Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn ứng dụng cntt vào việc vẽ hình hình học trong soạn giảng môn toán ...

Tài liệu Skkn ứng dụng cntt vào việc vẽ hình hình học trong soạn giảng môn toán

.DOC
25
343
138

Mô tả:

Đề tài: “ỨNG DỤNG CNTT VÀO VIỆC VẼ HÌNH HÌNH HỌC TRONG SOẠN GIẢNG MÔN TOÁN” Tác giả: Vũ Thị Minh Hương Đơn vị: Trường Tiểu học Bồng Sơn PHẦN A: MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết: Trong công tác soạn giảng, việc ứng dụng CNTT không chỉ dừng lại ở việc thiết kế một giáo án điện tử với nội dung đơn thuần là văn bản kèm theo tranh ảnh minh họa đối với các môn học như Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lí mà trong môn Toán chúng ta còn phải chú ý đến thao tác vẽ hình hình học để làm rõ nội dung bài giảng và thể hiện được đặc trưng bộ môn nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng phương pháp trực quan qua các hình vẽ được thiết kế trong từng bài giảng. Trong thực tế, giáo viên chưa chú ý đến các thao tác vẽ hình hình học khi thiết kế một giáo án Toán. Phần lớn giáo viên chưa tự thiết kế một giáo án theo suy nghĩ riêng của mình mà còn lệ thuộc nhiều vào các giáo án có sẵn trên Internet nên phương pháp và nội dung bài giảng chưa phù hợp với đặc điểm riêng của lớp mình và còn nhiều hạn chế khi giảng dạy trên lớp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy và xác định được mục tiêu của năm học 2012 - 2013, bản thân tôi đã tự nghiên cứu, học hỏi và sử dụng các thao tác vẽ hình hình học vào việc thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán một cách thành thạo và đạt hiệu quả cao. Với tình hình thực tế trên, yêu cầu đặt ra là giáo viên phải biết sử dụng các phần mềm phục vụ cho việc thiết kế bài giảng một cách toàn diện ở tất cả các môn học. Vì vậy, tôi đã đầu tư nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Biện pháp giúp đỡ giáo viên ứng dụng CNTT vào việc vẽ hình hình học trong soạn giảng môn Toán” 1 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: - Góp phần nâng cao việc ứng dụng CNTT của giáo viên một cách toàn diện hơn trong công tác soạn giảng ở chương trình Tiểu học. - Hướng dẫn các thao tác vẽ hình hình học cơ bản và nâng cao của các phần mềm Power Point, Word, Violet, Paint để giáo viên ứng dụng vào việc soạn giảng môn Toán (giáo án vi tính, bài giảng điện tử). - Nâng cao nhận thức của giáo viên trong việc vận dụng CNTT vào việc thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán bằng phần mềm Power Point, Word, Violet, Paint. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Tham khảo thông tin trên Internet về tài liệu hỗ trợ cho việc thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán (phần mềm Power Point, Word, Violet, Paint). - Tự nghiên cứu và thiết kế một số bài giảng điện tử ở bộ môn Toán trong chương trình Tiểu học. II. Phương pháp tiến hành: 1. Cơ sở nghiên cứu: 1.1. Cơ sở lý luận: - Thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 - 2013, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao việc ứng dụng CNTT một cách toàn diện vào công tác giảng dạy của giáo viên. - Hình thành cho giáo viên kĩ năng sử dụng phần mềm Power Point, Word, Violet, Paint để thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán phục vụ công tác giảng dạy theo yêu cầu hiện nay. 1.2. Cơ sở thực tiễn: - Giáo viên chưa có điều kiện về thời gian để học tập nâng cao trình độ hiểu biết các thao tác vẽ hình bằng phần mềm Word, Power Point, Violet, Paint. - Tinh thần tự học, tự rèn của giáo viên chưa được phát huy cao. - Trường được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất và thiết bị máy móc đủ điều kiện phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giáo viên. 2 2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp: 2.1. Biện pháp tiến hành: - Trên cơ sở Chuyên đề “Biện pháp giúp đỡ giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác soạn giảng” trong năm học 2011 – 2012, tiếp tục hướng dẫn giáo viên “Cách sử dụng các thao tác vẽ hình bằng phần mềm Power Point, Word, Violet, Paint trong việc thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán”. - Vận dụng lí thuyết vào thực hành trên máy các thao tác vẽ hình hình học bằng phần mềm Power Point, Word, Violet, Paint. - Thực hành thiết kế một bài giảng ở môn Toán có sử dụng thao tác vẽ hình bằng phần mềm Power Point, Word, Violet, Paint. 2.2. Thời gian tạo ra giải pháp: - Nghiên cứu trong năm học 2011 – 2012. - Thực hiện từ tháng 8/2012 đến tháng 5/2013. PHẦN B: NỘI DUNG I. MỤC TIÊU: - Cung cấp lí thuyết về các thao tác kĩ thuật vẽ hình bằng phần mềm Word, Power Point, Violet, Paint thông qua việc hướng dẫn “Cách sử dụng thao tác vẽ hình bằng phần mềm Power Point, Word, Violet, Paint trong việc thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán”. - Vận dụng lí thuyết vào thực hành các thao tác vẽ hình hình học từ đơn giản đến phức tạp bằng phần mềm Power Point, Word, Violet, Paint. - Hướng dẫn giáo viên vận dụng việc vẽ hình hình học để thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán bằng phần mềm Power Point, Word, Violet, Paint. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Tính mới của giải pháp: 1.1. Giải pháp 1: Cung cấp lí thuyết. 1.1.1. Hình thức: Tổ chức tập trung. 3 - Ngay từ đầu năm học, tôi kết hợp với bộ phận chuyên môn nhà trường lên kế hoạch hướng dẫn giáo viên “Cách sử dụng thao tác vẽ hình trong phần mềm Power Point, Word, Violet, Paint để thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán” dưới hình thức sử dụng màn hình đèn chiếu và phòng dạy vi tính của trường. + Truyền đạt kiến thức bằng phương pháp thuyết trình kết hợp với thực hành trực tiếp trên máy vi tính. + Hướng dẫn cụ thể các thao tác kĩ thuật vẽ hình hình học bằng công cụ vẽ trong phần mềm Power Point, Word, Violet, Paint liên quan đến việc thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán. - Hằng tháng, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, hướng dẫn giáo viên các tổ vận dụng lí thuyết vào thực hành thiết kế một bài giảng cụ thể ở môn Toán theo từng dạng bài đặc trưng: + Dạng bài cung cấp kiến thức về hình học đơn giản (Toán lớp 1, 2, 3). + Dạng bài cung cấp kiến thức về hình học phức tạp (Toán lớp 4, 5). + Dạng bài kết hợp nhiều thao tác kĩ thuật vẽ hình của các phần mềm Power Point (Word), Violet, Paint. - Hướng dẫn giáo viên thiết kế các bài giảng điện tử thông qua các hoạt động chuyên môn mang tính tập trung (thao giảng, chuyên đề, đăng kí tiết dạy tốt, ...). Qua đó, giáo viên tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong tập thể và đề xuất ý kiến hoặc nêu những vướng mắc trong quá trình thực hiện. - Thường xuyên theo dõi và có biện pháp giúp đỡ từng giáo viên khắc phục những vướng mắc trong quá trình thiết kế để từng bước hoàn thiện hơn. 1.1.2. Nội dung: Hướng dẫn lí thuyết trên giao diện màn hình máy tính. Trong tất cả các phần mềm sử dụng cho việc soạn giảng giáo án điện tử (Power Point, Word, Violet) đều có công cụ dùng để vẽ hình phục vụ cho việc thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán (nét thẳng, nét cong, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, ...). Ngoài ra, phần mềm Paint cũng có những chức năng vẽ hình góp phần hỗ trợ thêm cho việc thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán được hoàn chỉnh hơn. 4 Tuy nhiên, trong quá trình soạn giảng, giáo viên chưa tiếp cận nhiều đến các công cụ vẽ hình của các phần mềm đó cho nên việc thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán còn nhiều hạn chế. Phần lớn giáo viên chỉ tìm tòi và Download bài giảng ở trên Internet để làm tài liệu giảng dạy nên mục tiêu bài giảng của mình chưa được thể hiện một cách rõ ràng và trọn vẹn. Vì vậy, để giáo viên biết sử dụng các thao tác vẽ hình hình học của phần mềm Power Point (Word), Violet, Paint vào thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán một cách dễ dàng, tôi giúp đỡ giáo viên thực hành bằng những kinh nghiệm đã đúc kết được qua nhiều năm thực hiện về việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy. 1.1.2.1. Phần mềm Power Point (Word): Cả hai phần mềm này đều có nút lệnh Shapes gồm các chức năng vẽ hình giống nhau. Cách sử dụng như nhau: - Trên thanh công cụ vào Tab Insert rồi chọn nút lệnh Shapes. - Trong Shapes ta chỉ chọn ba chức năng để dùng vẽ hình: + Lines: Dùng để vẽ các nét trong hình (nét thẳng, nét xiên, nét gấp khúc, ...). + Basic Shapes và Flowchart: Dùng để vẽ các hình: hình phẳng (hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình thang, hình tròn, ...); hình khối (hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, ...). 1.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn vận dụng lí thuyết vào thực hành. * Hình thức: Thực hành trên máy kết hợp lí thuyết với thực hành. * Nội dung: Hướng dẫn thao tác vẽ của các phần mềm Power Point, Word, Paint, Violet. 1.2.1. Phần mềm Power Point (Word):  Cách vẽ: - Trên thanh công cụ  Tab Insert  Shapes  Lines, Basic Shapes hoặc Flowchart để vẽ đường (đoạn thẳng, đường thẳng, tia, đường gấp khúc, ...); vẽ hình hình học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, ...). 5 * Vẽ đoạn thẳng, đường thẳng: - Sử dụng Lines (nét vẽ) trong Shapes. * Vẽ hình: - Sử dụng Basic Shapes hoặc Flowchart (các dạng hình) trong Shapes. + Hình khối: - Sử dụng các dạng hình có sẵn để vẽ những hình đơn giản. - Kết hợp các dạng hình có sẵn để vẽ những hình phức tạp. (Dùng hình hộp chữ nhật và hình lập phương để tạo thành một hình) (Dùng nhiều hình lập phương để tạo thành một hình) 1.2.2. Phần mềm Panit:  Cách vẽ: - Trên thanh công cụ  Tab Home  Shapes  chọn các nét để vẽ đường (đoạn thẳng, đường thẳng, tia, đường gấp khúc, ...); vẽ hình hình học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, ...). 6 * Vẽ đoạn thẳng, đường thẳng: * Vẽ hình phẳng: 1.2.3. Phần mềm Violet: 7 - Sử dụng công cụ vẽ hình và công cụ vẽ hình hình học để vẽ đường (đoạn thẳng, đường thẳng, ...); vẽ hình hình học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, ...). * Công cụ vẽ hình:  Cách vẽ: - Chọn Công cụ  Chọn vẽ hình  Chọn nét vẽ. + Vẽ đường: + Vẽ hình: 8 * Công cụ vẽ hình hình học:  Cách vẽ: - Chọn Công cụ  Chọn vẽ hình hình học  Chọn các chức năng vẽ trên thanh công cụ. + Vẽ đoạn thẳng, đường thẳng:  LƯU Ý: 1/ Phần mềm Violet dùng để thiết kế bài giảng điện tử dạy độc lập hoặc có thể nhúng những phần đã thiết kế ở Violet vào Power Point. Nhưng Violet không có chức năng vẽ các hình khối sẵn trên thanh công cụ như Power Point (Word). Vì vậy, ta phải biết cách kết hợp các nét vẽ thì mới vẽ được các hình khối. 9 2/ Phần mềm Paint không sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Power Point, Word, Violet được mà chỉ dùng để hỗ trợ thêm các chức năng cần thiết cho Power Point, Word như: - Vẽ những hình phức tạp. - Chỉnh sửa hình (kích thước, màu sắc, ...). - Hỗ trợ cho việc điều chỉnh Size hình (không bị lệch về tỉ lệ của hình vẽ). 3/ Khi kết hợp nhiều nét để vẽ một hình trong Power Point, Word, ta sử dụng chức năng Group để hình vẽ không bị lệch khi di chuyển vị trí. Group 4/ Khi sử dụng các phần mềm Power Point. Word, Violet, Paint để vẽ hình thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán, ta cần kết hợp các chức năng vẽ hình của các phần mềm đó thì mới vẽ được tất cả các dạng hình hình học trong chương trình Toán ở Tiểu học. Vì vậy, giáo viên phải nghiên cứu kĩ các thao tác vẽ hình và thường xuyên vận dụng vào thiết kế bài giảng điện tử để có thể sử dụng một cách thành thạo và hiệu quả. 1.3. Giải pháp 3: Giải đáp những vướng mắc trong quá trình thực hiện. 1.3.1. Hình thức tiến hành: - Tập hợp những ý kiến, đề xuất của các tổ chuyên môn về việc vận dụng các thao tác vẽ hình vào thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán. 10 - Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn định kì hằng tháng giải đáp những vướng mắc, khó khăn của giáo viên (hình thức thao tác trên máy tính – đèn chiếu). 1.3.2. Minh họa một số hình vẽ trong chương trình Toán Tiểu học: * Bài: THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH (Toán 5) + Bài 2/115 (SGK): - Hình A gồm mấy hình lập phương nhỏ? - Hình B gồm mấy hình lập phương nhỏ? - So sánh thể tích của hình A và hình B? A B * Bài: LUYỆN TẬP CHUNG (Toán 5) + Bài 3/125 (SGK): Bạn Hạnh xếp các hình lập phương nhỏ có cạnh 1cm thành hình bên. Hỏi: a) Hình bên có bao nhiêu hình lập phương nhỏ? b) Nếu sơn các mặt ngoài của hình bên thì diện tích cần sơn bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông? * Bài: LUYỆN TẬP CHUNG (Toán 5) + Bài 3,4/101 (SGK): 11 10cm 8cm 7cm * Bài: GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT (Toán 5) + Bài 1,2/102 (SGK): * Bài: PHÂN SỐ (Toán 4) + Bài 1/107 (SGK): a) Viết và đọc phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình dưới đây: 12 Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 * Bài: LUYỆN TẬP CHUNG (Toán 4) + Bài 3/145 (SGK): a) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 13 5cm 4cm 6cm Hình vuông Hình chữ nhật 4cm 4cm 5cm 6cm Hình bình hành Hình thoi * Bài: VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN (Toán 3) + Bài 1/112 (SGK): C A O D C B A O D 14 C B A O D B * Bài: CHU VI HÌNH VUÔNG (Toán 3) + Bài 3/88 (SGK): Mỗi viên gạch hình vuông có cạnh 20cm. Tính chu vi hình chữ nhật ghép bởi 3 viên gạch như thế (xem hình vẽ). * Bài: HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH TỨ GIÁC (Toán 2) + Bài 2/23 (SGK): Trong mỗi hình dưới đây có mấy hình tứ giác? 15 a) b) c) * Bài: MỘT PHẦN BA (Toán 2) + Bài 1/122 (SGK): Đã tô màu 1 3 hình nào? A B C * Bài: LUYỆN TẬP (Toán 1) + Bài 2/10 (SGK): Ghép lại thành các hình mới: * Ví dụ: 16 D a) b) c) * Bài: ĐIỂM, ĐOẠN THẲNG (Toán 1) + Bài 3/95 (SGK): Mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng? O A B M D C N P 2. Khả năng áp dụng: 17 H K G L - Giáo viên sử dụng các thao tác vẽ hình của các phần mềm Power Point, Word, Paint và Violet vào việc thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán trong năm học 2012 – 2013 và trong suốt quá trình giảng dạy của mình. Cụ thể: + Áp dụng vẽ hình khi hình thành kiến thức mới cho học sinh. + Áp dụng vẽ hình minh họa cho các dạng bài tập. - Có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các khối lớp ở trường Tiểu học, trường Trung học cở sở trong và ngoài huyện (nếu có điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc ứng dụng CNTT). 3. Lợi ích kinh tế - xã hội: 3.1. Lợi ích: - Giúp giáo viên tự trau dồi kiến thức Tin học và có thể thiết kế được bài giảng điện tử phục vụ cho việc giảng dạy môn Toán. - Giảng dạy bằng bài giảng điện tử sẽ tiết kiệm được quỹ thời gian trên lớp, tăng thêm thời gian củng cố kiến thức cho học sinh; tiết kiệm được kinh tế (làm ĐDDH phục vụ bài giảng). - Qua hình ảnh trực quan (hình vẽ) gây sự tập trung đối với học sinh trong quá trình học tập đồng thời khắc sâu kiến thức cho học sinh. - Nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong nhà trường. 3.2. Chất lượng, hiệu quả: - Giáo viên hứng thú trong việc tự học, tự rèn để hoàn thiện và nâng cao vốn hiểu biết về lĩnh vực Tin học phục vụ cho công tác soạn giảng ở tất cả các bộ môn. - Nhân rộng nhiều nhân tố mới trong việc ứng dụng CNTT vào công tác soạn giảng. Đặc biệt đối với môn Toán giáo viên không còn gặp khó khăn khi thiết kế bài giảng điện tử ở các dạng bài hình học. - Số lượng giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác soạn giảng được tăng lên so với năm học trước (các tiết dạy thao giảng, chuyên đề, thi GVDG, ... được tổ chức giảng dạy bằng giáo án điện tử). 18 PHẦN C: KẾT LUẬN Năm học 2012 – 2013, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT trong công tác soạn giảng của giáo viên. Được sự quan tâm của nhà trường, tôi đã thực hiện tốt SKKN với đề tài “Biện pháp giúp đỡ giáo viên ứng dụng CNTT vào việc vẽ hình hình học trong soạn giảng môn Toán”. Qua quá trình thực hiện, tôi nhận thấy đề tài mang tính thực tế cao, có khả năng vận dụng và phát huy hiệu quả trong những năm học sau và trong toàn ngành. Với những kinh nghiệm của bản thân đã giúp giáo viên có kĩ năng sử dụng thành thạo các thao tác vẽ hình của phần mềm Power Point, Word, Paint và Violet vào việc thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 - 2013: “Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong nhà trường”. I. Điều kiện, kinh nghiệm áp dụng giải pháp: 1. Điều kiện: * Để áp dụng các giải pháp trên đạt hiệu quả cao cần đáp ứng các điều kiện sau: - Nhà trường có kế hoạch chỉ đạo việc ứng dụng CNTT vào công tác soạn giảng một cách sâu sát, cụ thể thông qua các hình thức hoạt động chuyên môn: thao giảng, chuyên đề, đăng kí tiết dạy tốt, thi GVDG, .... - Đội ngũ giáo viên phải có vốn kiến thức cơ bản về lĩnh vực Tin học; phải có tinh thần tự học, tự rèn cao; tự giác nghiên cứu, học tập và sử dụng thành thạo các thao tác vẽ hình của phần mềm Power Point, Word, Paint và Violet vào việc thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán nói riêng và các môn học khác nói chung. - Các trường phải được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng CNTT. 2. Kinh nghiệm: 19 * Khi thiết kế một bài giảng điện tử ở phần hình học của môn Toán, ta cần chú ý một số vấn đề sau: - Thể hiện rõ nội dung và phương pháp bài giảng thông qua các hình vẽ hình học được sử dụng với sự hỗ trợ của các hiệu ứng phù hợp với từng yêu cầu của từng bài giảng. - Hình vẽ phục vụ cho bài giảng phải đảm bảo tính chính xác, tính thẩm mĩ và thể hiện rõ mục tiêu của bài. - Kết hợp việc sử dụng các hiệu ứng để hiển thị các hình vẽ đúng theo yêu cầu của từng bài giảng. - Hình thức trình bày đơn giản, không cầu kì, không lạm dụng hiệu ứng làm chi phối sự tập trung của học sinh. II. Đề xuất - Kiến nghị: 1. Đối với nhà trường: - Có kế hoạch chỉ đạo sâu sát trong chuyên môn về công tác ứng dụng CNTT trong soạn giảng để giáo viên thực hiện thường xuyên và hiệu quả hơn. - Tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia giảng dạy để từng bước phát huy và hoàn thiện việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy của mình. 2. Đối với giáo viên: - Phát huy tinh thần tự học, tự rèn và sáng tạo trong việc ứng dụng CNTT vào soạn giảng. - Vận dụng các thao tác vẽ hình vào việc thiết kế bài giảng điện tử ở môn Toán một cách thường xuyên và hiệu quả. - Thực hiện xuyên suốt trong năm học 2012 – 2013 và tiếp tục làm nền tảng cho việc ứng dụng CNTT hiệu quả hơn trong những năm học kế tiếp. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất