Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và c...

Tài liệu Skkn vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống

.PDF
39
161
74

Mô tả:

Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học MỤC LỤC ***    *** Số thứ tự Mục Trang 1 Hiện trạng 2 2 Giải pháp thay thế 4 3 Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 5 4 Thiết kế 6 5 Đo lường 7 6 Phân tích dữ liệu và bàn luận 8 7 Kết luận và khuyến nghị. 9 8 Tài liệu tham khảo 10 9 Phụ lục 11 Trường THPT Lê Trung Đình Trang 1 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học HIỆN TRẠNG ***    *** Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy học Hóa học nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Điều đó đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Trung ương. Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Trong luật Giáo dục ban hành năm 2005 có quy định: - “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.”(mục 4 điều 27) - “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”(mục 2 điều 3) - “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”(mục 2 điều 28) Như vậy, giáo dục phổ thông không phải là truyền thụ kiến thức đơn thuần mà chú trọng hơn tới: - Bồi dưỡng năng lực tự học, học suốt đời, học để nâng cao trình độ chuyên môn, học để chuyển đổi nghề nghiệp…. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống, lao động và sản xuất. - Khích lệ học sinh phát huy tính chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề nảy sinh trong học tập và trong thực tiễn. Môn hoá học trường phổ thông cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi của các chất, những ứng dụng và tác hại của các chất trong đời sống, sản xuất, môi trường. Những nội dung này góp phần giúp học sinh có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể tiếp tục học lên đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hoá học trong đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Trường THPT Lê Trung Đình Trang 2 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học Trước tình hình học hoá học phải đổi mới phương pháp dạy đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, về tư tưởng vừa mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng đồng trên toàn thế giới, những vấn đề cũ nhưng không cũ mà vẫn có tính chất cập nhật và mới mẻ, đảm bảo: Tính khoa học - hiện đại, cơ bản, tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp, tính hệ thống sư phạm. Tuy nhiên mỗi tiết học không nhất thiết phải hội tụ nhất thiết những quan điểm nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng , đừng quá lạm dụng khi lượng kiến thức không thống nhất. Mặt khác tuỳ vào nội dung và đơn vị kiến thức trong tiết dạy mà ta lồng vào các vấn đề nêu trên sao cho hợp lí. Trường THPT Lê Trung Đình Trang 3 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học GIẢI PHÁP THAY THẾ ***    *** Môn hoá học trong trường phổ thông là một môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học. Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng giáo dục. Hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Với phương pháp giảng dạy này, nhiều khi người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy, giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hoá học. Hãy "thắp sáng ngọn lửa " chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh, đừng biến học sinh thành "cái bình đựng kiến thức" vô thức, xa rời thực tiễn. Để việc giảng dạy môn hóa học đạt hiệu quả cao hơn tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong các bài giảng hóa học THPT. Một trong những điểm tôi đã làm là "Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" . Có những vấn đề hóa học có thể giúp học sinh giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hóa học trong những câu ca dao – tục ngữ, mà thế hệ đi trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học bên cạnh đó có một số kiến thức mà học sinh học không thể thuộc , dễ nhầm lẫn thì tôi bày cho học sinh cách nhớ bằng những câu đọc vui làm cho hóa học không khô khan, bớt đi tính đặc thù và phức tạp. Trong phạm vi đề tài tôi không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề trong thực tiễn để có thể để nâng cao hiệu quả dạy - học môn hóa học ở trường THPT bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học mà chỉ nêu lên một vài suy nghĩ, đề xuất của cá nhân coi đó là kinh nghiệm qua một số ví dụ minh họa, với mong muốn góp phần tạo ra và phát triển phương pháp dạy hóa học hiệu quả qua các bài giảng hóa học, góp phần cho học sinh học hóa dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học; để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một "thuật ngữ khoa học". Đề tài này nghiên cứu và áp dụng cho đối tượng học sinh tại các lớp tôi giảng dạy. Có thể áp dụng cho các tiết dạy Hóa học ở trường phổ thông. Trường THPT Lê Trung Đình Trang 4 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ***    *** Mục tiêu của đề tài này là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh hơn về những tri thức, hiểu biết về thế giới quan , các hiện tượng tự nhiên thông qua các bài học, giờ thực hành...của hoá học trong chương trình phổ thông ,đồng thời là cơ sở phát huy tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hóa học góp phần giải tỏa , xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm hại đến đời sống, tinh thần con người... 1."Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học môn hóa học ở trường THPT bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học, bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường sau khi đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? hay những lúc đọc một số câu thơ vui trong hoá, học sinh sẽ suy nghỉ vì sao lại như vậy , điều đó có ý nghĩa như thế nào ... Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo. 2."Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các phương trình phản ứng hóa học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhập, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông. 3. "Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập. 4. "Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ lúc nào trong suốt tiết học, hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hóa. 5. "Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" bằng cách tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày ở địa phương, gia đình,… sau khi đã học bài giảng. Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng , tình huống đó. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hóa học vào đời sống thực tiễn. Trường THPT Lê Trung Đình Trang 5 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học THIẾT KẾ ***    *** Trong đề tài này tôi đã thực hiện thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên. + Nhóm 1 là các học sinh ở các lớp 11B11, 11B13: áp dụng thường xuyên trong bài học việc “vận dụng kiến thức Hóa học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống”. + Nhóm 2 là các học sinh ở các lớp 11B4, 12C8 :áp dụng không thường xuyên hoặc không áp dụng trong bài học việc “vận dụng kiến thức Hóa học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống”. Kết quả được đo thông qua việc so sánh độ chênh lệch về kết quả tiếp thu kiến thức, kỹ năng, thái độ sôi nổi của học sinh trong giờ học. Thiết kế này giúp tôi so sánh hiệu quả của hai phương pháp dạy học khác nhau: một phương pháp áp dụng thường xuyên việc “vận dụng kiến thức Hóa học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống” trong các bài học Hóa học và một phương pháp không áp dụng hoặc ít áp dụng . Để tổ chức thực hiện được giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: Bằng lời giải thích, bằng hình ảnh, đoạn phim, bài hát,… có thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng máy chiếu hay không dùng máy chiếu… điều này cần phụ thuộc vào giáo viên ở mỗi trường THPT, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và phong cách dạy khác nhau để huy động tối đa vì hiệu quả giáo dục với nội dung đề tài này, có những kinh nghiệm có thể áp dụng cho nhiều người, nhưng có những phong cách không thể áp dụng cho giáo viên khác. Vì phong cách dạy “nó như tính cách của mỗi con người không thể ai cũng giống ai” nhưng đảm bảo được nội dung dạy học theo yêu cầu của chương trình. Tôi nói như vậy không có nghĩa người giáo viên không đổi mới phương pháp giảng dạy mà mỗi giáo viên luôn phải tìm cách đổi mới trong phong cách dạy của mình theo yêu cầu của thực tiễn hiện hành. Có thể nói “người giáo viên như một đạo diễn cho tiết dạy của mình”. Trong quá trình viết kinh nghiệm này tôi đã vận dụng các phương pháp sau : - PP điều tra: Điều tra việc giảng dạy - học tập ở một số tiết dạy môn Hóa học. - PP đối chứng: So sánh kết quả trước và sau khi dạy học. - PP nghiên cứu tài liệu: Sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu có liên quan - PP kiểm tra: Đưa một số bài tập yêu cầu học sinh làm để lấy kết quả. Trường THPT Lê Trung Đình Trang 6 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học ĐO LƯỜNG ***    *** 1. Đo kiến thức, đo kỹ năng: Lớp Mức độ áp dụng đề tài 11B11 11B13 11B4 Thường xuyên Thường xuyên ít hoặc không thường xuyên 12C8 ít hoặc không thường xuyên Kết quả học tập Giỏi 3% 2% 0% Khá 36.4% 33.5% 26.3% 0% 20.9% 50,3% 26,5% 2.3% TB 60.6% 64.5% 45% Yếu 0% 0% 25% Kém 0% 0% 2.7% 2. Đo thái độ: Lớp Mức độ áp dụng đề tài Không khí lớp học 11B11 11B13 11B4 Thường xuyên Thường xuyên ít hoặc không thường xuyên sôi nổi sôi nổi Trầm ít phát biểu. 12C8 ít hoặc không thường xuyên Trầm ít phát biểu. Lưu ý: - Các lớp 11B11, 11B13 là các lớp học tương đối được nên việc lĩnh hội kiến thức của các em nhanh cho nên có thời gian để liên hệ thực tế làm cho tiết dạy sôi nổi . - Lớp 11B4, 12C8 đa số các em học chậm cho nên việc áp dụng chưa nhiều kết quả chưa cao. Trường THPT Lê Trung Đình Trang 7 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học PHÂN TÍCH DỮ KIỆN VÀ BÀN LUẬN ***    *** Bản thân tôi nhờ vận dụng phương pháp dạy "Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" kết hợp với nhiều phương pháp khác tôi đã đạt được một số kết quả nhất định : Học sinh trở nên thích học hóa hơn, thích những giờ dạy của tôi nhiều hơn, thậm chí có cả những học sinh đã về nhà tự quan sát và tái tạo lại hiện tượng thực tế, rồi lại đến hỏi tôi. Trong giờ học, tôi đã kết hợp hài hòa trong phong cách dạy của mình có thể làm cho giờ học mang không khí rất thoải mái, nhưng khả năng tiếp thu bài cũng rất tốt. Như tôi đã khẳng định : Thời gian dành cho vấn đề này là không nhiều, " nó như một thứ gia vị, không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống", ngoài ra thì còn phụ thuộc vào người chế biến cần phải linh hoạt và khéo léo. Bất cứ một vấn đề gì nếu chúng ta quá lạm dụng thì đều không tốt. Vì thế tôi vẫn luôn nghĩ: Dạy như thế nào cho tốt là đó điều không dễ. * Kết quả đạt được: - Thực tế giảng dạy cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng so với lớp áp dụng giải thích thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt. Ví dụ gần đây nhất qua năm học từ 2009-2010 giảng dạy ở trường tôi đã có số liệu cụ thể theo bảng sau: Lớp Mức độ áp dụng đề tài Không khí lớp học 11B11 11B13 11B4 Thường xuyên Thường xuyên ít hoặc không thường xuyên sôi nổi sôi nổi Trầm ít phát biểu. 12C8 ít hoặc không thường xuyên Trầm ít phát biểu. Kết quả học tập Giỏi 3% 2% 0% khá 36.4% 33.5% 26.3% 0% 20.9% 50,3% 26,5% 2.3% TB 60.6% 64.5% 45% yếu 0% 0% 25% Kém 0% 0% 2.7% Lưu ý: - Các lớp 11B11, 11B13 là các lớp học tương đối được nên việc lĩnh hội kiến thức của các em nhanh cho nên có thời gian để liên hệ thực tế làm cho tiết dạy sôi nổi . - Lớp 11B4, 12C8 đa số các em học chậm cho nên việc áp dụng chưa nhiều, kết quả chưa cao. Trường THPT Lê Trung Đình Trang 8 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ***    *** Trong quá trình vận dụng đề tài, tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau: Để có những tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng tới của những giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp , nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là người "thắp sáng ngọn lửa" chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh. Trong nội dung đề tài: "Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" tôi đã đề cập đến một số vấn đề xung quanh cuộc sống và có ý nghĩa thực tiễn, thậm chí có thể gặp, tiếp xúc hàng ngày. Tôi hy vọng đây là vấn đề gợi mở ra một quan niệm trong dạy - học hóa học, mặc dù trong đề tài này tôi không thể đề cập mọi hiện tượng có liên quan. Vấn đề đổi mới phương pháp trong giờ học trong trường phổ thông đang là vấn đề bức xúc. Để dạy hóa học trong nhà trường phổ thông có hiệu quả tôi đề nghị một số vấn đề sau: + Giáo viên phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các vấn đề hóa học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hoá học, để có bài giảng thu hút được học sinh. + Ngành giáo dục cần phải đầu tư trang thiết bị dạy và học tốt hơn cho tương xứng với thế hệ học trò và thời cuộc, nên đại trà chứ không thể chỉ dùng mẫu vài tiết rồi lại thôi. Đây cũng là điều góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, phát huy được tốt hiệu quả giờ dạy. Cũng như nên có sự qua tâm động viên kịp thời tương xứng. + Với thực trạng học hóa học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có thể coi đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng học hóa học trong thời kì mới. Nếu có điều kiện tôi rất mong được phát triển sâu hơn về đề tài này, xây dựng nhiều hơn nữa các dạng bài tập có liên quan đồng thời mở rộng cho tất cả các chương bài trong toàn bộ chương trình hóa học phổ thông theo nhiều hướng khác nhau như: + Xây dựng các bài tập thực tiễn theo các chương bài nhưng cụ thể cho từng vấn đề:giải thích hiện tượng tự nhiên, bài tập về môi trường, bài tập liên quan đến công nghiệp..... + Phát triển các đề tài về sử dụng bài tập thực tiễn trong giảng dạy hóa học nhằm đưa ra những phương pháp sử dụng hiệu quả nhất hệ thống bài tập đã được xây dựng; vừa đảm bảo nội dung sách giáo khoa, vừa tăng được hứng thú học tập cho học sinh và đạt được mục tiêu kết hợp lý thuyết với thực hành, giáo dục gắn liền với thực tiễn. + Xây dựng các hình thức tổ chức ngoại khóa về các vấn đề liên quan đến hóa học trong nhà trường. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian đầu tư có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi kính mong thầy, cô giáo và các bạn thông cảm, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn để có thể ứng dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn. Trường THPT Lê Trung Đình Trang 9 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học TÀI LIỆU THAM KHẢO ***    *** [1] 385 CÂU HỎI VÀ ĐÁP VỀ HÓA HỌC VỚI ĐỜI SỐNG Nguyễn Xuân Trường ( Nhà xuất bản Giáo dục, 2006) [2] BỘ SÁCH TRI THỨC TUỔI HOA NIÊN THẾ KỈ XXI HÓA HỌC ( Người dịch: Từ Văn Mặc và Từ Thu Hằng; NXB Văn Hóa-Thông Tin 2001) [3] BỘ SÁCH 10 VẠN CÂU HỎI VÌ SAO ( Người dịch: Từ Văn Mặc và Trần Thị Ái; NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT 2000) [4] CHÌA KHÓA VÀNG HÓA HỌC ( Người dịch: Từ Văn Mặc và Trần Thị Ái; NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2002) [5] HÓA HỌC THẬT DIỆU KỲ ( Tập 1) Vũ Bội Tuyền ( Chủ biên); NXB Thanh Niên 2001 [6] PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10,11,12 ( Vụ trung học phổ thông - Sở GD – ĐT Quảng Ngãi) [7] SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 10,11,12 ( Nhà xuất bản Giáo Dục) [8] SÁCH GIÁO VIÊN HÓA HỌC 10,11,12 ( Nhà xuất bản Giáo dục) [9] THƯ VIỆN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ - VIOLET Trường THPT Lê Trung Đình Trang 10 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học PHỤ LỤC ***    *** Phần ví dụ minh họa thông qua một số hiện tượng, … thực tiễn trong số hàng nghìn, hàng vạn hiện tượng, tình huống thực tiễn có thể áp dụng và quan điểm của tôi trong từng vấn đề cụ thể với đề tài "Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" VẤN ĐỀ 1: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ? Mưa axit gây tổn hại cho các công trình bằng sắt thép, đá, cây cối. Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6. Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong ( ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại ( có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3. 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4 2NO + O2 → 2NO2 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai. Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết. Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca),magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp. Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến ( các loại đá này thành phần chính là CaCO3): CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy Trường THPT Lê Trung Đình Trang 11 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời sau khi dạy xong phần Sản xuất axit sunfuric - bài “Axit sunfuric. Muối sunfat”(Tiết 53, 54, 55 lớp 10 CB), bài “Hợp chất có oxi của lưu huỳnh” (tiết 68 – 71 10NC) hoặc áp dụng trong bài : “Axit nitric và muối nitrat” (tiết 14,15 lớp 11CB; tiết 18, 19, 20 lớp 11NC); bài “Hóa học và vấn đề môi trường” (tiết 67 lớp 12CB; tiết 85 lớp 12NC) Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề: * Chuẩn kiến thức: − Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học. − Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học. * Chuẩn kỹ năng: − Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường. − Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn. VẤN ĐỀ 2: “Hiệu ứng nhà kính” là gì ? Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên Khí cacbonic CO2 trong khí quyển chỉ hấp thụ một phần những tia hồng ngoại ( tức là những bức xạ nhiệt) của Mặt Trời và để cho những tia có bước sóng từ 50000 đến 100000 Å đi qua dễ dàng đến mặt đất. Nhưng những bức xạ nhiệt phát ra ngược lại từ mặt đất có bước sóng trên 140000 Å bị khí CO2 hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái Đất làm cho Trái Đất ấm lên. Theo tính toán của các nhà khoa học thì nếu hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi so với hiện tại thì nhiệt độ ở mặt đất tăng lên 4oC. Về mặt hấp thụ bức xạ, lớp CO2 ở trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh của các nhà kính dùng để trồng cây, trồng hoa ở xứ lạnh. Do đó hiện tượng làm cho Trái Đất ấm lên bởi khí CO2 được gọi là hiệu ứng nhà kính. Áp dụng: Ngày nay hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” trở thành một vấn đề có ảnh hưởng mang tính toàn cầu. Mục đích vấn đề giúp học sinh biết được nguyên nhân và tác hại của hiệu ứng nhà kính nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Giáo viên có thể đặt vấn đề này khi dạy phần Cacbon đioxit - bài “Hợp chất của Cacbon” (Tiết 24 lớp 11CB; tiết 30 lớp 11NC); bài “Hóa học và vấn đề môi trường” (tiết 67 lớp 12CB; tiết 85 lớp 12NC) Trường THPT Lê Trung Đình Trang 12 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề: * Chuẩn kiến thức: − Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học. − Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học. * Chuẩn kỹ năng: − Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường. − Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn. VẤN ĐỀ 3: Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn ? Sau những cơn mưa, nếu dạo bước trên đường phố, đồng ruộng, người ta cảm thấy không khí trong lành, sạch sẽ. Sở dĩ như vậy là có hai nguyên nhân: ➢ Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch. ➢ Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi: tia löûa ñieän 3O2 ⎯⎯⎯⎯ → 2O3 Ozon sinh ra là chất khí màu xanh nhạt, mùi nồng, có tính oxi hóa mạnh. Ozon có tác dụng tẩy trắng và diệt khuẩn mạnh. Khi nồng độ ozon nhỏ, người ta cảm giác trong sạch, tươi mát. Do vậy sau cơn mưa giông trong không khí có lẫn ít ozon làm cho không khí trong sạch, tươi mát. Áp dụng: Đây là một hiện tượng tự nhiên không xa lạ với học sinh. Một số học sinh cho rằng đây là điều hiển nhiên vì “ sau cơn mưa trời lại sáng”. Tuy nhiên nhìn dưới góc độ hóa học thì ta có thể giải thích được rõ ràng vấn đề này. Giáo viên có thể đề cập trong phần ứng dụng của ozon hay đặt câu hỏi trên sau khi dạy xong bài “Oxi - Ozon” ( Tiết 49 lớp 10 CB); bài “Ozon – Hiđropeoxit” (tiết 63 10NC). Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề: * Chuẩn kiến thức: - Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon. - Tính chất vật lí của ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon. * Chuẩn kỹ năng: − Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học của Ozon. − Vận dụng kiến thức Hóa học để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn. VẤN ĐỀ 4: Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông gió ? Trường THPT Lê Trung Đình Trang 13 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học Chúng ta đều biết khi máy photocopy làm việc thường xảy ra hiện tượng phóng điện cao áp do đó có thể sinh ra khí ozon theo phản ứng: tia löûa ñieän 3O2 ⎯⎯⎯⎯ → 2O3 Với một lượng ít ozon trong không khí thì có tác dụng diệt khuẩn, diệt vi trùng. Nhưng nếu lượng ozon lại vượt qua giới hạn cho phép sẽ gây tổn hại cho đại não, phá hoại khả năng miễn dịch bệnh, gây mất trí nhớ, biến đổi nhiễm sắc thể, gây quái thai ở phụ nữ mang thai, v.v..Thậm chí ozon còn là chất gây ung thư nên tác hại của ozon không thể kể hết được. Hiển nhiên là lượng ozon do máy photocopy sinh ra rất bé nên nếu ngẫu nhiên mà tiếp xúc với nó cũng chưa có thể gây nguy hại cho cơ thể. Nhưng nếu tiếp xúc với ozon trong thời gian dài và nếu không chú ý làm thông gió căn phòng thì do ozon tập hợp nhiều trong phòng đến mức vượt tiêu chuẩn an toàn thì sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cho nên khi sử dụng máy photocopy cần chú ý đến việc thông gió cho phòng máy. Áp dụng: Giáo viên có thể đề cập vấn đề trên khi nói về tác hại của ozon trong bài “Oxi - Ozon” ( Tiết 49 lớp 10 CB); bài “Ozon – Hiđropeoxit” (tiết 63 10NC). Sau bài học học sinh sẽ biết được sự nguy hiểm khi photocopy tài liệu và biết cách tránh được sự nguy hại này. Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề: * Chuẩn kiến thức: - Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon. - Tính chất vật lí của ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon. * Chuẩn kỹ năng: − Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học của Ozon. − Vận dụng kiến thức Hóa học để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn. VẤN ĐỀ 5: Vì sao chất CFC bị cấm sử dụng? Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O 3) Trường THPT Lê Trung Đình Trang 14 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học thường được gọi là tầng Ozon. Hàm lượng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon. Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Đức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận. Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng Clorofluorocacbon(viết tắt là CFC): CFC là những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó xâm nhập vào khí quyển. CFC 11 hoặc CFCl3 hoặc CFCl2 hoặc CF2Cl2 (còn gọi là freon 12 hoặc F12) là những chất thông dụng của CFC. Một lượng nhỏ CFC khác là CHC1F2 (hoặc F22), CCl4 và CF4 cũng xâm nhập vào khí quyển. CFC có tính ổn định cao và không bị phân huỷ. Khi CFC đạt tới thượng tầng khí quyển chúng sẽ được các tia cực tím phân huỷ. Tốc độ phân huỷ CFC sẽ rất nhanh nếu tầng ôzôn bị tổn thương và các bức xạ cực tím tới được những tầng khí quyển thấp hơn. Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình. Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozon. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozon. 112 nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng freon. Vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hoá chất khác thay thế các hoá chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ozon của Trái đất. Áp dụng: “Lỗ thủng tầng Ozon” hiện nay đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Giáo viên có thể nêu vấn đề này khi dạy về “Ứng dụng của flo” – Bài “ Flo – Brom – Iot” (Tiết 42, 43 lớp 10 CB); bài “Flo” (tiết 55 lớp 10NC) hoặc bài “Dẫn xuất halogen của Hiđrocacbon” (Tiết 55 lớp 11CB; tiết 69,70 lớp 11NC) hoặc bài “Hóa học và vấn đề môi trường” (tiết 67 lớp 12 CB; tiết 85 lớp 12NC). Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề: * Chuẩn kiến thức: − Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học. − Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học. * Chuẩn kỹ năng: Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường. Trường THPT Lê Trung Đình Trang 15 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học − Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn. VẤN ĐỀ 6: Vì sao “chảo không dính” khi chiên rán thức ăn lại không bị dính chảo? Nếu dùng chảo bằng gang, nhôm thường để chiên cá, trứng không khéo sẽ bị dính chảo. Nhưng nếu dùng chảo không dính thì thức ăn sẽ không dính chảo. Thực ra mặt trong của chảo không dính người ta có trải một lớp hợp chất cao phân tử. Đó là politetrafloetylen CF2 được tôn vinh là “vua chất dẻo” CF2 n thường gọi là “teflon”. Politetra floetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và F nên liên kết với nhau rất bền chắc. Khi cho teflon vào axit vô cơ hay axit H2SO4 đậm đặc, nước cường thủy( hỗn hợp HCl và HNO3 đặc), vào dung dịch kiềm đun sôi thì teflon không hề biến chất. Dùng teflon tráng lên đáy chảo khi đun với nước sôi không hề xảy ra bất kì tác dụng nào. Các loại dầu ăn, muối, dấm,… cũng xảy ra hiện tượng gì. Cho dù không cho dầu mỡ mà trực tiếp rán cá, trứng trong chảo thì cũng không xảy ra hiện tượng gì. Một điều chú ý là không nên đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì teflon ở nhiệt độ trên o 250 C là bắt đầu phân hủy và thoát ra chất độc. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vật cứng vì có thể gây tổn hại cho lớp chống dính. Áp dụng: “Chảo không dính” hiện nay được các bà nội trợ sử dụng khá nhiều. Công dụng của chảo đã làm hài lòng tất cả các đầu bếp khó tính. Nhưng ít ai hiểu được vì sao chảo không dính lại ưu việt đến vậy. Giáo viên có thể nêu vấn đề này khi dạy về “Ứng dụng của flo” – Bài “ Flo – Brom – Iot” (Tiết 42, 43 lớp 10 CB); bài “Flo” (tiết 55 lớp 10NC) hoặc bài “Dẫn xuất halogen của Hiđrocacbon” (Tiết 55 lớp 11CB; tiết 69,70 lớp 11NC); hoặc bài “Vật liệu polime” (tiết 21,22 lớp 12CB; tiết 28,29 lớp 12NC) cũng như lưu ý học sinh về cách sử dụng chảo không dính. Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề: * Chuẩn kiến thức: − Một số ứng dụng, điều chế một số hợp chất của flo * Chuẩn kỹ năng: - Viết được các PTHH tổng hợp một số polime thông dụng (bài “Vật liệu polime” (tiết 21,22 lớp 12CB; tiết 28,29 lớp 12NC) ) - Vận dụng kiến thức hóa học để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. VẤN ĐỀ 7: Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF ? Trường THPT Lê Trung Đình Trang 16 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học Tuy dung dịch axit HF là một axit yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là ăn mòn thủy tinh. Do thành phần chủ yếu của thủy tinh là silic đioxit SiO2 nên khi cho dung dịch HF và thì có phản ứng xảy ra: SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O Áp dụng: Đây là phần kiến thức mà bất kì học sinh nào cũng phải biết được sau khi học bài Flo và hợp chất của nó. Học sinh biết giải thích và vận dụng trong thực tiễn tránh việc dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF. Giáo viên có thể hỏi học sinh sau khi dạy xong bài “ Flo – Brom – Iot” (Tiết 42, 43 lớp 10 CB); bài “Flo” (tiết 55 lớp 10NC) hay bài “ Silic và Hợp chất silic”(Tiết 25 lớp 11 CB; tiết 31 lớp 11NC). Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề: * Chuẩn kiến thức: - Tính chất hoá học của HF , SiO2. * Chuẩn kỹ năng: - Viết phương trình phản ứng minh họa cho tính chất. - Vận dụng kiến thức hóa học để áp dụng vào trong cuộc sống. VẤN ĐỀ 8: Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ? Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc vào lớp sáp trên bề mặt, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chỗ lớp sáp bị cào đi SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O Nếu không có dung dịch HF thì thay bằng dung dịch H2SO4 đặc và bột CaF2. Làm tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF2 vào chỗ cần khắc, sau đó cho thêm H2SO4 đặc vào và lấy tấm kính khác đặt trên chỗ cần khắc. Sau một thời gian, thủy tinh cũng sẽ bị ăn mòn ở những nơi cạo sáp. CaF2 + 2H2SO4 → CaSO4 + 2HF↑ ( dùng tấm kính che lại) Sau đó SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O Áp dụng: Đây là một vấn đề rất thực tế khi mà nghề khắc thủy tinh đang phát triển ở nước ta. Sau bài học, học sinh không những biết được phương pháp khắc thủy tinh mà còn có thể giải thích được vấn đề này. Thậm chí đây là cơ sở cho việc học nghề, khơi gợi niềm đam mê học tập, học sinh có thể tự làm thí nghiệm này trong tiết thực hành. Giáo viên có thể lồng Trường THPT Lê Trung Đình Trang 17 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học vào bài “ Flo – Brom – Iot” (Tiết 42, 43 lớp 10 CB); bài “Flo” (tiết 55 lớp 10NC) khi dạy phần tính chất hóa học hoặc giáo viên nêu vấn đề trên để dẫn dắt vào bài giảng “ Silic và Hợp chất silic”(Tiết 25 lớp 11 CB; tiết 31 lớp 11NC). Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề: * Chuẩn kiến thức: - Tính chất hoá học của HF , SiO2. * Chuẩn kỹ năng: - Viết phương trình phản ứng minh họa cho tính chất. - Vận dụng kiến thức hóa học để áp dụng vào trong cuộc sống. VẤN ĐỀ 9: Tại sao nước máy ở các thành phố lại có mùi khí clo ? Trong hệ thống nước máy ở thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khí clo vào để có tác dụng diệt khuẩn. Một phần khí clo gây mùi và một phần tác dụng với nước: ⎯⎯ → HCl + HClO Cl2 + H 2 O ⎯ ⎯ Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh nên có tác dụng khử trùng, sát khuẩn nước. Áp dụng: Vấn đề này đang được sử dụng làm sạch nước hiện nay ở các nhà máy nước cung cấp nước cho các thành phố, thị xã, thị trấn. Giải thích được hiện tượng này giúp học sinh hiểu được vai trò và ứng dụng của clo trong cuộc sống mà học sinh có thể kiểm nghiệm thật dể dàng. Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ để trả lời trong phần ứng dụng của clo trong bài “Clo”( Tiết 38 lớp 10 CB; tiết 48, 49 lớp 10NC). Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề: * Chuẩn kiến thức: - Tính chất hoá học của Cl2, ứng dụng của clo. * Chuẩn kỹ năng: - Viết phương trình phản ứng minh họa cho tính chất. - Vận dụng kiến thức hóa học để áp dụng vào trong cuộc sống. VẤN ĐỀ 10: Vì sao trước khi luộc rau muống cần cho thêm một ít muối ăn NaCl ? Trường THPT Lê Trung Đình Trang 18 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học Dưới áp suất khí quyển 1atm thì nước sôi ở 100oC. Nếu cho thêm một ít muối ăn vào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn 100oC, khi đó luộc rau sẽ mau mềm, xanh và chín nhanh hơn là luộc bằng nước không. Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin. Áp dụng: Đây là một vấn đề rất quen thuộc mà nếu không chú ý thì học sinh sẽ không biết. Học sinh dễ dàng làm thí nghiệm ngay khi nấu ăn. Từ đó góp phần tạo nên kinh nghiệm nấu ăn cho học sinh, rất thiết thực trong cuộc sống. Giáo viên có thể nêu vấn đề trên sau khi kết thúc bài “Clo” ( Tiết 38 lớp 10 CB; tiết 48, 49 lớp 10NC) hoặc bài “Các hợp chất quan trọng của kim loại kiềm” (Tiết 46 lớp 12NC) bài “Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm”(Tiết 41,42 lớp 12CB) . Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề: * Chuẩn kiến thức: - Biết được : Một số ứng dụng quan trọng của một số hợp chất như NaCl * Chuẩn kỹ năng: - Vận dụng kiến thức hóa học để áp dụng vào trong cuộc sống. VẤN ĐỀ 29: Tại sao phải ăn muối iot ? Bệnh nhân bướu cổ Trong cơ thể con người có tồn tại một lượng iot tập trung ở tuyến giáp trạng. Ở người trưởng thành lượng iot này khoảng 20-50mg. Hàng ngày ta phải bổ sung lượng iot cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn muối iot. Iôt có trong muối ăn dạng KI và KIO3. Nếu lượng iot không cung cấp đủ thì sẽ dẫn đến tuyến giáp trạng sưng to thành bướu cổ, nặng hơn là đần độn, vô sinh và các chứng bệnh khác. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi kết thúc bài giảng phần “Iot” - bài “ Flo – Brom – Iot” (Tiết 42, 43 lớp 10 CB); bài “Iot” (tiết 57 lớp 10NC) nhằm giúp cho học sinh hiểu được ích lợi của việc ăn muối iot và tuyên truyền cho cộng đồng. Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề: * Chuẩn kiến thức: - Ứng dụng của Iot và hợp chất của Iot. * Chuẩn kỹ năng: - Vận dụng kiến thức hóa học để áp dụng vào trong cuộc sống. VẤN ĐỀ 11: Vì sao chất Florua lại bảo vệ được răng ? Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bằng phản ứng: Trường THPT Lê Trung Đình Trang 19 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học ⎯⎯ → Ca5(PO4)3OH (1) 5Ca + 3PO4 + OH ⎯ ⎯ Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu răng. Sau các bữa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn lưu lại trên răng tạo thành các axit hữu cơ như axit axetic và axit lactic. Thức ăn với hàm lượng đường cao tạo điều kiện tốt cho việc sản sinh ra các axit đó. Lượng axit trong miệng tăng làm cho pH giảm, làm cho phản ứng sau xảy ra: H+ + OH- → H2O Khi nồng độ OH- giảm, theo nguyên lí Lơ-Sa-tơ-li-ê, cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều nghịch và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển. Biện pháp tốt nhất phòng sâu răng là ăn thức ăn ít chua, ít đường và đánh răng sau khi ăn. Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng NaF hay SnF2, vì ion F- tạo điều kiện cho phản ứng sau xảy ra: 5Ca2+ + 3PO43- + F- → Ca5(PO4)3F Hợp chất Ca5(PO4)3F là men răng thay thế một phần Ca5(PO4)3OH Ở nước ta, một số người có thói quen ăn trầu, việc này rất tốt cho việc tạo men răng theo phản ứng (1), vì trong trầu có vôi tôi Ca(OH)2, chứa các ion Ca2+ và OH- làm cho cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều thuận. 2+ 3- - Áp dụng: Vấn đề sâu răng và phòng ngừa sâu răng được mọi người quan tâm. Nhưng ít ai biết rằng vì sao răng bị sâu và cơ chế phòng ngừa như thế nào. Học sinh sẽ rất tò mò về vấn đề này. Giáo viên có thể đề cập vấn đề này trong phần giảng Khái niệm về pH – bài “Sự điện ly của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ”( Tiết 5,6 lớp 11CB; tiết 6,7 lớp 11NC) hay ứng dụng của flo - bài “ Flo – Brom – Iot” (Tiết 42, 43 lớp 10 CB); bài “Flo” (tiết 55 lớp 10NC) nhằm giúp cho học sinh có thói quen bảo vệ răng bằng cách đánh răng sau các bữa ăn. Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt cho học sinh thông qua vấn đề: * Chuẩn kiến thức: - Ứng dụng của Flo và hợp chất của Flo. * Chuẩn kỹ năng: - Vận dụng kiến thức hóa học để áp dụng vào trong cuộc sống. VẤN ĐỀ 12:Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ? Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O (đen) Áp dụng: Hiện tượng “đánh gió” đã được ông bà ta sử dụng từ rất xa xưa cho đến tận bây giờ để chữa bệnh cảm. Cách làm này rất có cơ sở khoa học mà mọi người cần phải biết. Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên khi dạy phần trạng thái tự nhiên của hiđro sunfua bài Trường THPT Lê Trung Đình Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng