Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn ứng dụng công nghệ thông tin khai thác số liệu mới phục vụ giảng dạy, kiểm ...

Tài liệu Skkn ứng dụng công nghệ thông tin khai thác số liệu mới phục vụ giảng dạy, kiểm tra, đánh giá địa lí 11

.DOC
8
183
134

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực HĐ ghi): …………………………… 1. Tên sáng kiến: Ứng dụng công nghệ thông tin khai thác số liệu mới phục vụ giảng dạy, kiểm tra, đánh giá Địa lí 11 (Phạm Văn Đông, @THPT Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Thanh Trúc, @THPT Lê Anh Xuân) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Địa lí 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Việc khai thác số liệu mới phục vụ giảng dạy, kiểm tra đánh giá đối với môn Địa lí nói chung và Địa lí 11 nói riêng là rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn giáo viên trung học phổ thông thường sử dụng số liệu trong SGK để giảng dạy, kiểm tra đánh giá, ít có cập nhật số liệu mới cho các hoạt động này nên hiệu quả công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá chưa thật cao. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: Nhằm giúp giáo viên biết cách ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác số liệu mới từ Tổng cục thống kê phục vụ giảng dạy, kiểm tra đánh giá Địa lí 11, đồng thời cũng giúp HS biết cách khai thác nguồn số liệu mới cho hoạt động học tập. - Nội dung giải pháp 3.2.1. Khai thác số liệu niên giám thống kê từ Internet Ta mở mạng Internet, đánh vào ô tìm kiếm của công tụ tìm kiếm google chữ Tổng cục Thống Kê, rồi sau đó nhấn Enter. Trong trang Web Tổng cục thống kê, ta truy cập vào mục ấn phẩm thống kê, rà tìm Niên giám thống kê Việt Nam mới nhất (năm 2016) hoặc qua từng năm, trong Niên giám thống kê Việt Nam ở phần sau có phần thống kê nước ngoài. Ngoài Niên giám thống kê Việt Nam, ta rà tìm cuốn Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2013. Hai cuốn niên giám thống kê này giúp chúng ta cập nhật được một số số liệu mới cung cấp cho học sinh trong quá trình giảng dạy hoặc ra các bài tập trắc nghiệm, tự luận. 3.2.2. Sử dụng số liệu phục vụ giảng dạy, kiểm tra đánh giá Địa lí 11 3.2.2.1. Phục vụ giảng dạy: GV có thể cung cấp thêm số liệu mới cho HS, có thể lập thành bảng số liệu hoặc vẽ biểu đồ (trên giấy hoặc máy chiếu) để giảng dạy,… Ví dụ: dạy bài 10 – Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), tiết 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội, ta có thể khai thác số liệu từ Niên giám thống kê Việt Nam ở phần số liệu thống kê nước ngoài để cung cấp cho học sinh. + Dân số Trung Quốc giữa năm 2016 là 1378,0 triệu người. + Mật độ dân số năm 2016 là 146 người/km2. + Tỉ lệ dân thành thị: 56% (năm 2016) + Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên 0,5% (năm 2016). + Tuổi thọ trung bình: 76 tuổi (nam: 75 tuổi, nữ: 78 tuổi) – năm 2016. 3.2.2.2. Phục vụ kiểm tra đánh giá Địa lí 11 1 Ở lớp 11, việc kiểm tra đánh giá kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận, ta có thể khai thác các số liệu mới để xây dựng các câu hỏi kiểm tra đánh giá học sinh. * Một số câu hỏi trắc nghiệm sử dụng số liệu từ Niên giám thống kê: Ví dụ: Bài 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ Câu 1. Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ VÀ TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 Năm 1990 2000 2005 2010 Dân số (triệu người) 249,6 282,2 295,5 309,3 Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên 0,81 0,60 0,57 0,50 (%) (Nguồn: Số liệu kinh tế – xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2013) Để thể hiện dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Hoa Kì trong giai đoạn 1990 – 2010, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ kết hợp. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ cột chồng. Câu 2. Cho bảng số liệu sau: TỈ SUẤT SINH THÔ VÀ TỈ SUẤT TỬ THÔ CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 (Đơn vị: ‰) Năm 1990 2000 2005 Tỉ suất sinh thô 16,7 14,7 14,0 Tỉ suất tử thô 8,6 8,7 8,3 (Nguồn: Số liệu kinh tế – xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2013) Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Tỉ suất tử thô luôn lớn hơn tỉ suất sinh thô. B. Tỉ suất sinh thô giảm nhiều hơn tỉ suất tử thô. C. Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của Hoa Kì đều tăng. D. Tỉ suất tử thô có tốc độ giảm nhanh hơn tỉ suất sinh thô. Câu 3. Cho biểu đồ sau: 1,2% 2,1% 19,8% 27,8% 79,0% 70,1% 1990 2010 Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2 2010 13,0 8,0 giai đoạn CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA HOA KÌ NĂM 1990 VÀ NĂM 2010 Trong giai đoạn 1990 – 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì có sự chuyển dịch theo hướng A. tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. B. giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây dựng, tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ. C. tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng, giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, dịch vụ. D. giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ, nông, lâm nghiệp và thủy sản. Câu 4. Cho biểu đồ : % 140 128,6 120 113,1 109,7 100 80 118,4 117,3 97,0 99,1 2000 2005 123,9 103,8 60 40 20 0 1990 Dân số 2010 Năm Sản lượng lương thực có hạt Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Hoa Kì. B. Sự chuyển dịch cơ cấu dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Hoa Kì. C. Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Hoa Kì. D. Quy mô dân số, sản lượng lương thực có hạt và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Hoa Kì. 3 Câu 5. Cho biểu đồ sau: Triệu người Tỉ USD 350 300 250 14419 309,3 295,5 282,2 249,6 10000 9899 8000 150 100 6000 5751 4000 50 0 14000 12000 12564 200 16000 1990 2000 Dân số 2005 2000 0 Năm 2010 Tổng sản phẩm trong nước DÂN SỐ VÀ TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 Nhận xét nào sau đây không đúng với dân số và tổng sản phẩm trong nước của Hoa Kì giai đoạn 1990 – 2010? A. Dân số Hoa Kì tăng liên tục. B. Tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục. C. Dân số có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tổng sản phẩm trong nước. D. Tổng sản phẩm trong nước năm 2010 tăng gấp 2,5 lần so với năm 1990. Câu 6. Cho biểu đồ sau: Triệu người 350 Nghìn tấn 300 250 200 295,5 282,2 10108 249,6 309,3 11027 14000 12000 10000 8658 8000 7080 150 6000 100 4000 50 2000 0 1990 2000 2005 Dân số 2010 0 Sản lượng lúa DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 4 Nhận xét nào sau đây đúng với dân số và sản lượng lúa của Hoa Kì giai đoạn 1990 – 2010? A. Dân số của Hoa Kì giảm liên tục qua các năm. B. Sản lượng lúa của Hoa Kì liên tục giảm qua các năm. C. Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn dân số. D. Sản lượng lúa năm 2010 tăng gấp hơn 1,7 lần so với năm 1990. Câu 7. Cho bảng số liệu sau: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (THEO GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 (Đơn vị: tỉ USD) Khu vực kinh tế 1990 2000 2005 2010 Tổng sản phẩm trong nước 5751,0 9899,0 12564,0 14419,0 - Nông, lâm nghiệp và thủy sản 120,8 118,8 150,8 173,0 - Công nghiệp và xây dựng 1598,8 2316,4 2789,2 2855,0 - Dịch vụ 4031,4 7463,8 9624,0 11391,0 (Nguồn: Số liệu kinh tế – xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2013) Để thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì trong giai đoạn 1990 – 2010, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ tròn. Câu 8. Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 2000 2005 2010 Xuất khẩu 552,1 1093,2 1305,1 1844,4 Nhập khẩu 629,7 1475,3 2027,8 2356,1 (Nguồn: Số liệu kinh tế – xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2013) Nhận xét nào sau đây không đúng với giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Hoa Kì trong giai đoạn 1990 – 2010? A. Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu đều tăng. B. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu. C. Giá trị xuất khẩu tăng ít hơn giá trị nhập khẩu. D. Giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn giá trị xuất khẩu. ĐÁP ÁN 1B 2B 3B 4C 5C 6C 7C 8B * Một số câu hỏi tự luận sử dụng số liệu từ Niên giám thống kê: Ví dụ: Bài Nhật 9. Nhật Bản Bài tập số 1 Cho bảng số liệu sau: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (THEO GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2000 VÀ NĂM 2010 (Đơn vị: tỉ USD) Khu vực kinh tế Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2000 71,0 1471,3 3188,7 5 2010 60,5 1511,1 3923,4 Tổng số 4731 5495 (Nguồn: Số liệu kinh tế – xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2013) 1. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 2000 và năm 2010. 2. Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản trong giai đoạn 2000 – 2010. Hướng dẫn làm bài 1. Vẽ biểu đồ a) Xử lí số liệu - Tính cơ cấu: CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2000 VÀ NĂM 2010 (Đơn vị: %) Khu vực kinh tế Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Tổng số - Tính bán kính đường tròn (r2000, r2010): + r2000 = 1,0 đvbk + r2010 = 2000 1,5 31,1 67,4 100,0 2010 1,1 27,5 71,4 100,0 5495 = 1,08 đvbk 4731 b) Vẽ biểu đồ Yêu cầu: - Vẽ chính xác về số liệu và khoảng cách các năm. - Có chú giải và tên biểu đồ. 1,1% 1,5% 27,5% 31,1% 71,4% 67,4% 2000 2010 Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2000 VÀ NĂM 2010 2. Nhận xét 6 - Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 2000 và năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (dẫn chứng). - Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản có sự chuyển dịch theo hướng: + Tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 1,5% (năm 2000) xuống còn 1,1% (năm 2010), giảm 0,4%. + Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 31,1% (năm 2000) xuống còn 27,5% (năm 2010), giảm 3,6%. + Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 67,4% (năm 2000) lên 71,4% (năm 2010), tăng 4,0%. Bài tập số 2 Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 Năm 1990 2000 2005 2010 Diện tích (nghìn ha) 2074 1770 1706 1628 Sản lượng (nghìn tấn) 13124 11863 11342 8483 (Nguồn: Số liệu kinh tế – xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2013) 1. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện diễn biến diện tích và sản lượng lúa của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi diện tích và sản lượng lúa của Nhật Bản trong giai đoạn trên. Hướng dẫn làm bài 1. Vẽ biểu đồ Yêu cầu: - Vẽ chính xác về số liệu và khoảng cách các năm. - Có chú giải và tên biểu đồ. Nghìn ha 2500 2000 Nghìn tấn 14000 13124 11863 2074 12000 11342 1770 1706 1500 1628 10000 8483 8000 6000 1000 4000 500 0 2000 1990 2000 2005 Diện tích Sản lượng 7 2010 0 Năm BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỄN BIẾN DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 2. Nhận xét và giải thích a) Nhận xét Giai đoạn 1990 – 2010: - Diện tích lúa của Nhật Bản giảm liên tục từ 2074 nghìn ha (năm 1990) xuống còn 1628 nghìn ha (năm 2010), giảm 446 nghìn ha (giảm 1,27 lần). - Sản lượng lúa của Nhật Bản giảm liên tục từ 13124 nghìn tấn (năm 1990) xuống còn 8483 nghìn ha (năm 2010), giảm 4641 nghìn tấn (giảm 1,55 lần). - Sản lượng lúa có tốc độ giảm nhanh hơn diện tích lúa (dẫn chứng). b) Giải thích - Diện tích lúa của Nhật Bản giảm liên tục là chủ yếu là do chuyển một số diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây khác và chuyển sang đất chuyên dùng và đất thổ cư. - Sản lượng lúa của Nhật Bản giảm liên tục chủ yếu là do diện tích gieo trồng lúa ngày càng giảm. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Việc ứng dụng công nghệ thông tin (Internet) khai thác số liệu phục vụ, giảng dạy, kiểm tra đánh giá Địa lí 11 là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá Địa lí 11 cũng như việc ôn tập thi THPT Quốc gia. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Nhờ khai thác tốt số liệu từ Niên giám thống kê đã giúp cho bản thân tôi có số liệu mới phục vụ tốt công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá Địa lí 11 trong nhiều năm qua, với kết quả thật khả quan. Bến Tre, ngày 15 tháng 3 năm 2017 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan