Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn vận dụng đổi mới phương pháp dạy văn ở trường thcs ...

Tài liệu Skkn vận dụng đổi mới phương pháp dạy văn ở trường thcs

.DOC
18
160
83

Mô tả:

PHÒNG GD & ĐT BẢOTHẮNG TRƯỜNG THCS SƠN HÀ CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM --------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp huyện Tên tôi là: Đặng Thị Thanh Hường Sinh ngày: 12 tháng 1 năm 1965 Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Sơn Hà. Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm. Chuyên ngành: Ngữ Văn. Đề nghị công nhận sáng kiến: Giới thiệu chuyên đề “Vận dụng đổi mới phương pháp dạy Văn ở trường Trung học cơ sở” A- MÔ TẢ GIẢI PHÁP Quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên nhằm đạt được các nhiệm vụ của dạy học. Dạy học nói chung và dạy học văn nói riêng là quá trình thầy tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm theo đúng quy luật của nhận thức. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn. Có nghĩa là: Từ tác phẩm (thầy cho học sinh hoạt động trên văn bản) đến quá trình chiếm lĩnh tác phẩm (phân tích, tìm hiểu văn bản) cuối cùng biến tác phẩm văn thành tác phẩm của mình (tái tạo sản phẩm). Tâm lí của học sinh THCS khi tiếp nhận văn: Học sinh THCS có khả năng độc lập, tích cực trong đọc, học văn nhưng năng lực và hứng thú cá nhân chưa vững bền. Các phẩm chất tư duy phục vụ cho việc đọc, học văn như: Ghi nhớ, tái hiện, liên tưởng, tưởng tượng; phân tích - tổng hợp; tìm tòi - phát hiện... đã có bước phát triển hơn nhưng rất cần các phương pháp hỗ trợ, kích thích của giáo viên mới có thể trở nên vững bền, ổn định. Mục tiêu chương trình môn văn THCS cụ thể là: Cung cấp những kiến thức văn học cơ bản, hệ thống về tác giả, tác phẩm văn học. Hình thành và rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản, thiết yếu để tiếp nhận văn học và tạo một số loại văn bản trong phạm vi nhà trường. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách theo những cái hay, cái đẹp của văn học. Giáo dục tình yêu, sự say mê quý trọng tiếng mẹ đẻ và văn học dân tộc. VËn dông ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y v¨n ë trêng Trung häc c¬ së Hơn nữa, văn học là một loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Văn học thông qua một chất liệu đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật (một thứ ngôn ngữ đã được chọn lọc, gọt rũa tinh tế...). Bằng ngôn ngữ, tác phẩm văn học có khả năng tái hiện một cách cụ thể, sinh động, gợi cảm hiện thực khách quan. Ví dụ: Qua tác phẩm văn học có thể tái hiện sinh động hình ảnh một chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời, hăng say với công tác kháng chiến qua bài thơ “Lượm-Tố Hữu” (Ngữ văn 6). Hoặc cảm nhận thấm thía nỗi buồn của Thuý Kiều khi ngồi trước lầu Ngưng Bích qua đoạn thơ “Buồn trông cửa bề chiều hôm; thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa...”(Kiều ở lầu Ngưng Bích-Truyện kiều - Nguyễn Du) (Ngữ văn 9). Tác phẩm văn học là một kết cấu nghệ thuật tinh tế có sự kết hợp giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện của tác giả. Học văn không phải chỉ để biết những sự kiện, hiện tượng của cuộc sống, mà còn hiểu được những tầng ý nghĩa nằm ngoài ngôn ngữ tác phẩm. Đó là những tư tưởng, tình cảm, những đánh giá khách quan về cuộc sống của chính nhà văn thông qua việc xây dựng hình tượng nghệ thuật. Ví dụ: Học tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” học sinh không chỉ biết được cuộc đời Vũ Nương mà còn hiểu và cảm được ý nghĩa sâu xa của tác phẩm chính là việc tố cáo những phong tục nghiệt ngã, coi trọng nam quyền trong chế độ phong kiến và nắm được những đặc trưng thi pháp của một thể loại văn học cổ Việt Nam: Truyền kỳ mạn lục. Văn học giúp nhận thức cuộc sống, đưa đến những suy tưởng sâu lắng trong tâm hồn, tình cảm để cuộc sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Dạy văn thực chất là giúp học sinh biến tác phẩm của nhà văn thành tác phẩm của mình, sống trong mình. Kết quả tiếp nhận tác phẩm ở mỗi học sinh có thể khác nhau, thậm chí chưa hẳn trùng hợp hoàn toàn với dự kiến của người giáo viên. Đổi mới phương pháp dạy văn có nghĩa là phải tôn trọng và đề cao tính cá thể hoá trong tiếp nhận văn của học sinh. Làm thế nào để cho học sinh được làm việc, làm việc một cách tích cực trong giờ. Thực hiện phương châm tự học, tự phát triển. I. Những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy và học văn ở trường THCS hiện nay. 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền về công tác giáo dục. - Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của các tổ khối chuyên môn của ngành, thường xuyên mở lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. §Æng ThÞ Thanh Hêng - Trêng THCS S¬n Hµ 2 VËn dông ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y v¨n ë trêng Trung häc c¬ së - Có đủ tài liệu nghiên cứu về việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy. - Giáo viên đã có ý thức về việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy. 2. Khó khăn: a. Về phía giáo viên. - Việc dạy và học môn văn ở trường THCS hiện nay còn có một số tồn tại như: Việc áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy ở một số ít giáo viên còn hạn chế. Một số giáo viên còn chưa mạnh dạn thực hiện áp dụng đổi mới phương pháp. - Sự nhận thức của một số ít học sinh thuộc vùng 3, vùng khó khăn còn chậm. - Còn một số học sinh chưa thật sự tích cực, chủ động trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá tác phẩm, do các em còn rụt rè, ngại ngùng, hoặc do còn nông cạn về kiến thức. Vì vậy vẫn còn một số ít giờ dạy văn chưa đạt hiệu quả cao. Vậy, tình trạng chung của việc giảng dạy văn học ở trường THCS hiện nay vẫn còn một số tồn tại. Việc tạo nên một chuyển biến sâu sắc không phải là một sớm, một chiều, hơn nữa sự vận dụng phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới chưa thành hệ thống, chưa thường xuyên, liên tục vì nhiều lẽ, nhiều nguyên nhân khác nhau. b. Về phía học sinh. - Một số ít học sinh chưa có thật sự tích cực, chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ. Chưa thật sự tự giác tìm hiểu kiến thức. - Năng lực cảm thụ văn học, khả năng tư duy văn học của một số học sinh còn hạn chế. Một số em chưa tích cực độc lập suy nghĩ nên gặp khó khăn khi phải trả lời các câu hỏi suy luận hay cảm thụ văn học. - Một số học sinh khả năng diễn đạt, trình bày còn yếu, kĩ năng làm bài chưa thành thạo. Còn học sinh phụ thuộc nhiều vào tài liệu tham khảo, chưa thực sự là những kiến thức có được do sự cảm thụ bằng tâm hồn trong trẻo của chính mình. - Với những tồn tại trên đã cho thấy một số ít học sinh chưa đảm nhiệm tốt được vai trò chủ động, tích cực trong quá trình học tập văn học theo yêu cầu của đổi mới dạy học ở trường THCS. Trên đây là những khó khăn của việc dạy và học văn ở trường THCS. Từ những khó khăn ấy, là người giáo viên dạy văn có tâm huyết với nghề, tôi luôn suy nghĩ phải làm gì đây để đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục? Tất cả mọi giáo viên văn đều phải nhìn ra được cái thực trạng ấy để có hướng giải quyết theo đúng tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp giảng dạy văn. Vì vậy tôi mạnh §Æng ThÞ Thanh Hêng - Trêng THCS S¬n Hµ 3 VËn dông ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y v¨n ë trêng Trung häc c¬ së dạn đưa ra một số giải pháp về việc vận dụng đổi mới dạy - học văn ở trường THCS. II. Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường THCS. 1- Một số giải pháp. Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm làm cho học sinh không những tìm ra con đường phân tích, đánh giá, thưởng thức tác phẩm văn học mà còn tự rút ra cho mình những bài học sâu sắc về tư tưởng, tình cảm, lối sống cũng như các kỹ năng văn học. Do vậy, trong giờ văn, giáo viên phải huy động thể hiện mọi năng lực sư phạm, năng lực phân tích, cảm thụ văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn hóa tổng hợp để học sinh học tốt. Giáo viên là người tổ chức ra việc cho học sinh. Tổ chức được việc không phải người thầy nghĩ ra mà ở ngay tài liệu (bài dạy) quy định. Tổ chức cho học sinh huy động càng nhiều giác quan trong quá trình tiếp nhận tác phẩm thì khả năng nhớ càng tốt. Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học có thể có các giải pháp sau: 1- Giáo viên phải mạnh dạn thay đổi để đáp ứng yêu cầu mới, nâng cao năng lực chuyên môn và tay nghề sư phạm. 2- Vận dụng các phương pháp phù hợp, linh hoạt, có hiệu quả nhằm tạo ở học sinh một sự tự học tập tích cực. 3- Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy 4 - Kết hợp với việc sử dụng một số kĩ thuật dạy học hỗ trợ (Kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy, kĩ thuật đắp bông tuyết...) 5- Phát huy thế mạnh tổng hợp của việc kết hợp sử dụng các hình thức dạy học khác nhau (hình thức tổ chức đồng loạt hay nhóm). Song song với hai hình thức trên chú trọng tới kiểu dạy học ngoài lớp như: Học các chuyên đề, bổ trợ, tổ chức ngoại khóa, tham gia tìm hiểu các vấn đề thuộc về thực tiễn, sáng tác liên quan đến tác giả, tác phẩm. 6- Quy trình thực hiện giờ dạy văn theo hướng đổi mới, quy trình ấy là việc tập hợp. Việc của thầy và trò diễn ra liên tiếp, bao gồm 6 hoạt động: HĐ 1: Khởi động; HĐ2: Đọc và thảo luận chú thích; HĐ3: Tìm hiểu bố cục, HĐ4:Tìm hiểu văn bản; HĐ5: Tổng kết- ghi nhớ; HĐ6: Luyện tập. 2 - Những điều kiện kèm theo để thực thi giải pháp. - Điều kiện về giáo viên: + Giáo viên thực sự phải là người yêu nghề, say mê với môn văn học. Chủ động tổ chức việc học cho học sinh. §Æng ThÞ Thanh Hêng - Trêng THCS S¬n Hµ 4 VËn dông ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y v¨n ë trêng Trung häc c¬ së + Giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng về kiến thức và phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới. - Điều kiện về học sinh: + Học sinh phải thực sự yêu thích môn học, ham học hỏi, khám phá các tác phẩm văn học. + Chủ động tiếp nhận tác phẩm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Điều kiện về cơ sở vật chất: + Các phương tiện: Sách giáo khoa, tài liệu có liên quan tới tác phẩm phải có để cho hoạt động dạy và học được đảm bảo. - Công tác quản lý, chỉ đạo: + Công tác quản lý, chỉ đạo phải đảm bảo thường xuyên. Có thanh tra, kiểm tra kết quả giảng dạy của giáo viên (qua phiếu bài tập của học sinh). Từ đó giáo viên sẽ có ý thức cao trong việc tổ chức cho học sinh học tập, hoặc kiểm tra bằng cách dự giờ, thăm lớp (qua các tiết hội giảng). III- Vận dụng một số phương pháp dạy học văn theo hướng đổi mới. Dạy học văn là một quá trình tổng hợp, liên quan đến nhiều khoa học ngoài văn học như: Ngôn ngữ học, tâm lý học, giáo dục học, văn hóa xã hội... (dạy học văn vừa là khoa học vừa là nghệ thuật). Các phương pháp tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn học trong mối quan hệ với các kiến thức ngôn ngữ, văn hóa xã hội... bảo đảm tính khoa học cho giờ văn. Còn phương pháp lên lớp hướng dẫn học sinh cảm, vận dụng đúng, phù hợp với tư tưởng tình cảm, tâm sinh lý lứa tuổi tạo nên tính nghệ thuật. Để đảm bảo tính khoa học- nghệ thuật cho giờ văn đổi mới phương pháp thực chất là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập văn của tất cả các đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Đổi mới phương pháp không có nghĩa là từ bỏ phương pháp truyền thống, cũng không có nghĩa phải là chỉ cải tiến phương pháp dạy học đó hoặc độc tôn phương pháp dạy học mới. Vấn đề không phải là bản thân các phương pháp mà là sự vận dụng các phương pháp một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ (lúc nào dùng lời, dùng câu hỏi, tranh ảnh, bài tập...) Đổi mới phương pháp dạy văn có nghĩa là tất cả các phương pháp dạy học: Thuyết giảng, bình giảng, nêu vấn đề, đọc- hiểu, thảo luận... đều được vận dụng trong dạy học văn theo quy luật hoạt động bên trong của chủ thể học sinh. Như vậy, sự vận dụng phương pháp dạy học trong giờ văn có sự thay đổi cơ bản về chất: Từ thông báo tái hiện sang tổ chức cho học sinh chủ động tiếp nhận, cảm thụ, vận dụng kiến thức, kỹ năng văn học. Cụ thể như sau: §Æng ThÞ Thanh Hêng - Trêng THCS S¬n Hµ 5 VËn dông ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y v¨n ë trêng Trung häc c¬ së 1- Phương pháp dùng lời (diễn giảng, bình giảng, thuyết trình, tạo mẫu): Thầy giáo sử dụng phương tiện là lời nói của mình truyền tải tri thức đến cho học sinh. Phương pháp này đảm bảo cho việc truyền thụ những thông tin văn học cần thiết, đảm bảo kiến thức đến cho học sinh là chính xác, khoa học, lô gíc, và tiết kiệm thời gian. Nhưng qua thực tế giảng dạy tôi thấy nếu cứ dùng như vậy thì sẽ làm thui chột suy nghĩ của học sinh, cho nên cũng bằng phương pháp này ta có một giải pháp cải tiến: Dùng phương pháp giả định (lối nói giả định) hãy chuyển lời của giáo viên thành lời của người khác để tạo cho học sinh một khoảng mà không bị che lấp bởi bóng của thầy. Ví dụ: Giảng thơ Thế Lữ, bài “Nhớ rừng” Giáo viên: Giả sử có bạn học sinh nói: “Nhà thơ Thế lữ đã mượn hình ảnh con hổ với tâm trạng của hổ để diễn tả tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ”, theo em nói như vậy đúng hay sai? phải bổ sung thêm gì không? Lúc đó học sinh sẽ tự nói ra được điều mình suy nghĩ về tác phẩm, mà nói một cách hết sức tự nhiên, không hề bó buộc. 2) Phương pháp dùng câu hỏi (phương pháp hỏi đáp, nêu vấn đề). Phương pháp này là giáo viên đặt câu hỏi để học sinh tham gia trả lời, xây dựng bài giảng, học sinh cùng góp phần khám phá tác phẩm. Nếu như ở phương pháp này giáo viên cứ phát vấn học sinh trả lời mà không định lượng câu hỏi thì sẽ rất mất nhiều thời gian, bài giảng sẽ vụn vặt. Vì thế, phải đổi mới, đưa vào trong câu hỏi những vấn đề, những tình huống và khả năng gợi mở. Hỏi đáp tạo ra cái đối thoại ban đầu cho học sinh, mỗi học sinh có câu trả lời riêng, tạo nhu cầu giao tiếp, nhu cầu bộc lộ. Hệ thống câu hỏi cần vừa với sự tiếp nhận, cảm thụ văn học của học sinh và thuộc phạm vi kiến thức của bài học. Có thể sử dụng các loại câu hỏi tương ứng với từng giai đoạn học tập như: Loại câu hỏi tạo ấn tượng thẩm mỹ; loại câu hỏi phát hiện bản chất các hiện tượng văn học; loại câu hỏi kích thích tư duy liên tưởng, tưởng tượng hay phân tích, đánh giá. Loại câu hỏi khái quát, tổng kết các vấn đề văn học. Loại câu hỏi trắc nghiệm đánh dấu vào các dữ kiện văn học do giáo viên chuẩn bị sẵn ở các phiếu học tập. Ví dụ: Khi giảng thơ Hồ Xuân Hương (lớp 7) với bài “Bánh trôi nước” có thể khai thác 4-5 câu hỏi tập trung vào các vấn đề cơ bản về nội dung, nghệ thuật như sau: Câu 1: Qua bài thơ điều sâu kín Hồ Xuân Hương muốn nói với độc giả điều gì? §Æng ThÞ Thanh Hêng - Trêng THCS S¬n Hµ 6 VËn dông ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y v¨n ë trêng Trung häc c¬ së Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài “Bánh trôi nước” để thể hiện ý tưởng ca ngợi phẩm chất người phụ nữ? Câu 3: Sự Việt hoá thể thơ tứ tuyệt đường luật được thể hiện như thế nào qua bài “Bánh trôi nước”. Câu 4: Từ những suy nghĩ về phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương hãy liên hệ về vấn đề phụ nữ trong xã hội hiện nay? Câu 5: Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 câu) thể hiện sự cảm thông của em với nhân vật trữ tình của hai bài thơ. Với phương pháp nêu vấn đề, trong một giờ văn ở THCS chỉ nên chọn một vấn đề có khả năng gây ra sự đa dạng trong cách nhận thức, cảm thụ để học sinh suy nghĩ vào thảo luận. ở đây cần nhất là giáo viên phải tạo được tình huống có vấn đề, kích thích được sự suy nghĩ, tìm tòi ở mỗi cá nhân học sinh. Ví dụ: Bài giảng “Mùa xuân nho nhỏ” (lớp 9) giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu 3 khổ thơ đầu đã chọn, 3 khổ thơ cuối để học sinh tự tìm hiểu và thảo luận. Đây là 3 khổ thơ có kết cấu nghệ thuật và ý nghĩa biểu đạt tư tưởng chủ đề sâu sắc nhất trong tác phẩm. Lúc này vai trò của giáo viên thể hiện không phải qua lời truyền thụ mà là qua các câu hỏi có tính dẫn dắt. Ba khổ thơ cuối gợi cho em những suy nghĩ gì? Tại sao tác giả lại dùng cấu tứ lặp? ý nghĩa của các hình ảnh “Một con chim” “Một bông hoa” “Một nốt nhạc” “Một mùa xuân” trong quan hệ với câu “Lặng lẽ dâng cho đời”? Kết quả học sinh đã thảo luận, phát biểu hào hứng, xúc động và còn khái quát được ý nghĩa nhân sinh lành mạnh của bài thơ: Một quan niệm đẹp về cuộc sống, về sự cống hiến của mỗi cá nhân. Như vậy với một vấn đề vừa sức, học sinh THCS đủ năng lực để có thể suy nghĩ, tự bộc lộ suy nghĩ của mình. Giáo viên phải tập cho học sinh “... Biết nói ra những gì mà nó biết rõ, những gì mà nó đã suy nghĩ nhiều và sâu sắc” (Bi-ê lin-xki). Cũng với phương pháp này ta có thể chuyển câu hỏi thành việc làm và thao tác. Ví dụ: Khi dạy bài Lượm (Lớp 6) (Tố Hữu) - Giáo viên tạo việc cho học sinh: Hãy đọc kĩ khổ thơ thứ 2 và cho biết tác giả đã sử dụng bao nhiêu từ láy để miêu tả Lượm? Và sử dụng mấy biện pháp tu từ? - Thao tác: Qua những từ ngữ đó em hình dung ra Lượm là một thiếu niên có hình dáng, tính tình ra sao? Nghệ thuật đó làm nổi rõ nét tính cách gì của Lượm? §Æng ThÞ Thanh Hêng - Trêng THCS S¬n Hµ 7 VËn dông ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y v¨n ë trêng Trung häc c¬ së Mục đích cao cả nhất của dạy văn là dạy người. Với quan điểm mới, qua các hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức học sinh cũng đồng thời tự rút ra những bài học về tư tưởng và kĩ năng văn học. Ví dụ: Học xong tác phẩm “Lão Hạc” (Lớp 8) học sinh không chỉ hiểu, cảm thông với diễn biến, tâm lý của nhân vật mà còn phải khái quát lên số phận bi kịch của người nông dân lương thiện, phải rút ra được ý nghĩa tố cáo sâu sắc của tác phẩm qua cái chết thê thảm của lão Hạc. Những bài học về cách sống, về mối quan hệ giữa người với người qua những câu văn thể hiện sự suy ngẫm của tác giả. Những bài học về cách tìm hiểu và phân tích một truyện ngắn có nhiều nét độc đáo nghệ thuật. Tóm lại: Vận dụng tốt phương pháp hỏi - đáp (đàm thoại) trong giờ dạy văn thì kết quả chiếm lĩnh tác phẩm của học sinh sẽ đạt chất lượng cao, phát huy tính tích cực của học sinh. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá tác phẩm. 3) Phương pháp đọc - hiểu: Đọc - hiểu thực chất là 2 hoạt động. “Đọc” là con đường là cách thức để tiếp nhận thông tin. “Hiểu” là mục đích cần đạt được. “Đọc” là con đường duy nhất, là phương pháp đặc thù không thể thay thế trong hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương. Để thực hiện được phương pháp “đọc” có hiệu quả lại phải thông qua một hệ thống các biện pháp: Đọc thô; đọc hồi ức - tưởng tượng; đọc và giải mã tác phẩm; đọc và bình giá tác phẩm và cuối cùng là đọc diễn cảm. Vì vậy, đọc không phải là một hoạt động đọc mẫu thuần tuý của giáo viên mà còn là sự đọc có vận dụng của tư duy, tình cảm của học sinh để các em có thể nhập vai, tái tạo hình tượng văn học, nắm được cốt truyện và chủ đề tư tưởng tác phẩm một cách chân thực trong sáng. Lâu nay ta mới chỉ quan tâm đến việc đọc diễn cảm, chưa quan tâm đến đọc văn. Muốn đọc - hiểu được văn bản ta phải tạo được môi trường văn hóa để đọc. Nhà đạo diễn kịch Nga Xta-nhi-lép-xki nói: “Khi đọc là đọc vào mắt người nghe, chứ không phải đọc vào tai người nghe”. Khi vận dụng phương pháp đọc không phải đọc để mà đọc, ngắt nhịp để mà ngắt nhịp, như vậy chẳng có ý nghĩa gì, mà phương pháp đọc quy định: Đọc văn thì phải đọc được những thông tin nghệ thuật của văn. Đọc được những ngôn ngữ đặc thù của văn. Văn chương nói bằng ngôn từ, bằng nhân vật, đoạn miêu tả, đoạn đối thoại, bằng kết cấu, bằng không gian thời gian; nghệ thuật văn chương nói bằng những tín hiệu thẩm mĩ, muốn như thế đọc văn chương là đọc của hình dung tưởng tượng. Ví dụ: Khi dạy bài “Sau phút chia li” (HDĐT) (ngữ văn 7) §Æng ThÞ Thanh Hêng - Trêng THCS S¬n Hµ 8 VËn dông ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y v¨n ë trêng Trung häc c¬ së Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc một lần bài thơ (tri giác tác phẩm), chú ý đọc đúng ngữ âm, rõ ràng, chính xác, đúng dấu câu, đúng nhịp điệu. Sau đó giáo viên tiếp tục cho học sinh đọc lại bốn câu đầu của bài . - Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp, hiệp vần của khổ thơ, tác dụng? (nhịp lẻ - chẵn (3 - 4), cách hiệp vần của thể song thất lục bát tạo ra nhạc tính cao, âm hưởng nhịp nhàng, lâm li, tha thiết, phù hợp với tâm trạng nhân vật trữ tình...). - Hình ảnh đối lập “Chàng thì đi - thiếp thì về” và hình ảnh tượng trưng “Cõi xa mưa gió” “Buồng cũ chiếu chăn” gợi cho em thấy được điều gì? (Thấy được thực trạng của cuộc chia li nghịch chướng, người chồng ra nơi trận mạc vất vả, người vợ trở về với cảnh vò võ cô đơn...) Cứ như vậy người giáo viên hướng dẫn học sinh đọc với các biện pháp đặc thù như đã nói ở trên để rồi cuối cùng học sinh có thể hiểu được văn bản, cảm nhận được cái hay, cái đẹp qua nội dung văn bản và nghệ thuật ngôn từ mang lại. Tóm lại: Đọc là một phương pháp quan trọng không thể thiếu được trong quá trình tiếp cận một tác phẩm văn chương, đặc biệt từ năm 2002 đến nay việc đổi mới chương trình sách giáo khoa lớp 6, 7, 8, 9 thì phương pháp này lại càng được chú trọng, đòi hỏi mỗi người giáo viên cần vận dụng tốt phương pháp này thì việc chiếm lĩnh tác phẩm của học sinh sẽ có hiệu quả hơn. 4) Phương pháp phân tích - so sánh: So sánh là đối chiếu hai đối tượng mà giữa hai đối tượng ấy có một kiểu quan hệ nào đó, đó là quan hệ tương đồng hoặc quan hệ tương phản. Mục đích của sự so sánh không phải là chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa hai đối tượng được đem ra so sánh, mà mục đích là để nhận thức về một đối tượng nào đó mà ta chưa biết dựa trên một đối tượng đã biết. Ví dụ: Khi dạy văn bản “Mẹ tôi” (ngữ văn 7) giáo viên có thể cho học sinh so sánh giữa nhân vật “người mẹ” trong văn bản “Cổng trường mở ra” (đã học trước đó) để thấy rõ cả hai văn bản đều toát lên một nét phẩm chất chung của người mẹ là yêu thương con, chăm sóc con chu đáo, thương con đến độ quên mình... Bằng phương pháp so sánh học sinh có thể hiểu bài sâu hơn, cảm nhận nghệ thuật rộng hơn. Có sự liên kết, thống nhất trong hệ thống kiến thức được tìm hiểu, giúp học sinh hoàn chỉnh hơn về nhận thức. 5) Phương pháp trực quan. - Là phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học để minh hoạ, làm cụ thể những chi tiết còn trừu tượng: Dùng tranh ảnh, biểu đồ... Đồ dùng trực quan là nơi chứa tri thức để học sinh tiếp thu. Nhưng dạy văn ta phải hiểu không phải §Æng ThÞ Thanh Hêng - Trêng THCS S¬n Hµ 9 VËn dông ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y v¨n ë trêng Trung häc c¬ së lúc nào chúng ta cũng mang tranh ảnh, biểu đồ ra để học sinh quan sát tiếp thu tri thức. Mà trong văn chương cái tưởng tượng bao giờ cũng lớn hơn cái thực tại. Cho nên, không phải lúc nào chúng ta cũng dùng cụ thể mà để cho học sinh nó tự vẽ ra trong đầu. Nó tự hình dung ra thế giới nghệ thuật ấy. Ví dụ: Khi dạy xong bài “Thánh Gióng” (ngữ văn 6) giáo viên có thể yêu cầu học sinh: - Học xong truyện “Thánh Gióng” nếu được vẽ một bức tranh em có vẽ bức tranh như SGK không? Hay em sẽ chọn đoạn truyện nào để vẽ? Nghệ thuật văn học không giống các môn nghệ thuật khác (tác động trực tiếp đến giác quan) nó tác động gián tiếp vào các giác quan qua tưởng tượng, vốn sống, vốn ngôn ngữ. Vì thế giáo viên có thể cho học sinh một đoạn thơ để học sinh tự đọc tự tư duy tưởng tượng để xem đoạn thơ biểu hiện gì về nội dung và nghệ thuật. Ví dụ: Cho học sinh đọc đoạn thơ của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) (Lớp 9). Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Bằng ngôn ngữ và trí tưởng tượng, học sinh sẽ hình dung ra được một bức tranh khung cảnh trời, biển và không khí ra khơi của những người dân chài. Học sinh có thể vẽ bằng ngôn ngữ, cũng có thể vẽ bằng đường nét của hội họa để thể hiện nội dung, nghệ thuật độc đáo của khổ thơ. Vận dụng phương pháp trực quan vào khám phá tác phẩm sẽ làm tăng tính đa nghệ thuật của văn chương. 6) Phương pháp dùng bài tập. Phương pháp này nhằm củng cố, luyện tập, kiểm tra được mang tên: Phương pháp luyện tập, phương pháp phát kiến; phương pháp tổ chức hoạt động cho học sinh. Phương pháp làm bài tập, lập ra được chương trình làm việc. Làm bài tập chính là giao việc cho học sinh, giao bài tập cho học sinh thực hành. Bài tập phải được thể hiện trong vở của học sinh. Vở của học sinh chính là những sản phẩm của học sinh được tạo ra ghi chép lại. Đây chính là phương pháp dạy học cá biệt, dạy học phân hóa, dạy học theo nhóm. Sử dụng phương pháp này học sinh sẽ làm chủ kiến thức. Giáo viên phải tổ chức cho các em trình bày ngay sản phẩm của mình. * Giáo viên có thể ra các bài tập: §Æng ThÞ Thanh Hêng - Trêng THCS S¬n Hµ 10 VËn dông ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y v¨n ë trêng Trung häc c¬ së - Sau khi học xong bài thơ “Lượm” (ngữ văn 6) giáo viên có thể ra bài tập: 1- Em hình dung ra “Lượm” để viết thư cho bạn. 2- Giả dụ nhân vật “Lượm” bị thương nhưng được cứu sống thì em hãy viết thư cho Lượm nói lời cảm phục. 3- Nếu đóng vai Lượm (cho Lượm lên sân khấu) em chọn người như thế nào? Trang phục ra sao? Em dặn Lượm điều gì? - Sau khi dạy bài “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” (ngữ văn 6) giáo viên có thể ra bài tập: Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng: + Truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh phản ánh hiện thực và ước mơ của người Việt cổ trong công cuộc gì? A- Dựng nước. B - Giữ nước C- Đấu tranh chống thiên tai D- Xây dựng nền văn hóa dân tộc. Phương pháp dùng bài tập, giáo viên vận dụng tốt sẽ khắc sâu thêm kiến thức cho học sinh, tác phẩm văn học sẽ sống trong mỗi cá nhân học sinh. Song mỗi một tác phẩm văn học ta có thể ra các bài tập khác nhau sao cho phù hợp với nội dung tác phẩm. 7. Kết hợp sử dụng một số kĩ thuật dạy học hỗ trợ: Trước hết chúng ta cần hiểu Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Sử dụng kết hợp kĩ thuật dạy trong dạy và học văn sẽ phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của học sinh. Phát triển năng lực cộng tác làm việc; Phát triển năng lực giao tiếp; Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội; Tăng cường sự tự tin cho HS; Phát triển năng lực phương pháp, tạo khả năng dạy học phân hoá, Tăng cường kết quả học tập. Với những ưu điểm trên, trong quá trình dạy học mỗi giáo viên căn cứ vào thực tế để lựa chọn những kĩ thuật dạy học áp dụng vào bài dạy sao cho phù hợp với từng dạng bài, kiểu bài, và phù hợp đối tượng học sinh. Một số kĩ thuật thường được sử dụng là: a. Kĩ thuật động não: Động não là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng. §Æng ThÞ Thanh Hêng - Trêng THCS S¬n Hµ 11 VËn dông ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y v¨n ë trêng Trung häc c¬ së Kĩ thuật này được tiến hành như sau: 1. Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề; 2. Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau; 3. Kết thúc việc đưa ra ý kiến. 4. Đánh giá. VD: Khi dạy bài “Các phương châm hội thoại”(Tiết 13-Ngữ văn 9) khi thực hiện hoạt động 1: Khởi động, Giáo viên đưa ra 2 tình huống: - Tình huống 1: Hai người bạn đi trên đường gặp nhau, hai người dừng lại, người A hỏi người B: - Bạn dạo này có khỏe không? - Tớ rất khỏe. (B trả lời) * Tình huống 2: Người B đang cày dưới ruộng. Người A đi trên đường, người A ra hiệu vẫy tay gọi người B lên đường. Người B vội vã bỏ trâu, cày ở ruộng chạy lên đường. Người A hỏi người B: - Bạn dạo này có khơẻ không? H- Nếu em là người A em chọn tình huống giao tiếp nào để đảm bảo phương châm lịch sự? - HS: Em chọn tình huống 1. - GV kết luận, dẫn dắt vào bài mới. b. Kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bảng hay thực hiện trên máy tính. Kĩ thuật này tiến hành như sau: * Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. * Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh. * Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. * Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. §Æng ThÞ Thanh Hêng - Trêng THCS S¬n Hµ 12 VËn dông ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y v¨n ë trêng Trung häc c¬ së VD: Khi dạy bài “Tổng kết về từ vựng” (Tiết 42- Ngữ văn 9), Khi giải bài tập 2 phần VIII - Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, GV có thể sử dụng sơ đồ tư duy để gọi HS lên bảng điền những từ thích hợp vào những ô trống và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó theo cách dùng từ ngữ nghĩa rộng để giải thích nghĩa của từ ngữ nghĩa hẹp: TỪ Từ phức Từ đơn Từ ghép Từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ Từ láy Từ láy hoàn toàn Láy âm Từ láy bộ phận Láy vần c. Kĩ thuật khăn trải bàn. Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực. - Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS. - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS. Cách tiến hành của kĩ thuật này như sau: - Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm). * Mỗi người ngồi vào vị trí (4 góc khăn) * Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…). * Cá nhân viết câu trả lời vào ô đánh số của mình. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút. * Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời. * Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn. VD: Khi dạy bài “nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ”(Tiết 126-Ngữ văn 9) ở phận luyện tập GV cho HS thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn. H- Ngoài những luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ ở văn bản trên(SGK), em hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ đặc sắc này? §Æng ThÞ Thanh Hêng - Trêng THCS S¬n Hµ 13 VËn dông ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y v¨n ë trêng Trung häc c¬ së - GV chia lớp làm 6 nhóm (mỗi nhóm 4 em) - 4 em HS có thể tìm 4 luận điểm khác nhau ghi ở 4 góc của khăn trải bàn - Sau đó 4 em thống nhất một luận điểm chung, đúng và hay nhất ghi ở ô giữa của khăn bàn. - GV gọi đại diện các nhóm trình bày luận điểm của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét và kết luận. d. Kĩ thuật đắp bông tuyết: - GV chia lớp làm 8 nhóm, cùng thảo luận một vấn đề (nên là vấn đề mở) - Lấy hai nhóm kết hợp với nhau thành nhóm mới (từ 8 nhóm còn 4 nhóm) - Tiếp theo lại kết hợp 2 nhóm với nhau thành 1 nhóm mới (từ 4 nhóm còn 2 nhóm) - Cuối cùng GV thống nhất kết quả của các nhóm VD: Khi dạy bài “Sống chết mặc bay”(Ngữ văn 8) sau khi tìm hiểu xong nội dung của bài GV cho HS thực hiện kĩ thuật đắp bông tuyết. - GVđưa ra câu hỏi (Là vấn đề mở): H- Vì sao nhà văn Phạm Duy tốn lại đặt nhan đề cho văn bản là sống chết mặc bay. - GV chia lớp ra thành 8 nhóm nhỏ thảo luận nội dung của câu hỏi. (Mỗi nhóm một dự kiến trả lời) (Bước 1) - Sau đó 8 nhóm kết hợp với nhau thống nhất nội dung trả lời chung(còn 4 nhóm), 4 nhóm lại tiếp tục kết hợp lại thống nhất nội dung trả lời chung (còn 2 nhóm) (mỗi nhóm một dự kiến trả lời) (Bước 2) - 2 nhóm tiếp tục thảo luận đi đến thống nhất một nội dung trả lời đúng nhất. GV thống nhất kết quả của các nhóm.(Bước3) + Đáp án trả lời: Nhan đề văn bản mang giá trị tư tưởng sâu sắc, nó phản ánh hiện thực của xã hội phong kiến đương thời đó là thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của các tầng lớp quan lại đặc biệt là tên quan phủ. Đồng thời nói lên tình cảnh khổ cực của người dân lúc bấy giờ. e. Kĩ thuật lắp mảnh ghép: Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: - Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp. §Æng ThÞ Thanh Hêng - Trêng THCS S¬n Hµ 14 VËn dông ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y v¨n ë trêng Trung häc c¬ së - Kích thích sự tham gia tích cực của HS nhằm: Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2). Kĩ thuật này được tiến hành như sau: - Vòng 1: * Hoạt động theo nhóm 3 người * Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C). * Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao. * Mỗi thành viên đều trình bày được nhóm đã tìm ra câu trả lời như thế nào. - Vòng 2: * Hình thành nhóm 3 người mới (1người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1 người từ nhóm 3). * Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. * Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết. * Lời giải được ghi rõ trên bảng. 8.Ứng dụng công nghệ thông vào giảng dạy môn Ngữ văn: ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy có vai trò quan trọng: Là phương tiện hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT phụ thuộc vào cách thức tổ chức nội dung bài học và cách sử dụng phương tiện hỗ trợ của GV. Không lạm dụng CNTT gây phản tác dụng. Khi sử dụng phầm mềm trình chiếu cần đảm bảo các nguyên tắc chung, Đơn giản, rõ ràng; Tinh giản và biểu tượng hóa nội dung; Nhất quán trong thiết kế; Không đưa nhiều ý tưởng lớn trong một trang trình chiếu; Lựa chọn đồ họa, hiệu ứng phù hợp để tránh gây phân tán sự chú ý của học sinh. Khi thực hiện cần phối hợp tốt giữa màn chiếu và bảng viết theo hướng: Bảng viết dùng để ghi hệ thống kiến thức và những nội dung kiến thức quan trọng của bài học, rèn các kĩ năng cho học sinh; Màn chiếu dùng để chiếu các tư liệu (Hình ảnh, dẫn chứng, các phát hiện về nghệ thuật chủ yếu, các sơ đồ, biểu, bảng…) B. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP Việc vận dụng các phương pháp dạy học văn theo hướng đổi mới là một giải pháp tích cực của đổi mới phương pháp dạy học văn. §Æng ThÞ Thanh Hêng - Trêng THCS S¬n Hµ 15 VËn dông ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y v¨n ë trêng Trung häc c¬ së Nhờ sự vận dụng này của người thầy thì học sinh thực sự là người được làm việc, làm việc tích cực. Mỗi học sinh đã tự tạo ra cho chính mình bằng hoạt động của chính mình. Người thầy là người chủ động tổ chức hoạt động cho các em, còn các em trực tiếp là người chủ động tiếp thu tri thức bằng cách phát huy tối đa tính tích cực của mình. Vậy, việc vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học văn theo hướng đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm (hướng tới học sinh) là rất cần thiết trong việc cung cấp tri thức văn học và rèn luyện kĩ năng văn học cho học sinh THCS. C. HỮU ÍCH CỦA GIẢI PHÁP Sau khi nghiên cứu chuyên đề “Vận dụng đổi mới phương pháp dạy văn ở trường Trung học cơ sở ” bản thân tôi đã suy nghĩ và đưa ra được các giải pháp, tiến hành thực nghiệm các giải pháp, đồng thời đã được các giáo viên trong nhà trường thực nghiệm, mạnh dạn nắm bắt và vận dụng tích cực, được thể hiện rõ qua việc chuẩn bị giáo án để tham gia các tiết hội giảng có kết quả cao. Việc dạy văn có hướng khởi sắc. Qua gần một năm học áp dụng việc đổi mới trong phương pháp dạy học, đặc biệt chú ý “Vận dụng đổi mới phương pháp văn” tôi thấy: Học sinh từ chỗ chỉ có 45% / tổng số học sinh / lớp chủ động và tích cực học tập trong giờ học, thì tới cuối kì đã có tới 80% học sinh đã hăng hái tích cực thảo luận, tìm hiểu và giải quyết vấn đề kiến thức. Năng lực cảm thụ văn học của các em ngày càng được nâng cao. Hiệu quả giờ học đạt kết quả tốt. Chất lượng môn học được nâng cao. Đặc biệt đẩy lùi được tình trạng chây lười suy nghĩ, tiếp thu thụ động, ỷ nại vào thầy như trước đây. Tính từ đầu năm học (8/2011) đến tháng 2 năm 2012 có kết quả khảo sát như sau: Năm học Lớp Tổng số học sinh 9A 22 9B 23 2011-2012 Phân loại G K TB Y G K TB Y Kết quả khảo sát đầu năm 0 2 15 5 2 4 14 3 0% 9,1% 68,2% 22,7% 8,7% 17,4% 60,9% 13,0% Kết quả khảo sát sau khi thực hiện chuyên đề 1 4,6% 5 22,7% 14 63,6% 2 9,1% 4 17,4% 7 30,4% 11 47,8% 1 4,4% D. KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN VÀ NHÂN RỘNG Đổi mới phương pháp dạy học văn là vấn đề cấp thiết cần được thực hiện để góp phần nâng cao chất lượng của môn dạy, góp phần thúc đẩy giáo dục phát §Æng ThÞ Thanh Hêng - Trêng THCS S¬n Hµ 16 VËn dông ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y v¨n ë trêng Trung häc c¬ së triển hợp với sự phát triển, sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật. Với trí tuệ phát triển ngày càng cao của học sinh, sự phát triển ngày càng hiện đại của khoa học kĩ thuật thì khả năng độc lập, sáng tạo, tích cực hoạt động, suy nghĩ của học sinh là rất quan trọng. Vì vậy vận dụng đổi mới phương pháp dạy học mới, phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh là phương pháp tích cực, phù hợp với giai đoạn phát triển của giáo dục hiện nay cần được vận dụng. Tôi thiết nghĩ chuyên đề này sẽ có tính khả thi và có thể áp dụng đối với tất cả các đồng chí giáo viên dạy văn và các em học sinh ở các trường THCS. Đảng ta đã định hướng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và “Con người” là nhân tố phát triển của xã hội”. Để thực hiện định hướng lớn của giáo dục, chuyên đề này không phải tất cả, mà cả chuyên đề cũng chỉ là một giải pháp, một phần nhỏ góp phần vào việc thực hiện định hướng. Chuyên đề đã quan tâm tới tinh thần đổi mới của phương pháp dạy học văn trong trường THCS, đó là đề cao vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong hoạt động nhận thức, cảm thụ và ứng dụng các kiến thức, kĩ năng văn học. Giáo viên không chỉ còn là người biết truyền thụ kiến thức, kĩ năng văn học tới học sinh mà có cả vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm tòi để khám phá chiếm lĩnh tác phẩm. Là một giáo viên nhiều năm dạy văn tôi thực sự quan tâm tới vấn đề này, đặc biệt là sự vận dụng các đổi mới phương pháp dạy văn, phát huy tính tích cực của học sinh. Nếu như người dạy có sự vận dụng đổi mới phương pháp phù hợp, có hiệu quả cùng với sự nhận thức rõ về thực trạng dạy văn nhiều năm nay thì kết quả giáo dục sẽ ngày càng khởi sắc. Chiến lược định hướng về con người sẽ có hiệu quả cao. Trong một thời gian nghiên cứu có hạn và thực nghiệm chuyên đề trong một phạm vi hẹp (Trường THCS Sơn Hà) vì vậy không thể tránh được nhiều thiếu sót, hạn chế. Vì vậy kính mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của ban giám khảo, của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Sơn Hà, ngày 01 tháng 03 năm 2012 NGƯỜI VIẾT Đặng Thị Thanh Hường NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CỦA BAN GIÁM KHẢO §Æng ThÞ Thanh Hêng - Trêng THCS S¬n Hµ 17 VËn dông ®æi míi ph¬ng ph¸p d¹y v¨n ë trêng Trung häc c¬ së §Æng ThÞ Thanh Hêng - Trêng THCS S¬n Hµ 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan