Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải toán hóa học...

Tài liệu Skkn vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải toán hóa học

.DOC
15
204
137

Mô tả:

Đề tài: Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải toán hóa học SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Đoàn Kết Tổ bộ môn: Hóa học SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG TRONG GIẢI TOÁN HÓA HỌC Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Quyên Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục: Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác: Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2012 – 2013 GV: Nguyễn Thị Ngọc Quyên Trang 1 Đề tài: Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải toán hóa học SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I- THÔNG TIN CÁ NHÂN: 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Quyên 2. Ngày tháng năm sinh: 17-06-1985 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp Phương Lâm 1, Phú Lâm, Tân Phú, Đồng Nai 5. Điện thoại: 0974514286 6. Đơn vị công tác: Trường THPT Đoàn Kết II- TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: Trình độ chuyên môn: cử nhân sư phạm Năm nhận bằng: 2007 Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Hóa học III- KINH NGHIỆM KHOA HỌC: Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giáo viên dạy Hóa Số năm kinh nghiệm: 5 năm GV: Nguyễn Thị Ngọc Quyên Trang 2 Đề tài: Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải toán hóa học Tên đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG TRONG GIẢI BÀI TOÁN HÓA HỌC A- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hóa học là một môn khoa học cơ bản, cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông có tính thiết thực và liên hệ thực tiễn cao. Trong bộ môn Hóa thì bài tập hóa học có một vai trò rất quan trọng, nó vừa là biện pháp củng cố kiên thức cũ, vừa vận dụng kiến thức đã biết giải thích các hiện tượng, các quá trình hóa học, giúp tính toán các đại lượng: khối lượng, thể tích, số mol… Việc giải bài tập sẽ giúp cho học sinh được củng cố các kiến thức lý thuyết đã được học, đồng thời vận dụng linh hoạt kiến thức vào bài làm. Để giải được bài tập đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững các tính chất hóa học của các đơn chất và hợp chất, nắm vững các công thức tính toán mà còn phải biết cách tính theo phương trình hóa học và công thức hóa học sao cho ngắn gọn và hiệu quả nhất. Đối với những bài tập đơn giản thì học sinh chỉ đi theo những mô hình đơn giản như: viết phương trình hóa học, dựa vào các đại lượng bài để tính số mol của một chất, sau đó theo các phương trình hóa học tính số mol của các chất còn lại, từ đó tính được các đại lượng theo yêu cầu của bài. Nhưng đối với một số dạng bài tập phức tạp, nếu học sinh tính toán theo cách giải thông thường thì mất rất nhiều thời gian làm bài, hơn nữa phần trình bày dài dòng có thể dẫn đến khó hiểu, từ đó gây cảm giác chán nản, thiếu thiện chí đối với bộ môn. Với xu hướng kiểm tra kiến thức dưới hình thức trắc nghiệm như những năm gần đây đã gây không ít khó khăn cho học sinh, nhất là áp lực về “thời gian”. Bởi chỉ trong một thời gian ngắn học sinh phải giải khá nhiều bài tập theo nhiều dạng khác nhau, phải sử dụng nhiều kiến thức cũng như các kĩ năng giải toán, đặc biệt là những bài toán xảy ra qua nhiều giai đoạn, thiếu dữ kiện, biện luận… Chính vì vậy việc vận dụng những phương pháp giải nhanh là một vấn đề hết sức quan trọng, cần được ưu tiên quan tâm. Có khá nhiều phương pháp tính nhanh được vận dụng trong bài toán hóa học, rất đa dạng. Trong giới hạn của đề tài này tôi xin trình bày phương pháp bảo toàn khối lượng – một trong những phương pháp được áp dụng khá rộng rãi trong nhiều dạng bài tập khác nhau. Do thời gian có hạn nên tôi chỉ giới thiệu vận dụng phương pháp này trong chương halogen và oxi – lưu huỳnh ở lớp 10. B- THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: I/ Thuận lợi: - Cơ sở vật chất của nhà trường khá đầy đủ, rất thuận lợi cho các tiết dạy công nghệ thông tin, đặc biệt là các giờ học ôn- luyện tập sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cho học sinh. - Nguồn sách tham khảo ở thư viện trường khá phong phú, đáp ứng được phần nào nhu cầu tìm hiểu và rèn luyện thêm kĩ năng giải bài tập của học sinh. GV: Nguyễn Thị Ngọc Quyên Trang 3 Đề tài: Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải toán hóa học - Học sinh tỏ ra rất thích thú với cách giải đơn giản, ngắn gọn, không nặng tính toán và viết nhiều phương trình phức tạp. II/ Khó khăn: - Với giáo viên: + Quỹ thời gian để hướng dẫn cho học sinh không nhiều, chỉ có thể giới thiệu đan xen trong giờ ôn – luyện tập thông qua một số ví dụ minh họa nào đó nên chưa lột tả hết được bản chất cũng như sự linh hoạt trong mỗi cách áp dụng ở mỗi bài toán. + Trình độ học sinh trong một lớp học chưa thực sự đồng đều nhau, dẫn đến khó khăn trong việc truyền tải kiến thức. - Với học sinh: + Khả năng tổng hợp, bao quát các quá trình xảy ra trong bài toán, đặc biệt là bài toán qua nhiều giai đoạn oxi hóa khử phức tạp, hay bài toán chứa nhiều ẩn số phụ… còn chưa cao. + Khả năng tự học, tự rèn luyện của nhiều học sinh còn hạn chế, đặc biệt là những học sinh chưa có sự yêu thích đối với môn học. + Đặc thù của bộ môn là phải nhớ nhiều kiến thức, tính chất vật lý, hóa học của các chất – đó là điều kiện cần, kết hợp với những kĩ năng giải toán được rèn luyện lâu dài thì học sinh mới có thể giải tốt các bài tập trắc nghiệm vốn đã rất đa dạng, phong phú. C- TỔNG QUAN: I/ Mục đích nghiên cứu: - Việc vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng giúp học sinh giải nhanh một số bài tập, đặc biệt là bài tập có xảy ra nhiều phương trình phản ứng, nhiều giai đoạn, nhiều ẩn số, thiếu dữ kiện hay đòi hỏi biện luận… - Rèn luyện cho học sinh khả năng phân tích, nhận định, khái quát hóa. Phát triển tư duy, sự sáng tạo, đồng thời tạo hứng thú học tập hơn khi những bài toán phức tạp được đơn giản hóa. II/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh khối lớp 10, cụ thể ở lớp 10B1,10B2 ( năm học 2010-2011) 2. Phạm vi nghiên cứu: - Chương halogen, oxi – lưu huỳnh ( SGK lớp 10- ban cơ bản). III/ Phương pháp nghiên cứu: - Tham khảo các nguồn tài liệu. - Kinh nghiệm giảng dạy cá nhân và học hỏi ở đồng nghiệp. - Kiểm tra, khảo sát, thống kê. GV: Nguyễn Thị Ngọc Quyên Trang 4 Đề tài: Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải toán hóa học D- NỘI DUNG ĐỀ TÀI: I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: Như chúng ta đã biết bài tập hóa học rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do việc phân loại các bài tập hóa học chỉ có tính tương đối, vì vậy trong mỗi bài tập loại này thường chứa đựng một số yếu tố của bài tập loại kia, đó chính là lý do vì sao một bài toán hóa có thể được giải theo nhiều cách khác nhau. Để giải được bài toán không chỉ đơn thuần là giải ra đáp số mà việc biết khéo léo kết hợp phương pháp, tiết kiệm thời gian mà vẫn cho kết quả chính xác mới là điều quan trọng. Về nguyên tắc, muốn giải nhanh và chính xác một bài toán hóa học thì nhất thiết học sinh phải hiểu sâu sắc nội dung và đặc điểm của bài toán đó, nắm vững các mối quan hệ giữa các lượng chất cũng như tính chất của các chất, viết đúng các phương trình phản ứng xảy ra. Thực tế có rất nhiều bài toán rất phức tạp, dữ kiện đề cho ở dạng tổng quát, hoặc không rõ, hoặc thiếu nhiều dữ kiện… tưởng chừng như không bao giờ giải được. Muốn giải nhanh chóng và chính xác những bài toán này thì phải lựa chọn một phương pháp phù hợp ( phương pháp giải thông minh). II/ NỘI DUNG: 1/ Cơ sở lý thuyết: 1.1- Nội dung định luật và các hệ quả kèm theo:  Định luật bảo toàn khối lượng: “ Tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất tạo thành sau phản ứng.” Chú ý: không tính khối lượng của các chất không tham gia vào phản ứng cũng như những chất có sẵn. (ví dụ như H2O là chất có sẵn trong dung dịch)  Hệ quả 1: Trong một phản ứng hóa học thì : ∑ mT = ∑ mS Trong đó: mT: khối lượng của các chất trước phản ứng mS : khối lượng của các chất sau phản ứng Cho dù phản ứng xảy ra vừa đủ hay có chất dư, phản ứng xảy ra với H% =100% hay H% < 100%  Hệ quả 2: Khi cation kết hợp với các anion để tạo ra các hợp chất như : oxit, hydroxit, muối... thì ta luôn có: mhợp chất = mCation + manion  Hệ quả 3: Khi cation kim loại thay đổi anion tạo ra hợp chất mới thì sự chênh lệch khối lượng giữa hai hợp chất bằng sự chênh lệch khối lượng giữa các anion  Hệ quả 4: Tổng khối lượng của các nguyên tố trước phản ứng bằng tổng khối lượng của các nguyên tố sau phản ứng. ( bảo toàn nguyên tố)  Hệ quả 5: Trong phản ứng khử oxit kim loại bằng CO, H2, Al. Nếu biết : Số mol CO /H2 /Al tham gia phản ứng  lượng Oxi có trong oxit (hay hỗn hợp oxit) Số mol CO2/ H2O/ Al2O3 tạo thành  lượng kim loại hay hỗn hợp kim loại GV: Nguyễn Thị Ngọc Quyên Trang 5 Đề tài: Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải toán hóa học - Ta luôn có: nOxi trong Oxit = nCO = nCO2 ( = nH2 = nH2O) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tính khối lượng của hỗn hợp oxit hoặc khối lượng kim loại thu được sau phản ứng. 1.2- Phạm vi áp dụng: Thường dùng cho những bài toán phức tạp,xảy ra nhiều giai đoạn,hoặc không xác định được thành phần của sản phẩm tạo thành. Hoặc cần tính nhanh khối lượng của các chất trong phương trình. Khi đó ta chỉ cần lập sơ đồ phản ứng để thấy rõ mối quan hệ về tỉ lệ mol của các chất mà không cần viết phương trình phản ứng. 2/ Các ví dụ minh họa: * Phương pháp bảo toàn khối lượng giúp giải quyết một số bài toán thiếu dữ kiện, biện luận, bài toán xảy ra nhiều phương trình, nhiều giai đoạn phản ứng VD1: Cho 2,81 g hỗn hợp Fe2O3, ZnO, MgO tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch H 2SO4 0,1M. Khối lượng muối sunfat tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu? * Nhận xét: Nếu học sinh viết ba phương trình phân tử, sau đó đặt ẩn, lập hệ phương trình theo cách giải thông thường thì sẽ bị thiếu dữ kiện để lập hệ, dẫn đến bế tắc khi giải toán. Fe2O3 + 3H2SO4  Fe2(SO4)3 + 3H2O ZnO + H2SO4  ZnSO4 + H2 O MgO + H2SO4  MgSO4 + H2 O Phân tích Bài giải  Cách 1: H2SO4  2H+ + SO42 H2 nH2SO4 =0,05 = n SO42- ---> nH+= 0,1 mol 2H+ + O2 H2 O 0,1 0,05 mol Vậy: mmuối = moxit – mO (trong oxit) + m gốc axit = 2,81 –0,05.16 +0,05.96 = 6,81 g GV: Nguyễn Thị Ngọc Quyên Trang 6 Đề tài: Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải toán hóa học  Cách 2: H2 O 2H+  + O 2- 0,1 0,05 mol mmuối = moxit + mH2SO4 - mH2O = 2,81 + 0,05. 98 – 0,05. 18 = 6,81 g  Cách 1: - HS nhận dạng: các phương trình phản ứng trên đều có sản phẩm là H2O và muối sunfat kim loại.  Điểm giống nhau của phản ứng trên là sự kết hợp giữa H+ của axit và O2- của oxit kim loại. (giáo viên minh họa theo hình vẽ )  viết phương trình và dựa vào hệ quả 2 để tính kết quả.  Cách 2: HS vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng theo hệ quả 1: ∑ mT = ∑ mS VD2: Cho m (gam) hỗn hợp ba kim loại Fe, Al, Cu vào một bình kín chứa 0,9 mol oxi. Nung nóng bình một thời gian cho đến khi số mol oxi trong bình chỉ còn 0,865 mol và chất rắn trong bình có khối lượng 2,12g. Giá trị của m là: A. 1 g B. 1,1 g C. 2 g D. 2,1 g * Nhận xét: 0,9 mol O2 m (g) Fe, Al, Cu    Bình trước phản ứng Phân tích - Nếu viết 3 phương trình phản ứng và biện luận theo bài toán dư thiếu thì sẽ mất nhiều thời gian. - HS vẽ sơ đồ các quá trình và vận dụng bảo toàn khối lượng. ( có thể vận dụng theo hai cách) GV: Nguyễn Thị Ngọc Quyên toC 0,865 mol O2 2,12 g chất rắn       Bình sau phản ứng Bài giải  Cách 1: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng (hệ quả 1) ta có: ∑ m bình trước = ∑ m bình sau  m + 0,9 . 32 = 0,865. 32 + 2,12  m = 1 (g)  đáp án A  Cách 2: Số mol oxi kết hợp với kim loại để tạo thành oxit: nO2 = 0,9 – 0,865 = 0,035 mol Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng (hệ quả 2): Trang 7 Đề tài: Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải toán hóa học m + 0,035. 32 = 2,12 m = 1 (g)  đáp án A  VD3: Hoà tan 14,8g hỗn hợp Al, Fe, Zn bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch A. Lượng khí H2 tạo thành dẫn vào ống sứ đựng CuO dư nung nóng. Sau phản ứng khối lượng trong ống sứ giảm 5,6g. Cô cạn dung dịch A thu được m(g) muối. Giá trị của m là : A. 20,6 B. 28,8 C. 27,575 D. 39,65 * Tóm tắt: Al Fe Zn + dd HCl dd A H2 + CuO t0C Khối lượng ống sứ giảm 5,6g * Nhận xét: Bài toán có số lượng phương trình phản ứng và số ẩn nhiều: 2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2 Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 x 2x 3/2.x y y y t Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 H2 + CuO �� � Cu + H2O z z z ( 3/2.x+y+z)  cần hạn chế viết phương trình để rút ngắn thời gian giải. oC Phân tích - Khối lượng ống sứ giảm chính là khối lượng của nguyên tố oxi. - Vận dụng hệ quả 2 và 4 để giải. Bài giải - Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có: nH2 = nH2O = nO (trong oxit) = 5,6/ 16 = 0,35 mol  nCl- = 2nH2 = 2. 0,35 = 0,7 mol Mà: mmuối = mkim loại + mCl mmuối = 14,8 + 0,7. 35,5 = 39,65 g  đáp án D VD4: Để tác dụng hoàn toàn với 4,64 g hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 160 ml dung dịch HCl 1M. Nếu khử hoàn toàn 4,64 g hỗn hợp trên bằng CO ở nhiệt độ cao thì khối lượng Fe thu được là: A. 3,36 g B. 3,63 g C. 4,36 g D. 4,63 g * Nhận xét: nếu giải theo cách thông thường thì bài toán có nhiều phương trình phản ứng, nhiều ẩn, thiếu dữ kiện số: FeO + 2HCl  FeCl2 + H2O (1) x 2x t FeO + CO �� (2) � Fe + CO2 x x Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O (3) y 6y oC GV: Nguyễn Thị Ngọc Quyên Trang 8 Đề tài: Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải toán hóa học t Fe2O3+ 3CO �� (4) � 2Fe + 3CO2 y 2y Fe3O4 + 8HCl  FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O (5) z 8z t Fe3O4 + 4CO �� (6) � 3Fe + 4CO2 z 3z Ta chỉ lập được hai phương trình chứa ba ẩn số: 2x + 6y + 8z = 0,16 ( = nHCl) và 72 x + 160y + 232z = 4,64 ( = mhỗn hợp) oC oC Phân tích Bài giải - Ở phương trình (1,2,3) bản chất của phản ứng là sự kết hợp giữa H + của axit và O2- của oxit kim loại.  viết phương trình dạng tổng quát (*) - Vận dụng định luật bảo toàn khối lượng theo hệ quả 4, nhận thấy khối lượng sắt sinh ra ở thí nghiệm 2 chính là lượng sắt có trong oxit ban đầu. Ta có: nHCl =0,16 mol = nH+ Ptrình: 2H+ + O2-  H2O (*) 0,16 0,08 (mol)  mO2- (oxit) = 0,08 . 16 = 1,28 gam - Áp dụng ĐLBTKL (hệ quả 2): mFe = moxit - mO = 4,64 – 1,28 = 3,36 gam  đáp án A VD5: Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và FexOy cần vừa đủ 0,1 mol H2SO4 đặc, nóng thu được 0,56 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch X chỉ chứa muối Fe(III). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là A. 8,0 gam. B. 16,0 gam. C. 20,0 gam. D. 10,0 gam. * Tóm tắt: Cô cạn dd X : Fe2(SO4)3 m (g) muối khan Fe + H2SO4 đặc FexOy 0,56 lit SO2 (đkc) * Nhận xét: Nếu giải theo cách thông thường, viết 2 phương trình phản ứng: 2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng  Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O a 3a a/2 3/2.a (mol) 2 FexOy + (6x-2y) H2SO4  x Fe2(SO4)3 +(3x-2y) SO2 + (6x-2y) H2O b (3x-y)b bx/2 (3 x - 2 y ) 2 b Cần tìm ra 4 ẩn a,b,x,y với 2 dữ kiện số của đề bài  khó thực hiện Phân tích - Khai thác dữ kiện: hai dữ kiện số đề bài cho và đại lượng cần tính ( khối lượng muối) đều có sự xuất hiện của GV: Nguyễn Thị Ngọc Quyên Bài giải Ta có: nSO2 = 0,025 mol - Áp dụng bảo toàn khối lượng nguyên tố S : Trang 9 Đề tài: Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải toán hóa học nguyên tố S.  áp dụng định luật bảo toàn khối lượng theo hệ quả 4 (bảo toàn nguyên tố S). n H2SO4  n SO p/ung 24 /Muoi  n SO2- /Muoi + n SO2 4  0,1 - 0,025 = 0,075 mol  n Fe (SO ) = 0,075 : 3 = 0,025 mol 2 4 3  m Fe (SO ) = 400. 0,025 = 10 (gam) Vậy: đáp án D 2 4 3 VD6: Hòa tan hoàn toàn 15,35g hỗn hợp X gồm Zn, Al, và M ( M trước H) vào 100g dung dịch HCl ( lấy dư 10% so với lượng cần phản ứng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 52,625g muối khan. Nồng độ phần trăm của axit trong dung dịch thu được là : A. 3,53% B. 3,35 % C. 3,15 % D. 3,51% * Nhận xét: Bài toán có số ẩn nhiều hơn số dữ kiện đề cho ( số mol ba kim loại, hóa trị và nguyên tử khối của M) => nếu viết phương trình phản ứng và lập hệ sẽ phải biện luận phức tạp. Phân tích - HS nhận xét mối liên quan giữa các đại lượng số của đề bài, vận dụng hệ quả 1, 2 và hệ quả 4 để giải nhanh bài toán. 15,35g hh X H2 100g dd HCl Bài giải - Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng (hệ quả 2) ta có : mmuối = mkim loại + mCl mCl- = 52,625 – 15,35 = 37,275g  nCl- = 1,05 mol = nHCl p/ứng (bảo toàn nguyên tố Cl)  nHCl dư = 1,05. 10% = 0,105 mol Vậy : C%HCl du = 0,105. 36,5 .100 = 3,35% 15,35 + 100 - 1,05  đáp án B  mdd spu = mX + mdd HCl – mH2 3. Một số bài tập vận dụng : Câu 1: Cho 16,3 g hỗn hợp hai kim loại Na và X tác dụng hết với HCl loãng, dư thu được 34,05g hỗn hợp muối khan A. Thể tích H2 thu được là bao nhiêu lít? A. 22,4 lit B. 5,6 lit C. 1,344 lit D. 11,2 lit Câu 2: Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được lượng muối khan là A. 31,45 g B. 33,99 g C. 19,025 g D. 56,3 g Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe 2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là GV: Nguyễn Thị Ngọc Quyên Trang 10 Đề tài: Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải toán hóa học A. 6,81 g B. 4,81 g C. 3,81 g D. 5,81 g Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 1,45 gam hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,896 lít H2 (đktc). Làm khan dung dịch ta thu được m gam muối khan thì giá trị của m là: A. 4.29 B. 2,87 C. 3,19 D. 3,87 Câu 5: Hòa tan hòan toàn m gam oxit Fe xOy cần 150 ml dung dịch HCl 3M, nếu khử toàn bộ m gam oxit trên bằng CO nóng, dư thu được 8,4 gam sắt. Xác định CTPT của oxit sắt A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. Tất cả đều đúng Câu 6: Hai bình có thể tích bằng nhau, nạp oxi vào bình thứ nhất, nạp oxi đã được ozon hoá vào bình thứ hai, thấy khối lượng hai bình khác nhau 0,42 gam ( nhiệt độ và áp suất ở hai bình như nhau). Khối lượng oxi đã được ozon hoá là: A. 1,16g B. 1,26g C. 1,36 g D. 2,26 g Câu 7: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là A. 57 ml. B. 50 ml. C. 75 ml. D. tất cả đều sai Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của các kim loại hoá trị (I) và muối cacbonat của kim loại hoá trị (II) trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 13 g B. 15 g C. 26 g D. 30 g Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 10,0 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại (đứng trước H trong dãy điện hóa) bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là A. 1,71 g B. 17,1 g C. 13,55 g D. 34,2 g Câu 10: Cho 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IA ở hai chu kỳ liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối tan. Tên hai kim loại và m là: A. 11 gam; Li và Na. B. 18,6 gam; Li và Na. C. 18,6 gam; Na và K. D. 12,7 gam; Na và K E- THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM: I/ Mục đích thực nghiệm: Nhằm kiểm tra, đánh giá tác dụng của việc vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải bài toán hóa học. Việc sử dụng phương pháp phù hợp với từng dạng toán góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Hóa. II/ Phương pháp thực nghiệm:  Phương pháp thực nghiệm: - Chọn 2 nhóm học sinh có học lực tương đương nhau. + Nhóm thực nghiệm: giáo viên tiến hành dạy vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải bài toán Hóa. ( lớp 10B2; 40 học sinh) GV: Nguyễn Thị Ngọc Quyên Trang 11 Đề tài: Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải toán hóa học + Nhóm đối chứng: giáo viên dạy theo cách giải thông thường. ( lớp 10B1; 40 học sinh)  Tiêu chí đánh giá: - Kết quả thực nghiệm sư phạm nhằm trả lời các câu hỏi sau: + Sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng vào từng dạng bài tập phù hợp có nâng cao hứng thú giải bài tập, tăng cường các hoạt động học tập của học sinh hay không? + So sánh kết quả học của nhóm học sinh ( đánh giá qua bài kiểm tra ) khi vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng một cách phù hợp với nhóm học sinh giải bài tập hóa theo cách giải thông thường. III/ Kết quả thực nghiệm: Qua hai tiết dạy cho học sinh làm bài kiểm tra thu được kết quả như sau: Nhóm học sinh Điểm Kém (1 -2) Yếu (3- 4) Trung bình (5 – 6) Khá ( 7 – 8) Giỏi ( 9 – 10 ) Thực nghiệm 0 21,9% 40,6% 25% 12,5% Đối chứng 6,25% 21,8% 50% 9,4% 6,25% F- BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Muốn đạt được kết quả như mong muốn thì khi thực hiện, phổ biến phương pháp giải bài tập người giáo viên cần phải tạo ra sự hứng thú ở học trò. Bởi hứng thú sẽ là động lực cho sự tìm tòi, nghiên cứu và rèn luyện sau này. Học sinh cần có sự rèn luyện tích cực thì mới hiểu sâu và hiểu đúng được bản chất của phương pháp, từ đó có sự linh hoạt, nhạy bén trong quá trình giải bài tập. Cần rèn cho học sinh khả năng tổng quát, khái quát hóa từ những dữ kiện đề bài. Cơ chế của những phản ứng thường gặp, nhận dạng bản chất của phản ứng… để học sinh có khả năng dự đoán nhanh hướng giải của bài toán. G- KẾT LUẬN: Mỗi phương pháp đều có những ưu và khuyết nhất định. Việc lựa chọn phương pháp giải phù hợp cho từng bài toán hóa là một trong những mục tiêu quan trọng mà giáo viên và học sinh cần đạt được. Muốn vậy đòi hỏi phải có sự nhuần nhuyễn trong từng nhận định ban đầu, từng thao tác giải... Và để đạt được mục tiêu đó thì thầy và trò cần biết khắc phục những hạn chế của điều kiện khách quan và chủ quan để xây dựng những tiết học sinh động, những giờ rèn luyện hiệu quả, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo ở học sinh, đồng thời tạo thêm sự yêu thích đối với môn học. Với kinh nghiệm còn ít, và trong khuôn khổ ngắn gọn của đề tài thì chắc chắn phần trình bày của tôi sẽ còn tồn tại nhiều hạn chế, rất mong ý kiến đóng góp, nhận xét của quý thầy cô để đề tài được hoàn chỉnh và sát thực hơn khi vận dụng. GV: Nguyễn Thị Ngọc Quyên Trang 12 Đề tài: Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải toán hóa học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Sách giáo khoa và sách giáo viên 10. 2/ Giải nhanh bằng nhiều cách đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng Hóa học theo hình thức trắc nghiệm ( Nguyễn Phước Hòa Tân – NXB Đại học Sư Phạm) 3/ Cẩm nang giải toán trắc nghiệm Hóa học ( TS. Cao Cự Giác – NXB ĐHQG TPHCM) 4/ Phương pháp làm bài tập trắc nghiệm Hóa học ( Nhóm tác giả: Nguyễn Hiền Hoàng, Nguyễn Cửu Phúc, Lê Ngọc Tứ - NXB Giáo dục) GV: Nguyễn Thị Ngọc Quyên Trang 13 Đề tài: Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải toán hóa học MỤC LỤC A/ Lí do chọn đề tài................................................................................................................1 B/ Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài.....................................................1 I- Thuận lợi............................................................................................................................. 1 II- Khó khăn............................................................................................................................ 2 C/ Tổng quan.......................................................................................................................... 2 I- Mục đích nghiên cứu...........................................................................................................2 II- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................2 III- Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................2 D/ Nội dung đề tài...................................................................................................................3 I- Cơ sở lí luận........................................................................................................................3 II- Nội dung............................................................................................................................ 3 1/ Cơ sở lí thuyết..................................................................................................................... 3 1.1- Nội dung định luật và các hệ quả kèm theo.....................................................................3 1.2- Phạm vi áp dụng..............................................................................................................4 2/ Các ví dụ............................................................................................................................. 4 3/ Một số bài tập vận dụng......................................................................................................8 E/ Thực nghiệm sư phạm........................................................................................................9 I- Mục đích thực nghiệm.........................................................................................................9 II- Phương pháp thực nghiệm.................................................................................................9 III- Kết quả thực nghiệm.........................................................................................................9 F/ Bài học kinh nghiệm........................................................................................................10 G/ Kết luận........................................................................................................................... 10 Tài liệu tham khảo................................................................................................................ 11 GV: Nguyễn Thị Ngọc Quyên Trang 14 Đề tài: Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng trong giải toán hóa học SỞ GD  ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Đoàn Kết  CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc  Tân Phú ngày tháng năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012-2013 - Tên đề tài: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG TRONG GIẢI BÀI TOÁN HÓA HỌC - Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Quyên Đơn vị: Tổ Hóa - Lĩnh vực: Quản lý giáo dục: Phương pháp dạy học bộ môn: Phương pháp giáo dục: Lĩnh vực khác: 1. Tính mới: - Có giải pháp hoàn toàn mới: - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có: 2. Hiệu quả: - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả. 3. Khả năng áp dụng: - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt Khá Đạt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống Tốt Khá Đạt - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN GV: Nguyễn Thị Ngọc Quyên THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Trang 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất