Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn tiếng việt l...

Tài liệu Skkn vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn tiếng việt lớp 5.

.DOC
37
216
66

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5” Người viết: Mai Thị Liên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vân Hòa Lĩnh vực: Môn Tiếng Việt Năm học : 2017 – 2018 0 MỤC LỤC PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài........................................................................................2 II. Mục đích nghiên cứu................................................................................3 III. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………. 3 IV. Phạm vi đối tượng nghiên cứu……………………………………………. 3 V. Phương pháp nghiên.................................................................................3 VI. Kế hoạch nghiên cứu...............................................................................3 PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ A. CƠ SỞ CỦA VIỆC CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................4 I. Khái niệm năng lực....................................................................................4 II. Thực trạng trước khi viết đề tài................................................................4 II.Số liệu khảo sát trước khi thực hiện đề tài………………………………….5 B. GIẢI PHÁP( CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG) II.Các phương pháp vận dụng chung............................................................6 II. Các phương pháp vận dụng cụ thể.............................................................6 1 Dạy theo nhóm.................................................................................................6 2.Dạy theo hình thức đóng vai..............................................................................10 3.Dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo................................................13 4. Dạy học với sự hỗ trợ của công nghệthông tin và truyền thông....................20 5.Dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn......................................................21 6.Dạy học sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn....................................................23 7.Dạy học bằng phương pháp vẽ bản đồ tư duy............................................27 PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. .Kết quả và so sánh đối chứng.........................................................................30 II. Kết luận.....................................................................................................31 III. Khuyến nghị và đề xuất...........................................................................32 1 PHẦN MỘT: ĐÁT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Giáo dục đứng trước một thử thách là tri thức của loài người tăng ngày càng nhanh nhưng cũng lạc hậu ngày càng nhanh, thời gian đào tạo thì có hạn. Mặt khác thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi, khả năng học tập suốt đời.... Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học, học phải đi đôi với hành; lý luận phải gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường phải gắn liền với gia đình và xã hội. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường, tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức.Việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh chưa được quan tâm.Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn Tiếng Việt lớp 5” mà tôi đã mạnh dạn áp dụng tại trường tôi 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Thông qua việc viết đề tài giúp tôi làm quen và tập dượt nghiên cứu khoa học - Góp phần nhỏ bé xây dựng phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 5 - Góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt - Nâng cao sự hiểu biết của mình về phương pháp dạy Tiếng Việt III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 5 -Đưa ra các phương pháp vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Tiếng Việt IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Học sinh lớp 5 trường tôi dạy - Nội dung Tiếng Việt lớp 5 - Các yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng, năng lực cần đạt của học sinh lớp 5 về Tiếng Việt V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết -Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm. -Phương pháp so sánh -Phương pháp thực nghiệm sư phạm VI. kẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU - Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018 - Căn cứ vào thực tế tôi lập bảng kế hoạch như sau: - Thêi gian thùc hiÖn ®Ò tµi tõ th¸ng 9 n¨m 2017 ®Õn th¸ng 5 n¨m 2018 - C¨n cø vµo thùc tÕ t«i lËp b¶ng kÕ ho¹ch nh sau: 3 Ngày tháng Từ ngày8 / 9 / 2017đến ngày 6 / 5/ 2018 Nội dung Điều tra thực tế và đưa ra c¸c c¸c biÖn ph¸p vµ thùc hiÖn Lớp thực nghiệm Lớp 5E Từ ngày 7 / 5 / 2018đến ngày Tổng kết viết đề tài 27 / 5 / 2018 PHẦN HAI- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. C¬ cña viÖc chän ®Ò tµi. I. Khái niệm năng lực Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng La tinh có nghĩa là gặp gỡ. Ngày nay, khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa song cách hiểu thông dụng nhất là: Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong các tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm, cũng như sẵn sàng hành động.. II.Thực trạng trước khi viết đề tài * Về phía học sinh: Trường tôi là một trường miền núi của Huyện Ba Vì.Học sinh chủ yếu là học sinh vùng nông thôn nên việc tiếp cận và tìm tòi những thông tin thời sự phục vụ cho bài học còn hạn chế. Một số học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong việc tìm tòi nghiên cứu bài học. Do đặc thù học sinh ở trường đa phần là học sinh người dân tộc Mường khả năng nhận thức còn chậm, giao tiếp các em còn e dè, chưa tự tin, khả năng sử dụng vốn từ còn ít nên khi thảo luận nhóm các em còn chưa mạnh dạn… Một số học sinh chưa chăm học, thời gian dành cho việc học còn ít. Một số phụ huynh cũng chưa thực sự quan tâm đến việc học của con cái. Họ thường đi làm ăn xa nên con cái họ nghĩ đây trách nhiệm của thầy cô. *Về phía giáo viên : 4 Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực còn chưa mang lại hiệu quả cao. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được tính dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân.Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không được thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về phương pháp truyền thống truyền thụ một chiều. Mặt khác, khả năng sử dụng công nghệ thông tin của đại đa số giáo viên còn hạn chếnên việc khai thác nguồn thông tin trên mạng để phục vụ cho bài học còn ít.Để thực hiện phương pháp dạy học này người giáo viên cần mất nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho một tiết học nên việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng gặp khó khăn. III. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện đề tài Sau khi nhận lớp, tôi tiến hành khảo sát về môn Tiếng Việt, kết quả dạtđược như sau: Tổng số học sinh 34 Tốt TS 3 Hoàn thành % 8,8 TS 26 % 76.5 Chưa hoàn thành TS 5 % 14,7 Căn cứ vào thực trạng và kết quả khảo sát, tôi thấy cần phải quan tâm đến môn Tiếng Việt. Giáo viên cần phải đưa ra những biện pháp vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực để nâng cao chất lượng cho các em B. GIẢI PHÁP ( CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG) I. Các phương pháp vận dụng chung Có rất nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học hiệu quả tích cực đối với sự phát triển năng lực học sinh .Ở đề tài này tôi đưa ra 7 phương pháp vận dụng hiệu quả phù hợp với môn Tiếng Việt 5: 1. Dạy học theo nhóm 2. Dạy học theo hình thức đóng vai. 5 3. 4. 5. 6. 7. Dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo. Dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông. Dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn Dạy học sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn. Dạy học bằng phương pháp vẽ bản đồ tư duy. II Các phương pháp cụ thể 1. Dạy học theo nhóm a. Khái niệm : Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ. Dạy học nhóm không phải một phương pháp dạy học cụ thể mà là một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học.. Số lượng học sinh trong một nhóm thường khoảng 4 -6 học sinh. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung. Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học, nhưng cũng có thể để tìm hiểu một chủ đề mới.Ở mức độ cao, có thể đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm HS hoàn toàn độc lập xử lý các lĩnh vực đề tài và trình bày kết quả của mình cho những học sinh khác ở dạng bài giảng. b. Các cách thành lập nhóm Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Bảng sau đây trình bày 8 cách theo các tiêu chí khác nhau: : ưu điểm : nhược điểm 6 Tiêu chí Cách thực hiện - Ưu, nhược điểm 1. Các nhóm  cùng những người tự  nguyện, cùng chung sở thích Đối với HS thì đây là cách dễ chịu nhất để thành lập nhóm, đảm bảo công việc thành công nhanh nhất. 2. Các nhóm ngẫu nhiên Bằng cách đếm số, phát thẻ, gắp thăm, sắp xếp theo màu sắc,.... Dễ tạo ra sự tách biệt giữa các nhóm trong lớp, vì vậy cách tạo lập nhóm như thế này không nên là khả năng duy nhất.  Các nhóm luôn luôn mới sẽ đảm bảo là tất cả các HS đều có thể học tập chung nhóm với tất cả các HS khác.  Nguy cơ có trục trặc sẽ tăng cao. HS phải sớm làm quen với việc đó để thấy rằng cách lập nhóm như vậy là bình thường. 3. Nhóm ghép hình Xé nhỏ một bức tranh hoặc các tờ tài liệu cần xử lý. HS được phát các mẩu xé nhỏ, những HS ghép thành bức tranh hoặc tờ tài liệu đó sẽ tạo thành nhóm.  Cách tạo lập nhóm kiểu vui chơi, không gây ra sự đối địch.  Cần một ít chi phí để chuẩn bị và cần nhiều thời gian hơn để tạo lập nhóm. 4. Các nhóm với những đặc điểm  chung Ví dụ tất cả những HS cùng sinh ra trong mùa đông, mùa xuân, mùa hè hoặc mùa thu sẽ tạo thành nhóm  Cách làm này mất đi tính độc đáo nếu được sử dụng thường xuyên. 5. Các nhóm cố định trong một thời  gian dài Các nhóm được duy trì trong một số tuần hoặc một số tháng. Các nhóm này thậm chí có thể được đặt tên riêng. Tạo lập nhóm một cách độc đáo, tạo ra niềm vui và HS có thể biết nhau rõ hơn. Cách làm này đã được chứng tỏ tốt trong những nhóm học tập có nhiều vấn đề. 7  Sau khi đã quen nhau một thời gian dài thì việc lập các nhóm mới sẽ khó khăn. 6. Nhóm có HS khá để hỗ trợ HS yếu  Những HS khá giỏi trong lớp cùng luyện tập với các HS yếu hơn và đảm nhận trách nhiệm của người hướng dẫn.  Ngoài việc mất nhiều thời gian thì chỉ có ít nhược điểm, trừ phi những HS giỏi hướng dẫn sai. 7. Phân chia theo năng lực học tập khác  nhau Những HS yếu hơn sẽ xử lý các bài tập cơ bản, những HS đặc biệt giỏi sẽ nhận được thêm những bài tập bổ sung.  Cách làm này dẫn đến kết quả là nhóm học tập cảm thấy bị chia thành những HS thông minh và những HS kém. 8. Phân chia theo các dạng học tập Tất cả đều được lợi. Những HS giỏi đảm nhận trách nhiệm, những HS yếu được giúp đỡ. HS có thể tự xác định mục đích của mình. Ví dụ ai bị điểm kém trong môn toán thì có thể tập trung vào một số ít bài tập. Đượcáp dụng thường xuyên khi học tập theo tình huống. Những HS thích học tập với hình ảnh, âm thanh hoặc biểu tượng sẽ nhận được những bài tập tương ứng.  HS sẽ biết các em thuộc dạng học tập như thế nào ?  HS chỉ học những gì mình thích và bỏ qua những nội dung khác c. Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành: * Làm việc chung cả lớp : - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ - Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm * Làm việc theo nhóm - Phân công trong nhóm - Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm - Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm * Tổng kết trước lớp - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả 8 - Thảo luận chung - Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài Ví dụ Trong bài : “ Luyện tập về từ đồng nghĩa” trong phân môn : Luyện từ và câu, Tiếng Việt 5 tập 1 có bài tập1 như sau: Tìm các từ đồng nghĩa : a) Chỉ màu xanh c) Chỉ màu trắng b) Chỉ màu đỏ d) Chỉ màu đen Ở bài này tôi tiến hành như sau: * Làm việc chung cả lớp - Cho học sinh nêu yêu cầu bài tập - Chia nhóm : cho các em hoạt động theo nhóm 4 - Hướng dẫn học sinh dùng từ điển cùng các bạn trong nhóm trao đổi để tìm từ đồng nghĩa với : Chỉ màu xanh ; chỉ màu trắng ; chỉ màu đỏ ; chỉ màu đen rồi ghi vào giấy * Làm việc theo nhóm - Các nhóm phân công nhóm trưởng và thư ký và giao nhiệm vụ. - Các nhóm học sinh thảo luận tìm từ - Các nhóm cử bạn đại diện lên trình bày * Tổng kết trước lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp - Các nhóm khác nghe bổ sung các từ không trùng lặp, giáo viên ghi các từ bổ sung vào phiếu - Nhận xét kết luận về các từ đồng nghĩa và yêu cầu học sinh đọc laị a) Chỉ màu xanh :xanh biếc, xanh lè, xanh lét, xanh tươi, xanh lơ, xanh da trời , xanh nước biển, xanh nhạt , xanh non, xanh lục….. b) Chỉ màu đỏ: đỏ au, đỏ cờ, đỏ bừng, đỏ chóe, đỏ chói, đỏ đòng đọc, đỏ gay, đỏ hoe, đỏ ối đỏ quạch, đỏ hồng, đỏ đậm, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ tía, đỏ tím, đỏ nhạt….. c) Chỉ màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng muốt, trắng phau , trắng nõn, trắng nuột, trắng bóc, trắng ngần, trắng pốp, trắng bạch, trắng trẻo, trắng dã…. 9 d) Chỉ màu đen: đen sì, đen kịt, đen thui, đen trũi, đen ngòm, đen nhẻm, đen láy, đen đủi, đen thuỉ đen thui……. Sau khi sử dụng phương pháp này tôi thấy:Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì.Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế thời gian hạn định của tiết học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học sinh đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả. Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.Cần tránh khuynh hướng hình thưc và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới. 2. Dạy học theo hình thức đóng vai Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc diễn không phải là phần chính của phương pháp mà điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn đó. Cách tiến hành có thể như sau : Bước 1: Chuẩn bị . Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai Bước 2: Học sinh nhận nhiệm vụ được giao Các nhóm thảo luận và thống nhất một số nội dung, phân vai, dàn cảnh, cách thể hiện của từng nhân vật, diễn thử… Bước 3: Học sinh thực hiện đóng vai 10 . Các nhóm đóng vai sau khi đã hoàn thành ở bước 2 . Lớp thảo luận và đưa ra nhận xét theo gợi ý: + Cách ứng xử của các vai diễn đã phù hợp hay chưa phù hợp? Nếu chưa phù hợp thì ở chỗ nào? + Cảm xúc của các vai được bộc lộ thế nào khi thực hiện cách ứng xử? + Phát hiện thêm những cách ứng xử khác ?ích lợi và tác hại của mỗi cách ứng xử…. Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá Giáo viên nêu ý nghĩa tình huống và kết luận về cách ứng xử, nhập vai của học sinh, giúp các em rút ra bài học cho bản thân Ví dụ: Trong bài: “ Luyện tập thuyết trình ,tranh luận” phân môn tập làm văn Tiếng Việt tập1 có bài tập 2 như sau:Hãy dóng vai một trong ba bạn ( Hùng , Quý , hoặc Nam) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lý lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục. Tôi tiến hành như sau: Bước 1: Chuẩn bị Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm và quy định thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai là 15 phút Bước 2: Học sinh nhận nhiệm vụ được giao - Học sinh hoạt động theo nhóm 4 trao đổi đưa ra lý lẽ và đóng vai các bạn Hùng, Quý Nam nêu lên ý kiến của mình trong nhóm Bước 3: Học sinh thực hiện đóng vai - Cho các nhóm lên đóng vai trình bày, các nhóm khác theo dõi nhận xét Cụ thể: + tôi gọi nhóm 1 gồm các em: Oanh, Chi, , Ly lên trình bày .Như : dẫn chuyện . Oanh: trong vai Hùng 11 . Chi: trong vai Quý . Ly: trong vai Nam . Oanh: trong vai Hùng đưa ra lý lẽ: Theo tớ lúa gạo quý nhất. Cậu thử xem chúng ta sẽ ra sao nếu như không ăn. Không ăn con người sẽ chết, không còn đủ sức lực để làm gì cả.Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là hạt vàng còn gì. . Chi: trong vai Quý đưa ra lý lẽ: Theo tớ quý nhất là vàng. Vàng rất có giá trị. Chỉ cần có vàng chúng ta sẽ mua được lúa gạo, mua được tất cả. Vàng còn là nguồn dự trữ kinh tế của quốc gia.Từ xa xưa ông cha ta đã nói: Quý như vàng . Ly: trong vai Nam đưa ra lý lẽ: Theo tớ thì thì giờ là quý nhất. Có thời gian chúng Ta sẽ làm ra lúa gạo, vàng bạc. Nếu không có thời gian thì làm sao chúng ta có thể làm được mọi việc chứ. + Sau khi các em đóng vai thể hiện xong , tôi gợi ý các bạn khác nhận xét theo gợi ý: ? Các bạn đã thể hiện đúng vai của mình chưa ? Lời nói cử chỉ đã phù hợp chưa? Thái độ tranh luận của các bạn thế nào? Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá . Nhận xét, biểu dương . Rút ra bài học : Khi tranh luận chúng ta cần phải tìm được những lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục mọi người theo ý kiến của mình. Khi nói cần nói vừa đủ nghe. Thái độ tôn trọng người nghe. *Sau khi sử dụng phương pháp này bản thân tôi nhận thấy: Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.Các em rất hứng thú học tập, nảy sinh óc sáng tạo của mình.Học sinhcó sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị - xã hội.Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. 12 Bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp có những hạn chế: Tâm lý e ngại ngượng ngùng của học sinh có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp. Giáo viên và học sinh phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị đôi khi ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp theo chương trình chính khóa. * Lưu ý khi sử dụng phương pháp này: - Tình huống nên để mở, không cho trước kịch bản, lời thoại - Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai. - Người đóng vai phải hiểu rõ vai mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề. - Nên khích lệ học sinh nhút nhát cùng tham gia - Nên có hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai 3. Dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm a.Khái niêm: Học qua trải nghiệm là một quá trình là một quá trình học diễn ra một cách tự nhiên trong mỗi người học. Học qua trải nghiệm là quá trình thông qua việc xem xét, phân tích những sự việc mỗi người đã trải qua, đã chứng kiến, đã nghe thấy, đã đọc đươc, hoặc xem được, để tự rút kinh nghiệm, bài học cho chính mình và áp dụng các bài học đó để ứng xử hợp lý, hiệu quả hơn. b. Quy trình dạy học trải nghiệm: Dạy học trải nghiệm gồm 5 bước chủ yếu: trải nghiệm, chia sẻ, phân tích, tổng quát, áp dụng: Bước 1: Trải nghiệm: Học sinh hoạt động theo hướng dẫn hoặc theo kế hoạch đã lập , quan sát , ghi nhớ quá trình và kết quả trải nghiệm. Bước 2: Chia sẻ:Học sinh chia sẻ quá trình và kết quả trải nghiệm , học tập diễn đạt và mô tả lại rõ ràng nhất các kết quả của trải nghiệm và mối tương quan giữa các sự kiện Bước 3: Phân tích: Học sinh nhìn lại cả quá trình trải nghiệm, thảo luận, phân tích , liên hệ trải nghiệm với chủ đề của hoạt động và kỹ năng sống học được 13 Bước 4: Tổng quát: Học sinh lên hệ những kết quả và điều học được từ trải nghiệm với các ví dụ trong cuộc sống thực tế, suy nghĩ về áp dụng những điều học được vàocác tình huống thực tế. Bước 5: áp dụng: Học sinh áp dụng những điều học được vào tình huống tương tự hoặc các tình huống khác có liên quan Ví dụ:Khi dạy văn tả cảnh: Tả cảnh đẹp của địa phương, tả cảnh sông nước , tôi cho các em về nhà trực tiếp quan sát cảnh thực tế của địa phương mình theo hướng dẫn rồi ghi ra giấy. Sau đó, đến giờ học các em thi đua trình bày những điều mình quan sát được.Hầu hết các em rất hứng thú khi làm việc này Trong giờ học tả quang cảnh trườngem, học sinh ra sân quan sát cảnh trường. Tôi gợi ý các em quan sát từng phần của cảnh. Những quan sát và cảm nhận từ thực tế sẽ hiệu quả hơn rất nhiều qua sách vở và tranh ảnh. Đặc biệt hơn,trong năm học vừa qua kết hợp với nhà trường, giáo viên lớp 5 chúng tôi có tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm thực tể ở bản Rõm- Sóc Sơn- Hà Nội + Trước khi đi chúng tôi lập kế hoạch + Hướng dẫn cho học sinh quan sát,trải nghiệm, ghi chép các nội dung đã vạch phục vụ cho chuyến đi mà học sinh đã đặt ra kế hoạch ban đầu.( học sinh có thể dùng máy ảnh chụp lại hình ảnh, quay phim, ghi chép,…) + Khi về chúng tôi cho học sinh viết bài thu hoạch theo gợi ý : .Nêu tên một vài hoạt động mà mình thích? .Kể lại chuyến đi trải nghiệm của mình cho bạn biết? Em học được gì qua chuyến đi đó? … + Cho học sinh trao đổi thảo luận những điều mình cảm nhận được để vận dụng trong các môn học, vận dụng trong thực tế hàng ngày. Thực tế, qua buổi học trải nghiệm đó, học sinh hiểu thêm về lịch sử, về nhân vật Thánh Gióng. Thông qua lễ dâng hương tưởng niệm giáo dục cho các em niềm tự hào và tôn kính tổ tiên. Các em còn được học rất nhiều những kỹ năng như: leo núi, vượt chướng ngại vật, kỹ năng lọc nước, kỹ năng cứu thương, biết cách dựng lều khi đi xa không có nhà ở. Học sinh được tham gia các hoạt động tập thể, các trò chơi trải 14 nghiệm giúp các em nhanh nhẹn mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Nhiều học sinh thể hiện rõ năng lực của mình.Không những thế, chính những hoạt động ấy giúp các em gắn kết với nhau, hiểu nhau hơn, thầy và trò cũng gần gũi với nhau hơn. Qua buổi trải nghiệm đó cung cấp cho các em rất nhiều những vốn từ bổ ích giúp các em giao tiếp tốt hơn, làm văn tốt hơn. Cảnh núi đồi của bản Rõm cũng là một thực tế để các em quan sát tả cảnh . Đây là một đoạn trích bài thu hoạch của em Bạch Thị Kim Chi: Khi thực hiệnxong phương pháp này , bản thân tôi đều cảm thấy bất ngờ về kết quả thu được. Đa số các em đều hào hứng phấn khởi.Nhiều em bộc lộ rõ năng khiếu của mình như phóng viên phỏng vấn, hay diễn viên diễn xuất rất tốt. Ngay cả một số em 15 học sinh cá biệt rất lười học, nhưng khi tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì lại hào hứng, nhiệt tình.Hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, tiếp cận và phát triển năng lực của các em học sinh. Bên cạnh những ưu điểm trên thì học sinh vùng nông thôn kinh tế còn khó khăn nên để thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn gặp nhiều hạn chế như kinh phí không có để tổ chức cho các em đi thực tế. Đó là một điều thiệt thòi cho các em. *Lưu ý : Tuy nhiên,chúng ta cần biết rằng: trải nghiệm sáng tạo không nhất thiết phải đưa học sinh ra ngoài trường học. Có rất nhiều hình thức phong phú có thể cho phép học sinh trải nghiệm ở nhiều cấp độ, trong đó cấp độ cao nhất chính là sáng tạo.Tùy theo điệu kiện của từng địa phương từng nhà trường mà ta chọn hình thức cho phù hợp là sao để học sinh biết liên hệ, vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Sau đây là một số hình ảnh các em đi trải nghiệm Học sinh và giáo viên làm lễ dâng hương tưởng niệm tại đền Gióng 16 Học sinh nghe hướng dẫn Kỹ năng leo núi Học sinh thực hành leo núi 17 Học sinh nghe hướng dẫn cách sơ cứu khi bị thương Học sinh thực hành kỹ năng sơ cứu khi bị thương 18 Học sinh thực hành kỹ năng dựng lều, trại khi không có nhà ở Học sinh nghe hướng dẫn kỹ năng lọc nước 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan