Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn tổ chức thực hành trải nghiệm kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1...

Tài liệu Skkn tổ chức thực hành trải nghiệm kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1

.DOCX
5
248
141

Mô tả:

Tổ chức thực hành trải nghiệm kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Cơ sở lý luận Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng CSVN đã xác định con người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững. Giáo dục là nhân tố tạo ra nguồn lực con người thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện lý tưởng XHCN “Dân giàu, nước mạnh - xã hội công bằng dân chủ, văn minh”. Đảng ta đã khẳng định: “Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực, nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo” Trước yêu cầu cấp bách của việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước theo định hướng XHCN, Luật giáo dục Việt Nam 2005 đã xác định mục tiêu giáo dục tiểu học là: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở.” Giáo dục đạo đức là một trong những nhiệm vụ giáo dục hàng đầu của nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng. Bởi lẽ, đó là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay thì giáo dục đạo đức lại là một nội dung giáo dục cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết vì thông qua giáo dục đạo đức thì học sinh sẽ được trang bị những kiến thức, kinh nghiệm, thái độ đúng mức trong việc lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trong nhà trường tiểu học, việc giáo dục đạo đức cho học sinh được thực hiện thông qua hai con đường cơ bản. Đó là tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và dạy học các môn học, đặc biệt là môn đạo đức. Môn đạo đức có vai trò quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh ở cả ba mặt ý thức, thái độ, hành vi theo các chuẩn mực hành vi đạo đức mà xã hội yêu cầu ở học sinh. Môn đạo đức ở tiểu học giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục cơ sở ban đầu những phẩm chất đạo đức cho người học sinh – người lao động mới. Việc dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức giúp cho học sinh được học đi đôi với hành, được thực hành trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Chính nhờ có sự trải nghiệm này mà học sinh sẽ tích lũy được nhanh chóng các kinh nghiệm ứng xử đúng đắn trong các tình huống khác nhau, ở trường, ở nhà và ở ngoài xã hội. Từ đó giúp các em hình thành các quan điểm niềm tin và tình cảm 1/30 Tổ chức thực hành trải nghiệm kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1 Trong dạy học môn đạo đức, việc dạy kĩ năng sống rất quan trọng. Bởi lẽ, học sinh của chúng ta hiện nay chịu rất nhiều tác động từ nhiều phía khác nhau: từ thầy cô, ông bà, anh chị em, bạn bè, thông tin đại chúng. Tất cả các yếu tố này có yếu tố tiêu cực và tích cực. Mà đối với học sinh lớp 1, vốn kinh nghiệm sống của các em còn ít, một số thói quen hành vi chưa ổn định nên rất dễ bị những ảnh hưởng xấu tác động lôi cuốn và phân tán. Trong khi đó, chương trình môn đạo đức lớp 1 lại có những chuẩn mực hành vi thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của gia đình. Vì vậy, cần dạy kĩ năng sống để giúp học sinh có ý thức, thái độ, hành vi đúng để từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. 1.2 Cơ sở thực tiễn Trong thực tiễn dạy học môn đạo đức ở trường tiểu học cho thấy giáo viên rất ít khi dạy kĩ năng sống, giáo dục chỉ bó hẹp ở bài học, việc học thực hiện đúng các chuẩn mực hành vi hay không giáo viên không cần biết. Bên cạnh đó, việc đánh giá không thường xuyên, không cập nhập còn mang tính đối phó. Mặt khác, nhiều gia đình mải lo công việc làm ăn, kinh doanh, họ có quá ít thời gian và cũng không coi trọng thời gian giáo dục con cái, hướng dẫn kiểm tra việc học tập, giao lưu bạn bè của con, uốn nắn cách cư xử xã hội. Họ phó mặc giáo dục cho hệ thống nhà trường với ý nghĩ đơn giản chỉ cần cung cấp cho con cơm no, áo đẹp, có tiền giải trí. Trước thực trạng trên, ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành điều tra học sinh. Sau khi điều tra học sinh tôi tiến hành khảo sát phân các nhóm đối tượng như sau: Nội dung khảo sát Đầu năm Số HS/Tổng Tỉ lệ % số 1. Kĩ năng giao tiếp, chào hỏi 18/66 27% 2. Kĩ năng tự lập, tự phục vụ 15/66 22% 3. Kĩ năng nhận thức 27/66 40% 4. Kĩ năng hợp tác 13/66 19% 5. Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề 17/66 25% 6. Kĩ năng tư duy phê phán 13/66 19% 7. Mạnh dạn, tự tin 25/66 37% Như vậy, điểm qua mô ̣t số hành vi đạo đức của các em tôi thấy ty lê ̣ học sinh phát triển toàn diê ̣n rất là ít, đa số các em chưa tự tin trong giao tiếp, chưa có kỹ năng tự phục vụ, hợp tác ... Đây cũng là ý kiến nhiều nhất của phụ huynh học sinh qua buổi họp đầu tiên. 2/30 Tổ chức thực hành trải nghiệm kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1 Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là: Tổ chức thực hành trải nghiệm kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 thông qua dạy học môn Đạo đức. Từ đó, đề xuất một số biện pháp thực hành trải nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn học này. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu một số biện pháp thực hành trải nghiệm kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu các vấn đề lý luận của đề tài (Hoạt động trải nghiệm, kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức…) - Tìm hiểu thực trạng về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 thông qua dạy học môn Đạo đức - Phân tích nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số biện pháp để khắc phục thực trạng và nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: - Phân tích, tổng hợp lý thuyết - Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp thống kê toán học 6. Thời gian nghiên cứu: từ 9/2018 đến 4/2019 7. Ứng dụng: Cho tất cả học sinh lớp 1 trên địa bàn Thành phố, thị trấn 3/30 Tổ chức thực hành trải nghiệm kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12; ở tiểu học gọi là Hoạt động trải nghiệm, ở trung học cơ sở và 4/30 Tổ chức thực hành trải nghiệm kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1 trung học phổ thông gọi là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Đây là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, giúp các em huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội; tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động,từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động; trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động; thể hiện và tự khẳng định bản thân, đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của các bạn dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực chủ yếu. 2. Vai trò của hoạt động trải nghiệm với việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh tiểu học Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, hoạt động trải nghiệm có mục đích sẽ nâng cao tố chất, tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm chia sẻ tới những người xung quanh. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm,học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân: các em được chủ động tham gia vào các khâu của quá trình hoạt động; các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được thể hiện, được khẳng định bản thân, được tự đánh giá … Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. 3. Khái niệm về kĩ năng sống Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống (KNS): - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sông hàng ngày. 5/30
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan