Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn ứng dụng một số kinh nghiệm giảng dạy hiệu quả kỹ thuật đánh cầu cao trái t...

Tài liệu Skkn ứng dụng một số kinh nghiệm giảng dạy hiệu quả kỹ thuật đánh cầu cao trái tay lớp 12.

.DOC
9
165
144

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:.................................................. 1. Tên sáng kiến: - Ứng dụng một số kinh nghiệm giảng dạy hiệu quả kỹ thuật đánh cầu cao trái tay lớp 12. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Giảng dạy thể dục môn cầu lông lớp 12. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1 Tình trạng giải pháp đã biết: - Cầu lông là một môn thể thao được rất nhiều người ưa thích và phát triển rộng rãi. Tuy nhiên, ở bậc học Trung học phổ thông thì đây là một môn học còn rất mới mẻ và tương đối khó đối với học sinh nên việc dạy và học bộ môn này cũng gặp không ít khó khăn và hạn chế. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học là hệ thống kĩ thuật động tác bộ môn quá phức tạp mà đặc biệt là kĩ thuật đánh cầu cao trái tay trong chương trình thể dục khối lớp 12. Với thời lượng 7 tiết học cho môn cầu lông, trong đó nội dung đánh cầu cao trái tay được gói gọn trong chưa đầy 3 tiết học (theo chuẩn kiến thức kỹ năng) với yêu cầu học sinh thực hiện được và cơ bản đúng thì đây thật sự là một thách thức lớn cho giáo viên đứng lớp. - Thực tế trong tập luyện và thi đấu, để thực hiện hiệu quả kỹ thuật đánh cầu cao trái tay đòi hỏi người đánh phải biết phán đoán và chiếm lĩnh tốt về vị trí, không gian cũng như thời gian khi thực hiện cú đánh. Vấn đề này đối với học sinh 1 là rất quan trọng bởi vì nếu đáp ứng được những yêu cầu trên thì mới tạo được sự ham thích và hứng thú, tích cực tập luyện, dần dần hình thành kĩ năng động tác đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng. Bên cạnh đó, nếu giải quyết tốt vần đề trên còn có tác dụng nâng dần lượng vận động trong tiết học, tạo ảnh hưởng tốt đến tiến bộ thể lực và phát triển thể chất của các em. 3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp là : Nhằm tìm ra những giải pháp, hình thức để người giáo viên có thể truyền đạt và luyện tập cho học sinh tiếp thu kĩ thuật một cách hiệu quả và dần dần hình thành kĩ năng kĩ xảo, đáp ứng đúng yêu cầu theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Giúp học sinh tiếp thu kĩ thuật tốt hơn, từ đó tạo sự hứng thú, say mê tập luyện để nâng cao thể lực bản thân. Đồng thời cũng giúp nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người giáo viên. - Nội dung của giải pháp: + Tính mới của giải pháp: Học sinh thực hiện kĩ thuật chính xác hơn, đẹp hơn từ đó tạo được sự hứng thú cho học sinh khi tập luyện, tăng lượng vận động, nâng cao thể lực. Bên cạnh đó, chuyên môn của bản thân cũng được trau dồi, đúc kết được những kinh nghiệm quan trọng trong quá trình truyền đạt kiến thức bộ môn. + Giải pháp được tiến hành bằng các phương pháp và biện pháp như sau:  Phương pháp tiến hành thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: - Trong quá trình giảng dạy trên lớp và dự giờ các lớp giảng dạy của đồng nghiệp cùng nội dung. Tôi tiến hành theo dõi các quá trình tiếp thu kiến thức và sự hăng say tập luyện của học sinh, từ đó làm làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài.  Các biện pháp tiến hành thực nghiệm: 2 - Để các em học sinh có thể tiếp thu nhanh, chính xác và thực hiện kĩ thuật đánh cầu cao trái tay đúng theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng đồng thời tạo sự hứng thú, tích cực trong quá trình tập luyện thì người giáo viên nhất thiết phải tiến hành theo trình tự sau: 1. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: - Khi tiến hành giảng dạy kĩ thuật đánh cầu cao trái tay, điều quan trọng trước tiên là người thầy phải nêu đầy đủ tác dụng, trường hợp vận dụng kĩ thuật mà học sinh sẽ được học. Bước này giúp học sinh có được cái nhìn tổng quan về vấn đề mà sắp tới các em sẽ phải thực hiện, tạo tâm thế ban đầu để học sinh có thể tự tin vào chính bản thân mình khi học kĩ thuật. - Ở giai đoạn thị phạm, giáo viên phải thực hiện một cách chính xác, thuần thục, tính thẩm mỹ cao (đẹp) nhằm tạo cho học sinh sự hưng phấn ban đầu - các em sẽ muốn thực hiện ngay tức thì kỹ thuật mà thầy mới vừa thị phạm để chứng minh khả năng của mình. Muốn được như thế thì người thầy phải được trang bị cực tốt kĩ thuật đánh cầu cao trái tay, mà thực tế thì có rất ít giáo viên thực hiện được điều này do yếu tố khách quan bộ môn. - Phải vận dụng những kinh nghiệm mà bản thân rút ra được khi thực hiện kĩ thuật đánh cầu cao trái tay vào giảng dạy cho học sinh. Nhất là cảm giác về không gian, thời gian, tư thế thân người để thực hiện cú đánh hiệu quả, có chất lượng cao. Từ những kinh nghiệm quí báu đó học sinh tiến hành vận dụng vào thực tế để có thể phán đoán chính xác điểm rơi, thời điểm mặt vợt tiếp xúc cầu, cảm giác tốt khi thực hiện cú đánh nhằm tăng hiệu quả tập luyện. 2. Vận dụng các bài tập dẫn dắt cho học sinh tập luyện: 2.1. Bài tập 1: Tập mô phỏng kĩ thuật theo nhịp (như Sách giáo viên Thể dục 12, trang 106 – có thay đổi để phù hợp thực tiễn): - Nhịp 1: Xoay thân. 3 - Nhịp 2: Kéo khuỷu tay lên cao (như Hình 37, mục 3, Sách giáo viên Thể dục 12, trang 105). - Nhịp 3: Vung tay đánh cầu (như Hình 37, mục 4 - 6, Sách giáo viên Thể dục 12, trang 105). - Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. Bài tập này thực hiện lặp lại 3 – 5 lần trong 3 tiết học đầu tiên của kĩ thuật đánh cầu cao trái tay để giúp học sinh bước đầu thực hiện đúng trình tự kĩ thuật động tác. Tổ chức thực hiện bài tập theo phương pháp đồng loạt. 2.2. Bài tập 2: Mô phỏng đánh cầu trái tay liên tục theo nhịp (như Sách giáo viên Thể dục 12, trang 106): Bài tập này có tác dụng hình thành kĩ năng ban đầu cho học sinh. Bài tập này có thể dùng như một bài tập bổ trợ kĩ thuật ở mỗi tiết học để gia tăng sự thuần thục động tác cho học sinh. Tổ chức thực hiện bài tập theo phương pháp đồng loạt. 2.3. Bài tập 3: Học sinh tự mô phỏng đánh cầu với cầu được treo (hoặc lá cây) ở trên cao: Ở bài tập này về cơ bản cũng giống như bài tập 2 nhưng có thêm điểm tựa không gian trên cao (quả cầu được treo hoặc lá cây) mà đầu vợt đánh gần đến hoặc khẽ chạm, giúp học sinh vung cao khuỷu tay và thẳng cánh tay khi thực hiện cú đánh. Bài tập sẽ giúp học sinh tránh được sai kĩ thuật (không kéo được khuỷu tay lên cao) làm ảnh hưởng đến lực đánh và chất lượng cú đánh. Bài tập này thực hiện lặp lại 2 tổ, mỗi tổ 5 - 7 lần trong 3 tiết học sau khi đã thực hiện Bài tập 2. 4 Tổ chức thực hiện bài tập theo phương pháp đồng loạt (nếu đủ trang thiết bị) hoặc lần lượt (ít nhất 4 quả cầu được treo hoặc lá cây). 2.4. Bài tập 4: Đánh cầu cao trái tay có người ném cầu: - Khoảng cách giữa người ném cầu và người đánh cầu khoảng 3m. - Người ném phải ném cầu bay cao, chính xác, quỹ đạo bay tự nhiên đến vị trí thuận lợi cho người đánh có thể thực hiện tốt quả đánh cầu cao trái tay. - Người đánh nhanh chóng phán đoán vị trí, điểm rơi để thực hiện cú đánh đúng kĩ thuật. Bài tập này có thể thực hiện lặp lại nhiều lần với thời lượng 5 – 7 phút từ tiết thứ 2 khi bắt đầu tập kĩ thuật đánh cầu cao trái tay. Tổ chức tập luyện: 2 em tập với nhau có sự luân phiên. Mỗi em thực hiện liên tục 5 lần đánh (phải có 5 quả cầu phục vụ). 3. Củng cố, sửa sai về mặt kĩ thuật cho học sinh: 3.1 Cách cầm vợt: Với đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu và ứng dụng trong phạm vi hẹp nên không đi sâu vào nghiên cứu chi tiết kĩ thuật cầu lông một cách toàn diện. Thế nhưng thiết nghĩ, chúng ta cũng nên đề cập đến vấn đề cách cầm vợt trong kĩ thuật đánh cầu thuận tay và đánh cầu trái tay vì nó sẽ quyết định đến chất lượng của từng cú đánh, nhất là đánh cầu trái tay. Trong môn học Cầu lông ở 3 khối lớp 10, 11 và 12 theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì có rất nhiều kĩ thuật cần trang bị cho học sinh. Theo đó, nguồn tài liệu cho giáo viên tham khảo phục vụ nhiệm vụ giảng dạy chủ yếu là Sách Giáo viên Thể dục 10, Sách Giáo viên Thể dục 11, Sách Giáo viên Thể dục 12 đều của Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành. 5 Trong 3 quyển sách nêu trên, ở bộ môn Cầu lông thì chỉ có sách Giáo viên Thể dục lớp 10 là có hướng dẫn kĩ thuật cầm vợt mà đó là kĩ thuật cầm vợt để đánh cầu thuận tay. Cả trong 3 quyển đều không có hướng dẫn kĩ thuật cầm vợt đánh cầu trái tay mặc dù trong chương trình có giảng dạy những kĩ thuật đánh cầu trái tay cho học sinh. Đơn cử, trong đề tài này thì tôi đang giải quyết vấn đề đánh cầu cao trái tay. Chính vì thế, việc nắm vững kĩ thuật cầm vợt đánh cầu trái tay là một yêu cầu hết sức cần thiết để người giáo viên có thể sửa sai cho học sinh ngay từ những tiết học cầu lông ban đầu. Trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mạnh dạn bổ sung kĩ thuật cầm vợt đánh cầu trái tay để thuận tiện cho người giáo viên trong quá trình đứng lớp, sửa sai cho học sinh nhằm tăng chất lượng giảng dạy bộ môn. Kĩ thuật cầm vợt đánh cầu trái tay: Từ tư thế cầm vợt đánh thuận tay, dùng ngón cái và ngón trỏ để xoay vợt ngược chiều kim đồng hồ sao cho ngón cái áp gần như dọc theo má trái của cán vợt, các ngón tay còn lại nắm lấy má phải của cán vợt (Hình 1a, 1b). 3.2. Bổ sung kĩ thuật khi xoay người: - Lấy mũi chân trái làm trụ, chân phải bước vòng lên trước – sang trái – ra sau; đồng thời quay người 180o, chân trái xoay theo thân người (Hình 2), lưng quay về lưới, nhanh chóng chuyển cách cầm vợt sang đánh cầu trái tay. - Nếu trong quá trình bước chân phải, xoay người 180 o mà chân trái không xoay theo thân thì thân người mất thăng bằng không thể xoay đúng theo yêu cầu, lưng không quay về lưới dẫn đến không thực hiện tốt kĩ thuật. 3.3. Sửa sai lỗi không kéo khuỷu tay lên cao và bung cẳng tay: Phần lớn học sinh khi mới thực hiện kĩ thuật đều mắc phải lỗi không kéo khuỷu tay lên cao và không bung cẳng tay mà chủ yếu là hai trường hợp sau: 6 - Xoay cẳng tay từ trước ra sau trong khi khuỷu tay để thấp hơn vai. Những học sinh mắc phải lỗi này đều không thể có cú đánh chất lượng như mong muốn: cầu bay không cao, lực đánh yếu do không có sự kết hợp tốt giữa cánh tay, khuỷu tay và lực gập ngửa cổ tay để ra lực tốt nhất. - Cánh tay và cẳng tay duỗi thẳng, chếch xuống dưới. Từ đó kéo toàn bộ tay lên trên để đánh cầu. Những học sinh mắc phải lỗi này rất dễ xảy ra chấn thương vai do chịu tác động rất lớn của lực phát ra để điều khiển cánh cánh tay đòn dài hơn bình thường (do tay duỗi thẳng, không co ở khớp khuỷu) đồng thời hiệu quả cú đánh cũng bị hạn chế do không có được tốc độ nhanh như thực hiện động tác bung cẳng tay. 3.4. Vận dụng các bài tập nâng cao: Sau khi học sinh thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật đánh cầu cao trái tay với những bài tập đã được nêu trên thì giáo viên có thể bước đầu cho làm quen và tập luyện kĩ thuật đánh cầu cao trái tay với những bài tập nâng cao trong Sách Giáo viên Thể Dục 12 trang 107 – 108 để dần dần hoàn chỉnh kĩ thuật, hình thành kĩ năng kĩ xảo cho các em. 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp: - Áp dụng để giảng dạy đại trà cho tất cả các lớp khối 12 học môn cầu lông. 3.4 Hiệu quả thu được do áp dụng sáng kiến: - Từ thực tế vận dụng sáng kiến kinh nghiệm và kết quả đáng khích lệ trên tôi rút ra được một số kinh nghiệm nhất định trong quá trình giảng dạy kĩ thuật đánh cầu cao trái tay như sau: + Với đối tượng giảng dạy là học sinh, phần lớn các em chưa được trang bị tốt về mặt kĩ thuật bộ môn, thậm chí nhiều em còn bị sai lệch kĩ thuật trước khi học thì người giáo viên không nên nôn nóng, đốt cháy giai đoạn mà cần phải sử dụng 7 các bài tập phù hợp để dẫn dắt các em hình thành những khái niệm đúng hoặc sửa sai về kĩ thuật động tác. + Đối với những học sinh ít năng khiếu phải thường xuyên quan sát, sửa sai kết hợp thị phạm lại kĩ thuật động tác nhiều lần để các em có thể so sánh giữa mình và người thầy. Có như vậy mới tạo ảnh hưởng tích cực đến quá trình hình thành kĩ năng cho các em. + Đối với những em có sự tiến bộ nhanh thì nhất thiết phải tăng dần độ khó của bài tập và nâng cao yêu cầu kĩ thuật động tác để tạo hứng thú, giúp các em tích cực luyện tập để chinh phục được những khó khăn mà người thầy đặt ra. + Dùng cán sự hoặc học sinh có kĩ thuật tốt, nhanh tiến bộ để hỗ trợ sửa sai, kèm cặp những học sinh chậm tiến bộ tạo nên sự tranh đua làm động lực cho các em nỗ lực tập luyện. + Cần tập trung nhiều quả cầu để có thể tăng số lần tập trong khi thực hiện các bài tập để quá trình hình thành kĩ năng của học sinh được nhanh hơn. Tránh tình trạng học sinh thiếu dụng cụ nên phải ngồi xem. Có thể tận dụng những quả cầu không còn tốt để tập luyện. + Phải linh động thay đổi bài tập với độ khó khác nhau cho những đối tượng có trình độ khác nhau. 3.5 Tài liệu kèm theo: không Bến Tre, ngày 15 tháng 03 năm 2018 Nhóm tác giả: Trần Duy Khánh, Trần Quốc Huy, Lê Thị Hồng Yến, Lê Minh Tấn, Trường THPT Lê Hoàng Chiếu, huyện Bình Đại 8 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan