Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh trung học cơ ...

Tài liệu Skkn tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh trung học cơ sở thông qua các hoạt động đội

.PDF
23
935
69

Mô tả:

Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội MỤC LỤC Mục Nội dung Trang 2 A MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 3 2 Mục đích nghiên cứu 5 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5 4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5 5 Phạm vi nghiên cứu 5 6 Phương pháp nghiên cứu 5 7 Giả thiết nghiên cứu 5 5 B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 Chương 1 Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở 6 1. Cơ sở lí luận 6 2. Cơ sở thực tiễn 7 Chương 2 Thực trạng công tác tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở 8 Các hình thức tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ Chương 3 em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội 8 1.Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua hình thức diễn đàn, thảo luận, tọa đàm 8 2.Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các buổi sinh hoạt chào cờ vào ngày thứ hai hàng tuần 11 3. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các buổi sinh hoạt Chi đội 13 4. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các buổi sinh hoạt lớp vào tiết 5 ngày thứ bảy hàng tuần 15 5. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em học sinh Trung học cơ sở thông qua các buổi sinh hoạt Đội 15 6. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 16 7. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua hoạt động phát thanh măng non 16 8. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các bài thi, cuộc thi tìm hiểu, 1/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội thi viết báo tường, vẽ tranh, đóng kịch 9. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các câu lạc bộ quyền trẻ em 10. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các trò chơi Chương 4 Những kết quả đạt được C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận 2 Khuyến nghị Phụ lục Tài liệu tham khảo 2/23 18 18 19 20 20 22 23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Một trong những vấn đề đáng báo động hiện nay là các vụ xâm hại tình dục trẻ em đang diễn ra liên tiếp với số lượng trẻ bị xâm hại ngày một gia tăng, diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Theo số liệu công bố của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong 5 năm (2011 - 2015), cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em với gần 10.000 nạn nhân. Trong đó, số vụ xâm hại tình dục chiếm tới 65% (5.300 vụ). Tính trung bình, cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con số này chỉ là những vụ việc được báo cáo, còn rất nhiều vụ nạn nhân bị chính kẻ xâm hại dọa dẫm hoặc vì lý do nào đó đã không được thống kê. Vấn đề này đang trở thành mối lo ngại, quan tâm, trăn trở của các bậc cha mẹ, của ngành giáo dục và toàn xã hội. Xâm hại tình dục trẻ em không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa mà xảy ra ở các thành phố lớn, khắp mọi miền đất nước. GBVNet dẫn trường hợp 9 cháu bé ở Vũng Tàu bị một người đàn ông cao tuổi xâm hại, đã hơn một năm trôi qua nhưng vụ án vẫn chưa được khởi tố, thậm chí gia đình nạn nhân vẫn còn bị đe dọa. Sau tết Đinh Dậu, một cháu bé 13 tuổi ở Cà Mau đã tự vẫn vì bị hàng xóm xâm hại nhiều lần nhưng không được các cơ quan chức năng xử lý dù gia đình đã báo cáo. Vụ cháu bé 8 tuổi ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) bị xâm hại nhiều lần bởi một người đàn ông 34 tuổi. Hai tháng trôi qua, gia đình đã tố cáo với cơ quan pháp luật nhưng kẻ thủ ác vẫn không bị xử lý còn ngang nhiên thách thức dư luận. Xâm hại tình dục trẻ em ngày càng có tính chất phức tạp hơn, độ tuổi bị xâm hại ngày càng trẻ hơn; nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em có tính loạn luân (bố hiếp dâm con đẻ, bố dượng hiếp dâm con riêng của vợ), gây bức xúc trong dư luận xã hội. Qua nghiên cứu cho thấy, mọi trẻ trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục kể cả những trẻ sống trong gia đình nghèo hay gia đình khá giả. Không những trẻ em gái mà trẻ em là con trai cũng có thể trở thành nạn nhân bị xâm hại tình dục. Đáng nói, sau khi bị xâm hại nạn nhân thường không hoặc không dám kể về những gì đã diễn ra. Hầu hết những người xâm hại tình dục là nam giới và hầu hết các trẻ bị xâm hại bởi người quen biết, như họ hàng, bạn của gia đình, hoặc hàng xóm… Đôi khi việc xâm hại này diễn ra trong một thời gian dài, thậm chí kéo dài nhiều năm. Thủ đoạn phổ biến của các đối tượng là lợi dụng sự tin tưởng hay sức ảnh hưởng của mình hoặc dùng “lòng tốt” (cho quà, bao ăn uống…) nhằm dụ dỗ, đe doạ để thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ. Hơn thế, trẻ bị xâm hại tình dục có thể tiếp tục bị người khác xâm hại trong suốt quãng đời còn lại. Trẻ em bị xâm hại tình dục sẽ chịu những tổn hại về mặt thể chất, tâm lý, và tình cảm từ mức độ nhẹ đến rất trầm trọng: • Thu mình, buồn bã. • Sợ hãi, lo lắng, căng thẳng, hoảng loạn. 3/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội • Không tập trung, không chú ý trong giao tiếp. • Hoài nghi, không tin tưởng, xa lánh người khác. • Cảm giác xấu hổ, tội lỗi. • Có trẻ muốn buông xuôi và trả thù. • Trẻ thể hiện hành vi khiêu dâm đối với người trưởng thành hoặc bạn bè. • Trẻ không tự nguyện tham gia các hoạt động thể chất như thể thao trong trường học. • Hành vi của trẻ trái ngược lại so với lứa tuổi (hành vi lạ, bất thường về tình dục,..). • Học tập ở trường kém, muốn bỏ học và có ý nghĩ tự tử. • Không muốn thay đồ trong phòng tập thể dục hoặc tham gia trong các lớp học giáo dục thể chất • Thu mình, có ý nghĩ kì quặc, hoặc hành vi ấu trĩ. • Hành vi hoặc hiểu biết kỳ lạ, bất thường về tình dục. • Ít bạn bè. • Trẻ phát triển những nhận thức không đúng về tình dục của người lớn. • Nhiều em bị rối loạn tâm thần, trầm cảm tự tử. Theo khảo sát, có đến 60% trẻ em sau khi bị xâm hại tình dục đều trở nên không bình thường, luôn mặc cảm, lo sợ, nghi ngờ, xa lánh tất cả mọi người, kể cả người thân trong thời gian dài. Ngoài ra, các em sau khi bị xâm hại phải còn gánh chịu nguy cơ hết sức nguy hiểm đó là lây lan các bệnh truyền nhiễm, trong đó có HIV/AIDS. Nghiêm trọng hơn, bị đối xử tồi tệ và bị xâm hại tình dục có thể trở thành hình mẫu trong cuộc sống của chúng. Nếu không được hỗ trợ và giúp đỡ để có thể hàn gắn từ sự xâm hại, những trẻ em bị xâm hại có thể trở thành những người đi xâm hại khi chúng lớn lên. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bị xâm hại tình dục: - Ảnh hưởng của mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động trực tiếp đến đời sống của từng gia đình, mỗi cá nhân gây gia tăng những nhu cầu hưởng thụ, ích kỷ, biến chất và băng hoại đạo đức; - Giáo dục gia đình giảm sút, thiếu quan tâm đến con cái, nhiều người làm bố, làm mẹ còn thiếu hiểu biết về phòng tránh xâm hại, thiếu kỹ năng trẻ bảo vệ chăm sóc em và pháp luật … - Thiếu mạng lưới cán bộ xã hội, cộng tác viên bảo vệ chăm sóc trẻ em tại cộng đồng, Hệ thống bảo vệ trẻ em của Việt Nam theo mô hình 3 cấp độ chưa hoàn thiện=> Công tác dự phòng, ngăn ngừa, phát hiện sớm thiếu hiệu quả. - Pháp luật về bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại tình dục như chưa cụ thể và xử lý chưa nghiêm: chưa có quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục, nhân chứng, nhận tố giác từ trẻ em; pháp luật cũng chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe những người có hành vi xâm hại trẻ nhỏ; cùng với thái độ thờ ơ, vô cảm của cộng đồng đã dẫn tới nhiều trẻ em bị bạo lực, xâm hại nhiều lần, gây hậu quả khá nghiêm trọng mà vẫn chưa bị xử lý. Một trong những nguyên nhân trẻ em bị xâm hại tình dục đó là do các em thiếu kĩ năng và chưa được trang bị cách để phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. 4/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội Bản thân là một người làm công tác giáo dục, hàng ngày được thấy các em học sinh hồn nhiên, vô tư, trong sáng đến trường, vậy mà các em lại có thể gặp phải những trường hợp bị xâm hại tình dục làm tổn thương đến tâm sinh lí của các em, đó là điều mà không ai trong chúng ta mong muốn. Xuất phát từ lí luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “ Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở, đề xuất một số biện pháp nhằm tuyên truyền, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội, từ đó giúp các em hiểu rõ mối nguy hiểm của xâm hại tình dục, biết cách bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm đó, để không có những điều đáng tiếc xảy ra. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá thực trạng xâm hại tình dục trẻ em hiện nay. - Các kiến thức và các kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em hiện nay. - Đề xuất các hình thức tuyên truyền, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội. 4 . Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Hình thức tuyên truyền, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội. - Khách thể nghiên cứu : Quá trình tuyên truyền, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội. 5. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu các giá trị kĩ năng sống cho học sinh, cách phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. - Giới hạn về đối tượng khảo sát : Học sinh Trung học cơ sở - Giới hạn về thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 3/2017. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát, thống kê, điều tra, phỏng vấn, trắc nghiệm. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát qua các con số, số liệu đã thống kê. 7. Giả thiết nghiên cứu Tìm ra các hình thức tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, để các em có được những kiến thức, kĩ năng trong việc phòng, chống kẻ xấu xâm hại. 5/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1. Cơ sở lý luận Xâm hại tình dục trẻ em là một vấn đề được quan tâm của toàn xã hội và của nhiều quốc gia trên thế giới. Xâm hại tình dục trẻ em nghĩa là sử dụng trẻ vào một hoạt động tình dục nào đó. Mọi trẻ đều có thể bị xâm hại tình dục. Nó xảy ra ở mọi cộng đồng, kể cả ở các gia đình giầu và nghèo. Điều này xảy ra đối với trẻ trai và trẻ gái. Hầu hết các trẻ bị xâm hại tình dục trên 5 tuổi nhưng cũng có những trường hợp diễn ra ở trẻ nhỏ hơn. Theo thống kê của Tổ chức Dân số Liên Hợp Quốc UNFPA: Cứ 4 Trẻ gái thì có 1 em bị xâm hại tình dục. Cứ 6 Trẻ trai thì có 1 em bị xâm hại tình dục. Vậy làm thế nào để có thể bảo vệ được các em không bị xâm hại tình dục? Đó là vấn đề cần được các ban ngành và cả xã hội, các quốc gia trên thế giới cần quan tâm. Trẻ em là những mầm non, là những chủ nhân tương lai của đất nước, vì thế chúng ta phải dành cho các em những gì tốt đẹp nhất. Vậy nhưng hiện nay tình hình xâm hại tình dục trẻ em ngày càng tăng có nguy cơ báo động, khiến cho không ít các em nhỏ bị tổn thương không chỉ về mặt thể chất mà còn bị ảnh hưởng nặng nề cả về mặt tinh thần, những trẻ em như thế liệu có thể tự tin, khẳng định và phát triển trong xã hội hiện đại ??? Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với các nước trên thế giới và từng bước phát triển vươn lên, bên cạnh việc tiếp thu những mặt tốt thì những mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của mỗi cá nhân, tập thể trong đó có một bộ phận không nhỏ là trẻ em. Theo xu thế phát triển của xã hội, một số gia đình bố mẹ mải lo làm ăn, phát triển kinh tế mà quên đi việc giáo dục con cái, tạo cho con một môi trường sống và phát triển nhân cách tốt đẹp. Một số gia đình lại phó mặc hoàn toàn việc dạy dỗ, giáo dục con cái cho nhà trường. Một số gia đình có điều kiện kinh tế thì lại rất nuông chiều con, dẫn đến các em luôn ỷ lại, thiếu tính tự lập, mỗi khi có việc gì thì không thể tự xử lý, không biết bảo vệ bản thân. 2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay, việc giáo dục trong các nhà trường thường chú trọng nhiều đến việc giáo dục tri thức, việc giáo dục các kỹ năng sống cho các em học sinh rất ít, không có hệ thống, và không thường xuyên. Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động .... 6/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội Trong những năm gần đây, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đang được ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và toàn xã hội quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đới với mỗi học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người phát triển đầy đủ “đức-trí-thể-mĩ”. Thông qua giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp cho các em có thêm các kĩ năng sống, các em biết cái đúng, cái sai, theo những chuẩn mực của xã hội, đấu tranh với những cái sai trái, đồng tình ủng hộ những việc làm tốt đẹp. Đặc biệt trong xã hội hiện nay khi vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đang ngày càng có nguy cơ tăng cao (theo thống kê: 93% trẻ em bị xâm hại tình dục từ người có quen biết các em, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em xảy ra ngày càng nhiều, bình quân mỗi năm gần 1.000 em bị xâm hại tình dục. Xâm hại tình dục trẻ em không những gây ra cho các em đau đớn, thương tật về thể xác, mà về tinh thần các em cũng bị tổn hại nặng nề.). Cũng bởi các em không có kiến thức, kĩ năng về việc phòng chống xâm hại tình dục trẻ em nên các em không biết phải xử lí như thế nào khi bị xâm hại, dẫn đến các em khi bị xâm hại thì chỉ biết im lặng, có những em còn bị xâm hại nhiều lần và trong một thời gian dài. Theo kết quả điều tra 100 em học sinh THCS về kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, thì có tới 90 em học sinh lúng túng, không biết làm thế nào khi bị xâm hại tình dục trẻ em. Không phải lúc nào người lớn cũng có thể ở bên cạnh để bảo vệ cho các em, vì thế không ai khác các em phải là người tự bảo vệ mình. Vì thế cần phải dạy cho các em kĩ năng sống, cần tuyên truyền cho các em biết cách phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, để các em biết cách phòng chống xâm hại, có thể tự bảo vệ bản thân mình trở thành người hoàn hảo về thể chất, tinh thần và sức khỏe sinh sản, có thể tự tin, khẳng định và phát triển trong xã hội hiện đại. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Hiện nay, công tác giáo dục giới tính, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em vẫn là vấn đề nhạy cảm với cả giáo viên lẫn phụ huynh. Với văn hóa phương Đông truyền thống, đây vẫn là “vùng cấm” đối với không ít phụ huynh cũng như giáo viên. Chính vì vậy, khi đề cập đến vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh thì không ít phụ huynh lảng tránh, không ủng hộ. Bên cạnh đó, nếu để giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ nói về vấn đề này nhiều khi không đem lại hiệu quả vì tâm lý e ngại, không biết cách chia sẻ từ cả 2 phía. Việc giáo dục giới tính trong trường học cũng gặp khó khăn khi thực tế, giáo viên hoàn toàn không được đào tạo chuyên môn sâu về lĩnh vực này. “Ngoại trừ giáo viên Sinh vật có thể có kiến thức liên quan đến môn học thì các giáo viên khác không được đào tạo bài bản đề dạy cho học sinh”. Các giáo viên cũng rất ngại nói với các em học sinh về vấn đề trên. Thực tế, việc trang bị các kiến thức về sức 7/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội khỏe giới tính và phòng chống xâm hại không phải trường nào cũng có ý thức và năng lực triển khai một cách bài bản. Trong chương trình giảng dạy các môn học chính khóa, ngoài môn Sinh học thì gần như không có môn học nào đề cập đến nội dung phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Vì thế các em học sinh gần như không có nhiều kiến thức và không có kĩ năng để phòng chống xâm hại tình dục. CHƯƠNG 3 CÁC HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỘI 1.Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua hình thức diễn đàn, thảo luận, toạ đàm Trước tình trạng quấy rối và xâm hại tình dục trẻ em ở một số tỉnh, thành phố trên cả nước thời gian gần đây diễn ra phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu trực tiếp cho bản thân các em thiếu nhi, gia đình và xã hội. Liên đội sẽ tổ chức các buổi tuyên truyền nói chuyện, giao lưu với chuyên gia, tư vấn cá nhân cho các em học sinh sẽ được trang bị các kiến thức về sức khỏe giới tính và phòng chống xâm hại. Trong các buổi tuyên truyền sẽ chọn các thầy cô giáo có kiến thức vững vàng để sẵn sàng tư vấn cho các em học sinh hoặc cũng có thể mời các chuyên gia về nói chuyện, tuyên truyền cho các em học sinh. Cô giáo Nguyễn Thị Bích Lại (Giám đốc Trung tâm Phát triển kỹ năng xã hội - Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam) Tuyên truyền phòng chống xâm hại trẻ 8/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội Cô giáo dạy bộ môn Sinh đang tuyên truyền các kĩ năng xử lí khi bị xâm hại tình dục 9/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội Qua diễn đàn “Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em” cô giáo đã giúp các em có một số kĩ năng xử lí an toàn khi gặp phải các tình huống: a) Tình huống 1: Kẻ xấu bắt trẻ nhìn trực tiếp những bộ phận nhạy cảm của mình hoặc nhìn bộ phận sinh dục của trẻ, nói chuyện dâm ô với trẻ để thỏa mãn cảm giác tình dục của bản thân. Hoặc nhìn gián tiếp qua các phương tiện liên lạc như smartphone, Ipad, máy vi tính CÁC EM CẦN: - Tỏ thái độ phản ứng quyết liệt, lên án cảnh báo và dọa sẽ báo lại với cha mẹ biết, BẤT KỂ NGƯỜI ĐÓ LÀ AI dù đó ông bà hay anh chị, chú bác… - Lập tức tránh xa kẻ xâm hại, khéo léo tìm cơ hội thoát ra, tìm đến người khác hoặc chỗ đông người để tránh bị xâm hại, có thể kêu cứu hoặc có thể nhờ người giúp đỡ. - Nếu bị quấy rối qua mạng, hãy chấm dứt liên lạc qua mạng bằng cách cắt kết nối, cắt làm bạn, tuyệt đối không tò mò làm theo yêu cầu của kẻ xâm hại tránh bị quay clip nhạy cảm, nghiện chatsex… b)Tình huống 2: Cho dù vô tình hay có chủ đích, kẻ xâm hại thường lợi dụng mối quan hệ thân thiết với nạn nhân để động chạm, sờ mó những bộ phận nhạy cảm của nạn nhân, ôm bế, bất thường để thỏa mãn nhu cầu tình dục của bản thân. CÁC EM CẦN: - Khi bị người thân trong gia đình như ông bà,anh chị em, người trong họ… tỏ thái độ khó chịu, không đồng tình, phản ứng hoặc cảnh báo họ, yêu cầu họ không được làm như vậy. - Nếu là người lạ: phải vùng vẫy, phản ứng gay gắt để thoát ra, không để tiếp tục hoặc phải khéo léo thoát ra ngoài để nhờ người khác can thiệp đồng thời cảnh giác tránh xa kẻ xâm hại. - Khi ở nơi công cộng: cần phải nhanh chóng thoát ra khỏi đám đông, báo chocha mẹ,hoặc bảo vệ biết. Nếu phát hiện, xác định rõ đối tượng cần phải tố cáo hành vi của hắn với người có trách nhiệm, yêu cầu sự trợ giúp của một người cụ thể để vạch mặt kẻ xâm hại. c)Tình huống 3: Đây là hình thức xâm hại tình dục rất nghiêm trọng, kẻ xâm hại thường dùng lợi ích vật chất, lợi dụng quan hệ quen biết dụ dỗ trẻ quan hệ tình dục, dẫn dắt trẻ rơi vào tình huống khó có khả năng bảo vệ bản thân như đến nơi vắng vẻ, uống rượu say, sử dụng ma túy… Từ đó, khống chế, ép buộc trẻ quan hệ tình dục với hành vi cưỡng dâm hoặc hiếp dâm. 10/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội • CÁC EM CẦN: - Phải cảnh giác không để đối tượng dụ dỗ đến nơi vắng vẻ, riêng tư dễ thực hiện hành vi cưỡng bức quan hệ tình dục, không để rơi vào tình trạng mất kiểm soát nhận thức và hành vi vì uống rượu bia say, sử dụng chất kích thích… - Khi phát hiện kẻ xâm hại có ý định đưa đến nơi vắng vẻ, riêng tư cần từ chối ngay, nếu đang trên đường đi cần yêu cầu kẻ xâm hại quay lại, nếu hắn vẫn cố tình đi cần phải tìm cơ hội thoát ra bằng cách xuống xe, đến chỗ đông người hoặc gọi điện báo cho người thân địa điểm, vị trí hiện tại và địa điểm sẽ đến để hắn không dám manh động. d)Tình huống 4: Trong tình huống ở nơi vắng vẻ, riêng tư nếu kẻ xâm hại có ý định xâm hại bằng hình thức dụ dỗ quan hệ tình dục: CÁC EM CẦN: - Phải bình tĩnh nhẹ nhàng từ chối hoặc dùng kế “hoãn binh” nhằm trì hoãn, kéo dài thời dan chờ thời cơ để có người trợ giúp hoặc thoát thân. - Nếu kẻ xâm hại dùng vũ lực khống chế ép buộc quan hệ tình dục, nếu nhận thấy chống cự có thể nguy hiểm đến tính mạng phải chuyển đổi thái độ, không nên la hét, gào khóc sẽ làm cho kẻ xâm hại mất bình tĩnh dẫn đến hành vi nguy hiểm mà cần phải nhượng bộ, vờ chấp nhận yêu cầu, làm theo ý muốn của kẻ xâm hại để hắn chủ quan từ đó tìm cơ hội thoát thân hoặc có thể bảo đảm an toàn tính mạng. - Sau khi thoát ra khỏi tình huống bị cưỡng bức, cho dù có bị xâm hại hay chưa cũng cần phải báo ngay cho người thân để giúp đỡ, can thiệp, xử lý kẻ xâm hại đồng thời phải báo ngay cho cơ quan công an hoặc Chính quyền nơi gần nhất. 2.Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các buổi sinh hoạt chào cờ vào ngày thứ hai hàng tuần Trong buổi sinh hoạt vào ngày thứ hai đầu tuần ngoài việc tổng kết rút kinh nghiệm trong tuần vừa qua, phổ biến công tác tuần tới, còn lồng ghép tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh toàn trường với những nội dung phù hợp: Đây là hình thức được thực hiện đều đặn, là hình thức chiếm ưu thế và phát huy tác dụng hơn so với các hình thức khác. Bởi các em sẽ được trang bị và khắc sâu những kiến thức và kĩ năng mỗi tuần sẽ giúp cho các em nhớ được tốt nhất. 3. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các buổi sinh hoạt Chi đội Mỗi tháng 1 lần, các chi đội sẽ có 1 buổi sinh hoạt chi đội, các cô giáo chủ nhiệm sẽ kết hợp buổi sinh hoạt với việc trang bị cho các em những kiến thức cần 11/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội thiết về xã hội và và pháp luật để các em có sự hiểu biết về giới tính, về cách bảo vệ mình trước những hành vi phạm tội. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em qua hình thức này có thuận lợi là các em được chuẩn bị với nhiều hình thức đa dạng, phong phú khiến các em thấy thích thú và hào hứng tìm hiểu vấn đề. Các em lại là người được thể hiện những hiểu biết của mình. Qua đó, các em sẽ được tìm hiểu về cách phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, từ đó các em sẽ có và khắc sâu những kiến thức, kĩ năng biết cách xử lí trước những vấn đề trên. Ví dụ : Tiết sinh hoạt chủ đề: PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM Với các hình thức sinh hoạt đa đạng, phong phú : - Văn nghệ (bài hát Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai; Thiếu nhi thế giới lien hoan… ) - Hái hoa dân chủ tìm hiểu kiến thức, kĩ năng về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em - Tiểu phẩm về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em Cô giáo đang nói về “Quy tắc bàn tay” cho các em học sinh 12/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội Các em học sinh đang thảo luận về cách phòng chống xâm hại tình dục trẻ em 4. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các buổi sinh hoạt lớp vào tiết 5 ngày thứ bảy hàng tuần Mặc dù đã được tuyên truyền vào buổi sinh hoạt chào cờ ngày thứ hai và đến ngày thứ bảy sinh hoạt chủ nhiệm lớp, tùy theo tình hình thực tế của lớp mà giáo viên chủ nhiệm lớp lồng ghép tuyên truyền giúp các em có thêm kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho các em. Ví dụ: Trong tiết sinh hoạt giáo viên giúp các em ghi nhớ một số điều cơ bản: - Hãy nói:"KHÔNG“! Nếu ai đó yêu cầu em đụng chạm vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của họ hoặc chụp hình, quay phim, vẽ những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của em thì em hãy nói:"KHÔNG". - Dạy trẻ ko đi 1 mình đến chỗ vắng, báo ngay khi bị người khác dụ dỗ đến chỗ vắng ko có sự cho phép của cha mẹ. Đồng thời, hãy chạy đến tìm cha mẹ hoặc một người đáng tin cậy và kể cho người đó nghe những chuyện vừa xảy ra. Hoặc có thể cho các em trao đổi, thảo luận với nhau về những vấn đề các em còn thắc mắc, lúng túng chưa biết cách giải quyết. 13/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội Các em học sinh đang tham gia phần chơi “Ai nhanh hơn” trong tiết sinh hoạt theo chủ đề “Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em” Các em học sinh được tìm hiểu những cuốn sách về phòng chống xâm hại tình dục 14/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội 5. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em học sinh Trung học cơ sở thông qua các buổi sinh hoạt Đội Thông qua các buổi sinh hoạt Đội, ngoài việc tổ chức cho các em sinh hoạt vui chơi, tập huấn nghiệp vụ Đội, còn tổ chức tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho các em Đội viên làm nòng cốt trong việc thực hiện tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho các bạn khác trong lớp. 6. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Mỗi tuần một lớp có một tiết Ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Liên đội tổ chức cho các em vui chơi, giải trí, văn nghệ, đố vui, hái hoa dân chủ hoặc chiếu phim… tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. 15/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội 7. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua hoạt động phát thanh măng non Mỗi tuần một lần, bên cạnh những bài phát thanh theo chủ điểm của tháng, của đợt thi đua, thì phát thanh măng non sẽ phát thanh các bài tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trên loa trường. Với việc phát thanh đều đặn như vậy sẽ góp phần giúp các bạn học sinh có thêm kĩ năng xử lí khi bị phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. 8. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các bài thi, cuộc thi tìm hiểu, thi viết báo tường, vẽ tranh, đóng kịch Tổ chức các hoạt động để các em học sinh được tham gia: + Tổ chức đóng kịch, tiểu phẩm về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. + Vẽ tranh, viết báo tường với chủ đề “phòng chống xâm hại tình dục trẻ em” + Tổ chức các cuộc thi giữa các khối lớp về chủ đề phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Các em học sinh tham gia Hội thi “Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em” 16/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội Các em học sinh vẽ tranh với chủ đề “Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em” 17/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội 9. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các câu lạc bộ quyền trẻ em Nhà trường xây dựng câu lạc bộ quyền trẻ em, mỗi tuần sinh hoạt một lần. Qua mỗi buổi sinh hoạt câu lạc bộ sẽ tuyên truyền về phòng chống xâm hại tình dục tình dục trẻ em cho các bạn học sinh, qua đây các bạn được trao đổi các vấn đề về các bạn quan tâm, những vấn đề thắc mắc chưa hiểu rõ. 10. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các trò chơi Được tổ chức thành trò chơi "Tôi nói bạn làm theo", các em học sinh trường Trung học cơ sở rất hứng thú tham gia. Bài học được bắt đầu bằng việc hỏi các em học sinh đã từng đi chơi một mình, đã từng bị người lạ mặt đến hỏi han hay đã từng bị người nào sờ vào vị trí riêng tư. Rất nhiều học sinh đã chia sẻ từng đi chơi một mình, không có bố mẹ và xung quanh rất nhiều người lạ. Thậm chí, có em học sinh nam đã chia sẻ từng bị bác ruột sờ vào vùng kín của mình rất nhiều lần. Các em không hề biết rằng đó là những nguy hiểm đang rình rập. Trong giờ học đặc biệt này, học sinh được nhắc nhở phải luôn luôn ghi nhớ 3 điều: Không đi chơi một mình nơi vắng vẻ, xa bố mẹ; không được nhận quà của người lạ trong bất cứ trường hợp nào và tuyệt đối không được cho người lạ động chạm và các vùng riêng tư trên cơ thể. 18/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội Đây là những kỹ năng giúp các em nhận biết những hành vi xấu của người khác, cách thoát thân khi bị người xấu ôm, giữ, kéo,... đồng thời dậy các em cách chia sẻ với người lớn những điều vừa xảy ra để kịp thời bảo vệ các em khỏi những đối tượng xâm hại tình dục trẻ em. CHƯƠNG 4 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau một thời gian vừa nghiên cứu vừa áp dụng vào thực tế công tác Tổng phụ trách, tôi nhận thấy việc tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở đã đạt được những kết quả: 1.Về phía giáo viên : Sau khi trao đổi ý kiến với các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và thực tế các sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp... cho thấy các giáo viên đều rất quan tâm đến việc tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở. Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội vừa khiến các em có kỹ năng phòng chống, xử lí khi bị phòng chống xâm hại tình dục, vừa tạo cho các em sự thích thú khi tham gia các hoạt động Đội. 2.Về phía học sinh: 2.1. Sau khi tổ chức các hoạt động Đội để tuyên truyền cho các em học sinh phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, tôi thấy các em đã bắt đầu có kĩ năng và bước đầu biết cách ứng phó với xâm hại tình dục trẻ em. Các em nhận biết những biểu hiện, dấu hiệu ban đầu của sự lạm dụng tình dục qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt khác thường: vuốt ve, sờ soạng, ôm hôn, lời nói nịnh bợ quá khích, ánh mắt hau háu... Các em đã biết cách nhận ra ý đồ đen tối của đối tượng để ứng phó kịp thời, tránh xa đối tượng mà các em khả nghi và cần phải biết tự bảo vệ khi bị lạm dụng xâm hại tình dục. 2.2. Các em có một số kĩ năng để xử lí tình huống an toàn, biết cách nhận biết các nguy cơ: Ngoài Bố mẹ ra KHÔNG ĐƯỢC CHO BẤT KỲ AI : đụng chạm vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của trẻ; =>NHẬN BIẾT 3 CÁCH ĐỤNG CHẠM CƠ THỂ: - Đụng chạm an toàn: là cái bắt tay bình thường, cái ôm thân thiết, vỗ vai, cầm tay... mà trẻ em cảm thấy an toàn. - Đụng chạm khó hiểu: khi trẻ em thấy có những đụng chạm như trên mà cảm giác khó hiểu, hãy yêu cầu người đụng chạm dừng ngay lại và nên tránh xa người đó. Nếu sự đụng chạm khó hiểu này vẫn được tiếp diễn thì trẻ em dễ rơi vào tình trạng bị xâm hại tình dục một cách dễ dàng. Vì đây là giai đoạn mà kẻ xâm hại đang kích 19/23 Tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở thông qua các hoạt động Đội dục trẻ em. Và mỗi khi đã bị kích dục rồi thì khó kiểm soát được hành vi.=> HÃY NÓI KHÔNG VÀ TRÁNH XA . - Đụng chạm không an toàn: đó là khi người khác (dù nam hay nữ, dù già hay trẻ) đụng chạm vào vùng kín của trẻ em. HÃY NÓI KHÔNG/ TRÁNH XA VÀ BÁO NGAY CHO CHA MẸ HOẶC NGƯỜI TIN CẬY. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Có thể nói thông qua việc tìm hiểu và vận dụng những biện pháp trong việc tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh Trung học cơ sở , tôi thấy việc giáo dục tuyên truyền cho các em thực sự là một việc làm hết sức cần thiết, không chỉ đối với học sinh mà còn cần thiết với tất cả mọi người, và mọi thời đại. Đây không phải là một hoạt động mang tính phong trào hay đối phó mà nó là một hoạt động mang tính chất lâu dài, xuyên suốt trong các lĩnh vực giáo dục để có thể giáo dục các em trở thành người phát triển toàn diện. Việc rèn cho học sinh các kĩ năng có thể bảo vệ bản thân không phải là một công việc “một sớm, một chiều”, mà nó còn đòi hỏi phải lâu dài, nhất quán và thực hiện càng sớm càng tốt. Thống kê khảo sát kĩ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em của 100 học sinh trong trường Trung học cơ sở ở các khối lớp: Trước khi thực hiện đề tài TT 1 2 3 Nội dung khảo sát Biết rõ Biết các hình thức xâm hại tình dục trẻ em để phòng chống 5% Biết đến “quy tắc bàn tay” và “quy tắc đồ lót” 10% Kĩ năng ứng phó khi bị kẻ xấu bắt nhìn trực tiếp 10% Có biết một chút Không biết 45% Sau khi thực hiện đề tài Biết rõ Có biết một chút Không biết 50% 80% 20% 0% 10% 80% 100% 0% 0% 32% 58% 90% 10% 0% 20/23
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng