Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn ứng dụng cntt để tính khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo...

Tài liệu Skkn ứng dụng cntt để tính khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo

.PDF
9
360
97

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “ỨNG DỤNG CNTT ĐỂ TÍNH KHẨU PHẦN DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO TRONG TRƯỜNG BÁN TRÚ” CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do thường trực HĐ tỉnh ghi) 1. Tên sáng kiến: Ứng dụng công nghệ thông tin để tính khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo trong trường bán trú. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn chăm sóc giáo dục mầm non. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Từ năm 1990 đến năm 2005 Sở đã tổ chức tập huấn nhiều lần cho cán bộ quản lý (CBQL), nhân viên (NV) và giáo viên cốt cán về cách tính khẩu phần dinh dưỡng (KPDD) nhưng chỉ tính đơn giản với máy tính cầm tay. Trong thực tế, khối lượng công việc ngày càng nhiều, yêu cầu chất lượng ngày càng cao đòi hỏi người CBQL và NV phải biết ứng dụng CNTT để làm việc thì đa số không biết vi tính hoặc biết nhưng sử dụng chưa tốt. Chính vì vậy trong kết quả tính KPDD vừa có kết quả của phần mềm gồm các chất sinh năng lượng (do Vụ GDMN phối hợp với Công ty Việt Sin triển khai) vừa có bảng tính tay các chất khoáng và vitamin. (Xem phụ lục 1) Ở trường mầm non, tính KPDD là yêu cầu bắt buộc đối với những bếp ăn bán trú có từ 30 trẻ trở lên, mỗi năm học tính ít nhất 3 lần. Trước những bức xúc như vậy, chúng tôi nghĩ phải tìm cách học hỏi để hướng dẫn cơ sở thực hiện đúng theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế. Chúng tôi chọn đề 1 tài “Ứng dụng công nghệ thông tin để tính khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo học bán trú” 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1. Mục đích của giải pháp: - Giúp CBQL, NV cơ sở ứng dụng CNTT trong việc tính KPDD một cách nhanh chóng, hiệu quả, giảm bớt sức lao động cho công việc để họ có thời gian để nghỉ ngơi, học tập, nghiên cứu chuyên môn; bản thân thực hiện tốt nhiệm vụ do cấp trên phân công, đồng thời nâng cao nghiệp vụ quản lý GDMN. - Các giải pháp nhằm phục vụ công tác nuôi dưỡng để trẻ được ăn khẩu phần ăn cân đối, hợp lý, đủ các chất dinh dưỡng; phòng chống suy dinh dưỡng, ngăn ngừa tình trạng trẻ em béo phì; giúp CBQL cơ sở tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin để tính KPDD cho trẻ mẫu giáo nói riêng và quản lý chuyên môn nói chung. 3.2.2. Nội dung giải pháp Việc ứng dụng CNTT tìm ra được cách tính KPDD nhanh gọn, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cơ bản, cần thiết cho cơ thể trẻ (chất Đạm, béo, đường, khoáng và Vitamin), đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế; tiết kiệm được thời gian, kinh phí nhưng tương đối chính xác thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ. Từ kết quả đó, người quản lý chuyên môn ở cơ sở có thể điều chỉnh hợp lý khẩu phần ăn theo từng độ tuổi; lựa chọn, sử dụng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sẵn có ở địa phương và phù hợp với điều kiện thu nhập của đa số phụ huynh. Để sáng kiến có hiệu quả, tôi thực hiện một số giải pháp như sau: 3.2.2.1. Thiết lập bảng tính + Khởi động Excel: 2 - Nhắp chuột vào biểu tượng Start để hiển thị thực đơn Start. - Chọn Programs - Chọn thực đơn con Microssoft Office rồi chọn biểu tượng Microssoft Office Excel Chú ý: Phụ thuộc vào phiên bản hệ điều hành mà biểu tượng Microssoft Office Excel có thể cài đặt ở các vị trí khác nhau. Chúng ta cũng có thể khởi động Excel bằng cách nhấp đúp chuột vào biểu tượng lối tắt của Microssoft Office Excel trên màn hình nền. Microssoft Office Excel Hình 1. Màn hình nền + Lập bảng tính trên nền Excel - Lập bảng tính theo mẫu (Xem phụ lục 2) - Nhập tên, trọng lượng (đã trừ tỷ lệ thải bỏ) các loại thực phẩm đã sử dụng vào bảng tính dựa vào sổ chợ (tính 1 ngày hoặc cả tuần) - Nhập giá trị dinh dưỡng của thực phẩm đã ăn Căn cứ vào Bảng “Thành phần dinh dưỡng của thực phẩm” do Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) ban hành và Nhà xuất bản Y học phát hành năm 2000. 3 - Ứng dụng CNTT để tính toán: Sau khi nhập tên, trọng lượng và giá trị dinh dưỡng thực phẩm (trong bảng thành phần dinh dưỡng của thực phẩm), chúng ta bắt đầu tính giá trị Calo và các chất dinh dưỡng do thức ăn cung cấp cho một trẻ mẫu giáo trong 1 ngày ở tại trường theo trình tự như sau: Tính lượng Calo: Ví dụ trong khẩu phần đang tính, trẻ sử dụng 50g gạo. Trong bảng thành phần dinh dưỡng của thực phẩm, cứ 100g gạo cho 344 Calo, vậy khi sử dụng 50g gạo khẩu phần trẻ được bao nhiêu Calo? Chúng ta tính theo công thức: Giá trị Calo do gạo cung cấp: (50 x 344)/ 100 = 172 Calo Tương tự ta tính được giá trị Calo do các thức ăn khác cung cấp bằng cách đặt con trỏ vào kết quả ô vừa tính, đến khi có biểu tượng dấu cộng (+) xuất hiện, ta kéo dấu + từ trên xuống hết các loại thực phẩm trong bảng tính thì ta sẽ được giá trị Calo của tất cả các loại thực phẩm còn lại. Tính lượng các chất dinh dưỡng sinh năng lượng do gạo cung cấp, công thức tính tương tự như Calo: Protid: (50 x 7.9)/100 = 3.95g; Liptid: (50 x 1)/100 = 0.50g; Glucid: (50 x 76.2)/100 = 30.48g Chú ý tách riêng đạm động vật, đạm thực vật và béo động vật, béo thực vật. Tương tự ta tính được các chất khoáng và vitamin do các thức ăn cung cấp. Tính tổng lượng Calo, chất dinh dưỡng do nhiều loại thức ăn cung cấp cho trẻ/ngày bằng cách cộng dọc từng cột; tính tỷ lệ nhiệt lượng do các chất sinh năng lượng (Protid, Lipid và Glucid) cung cấp và đối chiếu với nhu cầu tại trường theo quy định của Chương trình GDMN dành cho độ tuổi mẫu giáo. - Cuối cùng, chúng ta có kết quả bảng tính cụ thể (xem phụ lục 3) 3.2.2.2. Triển khai thí điểm: 4 Chúng tôi giới thiệu cách ứng dụng CNTT để tính KPDD cho 65 (mầm non: 56, tiểu học: 9) học viên lớp tập huấn “Nhân viên nấu ăn trong trường bán trú” vào tháng 6/2011. Do học viên trình độ văn hóa không đều (từ tốt nghiệp Trung học cơ sở đến tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm) nên việc triển khai ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập; nhưng hầu hết học viên đều hưởng ứng cách ứng dụng CNTT để tính KPDD bởi sự tiện ích của nó. 3.2.2.3. Giới thiệu bảng tính để thăm dò ý kiến của CBQL, GV Nhằm tham khảo ý kiến của CBQL và GV, chúng tôi giới thiệu cách ứng dụng CNTT để tính KPDD cho 196 đại biểu trong lớp bồi dưỡng chuyên môn hè (tháng 8/2011) và được đại biểu đồng tình hưởng ứng; mặt khác thông qua lớp học chúng tôi tuyên truyền vận động để đội ngũ CBQL và GV cốt cán nâng cao nhận thức về tiện ích khi ứng dụng CNTT trong làm việc nói chung và tính KPDD nói riêng. 3.2.2.4. Tập huấn để triển khai sử dụng: - Sau 2 đợt triển khai thí điểm và thăm dò ý kiến của CBQL, GV và NV; được sự hưởng ứng tích cực của đồng nghiệp, chúng tôi tiến hành triển khai sử dụng nhân dịp tập huấn “công tác chăm sóc dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ và hướng dẫn thực hiện Chương trình GDMN vùng khó khăn”, thời gian 2 ngày (ngày 28, 29/02/2012), lớp có 36 đại biểu của 9 huyện và thành phố Bến Tre. Nội dung tài liệu do Bộ GD&ĐT cung cấp, trong đó chúng tôi đã ứng dụng CNTT cụ thể hóa việc tính KPDD để hướng dẫn cho học viên - Tháng 7/2012, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Y tế (TT Y tế Dự phòng và Chi Cục ATVSTP) tổ chức tập huấn “Nhân viên nấu ăn trong trường bán trú” cho 68 (mầm non: 57, tiểu học: 11) nhân viên nấu ăn của ngành Giáo dục và 09 cán bộ y tế (riêng cán bộ y tế chỉ tập huấn nội dung về tính KPDD) (xem phụ lục 4) 5 - Tháng 7/2013, chúng tôi đã tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho 70 Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú và tổ trưởng tổ cấp dưỡng, thời gian 2 ngày, trong đó có tập huấn cách tính KPDD. 3.2.2.5. Bồi dưỡng thông qua công tác kiểm tra, giám sát Kiểm tra công tác y tế trường học của 9 huyện, thành phố với 18 trường mầm non, mẫu giáo và 10 trường Tiểu học; hỗ trợ 5 trường đăng ký đạt chuẩn quốc gia, chúng tôi đã chép file tính KPDD cho một số trường mầm non, trường Tiểu học bán trú để vận dụng tính KPDD cho học sinh; bên cạnh với việc chép file chúng tôi còn hướng dẫn trực tiếp cho cán bộ phụ trách bán trú. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Kết quả sáng kiến kinh nghiệm này được tôi vận dụng phổ biến cho cán bộ mầm non Phòng GD&ĐT, các hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú, cấp dưỡng ở trường mầm non; một số cán bộ y tế ở các TT y tế huyện và thành phố Bến Tre phụ trách công tác dinh dưỡng trẻ em. Ngoài ra tôi còn hướng dẫn sử dụng trong dịp kiểm tra kỹ thuật trường MN đăng ký xây dựng đạt chuẩn quốc gia; đợt kiểm tra công tác y tế trường học ở các trường tiểu học có bán trú … tạo điều kiện để các cháu học 2 buổi/ngày ăn đủ khẩu phần, đảm bảo sức khỏe để học tập. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp - Đánh giá về hiệu quả ứng dụng CNTT để tính KPDD: + Về chuyên môn: Các cơ sở GDMN đáp ứng được yêu cầu về chỉ đạo chuyên môn của ngành. Với cách làm này, các đơn vị có thể tính và đánh giá đặc điểm cân đối khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ (trước đây tính 3 tháng/lần/năm học); làm cơ sở cho kế hoạch đi chợ ngày hôm sau. + Thời gian: Trước đây để thực hiện được bảng tính giá trị khẩu phần phải mất từ 2 đến 3 ngày, nhưng đôi khi kết quả không chính xác (vì phải tính bằng 6 máy tính tay, quá nhiếu con số nên mệt mỏi, dễ nhầm lẫn). Khi có được bảng tính, người thực hiện chỉ cần thay thế trọng lượng thực phẩm thì kết quả các chỉ số dinh dưỡng (đạm, béo, đường, canxi, sắt, vit. A, B1, B2, PP, C…) sẽ thay đổi theo trong vòng 30 giây. Mỗi năm ước tính toàn cấp học mầm non tiết kiệm được khoảng 1000 ngày công lao động của CBQL, NV. Nếu quy ra giá trị ngày công lao động là 100.000đ/ngày, thì mỗi năm riêng CBQL, VN cấp học tiết kiệm được 100.000.000đồng; một giá trị đặc biệt là sức khỏe của CBQL, NV. + Kinh tế: Hiện nay kinh tế phát triển, điều kiện học tập tốt, ngoài các phần mềm do Bộ GD&ĐT phổ biến, còn có nhiều phần mềm chuyên môn khác. Chính vì vậy, đối với các đơn vị có quy mô nhỏ, kinh phí hạn chế nên khi sử dụng cách tính KPDD này, có thể không mua phần mềm Nutrikids (990.000đ/phần mềm) để dành kinh phí mua các phần mềm khác để phục vụ giảng dạy (ví dụ: Happykids giá 199.000đ, Kidspic 299.000đ,…) + Cách tính KPDD lần đầu giới thiệu đã được CBQL, GV và cán bộ y tế phụ trách dinh dưỡng đồng tình hưởng ứng bởi sự tiện ích của nó vì đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, tốn ít thời gian, đỡ tốn kém kinh phí. - Kết quả được tóm tắt như sau: Số TT Chỉ số 1 Tổng số trường 2 Tổng số trẻ mầm non 3 Tổng số bếp 4 5 Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 168 172 172 So sánh với năm 2010-2011 + 4 trường 39.240 39.488 41.992 + 2752 trẻ 99 108 108 Tổng số trẻ bán trú 12.514 (Chỉ tiêu tăng 5(32,14%) 10%/năm) Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng: 3,27% (Chỉ tiêu < 10%) 15.851 (39,64%) 2,76% 19.093 (45,47%) 2,17% + 9 bếp + 6.579 trẻ (13,33%) - 1,10 % 7 6 8 9 Tổng số trường có máy tính, phần mềm và bảng tính KPDD đang sử dụng trong các trường MN Số CBQL, GV và NV được tập huấn cách ứng dụng CNTT tính KPDD Số CBQL, GV và NV được tuyên truyền, giới thiệu cách ứng dụng CNTT để tính KPDD 47 81 65 101 65 297 108 186 313 + 61 + 121 Tăng 232 - Tỷ lệ học sinh bán trú tăng 13,33%; trong 3 năm học không có trường hợp ngộ độc trong trường lớp bán trú. 3.5. Những thông tin cần bảo mật: Không 3.6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cán bộ quản lý đạt chuẩn sư phạm mầm non, nhân viên nấu ăn được tập huấn chuyên môn và biết vi tính; máy vi tính,… 3.7. Tài liệu kèm theo gồm: 4 phụ lục - Phụ lục 1: Bảng tính khẩu phần dinh dưỡng của trường mẫu giáo - Phụ lục 2: Mẫu bảng tính khẩu phần dinh dưỡng - Phụ lục 3: Bảng tính khẩu phần đã hoàn thành - Phụ lục 4: Danh sách học viên tham dự tập huấn năm 2012. Bến Tre, ngày 10 tháng 5 năm 2013 Người viết Võ Thị Thu Hồng Phòng giáo dục Mầm non Sở Giáo dục và Đào tạo Chuyên viên 8,6 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng