Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn ứng dụng công nghệ thông tin trong một số hoạt động giáo dục trẻ 4 5 tuổi...

Tài liệu Skkn ứng dụng công nghệ thông tin trong một số hoạt động giáo dục trẻ 4 5 tuổi

.PDF
7
182
61

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ 4 - 5 TUỔI” I. Đặt vấn đề Giai đoạn lứa tuổi mầm non trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ, tinh thần, trẻ ham hiểu biết thích tìm tòi mọi thứ xung quanh. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo trẻ sẽ lĩnh hội được kiến thức được chính xác, đầy đủ hơn. Chính vì vậy mà hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ càng phong phú, hấp dẫn, càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dễ tiếp thu dễ nhớ, lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức. Với những hình thức cho trẻ hoạt động như: Cô hát cho trẻ nghe, trẻ bắt chước cô…. Đã trở nên quá quen thuộc đối với trẻ, làm trẻ nhàm chán nên hiệu quả giờ học không cao. Cần phải có những điều mới lạ để thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực trong đời sống ngày càng rộng rãi và không còn xa lạ nữa, ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại. Việc ứng dụng tin học vào giảng dạy là rất cần thiết và được khuyến khích rất nhiều. Đặc biệt sử dụng tin học vào tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non sẽ tạo ra những điều mới lạ kích thích sự tò mò của trẻ. Trẻ con rất thích xem phim hoạt hình với những hình ảnh ngộ nghĩnh màu sắc sặc sỡ, sự linh hoạt “động” của các nhân vật sẽ tạo cho trẻ sự thích thú, trẻ sẽ tập trung chú ý, giờ hoạt động sẽ cho kết quả tốt nhất. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2008 – 2009 của bộ giáo dục – đào tạo: “Đẩy mạnh công nghệ thông tin đưa vào chương trình, giáo án điện tử, bài soạn có ứng dụng phầm mềm” vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Việc ứng dụng phần mềm tin học vào tổ chức một số hoạt động cho trẻ mầm non nhằm tạo một môi trường lớp học thân thiện mới lạ, phong phú, bắt mắt thu hút trẻ, kích thích trẻ tích cực hoạt động ham học hỏi, tìm tòi khám phá để trẻ phát triển toàn diện tạo cơ sở bước đầu vững chắc cho tương lai của trẻ. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở giáo dục – đào tạo Quãng Bình, Phòng giáo dục – đào tạo thành phố Đồng Hới, 3 năm qua trường mầm non Hoa Hồng tiếp tục đổi mới hình thức giáo dục cho trẻ mầm non để trẻ được phát triển toàn diện. Đẩy mạnh đưa công nghệ thông tin vào trong giảng dạy để có nhiều hình thức cho trẻ hoạt động. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên mà cụ thể là bản than luôn phải tìm tòi, sáng tạo, tự học hỏi bồi dưỡng bản thân về tin học. Ba năm qua tôi đã mạnh dạn đưa một số kiến thức của mình về tin học vào việc soạn giáo án, sử dụng một số ứng dụng phần mềm vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ ở lớp tôi phụ trách Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những khó khăn, thuận lợi sau: Thuận lợi - Bản thân được học, được biết về tin học, có tinh thần học hỏi, yêu nghề, mến trẻ. - Tôi rất thích tìm tòi, khám phá về tin học, nhất là những gì lien quan đến trẻ mầm non. - Nhà tôi có kết nối mạng nên việc tìm tài liệu cũng dễ dàng. - Trường Hoa Hồng được trang bị một giàn máy tính, 2 máy chiếu và một bảng tương tác điện tử. - Lớp tôi phụ trách có máy tính, loa đài, ti vi đầy đủ. - Trẻ lớp tôi rất ham học hỏi, các cháu rất chăm ngoan, thông minh, nhanh nhẹn, thích khám phá những điều mới lạ và ở nhà cháu cũng có máy nên cách sử dụng máy tính đã trở nên quen thuộc với trẻ, hầu hết các cháu đều có kỷ năng điều kiển chuột. Khó khăn - Nhiều trẻ đi học năm đầu chưa qua lớp mẫu giáo bé nên chưa có nề nếp. Trẻ lại đi học không đều nên kiến thức hay bị gián đoạn. - Máy tính ở lớ chưa được kết nối mạng nên việc tìm tài liệu chưa chủ động được phải mượn máy BGH. II. Biện pháp và việc làm cụ thể Việc đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mạng lại không ích những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học. VD: Trẻ có thể xem đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem các side nói về chủ đề đang học, các side về hình ảnh nội dung câu chuyện hay bài thơ(điều này một giáo án thông thường không thể có). 1. Sử dụng phầm mềm power point trong tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh. Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn khó hiểu, trẻ lại rấ tò mò, hiếu động, trẻ luôn đặt ra vô vàn câu hỏi: Nó là cái gì?, nó như thế nào? Vì sao nó lại như vậy? Do vậy việc ổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần được linh hoạt, hệ thống, kho học, với những màu sắc sặc sỡ, hình ảnh rõ nét, âm thanh “ thật” thì sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, trẻ thoã mãn được mọi thắc mắc của mình. Trên thực tế có nhiều giờ hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ, gioá viên không thể có đủ điều kiện đẻ cho trẻ được cầm, nắm hay quan sát trực tiếp. VD: Quan sát một số con vật sống trong rừng. Nếu chỉ quan sát tranh thì hoạt động sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng nếu cô ứng dụng phần mềm power point cho trẻ quan sát các con vật đang chuyển động, với những hình ảnh “thật” thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn. Mục đích: Giúp trẻ năắmđược kiến thức về màu sắc, hình dạng, kích thước của sự vật hiện tượng. Biết gọi tên, đặc trưng nơi sinh sống, điều kiện sống của sự vật hiện tượng. Với những màu sắc đẹp mắt, hình ảnh rõ nét, gây hứng thú cho trẻ, trẻ sẽ dẽ nhớ lâu quên. Trẻ biết tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước những con vật hung giữ, biết sự thay đổi của thời tiết, biết yêu thương chăm sóc cho cây cối, vật nuôi. VD: Cho trẻ quan sát một số con vật sống trong rừng( con voi, con gấu, con khỉ). Giúp trẻ biết tên gọi, đặc trưng, môi trường sống của các con vật sống trong rừng. Trẻ biết nguồn thức ăn của chúng, tránh xa chúng, không đến quá gần chúng. Chuẩn bị: Lên mạng vào trang “động vật sống trong rừng” copy hình ảnh con voi, con gấu, con khỉ. Vào phần power point chọn slide show tạo trang trình diễn cho từng con vật xuất hiện có gắn tên tương ứng, lồng nhạc bài: “đố bạn biết” Copy vào đĩa CD, hay USB. Tiến hành: Cô mở đĩa bài: “đố bạn biết” cho trẻ hát theo Cho trẻ kể những con vật có trong bài hát. Cho trẻ xem đĩa, hỏi tên con vật, đặc điểm của các con vật. Con Voi đang ăn như thế nào? Nó dung gì để lấy thức ăn? Con Khỉ đang làm gì? Vì sao Kỉ có thể leo cây giỏi như vậy? Giáo dục trẻ. 2. Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ Mục đích Giáo dục âm nhac cho trẻ nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu về âm nhạc, sự uyển chuyển, nhịp nhàng của âm nhạc, dạy trẻ kỹ năng lắng tai nghe, hát đúng theo nhạc, vận động theo nhạc. Trong khi đó có nhiều bài hát cô hát không chuẩn là những bài cô hát cho trẻ nghe. Trẻ lại rát thích nghe hát và hát theo Khi sữ dụng những bài hát trên băng đĩa cho trẻ nghe, trẻ rất thích thú, hào hứng tham gia biểu diễn để thể hiện mình như là ca sĩ. Chuẩn bị Lên mạng chọn những bài hát theo ý, tải nhạc copy vào đĩa CD. Tiến hành Cô hát mẫu, giảng nội dung bài hát Mở đầu đĩa cho trẻ nghe, trẻ hát theo Bài hát hát cho trẻ nghe: Cô giới thiệu bài hát, tác giả, mỡ đĩa cho trẻ nghe 3. Sử dụng phầm mềm ActivPrimary Trong trường mầm non việc sữ dụng phần mềm ActivPrimary đã thu hút sự chú ý của trẻ rất nhiều. Nếu phần mềm power point cô giáo sẽ trình chiếu những slide cho trẻ xem thì ở phần mềm ActivPrimary trẻ có thể tự cầm bút( với chức năng như con trỏ chuột) để viết chứ cái, số, vẽ và điều khiển các con vật, đồ vật, hình ảnh theo yêu cầu của cô. Chính điều đó đã phát huy tính tích cực, chủ động, sang tạo ở trẻ làm cho hoạt động đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra còn tập cho trẻ làm quen và luyện tập với các thao tác của bút VD: Trong hoạt đông cho trẻ làm quen với toán: Cho trẻ nhận biết các hình học Tiến hành Khởi động phầm mềm, nhấp bút vào biểu tượng các hình học, các hình học sẽ xuất hiện ở phía dưới. Nhận biết hình nào cô giáo sẽ dung bút kéo hình đó lên màn hình chính hặoc có thể cho trẻ lên kéo( có thể thay màu sắc các hình bằng cách nhấp bút vào biểu tượng công cụ đổ màu sau đó lựa chọn màu để đổ vào hình cần thay màu) Trò chơi luyện tập Cô thiết kế rất nhiều hình sẵn có, xếp lộn xộn, trẻ lên chọn hình, kéo hình và ghép thành những hình ( ngôi nhà, thuyền. ô tô…) theo yêu cầu của cô. VD: Cho trẻ làm quen với số lượng 4, nhận biết số 4, them bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4( chủ đề: Một số con vật nuôi trong gia đình) Tiến hành Nhấp bút vào thư viện tài nguyên( biểu tượng quyển sách), chọn động vật – thú nuôi, kéo mèo lên màn hình chính, nhấp đúp bút vào bảng - chọn Duplicate( biểu tượng trang giấy chia đôi) nhân 2 3 4 co mèo lần lượt kéo ra và cho trẻ đếm. Tương tự kéo và nhân 2 3 con chó. Sau đó cho trẻ đếm, so sánh số lượng 2 nhóm, thêm bớt( nhấp đúp bút vào bảng chọn biểu tượng thùng rác, nhấp bút vào con vật cần bớt rồi nhấp vào thùng rác, con vật sẽ biến mất) đẻ tạo sự bằng nhau giữa 2 nhóm là 4. Cho trẻ viết số 4. VD: Trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh. Thiết kế trò chơi: Chọn thực phẩm đúng nhóm. Tiến hành Nhấp bút vào thư viện tài nguyên, chọn thực phẩm( trứng, thịt, dầu, sữa…)kéo lên màn hình chính, vào vật dụng gia đình chọn giỏ, kéo lên Lần chơi 1: Cho trẻ lên chọn những thực phẩm giàu chất đạm bỏ vào giỏ Lần chơi 2: Cho trẻ chọn thực phẩm giàu chất bột đường Tương tự những lần chơi khác chon các nhóm thực phẩm khác. III. Kết quả đạt được. Với việc sử dụng các phần mềm tin học kết hợp đồ dung đồ chơi sẵn có, tự tạo ở lớp tôi đã tổ chức cho trẻ những giờ hoạt động hấp dẫn, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. 100% trẻ tích cực tham gia vào hoạt động 96% trẻ đạt được mục đích, yêu cầu của hoạt động Thu hút 100% trẻ tham gia tích cực giờ ân nhạc 97% trẻ hát thuộc bài hát trong chương trình 95% trẻ vận động được theo nhạc 100% trẻ nắm được hình dạng, màu sắc của sự vật hiện tượng, gọi tên, nơi sống và điều kiện của sự vật hiện tượng. 100% trẻ nhận biết, đếm và thêm bớt các nhóm có số lượng 4 100% trẻ được tiếp xúc và luyện tập với bảng tương tác điện tử. Tóm lại: Có rát nhiều hình thức để tạo ra các giờ hoạt động hấp dẫn cho trẻ, việc sử dụng công nghệ thong tin vào trong giảng dạy cho trẻ mầm non là rất bổ ích đem lại hiệu quả cao. IV. Bài học kinh nghiệm Thực hiện chương trình đổi mới các hình thức tổ chức giáo dục trẻ mầm non nên các hoạt động cho trẻ tham gia cần mới lạ hấp dẫn, lôi cuốn trẻ. Chính vì vậy đồi hỏi tôi cần tích cực tìm tòi học hỏi thêm nhiều hơn nữa để có thể ứng dụng được nhiều phần mềm tin học khác vào giáo dục cho trẻ Dù sử dụng giáo án điện tử nhưng cô vẫn phải chú ý trẻ luôn là trung tâm và phải xem trọng mục tiêu phát triển cho trẻ đã đề ra Luôn bồi dưỡng, không ngừng học tập kỹ năng thực hành vi tính để xử lý kỹ thuật tốt hơn Không quá lạm dụng giáo án điện tử để luôn cho trẻ được hoạt động và phát triển Tích cực sưu tầm các hình ảnh, tư liệu chương trình phục vụ cho việc thiết kế các bài giảng Khi thiết kế bài giảng tuyệt đối không tham lam khi chọn các hiệu ứng mà chỉ chủ đích tạo hứng thú và bất ngờ cho trẻ để bài giảng mang lại kết quả hữu hiệu nhất Vận dụng toàn bộ những gì sẵn có để làm tư liệu, phục vụ cho bài giảng Luôn tìm tòi ý tưởng từ trẻ để đề ra các hoạt động thiết thực và ứng dụng được ở nhiều hoạt động khác, phù hợp nhiều lứa tuổi Tôi mong được sự quan tâm của các cấp các ngành, cấp trên tạo điều kiện về cơ sở vật chất kinh phí để nhà trường mua sắm thêm đồ dùng đồ chơi cho trẻ để trẻ được học với môi trường tốt nhất . V. Kết luận Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là một phương pháp mới đa hình thức và đang được mọi người quan tâm. Thực hiện công việc này giúp tôi học hỏi được nhiều thứ từ các nguồn thông tin khác nhau trong quá trình tìm hiểu. Mặc khác, việc cho trẻ làm quen tiếp cận công nghệ thông tin sớm là một phương án tốt nhằm giúp trẻ hình thành thêm cho trẻ một kỹ năng sống cần thiết trong thời đại công nghệ mở rộng như ngày nay. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng nhiều việc ứng dụng công nghệ thông tin vì trẻ luôn là trung tâm và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng chỉ là phương tiện để giúp việc đạt đến mục tiêu chính là phát triển toàn diện cho trẻ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng