cho các nhóm bốc thăm chọn một trong hai bài tập nêu trên. Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm thực hiện các yêu cầu nêu trên trong thời gian một tuần. Học sinh sử dụng tư liệu từ sách giáo khoa, sách tham khảo, mạng internet và vốn hiểu biết của bản thân Lê Thị Huyền Trân -7- thực hiện bài tập. Bài làm trình bày trên phần mềm word hoặc power point, có hình ảnh minh họa. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề - GV cho HS xem một số hình ảnh minh họa các hiện tượng đời sống như quay cóp, vi phạm trật tự an toàn giao thông, bạo lực học đường, hiến máu nhân đạo, tiếp sức mùa thi, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai…, yêu cầu học sinh nhận xét sự đa dạng về hiện tượng đời sống và sắp xếp các hiện tượng theo nhóm. Như vậy, HS sẽ nhận ra hiện tượng đời sống có hai loại: tích cực và tiêu cực. Hai bài tập chuẩn bị ở nhà là tiêu biểu cho hai kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống. - GV chọn một nhóm ngẫu nhiên và yêu cầu đại diện nhóm thuyết trình trước lớp phần a của bài tập số 1. - HS trình bày phần đã chuẩn bị. - Trên cơ sở phần trình bày của HS, GV hỏi: Em căn cứ vào đâu để xác định vấn đề nghị luận? Làm thế nào để xây dựng được các ý chính? Em lấy các dẫn chứng này ở đâu? Dẫn chứng có đáng tin cậy không? - HS trả lời. Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, GV nhận xét thái độ làm việc nghiêm túc hay sao chép máy móc của học sinh. Cũng từ phần trình bày, GV hỏi lớp học: Khi tìm hiểu đề ta cần tìm hiểu những gì? Sau đó, GV gọi ngẫu nhiên một học sinh trả lời và từ đó định hướng nội dung bài học: 1. Tìm hiểu đề Đọc kĩ đề bài và chú ý vào những từ then chốt Tiến hành tìm hiểu: - Yêu cầu về nội dung: luận đề, các ý chính (luận điểm) - Yêu cầu về tư liệu: phạm vi tư liệu - Yêu cầu về phương pháp: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận, so sánh… Ví dụ: - Nội dung: + Luận đề (hiện tượng bàn luận): Nguyễn Hữu Ân – vì tình thương dành hết thời gian của mình chăm sóc hai người mẹ bị bệnh hiểm nghèo. Lê Thị Huyền Trân -8- + Các ý chính: ▪ Nguyễn Hữu Ân đã nêu tấm gương về lòng hiếu thảo, đức hi sinh khi dành hết thời gian chăm sóc hai người mẹ bị bệnh hiểm nghèo. ▪ Thế hệ trẻ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân. ▪ Hiện vẫn còn có một số bạn trẻ sống ích kỉ, vô tâm đáng phê phán. ▪ Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống có ích. - Tư liệu: văn bản “Chuyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân”; những tầm gương thanh niên làm việc tốt và những thanh niên lãng phí thời gian vào những trò chơi vô bổ trong đời sống xã hội. - Phương pháp: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận. Hoạt động 3: Hướng dẫn lập dàn ý Ở phần lập dàn ý, GV yêu cầu đại diện 2 nhóm khác trình bày phần b/bài tập 1 và phần a/bài tập 2. - HS trình chiếu và thuyết trình trước lớp bài làm đã chuẩn bị ở nhà. - Từ bài làm của học sinh, giáo viên yêu cầu một học sinh ở nhóm khác chuẩn bị cùng đề tài với bạn mình nhận xét về tính chính xác của các luận điểm, luận cứ, trật tự sắp xếp thành hệ thống của các luận điểm, luận cứ ở hai bài làm. Sau đó, GV trình chiếu hai dàn ý của hai bài làm song song với nhau và yêu cầu học sinh nhận xét sự giống và khác nhau về cách xây dựng dàn ý của hai kiểu nghị luận về hiện tượng tích cực và nghị luận về hiện tương tiêu cực. - Từ phần bài làm của học sinh, GV định hướng kiến thức đúng: 2. Lập dàn ý Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận Thân bài: triển khai các ý chính Kết bài: bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết (bài học nhận thức) Ví dụ: Dàn ý tham khảo của bài tập 1 a/ Mở bài: Giới thiệu luận đề: Nguyễn Hữu Ân – vì tình thương dành hết chiếc bánh thời gian của mình chăm sóc hai người mẹ bị bệnh ung thư giai đoạn cuối. b/ Thân bài: Lê Thị Huyền Trân -9- - Nêu và phân tích việc làm của Nguyễn Hữu Ân: dành hết thời gian chăm sóc hai người mẹ bị bệnh hiểm nghèo, từ đó khẳng định Nguyễn Hữu Ân tiêu biểu cho lòng hiếu thảo, đức hi sinh, là tấm gương về lối sống cao đẹp. - Thế hệ trẻ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân : một số thanh niên tình nguyên tham gia các phong trào tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo… - Hiện vẫn còn có một số bạn trẻ sống ích kỉ, vô tâm đáng phê phán như những thanh niên lãng phí thời gian vào rượu chè, cờ bạc, game online… c/ Kết bài: bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết về : tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống có ích. * Dàn ý tham khảo bài tập 2 a/ Mở bài: Giới thiệu luận đề: Nhiều bạn trẻ ngày nay bị nghiện in-tơ-nét. b/ Thân bài: - Nêu khái niệm nghiện in-tơ-nét và thực trạng nghiện in-tơ-nét ở lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay. - Phân tích tác hại của việc nghiện in-tơ-nét: ảnh hưởng đến sức khỏe (hại mắt, tổn thương thần kinh…); học tập sa sút; tha hóa đạo đức (thiếu tiền chơi game dẫn đến hành vi trộm cướp, lừa đảo…); đánh mất tuổi trẻ và tương lai tươi đẹp.. - Nguyên nhân nghiện in-tơ-nét: ham chơi, thiếu ý thức học tập, bạn bè rủ rê; thiếu sự quan tâm của gia đình và nhà trường; sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với sự quản lí chưa chặt chẽ những cơ sở kinh doanh in-tơ-net của nhà nước. - Giải pháp: tuổi trẻ cần nâng cao ý thức học tập, tự đấu tranh loại bỏ những tật xấu; gia đình kết hợp với nhà trường và xã hợi quản lí, tuyên truyền, giáo dục con cái về tác hại của việc nghiện; nhà nước cần có những biện pháp mạnh trong việc hạn chế thanh thiếu niên nghiện in-tơ-nét và có biện pháp cai nghiện hiệu quả. Lê Thị Huyền Trân - 10 - c/ Kết bài: bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết về học sinh cần nâng cao ý thức học tập và rèn luyện đạo đức tránh xa thói xấu, sử dụng in-tơ-nét hiệu quả, tích cực không lạm dụng… Nhận xét chung: Hai bài làm giống nhau là đều có các phần: giới thiệu vấn đề nghị luận, nêu rõ hiện tượng đang nghị luận, phân tích ý nghĩa tích cực và hạn chế, rút ra bài học nhận thức. Hai bài có điểm khác nhau là trong phần triển khai ý chính, ở hiện tượng tiêu cực cần nhấn mạnh phân tích tác hại, nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh rút ra lí thuyết về cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. - GV chọn một nhóm có học sinh giỏi văn của lớp và yêu cầu học sinh đó trình bày phần c/bài tập 1 (viết bài văn hoàn chỉnh dựa theo dàn ý). - HS trình bày, có trình chiếu văn bản cho lớp theo dõi. - GV gọi học sinh ở nhóm khác nhận xét cách triển khai luận điểm, luận cứ (có thể cho học sinh bổ sung luận điểm luận cứ) và hình thức diễn đạt (cách dùng từ, đặt câu, xây dựng đoạn). - Trên cơ sở bài làm của học sinh, giáo viên nhận xét đánh giá, chỉ ra chỗ hay, dở hoặc sai của bài làm, sửa những lỗi sai để học sinh nhìn vào tự đánh giá bài làm của mình và sửa chữa phần sai sót. - Từ những bài tập học sinh đã thực hiện ở phần trên, GV yêu cầu học sinh: hãy rút ra những ghi nhớ về cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống? - HS sẽ trình bày phần ghi nhớ ở sách giáo khoa. GV định hướng về nội dung và hình thức diễn đạt: 3. Cách làm bài Đề tài nghị luận thường là các hiện tượng đời sống diễn ra hàng ngày, có liên quan trực tiếp đến thanh niên. Các hiện tượng này thường có nghĩa tích cực như những tấm gương giàu lòng bác ái, có ý thức trách nhiệm, có ý chí nghị lực. tuy nhiên, cũng có những hiện tượng mang ý tiêu cực cần phê phán như thói lười nhác, kém ý chí, nghị lực, những thói xấu.. Lê Thị Huyền Trân - 11 - Bài làm thường có yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: - Về nội dung: Với kiểu bài nghị luận về hiện tượng mang tính tích cực: + Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận. + Phân tích, lí giải ý nghĩa tích cực của hiện tượng. + Phê phán những biểu hiện tiêu cực đối lập với hiện tượng. + Đề xuất bài học về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân nói riêng. Với kiểu bài nghị luận về hiện tượng mang tính tích cực: + Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận. + Phân tích, lí giải tác hại, nguyên nhân của hiện tượng. + Đề xuất biện pháp khắc phục + Đề xuất bài học về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân nói riêng. - Về hình thức: Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ khoa học, biểu cảm. Hoạt động 5: Luyện tập củng cố kiến thức - GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 4 HS ngồi gần nhau và yêu cầu nhóm thực hiện bài tập (trong 5 phút) sau đó trình bày trước lớp bài tập sau: 1. Sắp xếp các đoạn văn dưới đây thành bài văn hoàn chỉnh. 2. Trong đoạn văn a, câu nào mắc lỗi diễn đạt? Hãy chỉ rõ lỗi sai và sửa lỗi. 3. Hãy xây dựng đề bài cho văn bản. a) Để xảy ra thực trạng đáng buồn đó do không có ý thức chấp hành luật giao thông. Có rất nhiều người không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, dàn hàng ba, hàng bốn nói chuyện, phóng nhanh, vượt ẩu. Một số bạn trẻ đi xe máy. Đặt biệt là các “anh hùng xa lộ” lập đội bay, sẳn sàng đánh cược với tính mạng của mình. b) Trên các nẻo đường, khẩu hiệu An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi nhà được xem như là lời nhắc nhở với những người tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm túc luật giao thông vì an toàn và hạnh phúc của mọi người và cũng là lời cảnh Lê Thị Huyền Trân - 12 - báo về sự gia tăng của tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông đã thật sự trở thành một hiểm họa của toàn xã hội hiện nay. c) Để giảm thiểu tai nạn giao thông, mọi người cần nắm vững và chấp hành nghiêm túc luật giao thông, không chỉ thực hiện tốt mà còn phải làm tuyên truyền viên tốt. d) Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, năm 2011, cả nước xảy ra 44.548 vụ tai nạn giao thông là 11.395 người chết, 48.734 người bị thương. Nếu so sánh với thảm họa kép sóng thần và động đất ở nhật bản hồi đầu năm 2011 thì số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông ở Việt Nam bằng 156% số nạn nhân do thảm họa sóng thần. Phần lớn các tai nạn đều do giới trẻ gây ra. e) Chúng ta, tuổi trẻ học đường, chủ nhân tương lai của đất nước, bằng sức trẻ hãy hành động thiết thực làm thay đổi bức tranh giao thông Việt nam theo hướng tích cực. Bản thân mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông và tích cực hưởng ứng các phong trào tình nguyện trong tham gia giao thông các bạn nhé! - Hs làm bài và cử đại diện trình bày. - GV trình bày đáp án sau khi học sinh đã làm bài: Câu 1: b,d,a,c,e Câu 2: sai câu 1 và 3 trong đoạn + Xác định lỗi: 1) Không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ. 3) Viết câu không mạch lạc. + Sửa lỗi: 1)Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn đó là do người tham gia giao thông không có ý thức chấp hành luật giao thông. 3) Một số bạn trẻ đi xe máy khi chưa đủ tuổi được cấp giấy phép lái xe. Câu 3: Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề tai nạn giao thông hiện nay. Hoạt động dặn dò: cho bài tập về nhà Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 1, phần luyện tập ở sách giáo khoa và cho thêm đề bài sau: Lê Thị Huyền Trân - 13 - Haõy vieát moät baøi vaên nghò luaän, baøy toû yù kieán cuûa mình veà hieän töôïng ñöôïc neâu trong baûn tin cuûa baùo Tuoåi Treû ngaøy 12/7/2004: "Theo Ban chæ ñaïo tuyeån sinh ñaïi hoïc naêm 2004, sau hai ñôït thi ñaõ coù 3186 thí sinh bò xöû lí kæ luaät do mang vaø söû duïng taøi lieäu trong phoøng thi, trong ñoù coù 2637 thí sinh bò ñình chæ thi, chuû yeáu do mang vaø söû duïng taøi lieäu trong phoøng thi. Hình thöùc mang taøi lieäu ngaøy caøng tinh vi, chuùng ñöôïc giaáu trong thöôùc keû, ñeá giaøy". 2.2 Soạn bài 2: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN A. Mục tiêu cần đạt 1 kiến thức - Nắm vững những kiến thức cơ bản về thao tác lập luận. - Biết cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận. 2. kĩ năng Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vân dụng kết hợp các thao tác lập luận trong một số văn bản. Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống, về một tác phẩm văn học. B. Tiến trình dạy, học Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài - GV chuẩn bị bài tập giao cho cho HS thực hiện ở nhà. - GV phân chia lớp thành các nhóm nhỏ theo nhóm học tập của học sinh, mỗi nhóm không quá 6 học sinh, chuyển giao bài tập đã chuẩn bị cho mỗi nhóm HS. Bài tập 1 Đọc các văn bản dưới đây và cho biết: - Các tác giả viết đoạn văn đó nhằm mục đích gì? - Người viết đã vận dụng kết hợp những thao tác lập luận nào? Trong số đó, phải coi thao tác lập luận nào là thao tác chính? Lê Thị Huyền Trân - 14 - a) Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. (Hồ Chí Minh) b) “Có người vẫn nghĩ rằng: trong sáng tác văn nghệ, lí tính không tham dự. Nói thế không đúng. Lí tính đồng nghĩa với lí trí, là sự nhận thức dựa trên sự suy luận, đối lập với tình cảm. Đành rằng khởi điểm của sáng tạo nghệ thuật vẫn là một sự xúc động mạnh mẽ, sâu xa. Nhưng không phải vì thế mà nói rằng tác phẩm nghệ thuật không cần đến lí tính. Trước hết lí tính của nhà sáng tạo tác động trong khi suy nghĩ về đề tài, sắp đặt tư tưởng, phân tích tài liệu, nghiên cứu hình thức thích hợp cho một đề tài, vận dụng kinh nghiệm về bút pháp,… Bấy nhiêu công việc không hoàn toàn phó thác cho cảm hứng. Lí tính phải luôn luôn tỉnh táo để làm cho hình thức phù hợp với nội dung”. (Đặng Thai Mai) c) Khi Văn Cao viết Tiến quân ca, chiến trường vẫn còn ở phía trước đối với các chàng trai Hà Nội. Với Tây Tiến, Quang Dũng đã và đang đi chiến trận. Vẫn còn Lê Thị Huyền Trân - 15 - không khí cổ kính, nhưng ai dám bảo những hình ảnh như biên cương, viễn xứ, áo bào, hẹn ước, chia phôi … chỉ là ước lệ? Nơi biên giới Việt – Lào, người lính “đánh trận tử vong ít, sốt rét tử vong nhiều” (Trần Lên Văn). Lẽ nào người bình văn ngày nay chỉ thấy nghệ thuật đối lập trong những câu như: Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Nơi đó, cái chết ở khắp nơi. Mà cuộc đời thanh niên chỉ có một. Đó là sự thật viết bằng máu của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều ta không thể bàng hoàng tự hỏi: vì sao Quang Dũng có thể thực hiện được sự trùng khít tuyệt vời giữa sự thực cuộc đời và thơ như thế? (Đặng Anh Đào) Bài tập 2 Cho đề bài:Vai trò của việc tự học Hãy tiến hành tìm hiểu đề và lập dàn ý (cho biết có thể vận dụng những thao tác lập luận nào để viết thành bài văn nghị luận). Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập kiến thức về các thao tác lập luận (20 phút) GV dẫn vào bài: cho học sinh chơi trò chơi: GV chia lớp thành hai đội A và B. Trong vóng 1 phút, đội nào lên bảng kể tên được nhiều thao tác lập luận đã học ở lớp dưới hơn thì sẽ được một điểm thưởng vào kết quả học tập. Từ kết quả trò chơi, GV giới thiệu bài học và nhấn mạnh vấn đề: thực tế viết văn, hay luận giải những vấn đề trong đời sống hàng ngày ta cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp lập luận để quá trình giao tiếp đạt kết quả cao. GV trình chiếu bài tập 1, yêu cầu HS thực hiện trả lời các câu hỏi đã chuẩn bị ở nhà. Trong khi HS thực hiện, GV yêu cầu HS chỉ ra những biểu hiện cụ thể ý giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận trong từng câu văn có trong đoạn văn và phải giải thích rõ tại sao HS chọn một trong những thao tác lập luận có trong đoạn làm thao tác chính? HS thực hiện yêu cầu của GV trên cơ sở bài đã chuẩn bị ở nhà. Lê Thị Huyền Trân - 16 - Nếu HS đầu tiên thực hiện không đúng, không chính xác bài tập thì GV gọi những HS khác bổ sung đến khi HS làm đúng. Trong quá trình HS làm, có thể các em không lí giải được thì GV có thể gợi mở bằng những câu hỏi gợi ý kiểu như: Câu chủ đề trong đoạn văn là câu nào? Câu đó nêu lên vấn đề gì? Khi mình tiến hành cắt nghĩa từ ngữ thì đó là thao tác gì? Đưa dẫn chứng cụ thể từ đời sống thực tế vào làm rõ vấn đề thì gọi là gì? Đề xuất một ý kiến rồi bàn sâu vào vấn đề để thuyết phục người ta đồng tình với mình là thao tác gì? Có phải căn cứ vào mục đích lập luận thì có thể tìm ra thao tác lập luận chính phải không? …Trong những câu hỏi gợi mở, GV chú ý dùng khái niệm của các thao tác lập luận để học sinh dễ dàng nhận diện thao tác lập luận và ôn lại lí thuyết đã học ở lớp dưới. GV định hướng giải bài tập: a) Mục đích: Bác giúp người đọc/nghe thấy rõ việc bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái áp bức đồng bào ta qua các hành động của Pháp về mặt chính trị và kinh tế. - Bác đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích, chứng minh và bình luận. (Phân tích những hành động của Pháp về kinh tế, chính trị; chứng minh Pháp cướp nước ta, hành động của Pháp trái với nhân đạo như lập nhiều nhà tù, thẳng tay chém giết, thi hành chính sách ngu dân, cướp hầm mỏ nguyên liệu…Bác đánh giá hành động đó của Pháp là lợi dụng lá cờ tự do bình đẳng để cướp nước, khẳng định ta không có dân chủ, bóc lột ta đến tận xương tủy) - Thao tác lập luận phân tích là thao tác chính b) Mục đích: tác giả bác bỏ luận điểm “trong sáng tác văn nghệ, lí tính không tham dự”. - Người viết đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận bác bỏ, giải thích và thao tác lập luận phân tích. (bác bỏ luận điểm “trong sáng tác văn nghệ, lí tính không tham dự”; giải thích khái niệm lí tính; phân tích những biểu hiện của lí tính trong văn nghệ) - Thao tác lập luận bác bỏ là thao tác chính Lê Thị Huyền Trân - 17 - c) Mục đích: Tác giả bàn luận về chất hiện thực trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng. - Người viết đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận so sánh, bác bỏ, giải thích và thao tác lập luận bình luận. (so sánh Tây Tiến với Tiến quân ca; bác bỏ việc xem những hình ảnh biên cương, mồ viễn xứ, áo bào, hẹn ước, chia phôi … chỉ là ước lệ; giải thích sự thật người lính Tây tiến đánh trận tử vong ít, sốt rét tử vong nhiều; bình luận chất hiện thực trong bài thơ) - Thao tác lập luận bình luận là thao tác chính. GV cho bài tập dạng trắc nghiệm khách quan là nối cột A và B thành câu đúng nghĩa và gọi một HS lên bảng làm bài tập ôn lại lí thuyết các thao tác lập luận A B Giaûi thích là đi saâu vaøo tìm hieåu töøng yeáu toá, töøng khía caïnh cuûa vaán ñeà, ñeå giuùp ngöôøi ñoïc/ nghe hieåu moät caùch caën keõ, thaáu ñaùo vaán ñeà. Chöùng minh là duøng lí leõ vaø baèng chöùng chaân thöïc ñaõ ñöôïc thöøa nhaän ñeå laøm cho ngöôøi nghe/ñoïc tin töôûng. Phaân tích là duøng lí leõ vaø chöùng cöù ñeå gaït boû nhöõng quan ñieåm, yù kieán sai leäch hoaëc thieáu chính xaùc. So saùnh là duøng lí leõ ñeå giaûng giaûi, caét nghóa vaán ñeà moät caùch roõ raøng ñeå ngöôøi nghe/ñoïc hieåu töôøng taän. Baùc boû là đoái chieáu caùc ñoái töôïng nhaèm nhaän roõ giaù trò cuûa ñoái töôïng ñang nghieân cöùu trong töông quan vôùi ñoái töôïng khaùc. Bình luaän là đeà xuaát vaø thuyeát phuïc ngöôøi nghe/ñoïc taùn ñoàng vôùi nhöõng nhaän xeùt, ñaùnh giaù, baøn luaän cuûa mình veà moät vaán ñeà trong ñôøi soáng hoaëc vaên hoïc. GV cho HS ghi chép nội dung bài học: Ôn tập kiến thức về các thao tác lập luận Thao tác lập luận Đặc điểm, mục đích Giaûi thích là duøng lí leõ ñeå giaûng giaûi, caét nghóa vaán ñeà moät caùch roõ raøng ñeå ngöôøi nghe/ñoïc hieåu töôøng taän. Chöùng minh là duøng lí leõ vaø baèng chöùng chaân thöïc ñaõ ñöôïc thöøa nhaän ñeå laøm cho ngöôøi nghe/ñoïc tin töôûng. là đi saâu vaøo tìm hieåu töøng yeáu toá, töøng khía caïnh cuûa vaán ñeà, ñeå giuùp ngöôøi ñoïc/ nghe hieåu moät caùch caën keõ, thaáu ñaùo vaán ñeà. Phaân tích Lê Thị Huyền Trân - 18 - So saùnh Baùc boû Bình luaän là đoái chieáu caùc ñoái töôïng nhaèm nhaän roõ giaù trò cuûa ñoái töôïng ñang nghieân cöùu trong töông quan vôùi ñoái töôïng khaùc. là duøng lí leõ vaø chöùng cöù ñeå gaït boû nhöõng quan ñieåm, yù kieán sai leäch hoaëc thieáu chính xaùc. là đeà xuaát vaø thuyeát phuïc ngöôøi nghe/ñoïc taùn ñoàng vôùi nhöõng nhaän xeùt, ñaùnh giaù, baøn luaän cuûa mình veà moät vaán ñeà trong ñôøi soáng hoaëc vaên hoïc. Lưu ý: khi tiến hành lập luận, người viết phải biết vận dụng kết hợp những thao tác lập luận phù hợp với mục đích nghị luận. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập viết đoạn nghị luận có vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập luận trở lên (20 phút) GV cho đề tài: Vai trò của việc tự học (bài tập 2, HS đã chuẩn bị ở nhà), gọi một học sinh trình bày khái quát dàn ý đã làm ở nhà. HS trình bày, GV sửa nhanh và gợi ý nội dung: - Nêu vấn đề nghị luận: vai trò của việc tự học - Trình bày khái niệm tự học: làm việc với chính mình trước khi nghe thầy cô truyền đạt kiến thức, nghiên cứu tài liệu, tìm tòi, sáng tạo… - Vai trò của tự học giúp phát triển kĩ năng thực hành, năng lực giải quyết vấn đề, óc sáng sạng, kĩ năng làm việc nhóm, hoạt động độc lập..; tạo hứng thú trong học tập; thành công trong cuộc sống. - Phê phán lối học thụ động; rèn luyện, phát huy tính tự học. - Nêu bài học nhận thức cho bản thân: trong học tập cần vận dụng phương pháp học chủ động tích cực,… GV chia HS thành nhóm theo bàn học, cứ 2 bàn thành một nhóm, ngồi quay mặt vào nhau. GV phát cho mỗi nhóm một bảng phụ và yêu cầu HS viết lên bảng phụ một đoạn văn nghị luận triển khai một luận điểm đã trình bày ở phần nội dung gợi ý có sử dụng 2 thao tác lập luận trở lên. GV gợi ý HS dùng thao tác giải thích để giải thích khái niệm tự học, dùng thao tác phân tích để phân tích những biểu hiện của việc tự học, dùng dẫn chứng thực tế chứng minh… HS viết bài trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 phút. Lê Thị Huyền Trân - 19 - GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày trước lớp và chỉ rõ cho lớp học thấy những thao tác lập luận mà nhóm mình sử dụng. Trên cơ sở bài làm của HS, GV sửa lỗi. Hoạt động 4: Luyện tập củng cố bài học GV phát bài tập cho học sinh làm trong 5 phút, sau đó thu bài về nhà chấm kiểm tra sự hiểu bài của HS. Bài tập: Ñoïc ñoaïn ñaàu phaàn trích daãn baøi Maáy nhaän xeùt nhoû veà ngheä thuaät vieát tieåu thuyeát cuûa Nguyeãn Ñình Thi ôû phaàn ñoïc theâm, SGK Tr 177 vaø khoanh tròn đáp án đúng: 1. Trong ñoaïn vaên ñoù, taùc giaû duøng nhöõng thao taùc laäp luaän naøo? a) Baùc boû b) Bình luaän c) Chöùng minh d) Giaûi thích e) Phaân tích f) So saùnh 2. Ñoaïn vaên ñöôïc vieát nhaèm muïc ñích gì laø chuû yeáu? a) Giaûng giaûi cho ngöôøi ñoïc hieåu roõ veà ñaëc ñieåm cuûa tieåu thuyeát ngaøy nay. b) Ñeå cho ngöôøi ñoïc tin raèng tieåu thuyeát ngaøy nay khoâng chæ keå laïi vieäc laøm, lôøi noùi cuûa nhaân vaät maø coøn mieâu taû noäi taâm nhaân vaät. c) Ñeå phuû nhaän ngheä thuaät vieát tieåu thuyeát thôøi coå vaø khaúng ñònh caùi hay cuûa ngheä thuaät vieát tieåu thuyeát ngaøy nay. d) Tìm hieåu caën keõ, thaáu ñaùo caùc maët cuûa vaán ñeà ngheä thuaät vieát tieåu thuyeát ngaøy nay laáy caùch mieâu taû nhaân vaät töø beân trong laø chính. e) Thuyeát phuïc ngöôøi ñoïc taùn ñoàng vôùi nhaän xeùt, baøn luaän cuûa mình veà ngheä thuaät vieát tieåu thuyeát ngaøy nay laáy caùch mieâu taû nhaân vaät töø beân trong laø chính. f) Nhaèm so saùnh chæ ra neùt töông ñoàng vaø töông phaûn cuûa ngheä thuaät vieát tieåu thuyeát ngaøy nay vaø ngaøy xöa. 3. Thao taùc laäp luaän naøo ñoùng vai troø chuû yeáu? a) Baùc boû e) Phaân tích Lê Thị Huyền Trân b) Bình luaän f) So saùnh - 20 - c) Chöùng minh d) Giaûi thích
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan