Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học môn toán...

Tài liệu Skkn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học môn toán

.DOC
20
150
68

Mô tả:

1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do thường trực HĐ ghi): ………………………………. 1. Tên sáng kiến Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học môn Toán. (Phan Trọng Hải, @THPT Nguyễn Huệ, Nguyễn Thị Loan, @THPT An Thới) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Toán 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết - Học sinh (HS) của của trường còn yếu môn Toán đặc biệt là phân môn hình học (trên 50% yếu kém). - HS không hứng thú và lười học hình học không gian do khó và khô khan (70% HS của trường cảm thấy phân môn hình học rất khó). - Nhiều HS mất kiến thức căn bản phân môn hình học (70% HS). - Giáo viên (GV) dạy học (DH) bằng phương pháp truyền thống kết hợp phần mềm dạy học chưa đem lại hiệu quả và không gây hứng thú cho HS. - Nhiều phần mềm dạy học như: Sketchpad, Capri… phải tốn phí, khó sử dụng. Trong đó phần mềm Toán học động GeoGebra (GGb) miễn phí, dễ sử dụng và được cập nhật hàng ngày. - Vấn đề thi trắc nghiệm của kì thi THPT quốc gia, các bài kiểm tra định kì có kết hợp trắc nghiệm với tự luận hoặc trắc nghiệm làm cho giáo viên gặp một số khó khăn: + Ra đề và công tác sao in đề rất mất nhiều thời gian và tốn kém. + Xây dựng ma trận gặp rất nhiều thời gian. + Xây dựng các đề ôn tập cho học sinh chuẩn bị các bài kiểm tra, thi rất mất nhiều thời gian và hiệu quả chưa cao. + Công tác chấm bài kiểm tra, thi và kiểm tra các bài tập của học sinh tốn nhiều thời gian của giáo viên. - Khi giao việc cho học sinh ở nhà rất khó kiểm tra và hướng dẫn học sinh giải quyết các khó khăn gặp phải 2 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp Mục đích của giải pháp là nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. 3.2.2. Nội dung giải pháp 3.2.2.1. Tính mới của giải pháp - Sử dụng triệt để và có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học. - Giúp học sinh khai thác công nghệ thông tin trong học tập. - Sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá. - Sử dụng công nghệ thông tin trong việc hướng dẫn học sinh tự học tại nhà. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa dạy học áp dụng công nghệ thông tin với phương pháp trải nghiệm. 3.2.2.2. Sự khác biệt giữa giải pháp mới và giải pháp cũ Kết hợp giữa phần mềm toán học động kết hợp với phương pháp dạy học tích cực trong dạy học. Đây là cấp độ cao nhất của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Khai thác triệt để thế mạnh của công nghệ thông tin trong dạy học, tự học của học sinh, trong kiểm tra, đánh giá. 3.2.2.3. Các bước thực hiện của giải pháp Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đề tiến hành nghiên cứu theo ba bước: Bước 1: Nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy học tích cực; Các kĩ thuật dạy học tích cực, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Bước 2: Đề ra giải pháp thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Bước 3: Tiến hành thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của giải pháp. Sau khi tiến hành nghiên cứu theo quy trình trên, chúng tôi đề ra các giải pháp sau: a) Giải pháp 1: Sử dụng triệt để và có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học i) Sử dụng phần mềm toán học động dạy học khái niệm * Sử dụng phần mềm toán học động dạy học khám phá khái niệm (Hình 1) Gợi động cơ Đưa ra ví dụ Quan sát Phát hiện - + Khái quát hóa 3 Hình 1. Sơ đồ sử dụng phần mềm toán học động dạy học khám phá khái niệm Sử dụng sơ đồ hình 1 được thực hiện theo 5 bước: Bước 1: Gợi động cơ Gợi lên sự quan tâm, tò mò, động viên và thu hút người học. Thiết lập mục đích dạy học, gợi lại kiến thức cũ liên quan đến nội dung dạy học. Bước 2: Đưa ra ví dụ Giáo viên sử dụng phần mềm toán học động thiết kế các ví dụ hoặc ví dụ và phản ví dụ. Các ví dụ hoặc ví dụ và phản ví dụ phải được thiết kế với dạng động, trực quan. Bước 3: Quan sát Học sinh quan sát các ví dụ hoặc ví dụ và phản ví dụ và thực hiện các hành động sau: phân tích, so sánh, phân loại, tìm tòi, tìm kiếm. Bước 4: Phát hiện Học sinh phát hiện ra được những thuộc tính chung đủ dùng để định nghĩa khái niệm. Nếu Học sinh phát hiện không được thuộc tính chung để định nghĩa khái niệm, giáo viên tiếp tục cho ví dụ hoặc ví dụ và phản ví dụ đến khi Học sinh phát hiện được thuộc tính chung của khái niệm. Bước 5: Khái quát hóa Giáo viên cho biết tên khái niệm và yêu cầu học sinh phát biểu định nghĩa trong trường hợp tổng quát theo cách hiểu của các em. Sau đó, giáo viên chỉnh sửa và chính xác hóa khái niệm. Ví dụ minh họa: Dạy học khái niệm về hình đa diện. Trong nội dung này, tôi xin chỉ nêu lên các bước của quá trình DH trên lớp. Bước 1: Gợi động cơ - Cho HS quan sát các hình ảnh thực tế về hình đa diện. - Hỏi học sinh về các hình không gian đã học lớp 11 (Hình chóp, hình lăng trụ, …) Bước 2: Đưa ra ví dụ (mở file khainiemhinhdadien.ggb) Giáo viên sử dụng GeoGebra thiết kế như sau: ban đầu xuất hiện 1 hình đa diện và từ từ xuất hiện hàng loạt hình đa diện khác nhau. 4 Hình 2 Bước 3: Quan sát Học sinh quan sát các hình đa diện và trả lời các câu hỏi: - Các đa giác trên hình có đặc điểm gì đặc biệt ? - Mỗi cạnh của các đa giác trên hình có gì đặc biệt ? Bước 4: Phát hiện Học sinh phát hiện ra hai tính chất: - Hai đa giác phân biệt chỉ có thể hoặc không có điểm chung, hoặc chỉ có một đỉnh chung, hoặc chỉ có một cạnh chung. - Mỗi cạnh của đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai đa giác. Bước 5: Khái quát hóa Giáo viên cho biết: Hình nào thỏa mãn hai tính chất trên được gọi là hình đa diện. * Sử dụng phần mềm toán học động và phép tương tự dạy học khái niệm Được thực hiện theo 6 bước: Bước 1. Giới thiệu kiến thức cần dạy; Bước 2. Khơi dậy kí ức của HS về tình huống tương tự; Bước 3. Nhận biết các đặc điểm quan trọng của kiến thức nguồn; Bước 4. Thiết lập sự tương ứng giữa kiến thức nguồn và kiến thức đích; GV thiết kế kiến thức nguồn và đích bằng phần mềm toán học động cho học sinh quan sát. Bước 5. Chỉ ra những kết luận không đúng hay những điểm cần lưu ý; Bước 6. Rút ra kết luận về kiến thức đích; Ví dụ minh họa: Dạy học khái niệm phép dời hình trong không gian. Trong nội dung này, tôi xin chỉ nêu lên các bước của quá trình DH trên lớp. Bước 1. Giới thiệu kiến thức cần dạy; 5 GV giới thiệu chương khối đa diện gồm những kiến thức: khái niệm hình đa diện; khái niệm khối đa diện; khái niệm phép dời hình trong không gian… Hôm nay ta sẽ tìm hiểu về khái niệm phép dời hình trong không gian. Bước 2. Khơi dậy kí ức của HS về tình huống tương tự; Ở lớp 11, các em đã học những phép biến hình nào trong mặt phẳng? Trong các phép biến hình đó, phép biến hình nào là phép dời hình? Bước 3. Nhận biết các đặc điểm quan trọng của kiến thức nguồn; - Hãy định nghĩa lại phép biến hình trong mặt phẳng? - Trong không gian, phép dời hình cũng được định nghĩa tương tự trong mặt phẳng. Hãy phát biểu định nghĩa phép dời hình trong không gian. Bước 4. Thiết lập sự tương ứng giữa kiến thức nguồn và kiến thức đích; GV sử dụng phần mềm toán học động để thiết kế kiến thức nguồn và đích cho học sinh quan quát và rút ra kết luận (chỉ thể hiện qua hình ảnh) Hình 3. Phép tịnh tiến trong mặt phẳng và trong không gian Nguồn: Trong mặt phẳng Đích: Trong không gian Phép dời hình: phép biến hình bảo khoảng Phép dời hình: phép biến hình bảo khoảng cách giữa hai điểm tùy ý trong mặt phẳng cách giữa hai điểm tùy ý trong không gian   Phép tịnh tiến theo v , là phép biến hình Phép tịnh tiến theo v , là phép biến hình biến mỗi điểm M thành M’ sao cho biến mỗi điểm M thành M’ sao cho   MM ' v .   MM ' v . Phép đối xứng tâm O, là phép biến điểm Phép đối xứng tâm O, là phép biến điểm O thành chính nó, biến mỗi điểm M khác O thành chính nó, biến mỗi điểm M khác 6 O thành M’ sao cho O là trung điểm O thành M’ sao cho O là trung điểm MM’. MM’. Phép đối xứng trục d, là phép biến hình Phép đối xứng trục d, là phép biến hình biến mọi điểm thuộc d thành chính nó, biến mọi điểm thuộc d thành chính nó, biến mỗi điểm M không thuộc d thành M’ biến mỗi điểm M không thuộc d thành M’ sao cho d là đường trung trực của MM’ sao cho d là đường trung trực của MM’. Bước 5. Chỉ ra những kết luận không đúng hay những điểm cần lưu ý; Khái niệm phép đối xứng qua mặt phẳng (P) là khái niệm mới, chỉ có trong không gian và không có trong mặt phẳng. “Phép đối xứng qua phẳng (P), là phép biến hình biến mỗi điểm thuộc (P) thành chính nó, biến mỗi điểm M không thuộc (P) thành điểm M’ sao cho M’ là mặt phẳng trung trực của MM’.” Bước 6. Rút ra kết luận về kiến thức đích; Giáo viên khẳng định các kết luận đúng của học sinh về phép dời hình trong không gian. ii) Sử dụng phần mềm toán học động hỗ trợ dạy học định lý * Sử dụng phần mềm toán học động dạy học khám phá định lý Mô hình dạy học khám phá (DHKP) định lý với sự hỗ trợ của phần mềm toán học động (hình 4) gồm các yếu tố sau: Bước 1: Gợi động cơ: Gợi lên sự quan tâm, tò mò, động viên và thu hút người học. Thiết lập mục đích DH, gợi lại kiến thức cũ liên quan đến nội dung DH. Bước 2: Đưa ra ví dụ (bài toán): GV sử dụng phần mềm toán học động thiết kế các ví dụ hoặc ví dụ và phản ví dụ. Các ví dụ hoặc ví dụ và phản ví dụ phải được thiết kế với dạng động, trực quan. Bước 3: Quan sát: HS quan sát các ví dụ hoặc ví dụ và phản ví dụ và thực hiện các hành động sau: + Quan sát, đo đạc, thử nghiệm trên các ví dụ hoặc ví dụ và phản ví dụ. + Phân tích, so sánh, phân loại, tìm tòi, tìm kiếm và đưa ra các dự đoán về hướng giải quyết bài toán. Bước 4: Giải quyết bài toán: HS xem xét và đánh giá các hướng giải. Sau đó tiến hành giải bài toán theo hướng hợp lý nhất. 7 Bước 5: Thể chế hóa: GV cho biết điều vừa phát hiện là một định lý cần học. Yêu cầu HS phát biểu định lý. GV chính xác hóa định lý và chỉ ra công dụng, tầm quan trọng của định lý. Bước 6: Củng cố và vận dụng: GV cho các bài tập củng cố và vận dụng định lý. Gợi động cơ Đưa ra ví dụ (bài toán) Quan sát Giải quyết bài toán Thể chế hóa Củng cố và vận dụng Hình 4. Sơ đồ DHKP định lý với sự hỗ trợ của phần mềm toán học động Ví dụ minh họa: Dạy học định lí thể tích khối chóp Trong nội dung này, chúng tôi xin chỉ nêu lên 6 bước của quá trình dạy học trên lớp. Bước 1: Gợi động cơ: - Công thức thể tích khối lập phương. - Công thưc thể tích khối hộp chữ nhật. - Công thức thể tích khối lăng trụ. Bước 2: Đưa ra ví dụ (bài toán): (mở file:dlttkc.ggb) Giáo viên cho học sinh quan sát khối lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Sau đó dùng phần mềm toán học động chia khối hộp chữ nhật 3 phần bằng nhau. Hỏi học sinh: - Khối hộp lăng trụ chia làm mấy khối chóp bằng nhau? - Khối chóp được tính bằng công thức nào? 8 Hình 5 Bước 3: Quan sát: - Học sinh quan sát quá trình phân chia khối hộp lăng trụ. - Phân tích, so sánh, phân loại, tìm tòi, tìm kiếm và đưa ra các dự đoán về hướng giải quyết bài toán. Bước 4: Giải quyết bài toán: - Thể tích khối chóp bằng tích một phần ba diện tích đáy với chiều cao. - HS chứng minh. Bước 5: Thể chế hóa: GV cho biết điều vừa phát hiện là một định lý cần học. Yêu cầu HS phát biểu định lý. GV chính xác hóa định lý và chỉ ra công dụng, tầm quan trọng của định lý. Bước 6: Củng cố và vận dụng: Bài tập 1: Cho hình chóp S.ABCD có SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD). ABCD là hình vuông cạnh a và SA=a. Tính thể tích khối chóp S.ABCD. Bài tập 2: Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với mặt phẳng (ABC). ABC là tam giác đều cạnh a và góc giữa SB và (ABC) bằng 30 0. Tính thể tích khối chóp S.ABC. * Sử dụng phần mềm toán học động và phép tương tự dạy học định lý Được thực hiện theo 6 bước: Bước 1. Giới thiệu kiến thức cần dạy; Bước 2. Khơi dậy kí ức của HS về tình huống tương tự; Bước 3. Nhận biết các đặc điểm quan trọng của kiến thức nguồn; Bước 4. Thiết lập sự tương ứng giữa kiến thức nguồn và kiến thức đích; 9 GV thiết kế kiến thức nguồn và đích bằng phần mềm toán học động cho học sinh quan sát. Bước 5. Chỉ ra những kết luận không đúng hay những điểm cần lưu ý; Bước 6. Rút ra kết luận về kiến thức đích; Ví dụ minh họa: Dạy học Định lí thể tích khối lăng trụ. Trong nội dung này, tôi xin chỉ nêu lên các bước của quá trình DH trên lớp. Bước 1. Giới thiệu kiến thức cần dạy; GV giới thiệu bài khái niệm thể tích khối đa diện gồm những kiến thức: khái niệm thể tích khối lập phương; khái niệm thể tích khối hộp chữ nhật; khái niệm thể tích khối lăng trụ, khái niệm thể tích khối chóp… Hôm nay ta sẽ tìm hiểu về khái niệm thể tích khối lăng trụ. Bước 2. Khơi dậy kí ức của HS về tình huống tương tự; Ở phần trước, các em đã học khái niệm thể tích khối hộp chữ nhật? V=abc. Trong đó cạnh c là gì của khối hộp chữ nhật ? a.b là gì của hình hộp ? Trả lời: c là chiều cao khối hộp. ab là diện tích đáy của khối hộp. Bước 3. Nhận biết các đặc điểm quan trọng của kiến thức nguồn; - Hãy định nghĩa lại khái niệm thể tích khối hộp chữ nhật theo cách trên? - Thể tích khối lăng trụ cũng được định nghĩa tương tự. Hãy phát biểu định nghĩa khối lăng trụ. Bước 4. Thiết lập sự tương ứng giữa kiến thức nguồn và kiến thức đích; GV sử dụng phần mềm toán học động để thiết kế kiến thức nguồn và đích cho học sinh quan quát và rút ra kết luận (chỉ thể hiện qua hình ảnh (hình 6 và hình 7) Nguồn: Thể tích khối hộp chữ nhật Thể tích khối hộp chữ nhật: Đích: Thể tích khối lăng trụ Thể tích khối lăng trụ có diện tích đáy B, V=abc = Bh (B=ab là diện tích đáy, h=c chiều cao h là V = Bh. là chiều cao khối hộp) 10 Hình 6 Hình 7 Bước 5. Chỉ ra những kết luận không đúng hay những điểm cần lưu ý; Khái niệm khối lăng trụ là một khái niệm mới, nó là trường hợp chung của khái niệm khối hộp chữ nhật. Hay nói cách khác, công thức thể tích khối hộp chữ nhật là trường hợp đặc biệt của công thức thể tích khối lăng trụ. Khối hộp chữ nhật có đường cao là một cạnh bên của nó. Còn khối lăng trụ có chiều cao có thể là cạnh bên của nó (lăng trụ đứng) hoặc không phải. Khối hộp chữ nhật có đáy là hình chữ nhật. Còn khối lăng trụ có đáy là đa giác bất kì. 11 Bước 6. Rút ra kết luận về kiến thức đích; Giáo viên khẳng định các kết luận đúng của học sinh về khái niệm thể tích khối lăng trụ. iii) Sử dụng phần mềm toán học động hỗ trợ dạy học giải bài tập - Thực hiện theo các bước: Bước 1: Sử dụng phần mềm toán học động vẽ hình Bước 2: Quan sát hình và sử dụng các kiến thức tìm ra hướng giải Bước 3: Trình bày lời giải Bước 4: Kiểm tra kết quả và rút ra chú ý của dạng toán. - Ví dụ minh họa: Dạy học giải các bài tập thể tích khối chóp thông qua 3 bài tập sau: + Bài tập 1: Cho hình chóp S.ABCD có đường thẳng SA vuông góc với mặt phẳng đáy. ABCD là hình vuông cạnh a. Góc giữa SB và (ABCD) bằng 30 0. Tính theo a thể tích khối chóp S.ABCD. Bước 1: Sử dụng phần mềm toán học động vẽ hình (mở file bt1). Bước 2: Học sinh quan sát hình và tìm tòi lời giải: Tính diện tích đáy (hình vuông ABCD) và tìm chiều cao SA (giả thuyết đã cho góc giữa đường thẳng và mặt phẳng) Bước 3: Trình bày lời giải: S ABCD  AB 2 a 2 và VS . ABCD  300   SB;( ABCD) SBA 1 a3 3  B.h  3 9 Bước 4: Kiểm tra kết quả và rút ra chú ý cho dạng toán Cho HS xem xét kết quả và rút ra nhận xét. SA  3 a 3 12 Hình 8 + Bài tập 2: Cho hình chóp S.ABCD có H là hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng đáy. H là trung điểm AB và ABCD là hình vuông cạnh a. Góc giữa SB và (ABCD) bằng 300. Tính theo a thể tích khối chóp S.ABCD. Bước 1: Sử dụng phần mềm toán học động vẽ hình (mở bt1) GV sử dụng hình của bài tập 1 và di chuyển điểm H từ điểm A về trung điểm AB. Việc này giúp học sinh dễ dàng nhận thấy được chân đường cao hình chóp của bài tập 1 đã tịnh tiến về bài tập 2. Bước 2: Học sinh quan sát hình và tìm tòi lời giải: Tính diện tích đáy (hình vuông ABCD) và tìm chiều cao SH (giả thuyết đã cho góc giữa đường thẳng và mặt phẳng). Bước 3: Trình bày lời giải S ABCD  AB 2 a 2 và VS . ABCD  300   SB;( ABCD) SBH 1 a3 3  B.h  3 18 Bước 4: Kiểm tra kết quả và rút ra chú ý cho dạng toán Cho HS xem xét kết quả và rút ra nhận xét. SH  3 a 6 13 Hình 9 + Bài tập 3: Cho hình chóp S.ABCD có H là hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng đáy. H là trung điểm BO, với O là giao điểm của AC và BD. ABCD là hình vuông cạnh a và Góc giữa SB và (ABCD) bằng 30 0. Tính theo a thể tích khối chóp S.ABCD. Bước 1: Sử dụng phần mềm toán học động vẽ hình (mở bt1) GV sử dụng hình của bài tập 1 và di chuyển điểm H từ điểm A về trung điểm AO. Việc này giúp học sinh dễ dàng nhận thấy được chân đường cao hình chóp của bài tập 1 đã tịnh tiến về bài tập 3. Bước 2: Học sinh quan sát hình và tìm tòi lời giải: Tính diện tích đáy (hình vuông ABCD) và tìm chiều cao SH (giả thuyết đã cho góc giữa đường thẳng và mặt phẳng). Bước 3: Trình bày lời giải S ABCD  AB 2 a 2 và  300   SB;( ABCD) SBH 1 a3 6 VS . ABCD  B.h  3 18 Bước 4: Kiểm tra kết quả và rút ra chú ý cho dạng toán Cho HS xem xét kết quả và rút ra nhận xét. SH  6 a 6 14 Hình 10 - Bình luận: Qua ba bài tập minh họa cho chúng ta thấy, nếu khai thác tốt phần mềm toán học động trong dạy học giải bài tập sẽ có những ưu điểm: + HS trực quan hơn so với vẽ hình trên giấy và HS dễ dàng vẽ được hình. + Giúp HS thấy được mối quan hệ giữa các bài tập tương tự nên dễ dàng phát hiện được cách giải. + Giúp HS kiểm tra được chính xác kết quả bài toán. + Giúp HS khắc sâu được kiến thức và giúp HS hứng thú hơn trong học tập môn Toán đặc biệt là phân môn Hình học. b) Giải pháp 2: Giúp học sinh khai thác công nghệ thông tin trong học tập. i) Hướng dẫn học sinh thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học và cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng. - Hướng dẫn học sinh thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học: Hướng dẫn 20 học sinh (10 nhóm) chia đều ở các khối lớp đề “tài khai thác công nghệ thông tin hỗ trợ học tập bộ môn học”. Sau đó, chọn ra nhóm tốt nhất thi cấp huyện, cấp tỉnh. Từ 20 học sinh này, các em sẽ hướng dẫn các bạn trong lớp khai thác tốt các phần mềm, các kiến thức mà giáo viên hướng dẫn đến nhiều em học sinh nhất có thể. - Hướng dẫn học sinh thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng nhằm giúp các em học sinh tự nghiên cứu, từ đó hình thành tính tự học trong mỗi học sinh. Đề tài này là sự nâng cấp lên của đề tài thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật. 15 ii) Hướng dẫn học sinh cách sử dụng một số phần mềm toán học thông dụng và được sử dụng miễn phí Thông qua các tiết dạy trên phòng máy vi tính, giáo viên giới thiệu và hướng dẫn học sinh một số phần mềm toán học: GeoGebre, math solver (chụp hình bài toán và giải),… Những phần mềm này sẽ hỗ trợ học sinh tự học ở nhà rất hiệu quả. Sử dụng photo math ta có thể nhanh chóng vẽ được một đồ thị khi chỉ cần chụp hình hàm số trên giấy, kết quả một đồ thị sẽ hiện trên màn hình Phần mềm photo math chỉ cần chụp bài viết bằng tay sẽ cho ra đồ thị. Phần mềm Math solver sẽ cho ta từng bước của bài khảo sát và vẽ đồ thị của một hàm số. Nó giúp các học sinh nhớ lại từng bước của một bài khảo sát hàm số... Phần mềm Math Formulas cung cấp các công thức toán. Hình 11a Hình 11b Hình 11c iii) Hướng dẫn học sinh cách tra cứu tài liệu trên mạng Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và hướng dẫn các em tra cứu trên mạng theo từng cấp bậc như: Ban đầu giao nhiệm vụ và chỉ đường dẫn cho các em lấy tài liệu; Các lần sau chỉ giao nhiệm vụ và học sinh từ mầy mò tìm kiếm tài liệu (nếu gặp khó khăn các em sẽ tự trao đổi với nhau hoặc trao đổi với giáo viên). c) Giải pháp 3: Sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá. i) Khai thác công nghệ thông tin trong khai thác tài liệu trên mạng Khai thác các trang web cung cấp bài tập trắc nghiệm toán miễn phí (file word hoặc file pdf), giáo viên tải về, nghiên cứu và đưa vào ngân hàng đề theo ma trận kiến thức đã soạn sẵn. ii) Sử dụng phần mềm soạn bài tập trắc nghiệm khách quan 16 Sử dụng phần mềm testpro để lưu trữ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan khá hiệu quả. Phần mềm này cung cấp các chức năng giúp giáo viên phân loại bài tập trắc nghiệm theo ma trận để dễ dàng sử dụng trong dạy học, kiểm tra và đánh giá. iii) Sử dụng phần mềm ra đề kiểm tra, thi và ôn tập từ ngân hàng đề tự soạn Phần mềm testpro có 3 chức năng tạo đề thi: Tạo đề thi từ một nguồn câu hỏi; Tạo đề thi từ nhiều nguồn câu hỏi và tạo đề thi bằng cách chọn từ câu một. Như vậy, giáo viên sẽ dễ dàng tạo được ngân hàng đề rất đa dạng từ số câu hỏi ít ỏi ban đầu. Ví dụ: có 1000 câu hỏi thuộc 50 phần kiến thức (mỗi phần 20 câu), giáo viên có thể tạo được 200 đề mẫu trong đó sự giao thoa giữa các câu hỏi rất ít. Từ khi sử dụng phần mềm đã giúp giáo viên giảm rất nhiều thời gian cho công tác ra đề kiểm tra, ôn tập… iv) Sử dụng phần mềm chấm thi trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá Phần phềm chấm trắc nghiệm bằng điện thoại thông minh TN maker rất hiệu quả. Thông thường giáo viên chấm trắc nghiệm bằng cách đục lổ rồi chấm, tuy nhiên cách chấm này có nhiều bất tiện: thời gian đục lổ lâu, chấm chậm. Còn phần mềm TN maker chấm rất nhanh, trung bình khoảng 3-4 giây một bài và độ chính xác rất cao. Đặc biệt nó còn giúp hướng dẫn học sinh cách tô trắc nghiệm khi làm bài vì nếu học sinh không tô mã đề, tô đáp án không rõ thì máy sẽ không chấm. 17 Hình 12. Phần mềm TN maker sử dụng trong chấm thi trắc nghiệm v) Sử dụng phần mềm theo dõi quá trình học tập của học sinh lớp 12 Giáo viên sử dụng phần mềm excel để cài đặt các thông tin và theo dõi quá trình học tập của học sinh. Những học sinh lớp 12 cần được theo dõi sát tình hình học tập. Vì kiểm tra trắc nghiệm nên đòi hỏi học sinh phải rèn luyện làm tập rất nhiều. Sau mỗi bài kiểm tra, giáo viên sẽ cập nhật những câu hỏi học sinh chưa làm đúng vào phần mềm excel. Khoảng 2 tuần, giáo viên sẽ xem và cho các em này thêm bài tập dạng đó để rèn luyện hoặc tìm hiểu lí do các em chưa làm được các dạng toán này. d) Giải pháp 4: Sử dụng công nghệ thông tin trong việc hướng dẫn học sinh tự học tại nhà. i) Khai thác nhóm chat trên messenger hoặc Zalo trong hỗ trợ học sinh học tập ở nhà. Giáo viên tạo nhóm chat trên messenger hoặc Zalo theo đơn vị lớp dạy trên lớp để giúp đỡ học sinh giải quyết những vấn đề học tập (theo khảo sát tại trường, gần 100% học sinh dùng zalo hoặc facebook). Nhờ đó, học sinh dễ dàng tự học ở nhà hoặc giải quyết các nhiệm vụ học tập được giáo viên giao tại lớp. Đây cũng là hình thức học tập theo nhóm rất thuận lợi cho học sinh. 18 Hình 13 ii) Tạo trang trên facebook để chia sẽ thông tin với học sinh. Giáo viên bộ môn và học sinh thực hiện thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật tạo ra trang web “Hỗ trợ học toán – Bến Tre” trên facebook để hỗ trợ và giải đáp các vấn đề trong học tập. Ưu điểm của trang là những kiến thức cơ bản, các công thức được giáo viên cung cấp cho học sinh nhanh chóng. Hình 14 iii) Sử dụng email để trao đổi tài liệu với học sinh Mỗi nhiệm vụ giao cho học sinh đều được học sinh thực hiện nhanh chóng; Các em đều bắt buộc phải sử dụng email để gửi bài báo cáo cho Giáo viên; Thông qua đó, giáo viên dạy cho học sinh biết cách gửi một email như: phải viết email gồm có: Kính 19 gửi thầy… nội dung email, cuối email viết như thế nào, gửi tệp đính kèm qua email. Từ đó giúp học sinh hình thành thêm kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp qua email. e) Giải pháp 5: Kết hợp nhuần nhuyễn giữa dạy học áp dụng công nghệ thông tin với phương pháp trải nghiệm. Cho học sinh làm các hình trong khối đa diện, hình trụ, nón, hình chóp,… từ đó giúp học sinh nắm vững được bản chất, khái niệm các hình này trong thực tế. Bên cạnh đó, học sinh sử dụng phần mềm Geogebra vẽ các hình này. Cuối cùng là vẽ hình biểu diễn các hình này trên giấy. Học sinh sẽ so sánh, đối chiếu giữa hình biểu diễn trên giấy, hình vẽ bằng phần mềm và hình tự làm trên thực tế. Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức hình học, có sự trải nghiệm dễ dàng. Qua đó giúp các em nắm sâu các công thức toán, sự tưởng tượng các hình khi giải bài tập. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Giải pháp này có thể được sử dụng cho tất cả giáo viên dạy Toán áp dụng trong quá trình dạy học. Có thể nghiên cứu giải pháp này vào các môn khác ở trường trung học phổ thông. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được khi thực hiện giải pháp Không khí lớp học sôi nổi, thoải mái. HS hứng thú trong học tập môn Toán (70%). HS hiểu bài và khắc sâu được kiến thức. Kết quả học tập cao hơn trước khi sử dụng giải pháp (55.7% HS khá giỏi so với 24.6%; 7.4% HS Yếu – kém so với 50%). Kết quả học tập năm 2016-2017 có số lượng học sinh yếu kém giảm (7.4% so với 25.4%) và số học sinh Khá giỏi (55.7% so với 47.4) tăng so với năm học 2015-2016. Năm Số Khá Yếu Trên Dưới % TB % % % học HS Giỏi kém TB TB Trước thực 122 30 24.6 31 25.4 61 50 61 50 61 nghiệm Sau thực 122 68 55.7 45 36.9 9 7.4 113 92.6 9 nghiệm Bảng 1. Chất lượng kiểm tra trước và sau khi thực hiện giải pháp mới Năm học 2015-2016 Số HS 99 Khá Giỏi 47 % TB % 47.4 27 27.2 Yếu kém 25 % 25.4 Trên TB 74 % 74.7 % 50 7.4 Dưới TB 25 2016-2017 122 68 55.7 45 36.9 9 7.4 113 92.6 9 Bảng 2. Chất lượng kiểm tra định kì năm học 2016-2017 và 2015-2016 - Kết quả kì thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2017: trường đậu tốt nghiệp 100%. % 25.4 7.4 20 - Nhờ sử dụng các phần mềm vào các khâu: ra đề, in đề, chấm kiểm tra bằng phần mềm nên giáo viên tiết kiệm rất nhiều thời gian: Ví dụ: Nếu chấm bình thường một bài kiểm tra 1 tiết với 45 bài, giáo viên mất khoảng 1 giờ; Khi sử dụng phần mềm giáo viên mất khoảng 5 phút là hoàn thành. Ngân hàng câu hỏi cũng phong phú hơn và được bổ sung mới hàng năm. - Công tác hỗ trợ học sinh học tập ở nhà cũng được nhanh chóng hơn khi học sinh dễ dàng trao đổi với giáo viên qua các nhóm chat trên zalo hoặc messenger. - Học sinh sử dụng khác tốt một số phần mềm hỗ trợ học tập nhờ đó kết quả học tập được nâng lên đáng kể; Ngoài ra, học sinh biết tìm kiếm tài liệu qua mạng ngoài việc hỗ trợ việc học môn Toán các em còn biết cách để khai thác học tập các môn khác tốt hơn. 3.5. Tài liệu kèm theo bao gồm - Bản vẽ, sơ đồ: 0 (bản) - Bản tính toán: 0 (bản) - Các tài liệu khác: 0 (bản) Bến Tre, ngày 13 tháng 3 năm 2018
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan