Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Âm nhạc Skkn ứng dụng công nghệ thông tin vào bộ môn âm nhạc ở trường thcs...

Tài liệu Skkn ứng dụng công nghệ thông tin vào bộ môn âm nhạc ở trường thcs

.DOC
21
2975
104

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ********o0o******** ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO BỘ MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS =============== Người thực hiện: Trần Thị Hằng Giáo viên: Âm nhạc Giáo viên: Trần Thị Hằng 0 Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ Năm học 2010 - 2011 Giáo viên: Trần Thị Hằng 1 Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ MỤC LỤC A – GIỚI THIỆU. I. Lý do chọn đề tài. II. Mục đích nghiên cứu. III. Lịch sử vấn đề. IV. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, tài liệu sử dụng. V. Phương pháp nghiên cứu. VI. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. VII. Bố cục của đề tài . B – NỘI DUNG. CHƯƠNG I . Cơ sở lý luận CHƯƠNG II . Cơ sở thực tiễn CHƯƠNG III . Các hình thức ứng dụng và biện pháp khi lồng ghép công nghệ thông tin vào thực tiễn giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường THCS gây hứng thú cho học sinh và nâng cao hiệu quả tiết dạy. C – KẾT LUẬN + Giải pháp + Đề xuất D –TƯ LIỆU THAM KHẢO Giáo viên: Trần Thị Hằng 2 Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ Đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO BỘ MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ. A – PHẦN MỞ ĐẦU. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong su thế hội nhập và phát triển như hiện nay, việc giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên các môn văn hóa truyền thống như: Toán, Văn, Lý, Hóa…môn Âm nhạc cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật – nghệ thuật của âm thanh, nghệ thuật của thính giác, có tính truyền cảm trực tiếp gồm âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. Chính vì âm nhạc có một sự lôi cuốn kỳ diệu không ngờ nên loài người đã biết vận dụng âm nhạc như một phương tiện để làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mục đích của giáo dục Âm nhạc trong nhà trường là đưa âm nhạc vào đời sống, bắt đầu cho việc giáo dục văn hóa âm nhạc góp phần giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, phát triển trí tuệ, phát triển thể chất cho học sinh, khích lệ các em mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cộng đồng, định hình nhân cách sống cho các em. Vai trò của âm nhạc từ lâu nay đã được xã hội thừa nhận như một yếu tố văn hóa lành mạnh. Âm nhạc từ khi xuất hiện nó đã gắn bó mật thiết cùng với con người đến suốt cuộc đời. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật hiện đại và công nghệ thông tin vượt trội, hỗ trợ thiết thực và vô cùng hiệu quả cho tất cả mọi mặt của đời sống, âm nhạc cũng không thể đứng ngoài su thế ứng dụng đó. Giáo viên: Trần Thị Hằng 3 Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ Nhằm tạo cho các em học sinh một cách tiếp cận mới với bộ môn âm nhạc ở trường THCS tôi xin đề ra sáng kiến kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào bộ môn Âm nhạc. Là một giáo viên giảng dạy Âm nhạc tôi thấy dạy học Âm nhạc ở trường THCS là dạy cho tất cả học sinh không phân biệt học sinh có năng khiếu âm nhạc hay không có năng khiếu. Dạy học vốn dĩ mang tính đại trà chứ không giống như dạy âm nhạc ở các trường chuyên nghiệp. Chính vì cách dạy đại trà này đòi hỏi tôi phải nỗ lực rất nhiều trong việc lôi cuốn thu hút học sinh say mê và yêu thích bộ môn học. Học mà chơi, chơi mà học, đó là một cách giảm tải trong giáo dục vô cùng hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đòi hỏi tôi phải đầu tư nhiều hơn thời gian và công sức vào mỗi bài giảng, giúp các em học sinh cảm nhận được hết những tâm tư tình cảm và ý nghĩa giáo dục mà mỗi tác giả đã gửi vào bài hát, bài tập đọc nhạc hay âm nhạc thường thức trong chương trình các em đang được học. Mỗi người giáo viên khi thực giảng một nội dung nào đó trong chương trình học đều có một cách cảm nhận khác nhau, cách cảm nhận đó dẫn đến một tư duy và phương pháp giảng dạy khác nhau…riêng bản thân tôi, tôi luôn lấy học sinh làm trung tâm, nghĩ như cách nghĩ của học sinh, thích theo cách thích của học sinh, tưởng tượng theo cách tưởng tượng của học sinh để biết mình nên làm gì, truyền đạt cái gì thì sẽ hiệu quả và gây được hứng thú cho các em. Vì muốn học sinh học được môn học của mình thì trước tiên người giáo viên cần phải tạo cho các em một niềm vui, một sự thích thú với môn học. Chính vì vậy giảng dạy không thể giáo điều, không thể chỉ có lý thuyết mà cần thực hành và trực quan sinh động, đã là âm nhạc thì các em phải được nghe, được nhìn để cảm nhận sâu sắc hơn nội dung bài. Giáo viên: Trần Thị Hằng 4 Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh việc tôi chọn đề tài “ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO BỘ MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ “ là vô cùng cấp thiết của bộ môn. Tôi hy vọng với những kết quả nghiên cứu của mình sẽ góp phần không nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS Nguyễn Trường Tộ quận Đống Đa _ Hà Nội Giáo viên: Trần Thị Hằng 5 Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Để khích lệ và thu hút học sinh với bộ môn Âm nhạc ở trường THCS, góp phần động viên các em mạnh dạn tham gia vào các hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển toàn diện, hứng thú mỗi khi đến giờ học Âm nhạc. Xóa bỏ tư duy phân biệt môn chính môn phụ trong mỗi học sinh và giáo viên. Khẳng định vị trí bộ môn Âm nhạc trong trường THCS. III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. Đổi mới trong giáo dục là su thế tất yếu của sự phát triển đi lên của xã hội. Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân và các nhà nghiên cứu đã quan tâm và đầu tư nhiều cho giáo dục nói chung và với bộ môn Âm nhạc nói riêng. Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc và trên thực tế đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan như: “ Phương pháp dạy học âm nhạc (Hoàng Long)”, “Dạy học ứng dụng công nghệ thông tin _của nhiều tác giả”. Nhiều giáo viên ở các trường khi giảng dạy các bộ môn học khác cũng như môn Âm nhạc cũng không ngừng tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này. Tuy nhiên những nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở mức độ bột phát, cá nhân hoặc chỉ lý luận một phạm vi nhất định đối với từng đơn vị, từng địa phương mà chưa mang tính tổng phổ toàn diện rộng. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, TÀI LIỆU SỬ DỤNG. 1. Đối tượng nghiên cứu. Đây là đề tài: “ Ứng dụng công nghệ thông tin vào bộ môn Âm nhạc ở trường THCS “ nên đối tượng nghiên ở đây là toàn bộ 3 phân môn của bộ môn âm nhạc ở trường THCS và toàn thể học sinh trong trường. 2. Phạm vi nghiên cứu. Khung giới hạn chương trình cấp học THCS từ lớp 6 đến lớp 9. Tâm lý lứa tuổi học sinh cấp học và các hoạt động có liên quan trong phạm vi quy mô tổ chức của bậc học THCS. 3. Tài liệu tham khảo. Giáo viên: Trần Thị Hằng 6 Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ Để góp phần không nhỏ cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi đã tham khảo một số tài liệu liên quan sau: - Sách giáo khoa âm nhạc lớp 6,7,8,9 ( Hoàng Long – Hoàng Lân) - Sách giáo viên âm nhạc lớp 6,7,8,9 ( Hoàng Long chủ biên) - Phương pháp dạy học âm nhạc (Hoàng Long – Hoàng Lân) - Những vấn đề tâm lý nhớ ( Ngô Thị Nam – Phan Thị Hòa) - Thiết kế âm nhạc (Lê Anh Tuấn ) - Website BachKim.vn và nhiều nguồn tư liệu cùng các phần mềm tiện ích khác… V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: 1.Phương pháp phân tích: Để làm bật lên nội dung tư tưởng và sức cảm thụ sâu sắc đến từng học sinh thì người giáo viên phải nắm chắc và nắm vững chuyên môn, nhạc lí, kỹ năng vi tính và kỹ sảo chuyên nghành công nghệ thông tin, tình cảm của tác giả từ đó có được phương hướng thiết kế phần ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý cho từng phân môn, từng bài dạy. Qua các trực quan sinh động mà ứng dụng của công nghệ thông tin mang lại giúp học sinh tự nhận ra được nội dung tư tưởng của bài học và nắm được kỹ năng học tập, dần dần yêu thích bộ môn. 2. Phương pháp điểu tra: Để đạt được hiệu quả thực sự của việc ứng dung hay không ứng dụng những tiện ích vượt trội của công nghệ thông tin, trước tiên người giáo viên phải tìm hiểu và nắm bắt được tâm sinh lí của từng đối tượng học sinh mà mình giảng dạy. Thái độ của các em đối với từng phân môn để có hướng lồng ghép cái gì thì có hiệu quả cao nhất, giúp học sinh yêu thích, góp phần giảm tải kiến thức trừu tượng cho học sinh, từ đó có được biện pháp thích hợp. 3. Phương pháp quan sát: Là người đứng giảng phải bao quát được các đối tượng học sinh, luôn luôn tạo ra cái mới và sự bất ngờ trong từng nội dung để học sinh không cảm thấy nhàm chán khi học. Không những giúp học sinh thấy cái hay, cái diệu kỳ của công nghệ thông tin mà còn giúp các em thông hiểu nội dung bài học một cách đơn giản và nhẹ nhàng. Từ những gì các em thấy, các em yêu thích, giúp 7 Giáo viên: Trần Thị Hằng Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ các em ghi nhớ mãi nội dung mà các em được học trong một tiết. Giáo viên chú ý từ cách tiếp thu của học sinh trong tiết học hôm trước để rút ra được kinh nghiệm tổ chức cho tiết dạy sau. * Tóm lai; có rất nhiều phương pháp để mỗi giáo viên khi nghiên cứu có thể vận dụng vào đề tài của mình. Song một vấn đề cốt lõi mang tính chủ đạo mà mỗi giáo viên không thể không quan tâm đến đó là phải biết lấy cái đã biết để dạy cái chưa biết, lấy cái đơn giản để giúp học sinh hiểu cái phức tạp và luôn lấy học sinh làm trung tâm trước sự chỉ huy của người Thày. VI. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN. Đề tài nếu được triển khai và thực hiện tốt, tôi thấy có rất nhiều tiện ích và sẽ có những đóng góp nhất địch đến nhận thức mới cho giáo viên khi gặp phải những vấn đề có liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin vào bộ môn mình giảng dạy_ một vấn đề mà nhiều giáo viên cảm thấy bế tắc khi nhắc đến và muốn làm được. Xét về cái được trước mắt và lâu dài tôi thấy nổi lên hai vấn đề: Thứ nhất, về thực tiễn quản lí đề tài cho chúng ta thấy toàn cảnh thực trạng của việc dạy học ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào bộ môn âm nhạc ở trường THCS. Qua đó thấy được cái tất yếu phải tiến hành cải cách, hoàn thiện nguồn nhân lực và hệ thống phương pháp cùng những vấn đề có liên quan giúp bổ trợ thiết yếu cho bộ môn Âm nhạc nói riêng và các bộ môn văn hóa khác trong cùng một trào lưu phát triển đi lên của xã hội. Thứ hai, kết quả nghiên cứu của đề tài cả về mặt lí luận và thực tiễn có thể giúp các trường THCS có thêm cho mình một nguồn tài liệu bổ ích để giáo viên tham khảo, nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cụ thể cho đơn vị mình thực hiện. Trên đây là những suy nghĩ đóng góp lợi ích trước mắt. Về lâu dài, đề tài này sẽ là cơ sở tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Âm nhạc đặc biệt là 3 phân môn ; Học hát – Nhạc lí và TĐN – Âm nhạc thường thức trong trường THCS. VII. BỐ CỤC ĐỀ TÀI. Trong đề tài này, ngoài phần đặt vấn đề và phần kết luận gồm giải pháp và đề xuất, tiểu luận được tôi chia làm 3 chương. 8 Giáo viên: Trần Thị Hằng Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ Chương I : Cơ sở lí luận. Chương II : Cơ sở thực tiễn. Chương III: Các hình thức ứng dụng và biện pháp khi lồng ghép công nghệ thông tin vào thực tiễn giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường THCS gây hứng thú cho học sinh và nâng cao hiệu quả tiết dạy. Ngoài ra, đề tài còn có các mục như; tài liệu tham khảo, phụ lục, trang đầu của đề tài như mục lục. Giáo viên: Trần Thị Hằng 9 Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ B - NỘI DUNG. CHƯƠNG I . CƠ SỞ LÍ LUẬN Cuộc sống của mỗi con người khi sinh ra luôn đòi hỏi cho mình những nhu cầu thiết yếu, hai nhu cầu thiết yếu và dễ nhận thấy nhất đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Khi cuộc sống hiện tại đã đảm bảo được một phần nhu cầu vật chất thì nhu cầu về tinh thần là vô cùng cần thiết và ngày một nâng cao hơn. Trong vấn đề về tinh thần thì âm nhạc đóng vai trò không nhỏ giúp con người giải trí và thư giãn mỗi khi gặp khó khăn và mệt mỏi. Tiếp súc với âm nhạc không chỉ thông qua ca hát mà còn thông qua nhiều hình thức khác như nghe và xem biểu diễn âm nhạc. Khi âm nhạc được đưa vào giảng dạy ở trong trường học thì âm nhạc không chỉ là nghe, xem và hát nữa mà nó đã được nâng lên cao hơn, như một phân môn khoa học thực sự để con người được khám phá và nghiên cứu. Hiếm thấy có một loại hình nghệ thuật nào có khả năng truyền bá phổ cập nhanh chóng và sâu rộng như ca hát nói riêng và nghệ thuật âm nhạc nói chung. Ca hát đặc biệt gần gũi và phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên nhi đồng, là một loại hình hoạt động mang tính cộng đồng rất quan trọng trong chương trình giáo dục ở các độ tuổi từ nhà trẻ, mẫu giáo đến các trường tiểu học và THCS. Có thể nói âm nhạc như một người bạn đồng hành của trẻ em lúc học tập, khi vui chơi, trong những phút nghỉ ngơi giữa những tiết học mệt mỏi, lúc đi tham quan, cắm trại, trên sân trường và cả khi về nhà…Âm nhạc luôn có ở xung quanh. Việc làm sao để các em tiếp cận với âm nhạc một cách nhẹ nhàng mà không quá khó, không quá trừu tượng thì đó lại là cả một vấn đề khó. Các em không thể tiếp xúc một cách giáo điều mà cần đơn giản. Thường thì với tâm sinh lí lứa tuổi các em, các em không bao giờ thích nghe thuyết giảng khô khan và lí thuyết, các em cần được tận mắt trông thấy, tận tai nghe thấy để cảm nhận trực tiếp. Chính vì sự nhìn nhận đó mà việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bộ môn âm nhạc là cần thiết và cũng vô cùng cấp thiết. Nhờ có công nghệ thông tin như trình chiếu, các kênh thông tin sinh động như nghe và nhìn trực tiếp với những minh họa dẫn chứng cụ thể sẽ làm các em tập trung hơn và thông hiểu vấn đề dễ dàng hơn. Người giáo viên cũng tránh 10 Giáo viên: Trần Thị Hằng Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ được sự truyền đạt khô cứng không mấy hứng thú cho cả người dạy lẫn người học. Vậy để có một tiết dạy đạt hiệu quả cao thì việc vận dụng các kênh thông tin phục vụ cho nội dung bài giảng là vô cùng quan trọng, còn việc ứng dụng như thế nào thì mỗi một đơn vị trường, một người giáo viên giảng dạy cần nghiên cứu thật chu đáo tình hình thực tiễn của trường mình, đối tượng học sinh của mình để có những biện pháp lồng ghép sao cho phù hợp nhất. Ở đây, trong đề tài này tôi muốn các bạn đồng nghiệp thấy được phương pháp nghiên cứu của tôi để có thể áp dụng vào thực tế của trường mình. Sau đây là thực tiễn trường THCS Nguyễn Trường Tộ và ở chương 3 là các biện pháp mà theo tôi là cần thiết để phát huy hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bộ môn âm nhạc mà tôi và các bạn đang thực giảng. Giáo viên: Trần Thị Hằng 11 Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ CHƯƠNG II . CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1. Vài nét về trường THCS Nguyễn Trường Tộ. Trường THCS Nguyễn Trường Tộ - Quận Đống Đa - Hà Nội là một trường có truyền thống dậy tốt học tốt, được đầu tư lớn về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học. Với quy mô hơn 2000 học sinh trên tổng số 46 lớp và đội ngũ hơn 100 giáo viên, đây là một ngôi trường lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trường được sự quan tâm lớn không những của ngành giáo dục thành phố nói chung và của ngành giáo dục Quận Đống Đa nói riêng mà trường còn được sự quan tâm sát sao của các bậc cha mẹ học sinh. Vì vậy học sinh đến trường được tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để học tập và phát triển toàn diện. Chủ trương đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy được đội ngũ ban lãnh đạo nhà trường rất quan tâm và ủng hộ vì vậy học sinh cũng như giáo viên được làm việc và tiếp cận sớm với công nghệ thông tin trong ứng dụng vào trường học. 2. Thực trạng việc dạy và học bộ môn âm nhạc ở trường THCS Nguyễn Trường Tộ. Trong thời gian 3 năm công tác tại trường, trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc của trường tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tự mình tìm hiểu thông qua các kênh thông tin và tài liệu về phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Thời gian đầu khi mới về trường tôi luôn lo lắng về trình độ cũng như kinh nghiệm giảng dạy của mình so với các đồng nghiệp cô chú đi trước, đôi khi làm tôi bối dối trong cách tiếp cận bài giảng và tiếp cận học sinh. Không biết phải làm sao để lôi cuốn được học sinh với bộ môn mà xưa nay vẫn bị xem như là bộ môn phụ trong trường, không ai muốn quan tâm. Tôi muốn được khẳng định mình và khẳng định vị trị của bộ môn Âm nhạc trước đồng nghiệp và học sinh. Bằng suy nghĩ đó tôi đã rất cố gắng trong từng tiết dạy, trong từng nội dung với nhiệt huyết sẵn có của tuổi trẻ. Những năm gần đây, nhờ việc xã hội hóa giáo dục mà điều kiện dạy và học của trường đã được đáp ứng khá đầy đủ. Tôi bắt đầu đặt ra cho mình những hướng đi và nghiên cứu cơ bản để dần đưa bộ môn vốn dĩ bị xem nhẹ và bị coi là phụ được nâng dần vị trí, tìm cho nó một chỗ đứng vững chắc trong lòng mỗi giáo viên và học sinh. 12 Giáo viên: Trần Thị Hằng Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ Quan sát từ thực tế tôi nhận thấy một số vấn đề tưởng như không ảnh hưởng mấy đến mốn học nhưng thực tế lại gây khó khăn rất lớn đến môn học, làm cho môn học đã khó dành được sự ưu ái lại càng thêm khó hơn: * Trước tiên cần nhìn nhận về việc phân bố thời gian biểu của môn học. Môn âm nhạc của trường thường bị đẩy xuống tiết thứ 5 của buổi học, rơi vào thời gian nhịp độ dạy và học đều mệt mỏi, căng thảng, cảm giác của người học và người dạy đều muốn nghỉ ngơi. Tâm lý học sinh bị lao động quá mức bởi các môn văn hóa nặng nề, giờ lại phải hát hò mỏi mệt thì không dễ gì được các em hứng thú. * Thứ nữa là việc xem nhẹ môn học của đại đa số học sinh của trường, hầu hết các em chỉ thích học môn tự nhiên, ngay cả các môn xã hội cơ bản như môn Văn, môn Sử, môn Địa các em cũng không mấy hứng thú thì việc tiếp nhận môn âm nhạc quả thật không dễ dàng gì, thậm chí các em còn không hề quan tâm đến việc giáo viên giảng gì trong giờ âm nhạc gây cho người dạy nhiều ức chế. Việc thờ ơ với bộ môn đã trở thành bài toán khó cho mỗi giáo viên khi thực giảng, đôi khi làm nhụt giảm ý trí của người giáo viên mỗi khi lên lớp. Đôi khi dẫn đến việc giáo viên đối phó với bộ môn và không muốn phấn đấu trước đối tượng học sinh như thế. Từ đó dẫn đến việc học sinh thụ động trong quá trình học tập với bộ môn, chỉ chờ vào giáo viên để lặp lại nội dung bài học như một cái máy mà không hề có chút sáng tạo hay tư duy. Việc dạy đi dạy lại các ký hiệu âm nhạc đơn giản mà đến khi kiểm tra lại học sinh vẫn lúng túng không biết xử lí. Các bài TĐN thì các em viết tên nốt xuống dưới, dần hình thành trong các em một cách học đối phó, không hề có hiệu quả. * Qua những biểu hiện trên tôi thấy nổi bật lên một số nguyên nhân chính như sau: Do nhận thức của người giáo viên đối với ý nghĩa và vai trò của việc giáo dục âm nhạc trong trường phổ thông chưa cao, chưa thực sự tâm huyết và say nghề, chưa biết đầu tư đúng mức và đầu tư thật sự đối với bộ môn, chưa có sáng tạo về phương pháp dạy, phương pháp tiếp cận học sinh. Nhà trường và ban giám hiệu chưa thực sự nghiên cứu về đặc thù bộ môn, chưa thực sự quan tâm. Giáo viên: Trần Thị Hằng 13 Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ Học sinh còn coi nhẹ việc học âm nhạc và không yêu thích môn học. Chương trình học của các em còn học quá nhiều môn nên không có nhiều thời gian cho bộ môn mang tính đặc thù này. Nhận thức của xã hội, của các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh chưa thực sự chính đáng, một điều đáng buồn là các em học sinh cũng chẳng mấy yêu thích các bài hát truyền thống nữa mà chỉ thích các bài hát người lớn, hình tượng các ca sĩ , các ban nhạc nước ngoài, các bài hát thị trường hời hợt không hề phù hợp với lứa tuổi mình. Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên tôi mạnh dạn đưa ra một số hình thức ứng dụng và biện pháp lồng ghép công nghệ thông tin vào bộ môn giúp cải thiện tình trạng học sinh không mấy hứng thú với bộ môn âm nhạc để tôi và các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo, vấn đề liên quan này tôi đã dành hẳn một chương riêng sau. Giáo viên: Trần Thị Hằng 14 Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ CHƯƠNG III . CÁC HÌNH THỨC ỨNG DỤNG VÀ BIỆN PHÁP KHI LỒNG GHÉP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO THỰC TIỄN GIẢNG DẠY BỘ MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT DẠY. * Yêu cầu chung: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học có nghĩa là sử dụng giáo án điện tử và các kỹ thuật tiên tiến mà công nghệ thông tin mang lại góp phần hoàn thiện bài giảng và giúp cho bài giảng đạt được hiệu quả cao nhất. Việc ứng dụng các kỹ thuật và các tiện ích tiên tiến đó đòi hỏi người giáo viên phải có một kỹ năng tin học tốt và một thái độ làm việc nghiêm túc, việc xác định đúng đắn nội dung chương trình và tư tưởng giáo dục trong mỗi bài học cũng rất quan trọng giúp giáo viên không bị đi lệch hướng mà lạm dụng quá việc ứng dụng công nghệ thông tin. Phải luôn xác định rằng công nghệ thông tin như là một cánh tay đắc lực nhằm trợ giảng cho người giáo viên khi đứng lớp. 1. Các hình thức ứng dụng: Hình thức thứ nhất và cũng là hình thức chủ đạo khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đó là sử dụng giáo án điện tử. Về cơ bản thì giáo án điện tử có cấu trúc như sau: Ở hình thưc này đòi hỏi giáo viên phải chủ động thời gian và các nội dung để thiết kế bài giảng. Nội dung bài giảng có được làm rõ và học sinh có dễ hiểu hay không là do các ví dụ minh họa bằng hình ảnh động hay tĩnh của giáo viên 15 Giáo viên: Trần Thị Hằng Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ khi lồng ghép vào cùng với mỗi nội dung. Ngoài ra với đặc thù của bộ môn âm nhạc đó là âm thanh cho nên giáo viên cần thiết phải sử dụng các file âm thanh bổ trợ cho từng nội dung cần thiết. Chú ý là cũng không nên quá cầu kỳ hình thức trình diễn của các slide show, cần thực sự cô đọng thông thoáng, tất cả phải làm toát lên được nội dung chính mà giáo viên muốn hướng đến. Hình thức ứng dụng thứ hai nữa đó là sử dụng các công cụ thông tin như một thiết bị trợ giảng cho người giáo viên mỗi khi đứng lớp. Đó là dùng các thiết bị nghe nhìn như: ti vi, đài đĩa, đầu đĩa, tranh vẽ, truyện kể, băng hình và các mô hình trực quan sinh động do các công ti thiết bị trường học thiết kế hoặc giáo viên tự thiết kế góp phần tích cực vào nội dung bài giảng, giúp bài giảng đạt hiệu quả. Vì không phải bài giảng nào cũng cần phải sử dụng giáo án điện tử. Trên đây tôi không đưa ra một bài giảng cụ thể vì có rất nhiều bài giảng của đồng nghiệp đã công phu thiết kế mà website tư liệu giáo dục đã giới thiệu, tôi chỉ đưa ra một số hình thức chính để chúng ta cùng bàn luận, hướng chúng ta cùng thực hiện và mỗi người lại có một cách thiết kế sáng tạo riêng. 2. Biện pháp khi lồng ghép: Trước tiên để lồng ghép được các ứng dụng khi thiết kế bài giảng hoặc khi thực giảng một nội dung nào đó về âm nhạc, người giáo viên cần thiết kế trước từng motip, từng phần nhỏ để khi vao từng nội dung của bài giảng, tùy từng yêu cầu khác nhau mà lồng ghép sao cho có hiệu quả và đạt được tính thẩm mỹ cao nhất. Giáo viên cần thường xuyên tìm hiểu các ứng dụng khoa học, các phần mềm ứng dụng âm nhạc mà các tác giả tâm huyết đã đưa lên internet. Cập nhật thông tin thường xuyên là một yếu tố quan trọng giúp người giáo viên không bị tụt hậu so với thời cuộc. Giao lưu và trao đổi với bạn bè đồng nghiệp trên khắp bốn phương để có được một bài giảng hay, một ý kiến đóng góp bổ ích. Và điều đáng chú ý là không phải nội dung nào chúng ta cũng phải lồng ghép công nghệ thông tin mà tùy theo yêu cầu từng nội dung mà chúng ta có cách giải quyết thỏa đáng tránh dườm dà, mầu mè hình thức. C – KẾT LUẬN. Giáo viên: Trần Thị Hằng 16 Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ * Giải pháp và những đề xuất. Công nghệ thông tin ngày nay đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi lĩnh vực trong đó có Âm nhạc; Sáng tác, chế bản. phối khí, biên tập âm thanh. Trong dạy học nếu biết khai thác, áp dụng công nghệ thông tin có hiệu quả thì việc dạy học sẽ đạt đến một kết quả tốt nhất. Dạy học là một bộ môn nghệ thuật, người giáo viên thực sự là một người nghệ sĩ đa tài, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, giáo viên có thể thay đổi, đổi mới phương pháp, công nghệ dạy học với mục đích cuối cùng là làm cho học sinh chủ động hơn, giảng dạy bằng giáo án điện tử và ứng dụng các thành tựu tiên tiến của công nghệ thông tin trong nhà trường mang lại hiệu quả rất lớn.Mỗi tiết dạy bằng giáo án điện tử chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến học sinh. Đẩy lùi tình trạng “ Thầy đọc Trò chép”. Bản thân là một giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc, với sự khám phá và ham học hỏi về lĩnh vực công nghệ thông tin tôi đã tiếp xúc và tìm hiểu rất nhiều về việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. Thực tế đã chứng minh là chất lượng các giờ học âm nhạc có sử dụng công nghệ thông tin đều đem lại hiệu quả rất cao. Sự hứng thú trong học tập của học sinh thể hiện rất rõ nét, người giáo viên có nhiều cơ hội để nâng cao và mở rộng lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh. Các dẫn chứng, minh họa chính xác và hiệu quả hơn, cuối tiết học bên cạnh việc dạy và học môn Âm nhạc thì một việc quan trọng hơn đó là học sinh cũng đã một phần nào được giáo dục về thẩm mỹ, thái độ cảm thụ và thưởng thức âm nhạc. Dạy học ứng dụng công nghệ thông tin cần có sự chuẩn bị chu đáo và phải có phương án 2 đề phòng mất điện. Chính vì vậy mà giải pháp cấp bách và thiết yếu hiện nay đó là mỗi giáo viện phải tự trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin để có thể ứng dụng những thành tựu mới vào thực tiễn giảng dạy. Qua đây tôi cũng mạnh dạn đề xuất với Bộ giáo giáo dục mở thật nhiều các chương trình tập huấn về công nghệ thông tin cho giáo viên, các đơn vị phòng ban quan tâm và tạo điều kiện nhiều hơn cho giáo viên âm nhạc, các trường cần quan tâm đích đáng Giáo viên: Trần Thị Hằng 17 Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ cho bộ môn Âm nhạc để giáo viện thực sự được phát huy sáng tạo và lòng say mê của mình. Tôi hi vọng rằng, với sự giúp đỡ của các thiết bị giáo dục và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ đưa chất lượng giáo dục của chúng ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng như hiện nay và chắc chắn rằng chúng ta sẽ thực hiện thành công cuộc vận động hai không với 4 nội dung của Bộ giáo dục đề ra. Lĩnh vực thông tin là vô cùng rộng lớn và bao la cũng không kém phần phức tạp. Tuy nhiên để sử dụng trong dạy học nếu chịu khó đầu tư thời gian thì người giáo viên cũng có thể sử dụng được trong dạy học bộ môn Âm nhạc ở trường THCS được tốt hơn. Trên đậy là một số kinh nghiệm mà tôi đã tự rút ra qua thời gian giảng dạy, rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2011 NGƯỜI VIẾT TRẦN THỊ HẰNG Giáo viên: Trần Thị Hằng 18 Sáng kiến kinh nghiệm THCS Nguyễn Trường Tộ D – TƯ LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa âm nhạc lớp 6,7,8,9 ( Hoàng Long – Hoàng Lân) - Sách giáo viên âm nhạc lớp 6,7,8,9 ( Hoàng Long chủ biên) - Phương pháp dạy học âm nhạc (Hoàng Long – Hoàng Lân) - Những vấn đề tâm lý nhớ ( Ngô Thị Nam – Phan Thị Hòa) - Thiết kế âm nhạc (Lê Anh Tuấn ) Giáo viên: Trần Thị Hằng 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan