Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn ứng dụng dạy học dự án nhằm ngăn chặn khói thuốc lá ở trường thpt...

Tài liệu Skkn ứng dụng dạy học dự án nhằm ngăn chặn khói thuốc lá ở trường thpt

.DOC
14
90
124

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "ỨNG DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN NHẰM NGĂN CHẶN KHÓI THUỐC LÁ Ở TRƯỜNG THPT" I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khói thuốc lá chứa tới hơn 4000 chất hoá học, phần lớn là chất độc hại, trong đó 43 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicôtin. Nicôtin dưới dạng tinh khiết đó là một chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. Một giọt Nicôtin có thể đầu độc chết 3 con ngựa nặng từ 180 - 200 kg. Một liều nicôtin 50 - 75 mg (tương ứng lượng nicotin có trong 20 - 25 điếu thuốc) đủ gây tử vong cho một người. Tuy nhiên người nghiện hút thuốc lá quá nhiều không bị chết ngay vì liều lượng cứ ngấm dần vào cơ thể chứ không hấp thụ ngay lập tức. Khi hút thuốc lá hoặc khi sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch: xơ vữa động mạch, cơn đau tim; bệnh hô hấp: bệnh phổi tắc nghẽn mạn; bệnh ung thư, bệnh răng lợi và tăng nguy cơ loãng xương gây đau nhức thân thể, khó ngủ và giảm thể lực cơ thể do thiếu ôxy mãn tính. Đây đều là các bệnh gây tử vong hàng đầu ở người. Ngoài ra, đối với nam giới sẽ làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến liệt dương và dễ vô sinh.Đối với phụ nữ thuốc lá làm giảm kích tố nữ,gây tắc kinh sớm, gây vô sinh và loãng xương dẫn đến gãy xương đùi, xẹp cột sống. Đối với thai nghén phụ nữ hút thuốc dễ bị thai ngoài tử cung, sẩy thai do bong nhau, nhau tiền đạo và thai chết lưu. Hoặc nếu sinh được thì dễ bị sinh non, thai nhẹ cân, thai dị dạng, đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh. Người mẹ hút thuốc lá còn gây ra những ảnh hưởng lâu dài trên trẻ sau này: trẻ có nguy cơ chậm phát triển, kém thông minh, dễ trầm cảm, rối loạn hành vi, dễ nghiện và dễ bị ung thư hơn trẻ khác. Thuốc lá giết chết gần 6 triệu người trên thế giới mỗi năm, trong đó có hơn 600000 người hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc lá do người khác hút). Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam là một trong 15 nước có tỉ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới, với tỉ lệ 56% nam giới hút thuốc và 1,8% ở nữ giới. Đáng lo ngại hơn, gần 8 triệu người lao động Việt Nam thường xuyên phải hít khói thuốc thụ động tại nơi làm việc và có tới 47 triệu người thường xuyên phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nhà. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 40000 người tử vong do các bệnh lien quan tới thuốc lá. Nguy hiểm hơn, nếu các biện pháp phòng chống tác hại khói thuốc lá hiệu quả không được thực hiện thì số người chết vì thuốc lá ở Việt Nam sẽ lên tới 70.000 người /năm vào năm 2030 (tương đương với dân số của một huyện trung bình) Những năm gần đây, tình trạng hút thuốc lá trong thanh thiếu niên ngày càng phổ biến. Đáng chú ý, tỉ lệ học sinh hút thuốc đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân một số bạn trẻ tập tành hút thuốc lá thường là theo nhóm bạn, thể hiện bản lĩnh, thể hiện cá tính; muốn chứng tỏ với những người xung quanh mình là người lớn, hoặc một số trường hợp gặp cú sốc về gia đình, tình cảm…Điều này chứng tỏ các biện pháp giáo dục phòng chống thuốc lá của gia đình và nhà trường đang có vấn đề, chưa có hiệu quả cao. Để góp phần ngăn chặn hiệu quả hơn tệ nạn hút thuốc lá trong giới học sinh ở trường THPT tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Ứng dụng dạy học dự án nhằm ngăn chặn khói thuốc lá ở trường THPT”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận của vấn đề 1.1. Lợi thế của môn Sinh học đối với công tác giáo dục phòng chống khói thuốc lá Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về cơ thể sống. Kiến thức của môn khoa học này phục vụ trực tiếp cho vấn đề chăm sóc sức khỏe của con người. Bởi vậy, dựa trên những hiểu biết này người ta có thể xác định được hành vi nào là hợp lí, chưa hợp lí đối với việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Môn Sinh học cũng có nhiều thí nghiệm để chứng minh các vấn đề liên quan đến sự sống, từ đó giúp người học được tận mắt chứng kiến, thậm chí là trực tiếp tham gia nghiên cứu một vấn đề rồi từ đó mới đưa ra những nhận định, những tổng kết khoa học. Do vậy chắc chắn mức độ tin cậy của người được giáo dục đối với giáo viên sẽ tăng cao. Ngoài ra, nội dung sách giáo khoa Sinh học ở cấp THPT đều liên hệ đến tác động xấu của khói thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng cũng như tác động xấu của nó đối với tương lai di truyền của loài người. Đó là những lợi thế không nhỏ của bộ môn khoa học này trong cuộc chiến chống lại khói thuốc lá của nhân loại toàn cầu. Có lẽ cũng vì vậy mà giáo viên môn Sinh học được vinh dự giao cho trọng trách là một trong những thành viên của ban phòng chống ma túy nói chung và thuốc lá nói riêng ở trường THPT. 1.2. Học theo dự án là hình thức học mới có nhiều ưu điểm trong công tác giáo dục 1.2.1. Thế nào là học theo dự án Theo định nghĩa của Bộ Giáo dục Singapore: Học theo dự án là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Trong học theo dự án, các hoạt động học tập được thiết kế mang tính thiết thực, liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, lấy người học làm trung tâm và gắn kiến thức của nhà trường với những vấn đề thực tiễn của thế giới thực tại. Xuất phát từ nội dung học, giáo viên đưa ra một chủ đề với những gợi ý hấp dẫn, kích thích người học tham gia thực hiện. Dự án là một bài tập tình huống mà người học phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học. Học theo dự án đặt người học vào tình huống có vấn đề đòi hỏi sự tự lực cao của người học. Khi người học được tự lựa chọn nội dung/tiểu chủ đề và tự đặt ra vấn đề cần tìm hiểu nghiên cứu, người học sẽ hoàn toàn chủ động, tích cực trong việc lập kế hoạch nghiên cứu, tìm kiếm, tổng hợp, xử lí thông tin để giải quyết vấn đề được đặt ra. 1.2.2. Ưu điểm của học theo dự án Những gì xảy ra bên ngoài trường học sẽ đem lại nhiều cơ hội học tập. Điều này có nghĩa cách tiếp cận theo dự án sẽ đem đến các cơ hội phát triển năng lực và những kiến thức chuyên sâu. Nếu bắt đầu từ thực tế chúng ta có thể đưa cuộc sống hàng ngày của trẻ vào trong môi trường lớp học, có thể tái hiện thế giới đó trong môi trường sư phạm thông qua các hình thức khác nhau. Cách tiếp cận này sẽ đem đến nhiều điều mới mẻ, một khởi đầu mới và những cơ hội học tập độc đáo. Sau một thời gian làm việc tích cực, học sinh thấy được kết quả công việc của mình, từ đó học sinh có được cái nhìn rõ hơn về vấn đề chúng nhận thức được. Chủ đề hay chủ điểm học sinh lựa chọn đều bắt đầu từ thực tế môi trường nơi các em sống và hình thành nên cảm hứng để các em tiến hành dự án. Bởi vậy có thể nói đây là hình thức học tập độc đáo đa dạng và mang lại kết quả cao trong công tác giáo dục học sinh. Ngoài ra, nó còn là công cụ hữu hiệu giúp giáo viên giải quyết vấn đề đưa ra một cách tương đối triệt để và sâu sắc. 1.3. Cơ sở tâm lí học của đề tài Nếu chỉ được nghe, học sinh sẽ quên ngay. Nếu chỉ được nhìn, các em sẽ hiểu nhưng sau đó sẽ nhanh chóng quên mất. Nhưng nếu các em được tham gia làm, học sinh sẽ hiểu, tin, và thay đổi nhận thức một cách sâu sắc, bền vững, thậm chí có thể đi vào “máu thịt”. Đối với mục đích của đề tài này, quá trình nhận thức của học sinh sẽ diễn ra theo đúng mong muốn của giáo viên. Đó là, qua những gì được làm, được quan sát, từ chỗ học sinh không quan tâm đến vấn đề tác hại của khói thuốc lá đến chỗ các em ghét khói thuốc lá, rồi đến ghét một cách sâu sắc hành vi hút thuốc lá. Cuối cùng là hành động phản đối và ngăn chặn hành vi này của bạn bè và những người xung quanh. Nên nhớ rằng, học sinh chính là những thành viên tương lai của các gia đình mới và xã hội mới do chính các em tạo ra. Thuộc tính tâm lí bền vững vừa tạo ra nói trên ở các em sẽ là điểm tựa để tạo ra một hiệu ứng dây chuyền trong nhà trường, gia đình và xã hội nhằm ngăn chặn đấu tranh phòng chống khói thuốc lá một cách hiệu quả nhất. 2. Thực trạng của vấn đề Hiện nay, ở các trường THPT việc hút thuốc lá của học sinh là hành vi bị cấm. Nhà trường cũng như các đoàn thể đã có quy định rõ ràng để xử lí việc này. Tuy nhiên việc hút thuốc lá còn xảy ra công khai ngay cả đối với các nam giáo viên trong trường. Thậm chí khói thuốc lá còn xâm nhập cả vào trong các buổi họp cơ quan. Đây là những tấm gương xấu mà các em thường nhìn thấy. Tình trạng hút thuốc của các nam sinh thì diễn ra một cách bí mật hơn do bị cấm. Các em học sinh nam thường dùng rất nhiều chiêu trò để đối phó và qua mắt ban giám thị của Đoàn, trường như: trốn vào nhà vệ sinh nam, chui vào chỗ kín để hút, hoặc chỉ chờ trống đánh tan trường là lại phì phèo điếu thuốc ngay bên ngoài cổng trường… Những hành vi trên đây không phải là khó nhận thấy bởi chỉ cần đi ngang qua khu vực nhà vệ sinh nam là có thể hít thấy mùi thuốc lá sặc sụa, thậm chí ám khói cả một dãy hành lang dài mà giáo viên hàng ngày phải đi qua. Thế nhưng thái độ của những người xung quanh như thế nào? Giáo viên nữ trong trường là những người thường xuyên hít khói thuốc thụ động, thậm chí ngay cả những người đang mang thai thờ ơ với vấn đề này, hoặc có một số người lên tiếng phản đối nhưng họ quá đơn độc, nên tiếng nói trở nên không có trọng lượng và bị bỏ qua ngay. Đối với các nam sinh và nữ sinh chưa hút thuốc tình hình có vẻ còn bi đát hơn nữa, họ hoàn toàn thờ ơ với vấn đề này. Phải chăng do họ thiếu hiểu biết về tác hại của khói thuốc lá, hoặc nể nang nhau? Nếu vậy ai sẽ đảm bảo rằng trong tương lai họ không gia nhập vào đội ngũ những người nghiện thuốc lá khiến cho đội ngũ này ngày càng đông đảo? Đây chính là tiền đề để hình thành nên một cộng đồng người hút thuốc lá của xã hội trong tương lai. Vì vậy tôi thiết nghĩ ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường các nhà giáo dục chúng ta phải hành động ngay để ngăn chặn chuỗi hành vi nguy hiểm nói trên ghóp phần tạo nên một Việt Nam với môi trường trong sạch và an toàn. 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 3.1. Giải pháp xây dựng và dự án học tập nhằm ngăn chặn khói thuốc lá ở trường THPT 3.1.1. Lập kế hoạch Giáo viên nêu chủ đề “tìm hiểu tác hại khói thuốc lá ở trường học của chúng ta” và viết ở trung tâm bảng. Sau đó giaó viên đặt các câu hỏi gợi mở sau đây để triển khai các ý tưởng: Tác hại của khói thuốc lá như thế nào? Có thể tìm kiếm câu trả lời ở đâu? Tình trạng hút thuốc ở trường ta hiện nay ra sao? Làm thế nào để chứng minh cho mọi người thấy tác hại của khói thuốc lá? Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trên. Giáo viên ghi lại các ý tưởng đó rồi khi không có thêm ý tưởng sắp xếp các ý lại để lập ra sơ đồ tư duy. Đây chính là các tiểu chủ đề được học sinh và giáo viên tìm ra từ chủ đề lớn, cũng chính là các nhiệm vụ cần làm để giải quyết vấn đề đặt ra ban đầu. Có 3 tiểu chủ đề đã được đặt ra, đó là: - Tìm kiếm thông tin đã có về tác hại của khói thuốc lá. - Điều tra tình hình hút thuốc của học sinh trong trường ta. - Làm thí nghiệm chứng minh tác hại của khói thuốc lá. Giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn tiểu chủ đề theo sở thích và yêu cầu các học sinh cùng sở thích về một tiểu chủ đề tạo thành một nhóm. Như vậy ta có 3 nhóm học sinh tương ứng với 3 nhiệm vụ khác nhau là 3 tiểu chủ đề nói trên. Giáo viên yêu cầu học sinh trong mỗi nhóm thảo luận, thương lượng với nhau để xác định các nhiệm vụ cần thực hiện nhằm đạt được mục tiêu, đồng thời phân công các thành viên trong nhóm ai sẽ làm nhiệm vụ gì và thời hạn hoàn thành, xác định phương tiện và dự kiến sản phẩm. Sau khi lập được kế hoạch, các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác và giáo viên bổ sung ý kiến, học sinh chỉnh sửa hoàn thiện kế hoạch. Cụ thể kế hoạch của từng nhóm như sau: - Nhóm tìm kiếm thông tin đã có về tác hại của khói thuốc lá Tên thành Nhiệm vụ viên 1.Trịnh Ngọc Châu 2.Đỗ Điểu Phương tiện Thời hạn Dự kiến hoàn thành phẩm Lấy thông Máy tính nối 3 ngày tin từ Intenet mạng. Văn sản Số liệu, ảnh, hoặc phim về tác hại của khói thuốc lá 3.La Thị Sắp xếp xử Máy tính, vở 10 ngày Phương lí thông tin ghi. 4.Phạm Thị thu được để dựng Hồng Vân xây sản phẩm. Kịch bản tiểu phẩm hài có nội dung tuyên truyền về tác hại khói thuốc lá 5.Bùi Văn Chuẩn bị Xe đạp… Đức hậu cần cho việc trình 6.Chung bày tiểu Quần áo, tư trang, phục trang và các đạo 2 tuần Thành Kiên phẩm cụ phù hợp 7.Đỗ Văn Hùng 8.Trịnh Văn Thông Trình bày tiểu phẩm 9. Lê Thúy hài Vân 3 tuần Tiểu phẩm hài có tác dụng giáo dục. 10.Nguyễn Thị Thảo - Nhóm điều tra tình hình hút thuốc của học sinh trong trường THPT Hậu Lộc 2. Tên thành Nhiệm vụ viên 1.Hoàng Minh Thùy Phương tiện Thời hạn Dự kiến hoàn thành phẩm sản Thiết kế Máy tính phiếu hỏi trước khi tuyên truyền đề tài 3 ngày Số liệu, kết quả 3.Trịnh Thị Thiết kế Máy tính Trang phiếu hỏi khi 4.Trần Cẩm sau tuyên truyền Vân đề tài 3 ngày Số liệu, kết quả 2.Hoàng Khánh Huyền 5.Hoàng Văn Long Chuẩn bị Xe đạp, giấy 2 tuần hậu cần và hành 6.Lê Hồng tiến phát phiếu Đức điều tra, thu 7.Hoàng phiếu điều Huy Hải Thu tương đối đầy đủ các phiếu ở tất cả các lớp tra 8.Lê Hiền Thi Xử lí và Máy tính trình bày số Hoàng liệu. 3 tuần Bảng số liệu 9. Tùng lâm - Nhóm làm thí nghiệm chứng minh tác hại của khói thuốc lá Tên thành Nhiệm vụ viên 1.Nguyễn Văn Tới Phương tiện Thời hạn Dự kiến hoàn thành phẩm sản Thiết kế Kéo, bình 5 ngày dụng cụ thí nhựa, giấy, nghiệm dao, cắt, keo dán… Dụng cụ nuôi nhốt 3.Nguyễn Văn Tùng Bắt trứng Kéo, mũ, túi 2 ngày châu chấu ở đựng. 4.Vũ Thị ruộng Hồng Vân Số lượng trứng châu chấu đủ nhiều 5.Phạm Thị Tiến hành Thuốc lá, 9 tuần Hoa thí nghiệm giấy, bút… 6.Lê Thị ấp trứng, ghi nhật kí. Dung Sổ nhật kí ấp và nuôi dưỡng châu chấu con 2.Hoàng Sơn lâm 7.Lê Xuân Hòa 8.Hoàng Thương Thương 9.Hoàng Thị Yến Vy Xử lí số liệu và trình bày kết quả 1 tuần Bảng số liệu trình bày bằng trình chiếu powerpoit 3.1.2. Thực hiện dự án Nhóm tìm kiếm thông tin đã có về tác hại của khói thuốc lá  Tiến hành thu thập thông tin từ mạng Internet, sách báo…Sau đó tiến hành xử lí và tham khảo thêm các thông tin về các bước xây dựng kịch bản để xây dựng thành một tiểu phẩm hài có tác dụng giáo dục. Trong quá trình xây dựng tiểu phẩm học sinh trong nhóm thường xuyên trao đổi góp ý và tham khảo ý kiến của giáo viên. Sau khi xây dựng được tiểu phẩm nhóm nghiên cứu kịch bản để tìm ra các đạo cụ tư trang…phù hợp với kịch bản và nhân vật được xây dựng. Cuối cùng 3 diễn viên được lựa chọn sẽ đọc kịch bản,học thuộc lời thoại và tập diễn xuất thử trong 3 tuần để khi công diễn đạt kết quả cao nhất. Nhóm điều tra tình hình hút thuốc của học sinh trường THPT  Hậu Lộc 2 Trước khi triển khai, tuyên truyền đề tài nhóm thiết kế phiếu hỏi điều tra tình hình hút thuốc của học sinh trong trường với nội dung phiếu hỏi như sau 1. Giới tính của bạn? Nam 2. Bạn có hút thuốc lá hay không? Không Nữ Có 3. Học lực của bạn ở học kì 1? Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 4. Trong tương lai bạn có ý định hút thuốc lá hay không? Có Không Tiếp theo một nhóm 3 người đã được phân công ở bảng kế hoạch trên sẽ phát phiếu hỏi và thu lại các phiếu sau 2 tuần. Sau đó xử lí thông tin thu được bằng phần mềm Excel. Nhóm tiếp tục thiết kế phiếu điều tra thái độ của học sinh trong trường về việc hút thuốc lá sau khi đã triển khai và tuyên truyền đề tài với nội dung phiếu như sau 1. Giới tính của bạn? Nam Nữ 2. Ở phiếu điều tra trước bạn đã trả lời mình là người có hút thuốc hay không? Có Không 3. Sau khi xem vở kịch và nghe trình bày thí nghiệm ảnh hưởng của khói thuốc lá đến tỉ lệ nở của trứng và khả năng tăng trọng của châu chấu thì trong tương lai bạn sẽ Hút thuốc lá Không hút thuốc lá Số lượng phiếu của lần phát này bằng số phiếu phát ra của lần trước và phát cho những người đã tham gia ở lần trước. Phiếu thu được tiếp tục được xử lí bằng phần mềm Excel.  Nhóm làm thí nghiệm chứng minh tác hại của khói thuốc lá Nhóm thiết kế tiến hành làm dụng cụ thí nghiệm được mô tả như sau: Hai bình nhựa có nắp đậy dung tích 1,5 lit, có đục nhiều lỗ nhỏ (nhỏ hơn kích thước của châu chấu con) ở thành bình để lấy dưỡng khí. Một bình có vòi nhựa: một đầu vòi nhựa gắn và dẫn khí vào đáy bình, đầu còn lại của vòi nhựa gắn với một phễu giấy để dẫn khói thuốc lá vào bình. Bình kia không gắn vòi. Trứng châu chấu được bắt về có cùng độ tuổi, có số lượng đủ lớn (800 quả - tương đương với 40 ổ trứng) và được chia thành 2 phần đều nhau, mỗi phần 400 quả. Một phần cho vào bình có vòi, một phần vào bình không vòi. Nhóm tiến hành thí nghiệm như sau: Cho vào 2 bình một lớp đất đều dày 4 cm vì châu chấu có tập tính đẻ trứng trên đất ẩm xốp, có thêm vài cây cỏ dại, sau đó cho trứng vào và lấp một lớp đất 1cm lên trên. Đảm bảo mọi điều kiện sinh thái ở 2 bình là tương đương nhau và phù hợp với điều kiện ấp trứng: nhiệt độ 20 o - 30oC, độ ẩm khoảng 75 85%... Sự khác nhau cơ bản ở 2 bình là: Ở bình thực nghiệm (bình có vòi) mỗi ngày đốt 20 điếu thuốc và dẫn khói thuốc vào trong bình. Bình còn lại (bình đối chứng) không có sự tác động của khói thuốc lá. Sau khi trứng nở nhóm đếm số trứng nở ở 2 bình và ghi chép lại. Nhóm tiếp tục nuôi dưỡng các con non thu được ở trên trong 8 bình (gồm 4 bình đối chứng và 4 bình thực nghiệm được thiết kế như trên đã trình bày) và sau đó so sánh trọng lượng của châu chấu của các bình đối chứng và thực nghiệm, rồi ghi chép vào sổ nhật kí. 3.1.3. Tổng hợp kết quả 3.1.3.1. Xây dựng sản phẩm - Tiểu phẩm hài: Do khuôn khổ có hạn của đề tài nên tôi không trình bày nội dung của vở kịch. - Bảng số liệu thống kê tình hình hút thuốc của học sinh trường THPT Hậu Lộc 2 năm học 2012 - 2013 do học sinh thực hiện Nam Số lượng Nữ Hút thuốc Không hút Hút thuốc Không hút 47 341 0 543 87,88% 0% 100% Tỉ lệ (tính trong 12,11% giới tính)  Nhận xét: Đây là tỉ lệ hút thuốc tương đối cao so với môi trường giáo dục nói chung trong cả nước. - Bảng số liệu về tỉ lệ nở của trứng châu chấu dưới ảnh hưởng của khói thuốc lá Bình nghiệm thực Bình đối chứng Tổng số trứng ấp 400 400 Số lượng trứng nở (tỉ lệ) 156 (39%) 250 (62,5%) - Bảng số liệu về trọng lượng cơ thể của châu chấu dưới ảnh hưởng của khói thuốc lá (châu chấu nuôi 50 ngày tuổi) Bình nghiệm thực Bình đối chứng Tổng số cá thể châu chấu tham gia 100 thí nghiệm (tỉ lệ 1 đực : 1 cái) 100 Khối lượng trung bình của 1 cá 1,25 gram thể 1,67 gram  Nhận xét: Khói thuốc lá làm giảm tỉ lệ nở của trứng và làm giảm tốc độ tăng trọng của châu chấu. 3.1.3.2. Trình bày báo cáo kết quả Sản phẩm của đề tài đã được các em học sinh trình bày trước toàn trường với trình tự như sau Mở đầu là tiết mục hài kịch Tiếp theo trình bày thí nghiệm về ảnh hưởng của khói thuốc lá đến tỉ lệ nở của trứng và sự tăng trọng của châu chấu. Cuối cùng là bảng báo cáo thống kê tỉ lệ học sinh hút thuốc lá của trường và lời kết. 3.2. Các biện pháp để giải quyết vấn đề 3.2.1. Sử dụng bản đồ tư duy để huy động ý kiến của các thành viên Quá trình huy động các ý kiến giáo viên để các ý tưởng phát triển tự do, các ý tưởng đều được tôn trọng, không phê phán. Khi không có thêm ý tưởng, sắp xếp, kết hợp các ý tưởng, lập sơ đồ tư duy. 3.2.2. Thiết kế các phiếu hỏi khoa học, hợp lí 3.2.3. Kết hợp với các tổ chức Đoàn, trường để tuyên truyền sâu rộng hơn thông điệp của đề tài tới tất cả các thành viên trong trường. 4. Kiểm nghiệm đề tài  Bảng số liệu thăm dò thái độ học sinh về việc có hay không có ý định hút thuốc trong tương lai (thực hiện trước khi triển khai đề tài) Nam Số lượng Nữ Đã hút Chưa hút Đã hút Chưa hút 47 341 0 543 Tỉ lệ hoc sinh có ý 100% định hút thuốc trong tương lai 42% 1,2% Tỉ lệ hoc sinh 0% không có ý định hút thuốc trong 58% 98,8% tương lai  Bảng số liệu thăm dò thái độ học sinh về việc có hay không có ý định hút thuốc trong tương lai (thực hiện sau khi triển khai đề tài) Nam Số lượng Nữ Đã hút Chưa hút Đã hút Chưa hút 47 341 0 543 Tỉ lệ hoc sinh có ý 72% định hút thuốc trong tương lai 1,5% 0% Tỉ lệ hoc sinh không 28% có ý định hút thuốc trong tương lai 98,5% 100% Như vậy từ số liệu ở 2 bảng trên ta thấy: qua thực hiện và tiếp thu đề tài thì xu hướng hút thuốc lá trong tương lai của học sinh đã giảm hẳn so với trước khi thực hiện đề tài này. Rõ ràng dự án đã thể hiện tính giáo dục cao và có hiệu quả rõ rệt trong công tác giáo dục phòng chống khói thuốc lá ở trường THPT. III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận Qua quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy đề tài tiến hành tương đối đơn giản nhưng sát với thực tế và đã đem lại hiệu quả cao trong công tác phòng chống khói thuốc lá. Các em học sinh rất hào hứng tham gia đề tài chứng tỏ đây là một phương pháp dạy học mới nhưng rất phù hợp với tâm lí của các em. Hiệu ứng của đề tài đem lại là rất rõ nét và có tính bền vững, nó cho phép hình thành nên một làn sóng phản đối khói thuốc lá ngay từ lứa tuổi học sinh và sẽ tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực trong tương lai. 2. Đề xuất Với những thành công ban đầu của đề tài này, để công việc trong tương lai được thuận lợi hơn tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: - Để ngăn chặn khói thuốc lá ở trường học một cách hiệu quả cần phải bắt đầu từ mỗi giáo viên. Các giáo viên nam nên thực hiện nghiêm túc luật phòng chống khói thuốc lá nơi công cộng mới được chính phủ ban hành. - Các tổ chức Đoàn, nhà trường phải phối hợp, cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị để đề tài được tiến hành thuận lợi hơn. - Nên nhân rộng mô hình của đề tài ra nhiều trường THPT trong cả nước để đem lại hiệu quả cao trong phong trào toàn dân tích cực phòng chống khói thuốc lá. XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG ĐƠN VỊ THỦ Thanh Hóa, ngày 14 tháng 05 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Hoàng Ngọc Vũ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan