Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn tổ chức phân công chuyên môn cho giáo viên...

Tài liệu Skkn tổ chức phân công chuyên môn cho giáo viên

.DOC
17
2058
93

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT TAM HIỆP Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC PHÂN CÔNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Người thực hiện: Đặng Chánh Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  - Lĩnh vực khác: .......................................................  Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2011-2012 SÔ LÖÔÏC LYÙ LÒCH KHOA HOÏC I. THOÂNG TIN CHUNG VEÀ CAÙ NHAÂN: 1. Hoï vaø teân : ÑAËNG CHAÙNH 2. Ngaøy thaùng naêm sinh : 01/11/1965 3. Nam, nöõ : Nam 4. Ñòa chæ : 77/28 toå 30B khu phoá 3 phöôøng Bình Ña, Bieân Hoaø, Ñoàng Nai. 5. Ñieän thoaïi : CQ 3913667 _ DÑ 0913710491 6. Chöùc vuï : Phoù Hieäu tröôûng 7. Ñôn vò coâng taùc: Tröôøng THPT Tam Hieäp II. TRÌNH ÑOÄ ÑAØO TAÏO : Hoïc vò cao nhaát : Cöû nhaân Naêm nhaän baèng : 1986 Chuyeân ngaønh ñaøo taïo : Toaùn III. KINH NGHIEÄM KHOA HOÏC : Lónh vöïc chuyeân moân coù kinh nghieäm : Giaûng daïy Soá naêm coù kinh nghieäm : 26 Caùc saùng kieán kinh nghiệm ñaõ coù trong 5 naêm gaàn ñaây: 1. Tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên. 2. Tổ chức, xây dựng và quản lý thiết bị dạy học. 3. Quản lý việc thực hiện chương trình ở trường THPT. 4. Giáo dục học sinh thông qua một số hoạt động cùa Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. TỔ CHỨC PHÂN CÔNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI V.I.Lênin nói: “Liệu một trăm có mạnh hơn một nghìn không? Có chứ! Khi mà một trăm được tổ chức lại. Tổ chức sẽ nhân sức mạnh lên mười lần”. Trong nhà trường Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về việc bảo đảm chất lượng giáo dục trong nhà trường. Để hoàn thành tốt chức trách này Ban giám hiệu cần phải phát huy tối đa tác dụng các nguồn nhân lực trong nhà trường để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục. Một nhân tố hết sức quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục nói chung và trong nhà trường phổ thông nói riêng đó chính là đội ngũ giáo viên trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện, phát tiển trí tuệ và nhân cách cho thế hệ trẻ. Nghị quyết hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”. Tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 40 của Quốc hội. Củng cố nâng cao chất lượng công tác thay sách giáo khoa mới bậc THCS và THPT, tạo sự đột phá trong công tác quản lý dạy học, phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp đánh giá, kiểm tra, thanh tra và thi đua. Tổ chức thực hiện thi đua có hiệu quả cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Tăng cường giáo dục đạo đức và hướng nghiệp cho học sinh. Bản thân tôi là một cán bộ quản lý về chuyên môn, tôi nhận thấy rằng công tác phân công chuyên môn cho giáo viên có ý nghĩa then chốt cho việc xây dựng bầu không khí tâm lý sư phạm trong nhà trường, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng cho đổi mới chương trình sách giáo khoa và đổi mới phương pháp, nâng cao uy tín trong nhà trường, nhanh chóng ổn định tổ chức và thực hiện dạy học tự chọn có hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân công giảng dạy cho giáo viên để đạt hiệu quả cao trong giáo dục, nên tôi thấy đây là một cơ hội rất tốt để tôi nghiên cứu và suy ngẫm nhiều hơn về đề tài “Tổ chức phân công chuyên môn cho giáo viên”. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1 Vị trí, tầm quan trọng của công tác phân công giảng dạy: - Phân công giảng dạy cho giáo viên thực chất là công tác tổ chức và công tác cán bộ, Ban giám hiệu cần thấu đáo ưu điểm, khuyết điểm, năng lực, hoàn cảnh của từng giáo viên để phân công đúng năng lực sở trưởng của từng người, tạo niềm tin cho chính bản thân mỗi giáo viên trong nghề nghiệp. Từ đó giáo viên sẽ tự khẳng định mình bằng cách cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì đội ngũ giáo viên phải không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy để từng bước cải tiến phương pháp phù hợp với thời đại. Trong tình hình đội ngũ giáo viên hiện nay, chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ không đồng đều vì vậy Ban giám hiệu cần phải cân nhắc kỹ càng khi phân công giảng dạy cho từng giáo viên. - Phân công giảng dạy là một việc làm hết sức quan trọng bởi nó thu hút sự chú ý của giáo viên. Vì vậy khi Ban giám hiệu phân công sử dụng đúng người, đúng việc sẽ mang lại kết quả khả quan, ngược lại sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về mặt tư tưởng tình cảm từ đó ảnh hưởng không tốt đến các mặt hoạt động của nhà trường. - Ban giám hiệu cũng cần phải tin vào khả năng vươn lên, phấn đấu của từng giáo viên để nhằm có sự phân công hợp lý, cần phân công theo hướng phát triển, không định kiến với bất cứ người nào, mọi sự phân công đều phải bảo đảm tính công bằng, bảo vệ uy tín và nhân cách của từng giáo viên. - Để việc phân công giảng dạy có hiệu quả, phải xụất phát từ yêu cầu của việc giảng dạy và đặt quyền lợi học tập của học sinh lên trên hết. Bên cạnh đó phân công giáo viên cũng cần phải vì sự tiến bộ của cả tập thể sư phạm, tạo điều kiện để người đi trước rước người đi sau, người chưa có kinh nghiệm có cơ hội học hỏi, người giỏi kèm cặp người còn yếu. Đồng thời chú ý đúng mức đến khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh bằng cách không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ học sinh, phù hợp với tình hình thực tế của trường, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. Ban giám hiệu cũng cần nắm vững công tác phân công phải đi đôi với công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên. 1.2 Yêu cầu của Ban giám hiệu khi phân công: - Ban giám hiệu cần phải có tầm nhìn xa để biết phân công, sử dụng đúng người, đúng việc nhằm phát huy tối đa năng lực sở trường của từng người. Đây là một việc làm hết sức khó khăn của người lãnh đạo, bởi đây chính là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của nhà trường, vì thế Ban giám hiệu phải không ngừng nâng cao, bồi dưỡng năng lực quản lý cũng như việc sử dụng cán bộ trong nhà trường. - Công việc giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao nếu phân công và sử dụng tốt người lao động. Mục tiêu chính mà người lãnh đạo hướng tới đó chính là nghệ thuật dùng người. Mục tiêu là tiền đề của việc dùng người và dùng người để đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu đã đề ra. - Việc phân công, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên hợp lý trong trường phổ thông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của nhà trường, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Và ngược lại nếu phân công và xử lý không đúng người, đúng việc thì mục tiêu đặt ra của người lãnh đạo khó có thể thành công. 1.3 Nguyên tắc khi phân công giáo viên: Để việc phân công giáo viên đạt hiệu quả cao, Ban giám hiệu cần nắm vững một số nguyên tắc sau đây: - Hiệu trưởng cần nắm vững đường lối, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà Nước đối với cán bộ giáo viên. - Thực trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường để vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong việc phân công. - Đảm bảo tính khoa học, vừa sức, công bằng. - Việc phân công phải đảm bảo chất lượng giáo dục và quyền lợi của toàn thể học sinh. - Cần quan tâm đến hoàn cảnh, nguyện vọng của từng giáo viên, nhân viên. - Tin tưởng và tạo niềm tin vào khả năng vươn lên của mỗi cá nhân, tuyệt đối tránh định kiến. - Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, có qui trình phù hợp. 1.4 Các hình thức phân công: - Dạy mỗi năm một khối lớp ( dạy theo khối lớp ). Ưu điểm: Giáo viên nắm vững năng lực học tập của từng học sinh, nên có biện pháp giúp đỡ phù hợp. Tồn tại: Giáo viên thường có tâm lý ngại thay đổi môi trường giảng dạy. - Dạy mỗi năm hai khối lớp: Ưu điểm: Giáo viên nắm vững được cả hệ thống chương trình, học hỏi được nhiều kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ. Tồn tại: Do số lớp của mỗi khối lớp dạy ít, nên ít có thời gian để thể nghiệm phương pháp giảng dạy. - Chuyên dạy một khối lớp trong vài năm rồi luân chuyển khối lớp: Ưu điểm: Giáo viên nắm vững chương trình khối lớp đó. Tồn tại: Không nắm vững được hệ thống chương trình, học sinh khó phát huy tính kế thừa trong quá trình tiếp thu kiến thức. 1.5 Các cơ sở để phân công: - Căn cứ vào chức năng và các nhiệm vụ của nhà trường, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường. tùy thuộc vào tổng khối lượng công việc, tính chất hoạt động quản lý và yêu cầu thực hiện các hoạt động đó. - Xuất phát từ biên chế và cơ cấu biên chế của nhà trường. - Trình độ, năng lực. phẩm chất, hoàn cảnh cụ thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường Từ đó tiến hành theo các bước: oPhân tích công việc. oLập bản mô tả công việc. oBản yêu cầu công việc đối với người thực hiện. 1.6 Tiêu chuẩn phân công: Ban giám hiệu cần định ra chuẩn phân công sao cho phù hợp với thực lực đội ngũ của mình, phù hợp với trình độ học sinh từng khối, từng lớp, mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Chuẩn phân công dựa trên nội dung sau: - Yêu cầu của việc dạy: Chuẩn này xuất phát từ nhận thức của người lãnh đạo căn cứ vào công việc để chọn người thích hợp, hết sức tránh tình trạng ngược lại. - Năng lực và sở trường: Xét về năng lực, mỗi giáo viên trước hết phải thể hiện năng lực của chính mình, nếu giáo viên nào không có năng lực giảng dạy thì nên kiên quyết chuyển sang việc khác. Xét về sở trường: năng lực đã đạt ở trình độ cao, kỹ năng thông tin và gần đạt tới mức kỹ xảo, nếu giao đúng việc thì kết quả sẽ đạt tốt. - Thâm niên nghề nghiệp: đối với nghề dạy học thì thâm niên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thâm niên nghề nghiệp thông báo cho người quản lý biết vốn liếng nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm mà người giáo viên đã tích lũy được. Tuy nhiên điều đó chỉ đúng với người thực sự yêu nghề và tận tụy với nghề. - Nguồn đào tạo: Đội ngũ giáo viên khá đông và nguồn đào tạo rất đa dạng, công tác bồi dưỡng thường xuyên chưa có hiệu quả. Vì vậy nhiều giáo viên còn lúng túng khi dạy theo chương trình mới, chưa xử lý tốt, linh hoạt các đồ dùng dạy học. Trong việc phân công giảng dạy cho giáo viên, Ban giám hiệu cần thấy rõ điều này để tạo một bước chuẩn bị cho giáo viên, giúp họ tiếp cận chương trình và giảng dạy tự tin hơn. - Hoàn cảnh gia đình và nguyện vọng cá nhân: Đây là nội dung cuối cùng mà hiệu trưởng cần lưu ý. Tuy chuẩn này không lấn áp các chuẩn trước, nhưng hiệu trưởng cần xem xét từng trường hợp cụ thể để giải quyết hợp lý sao cho tình nghĩa càng thêm ấm áp để từ đó bản thân người giao viên được quan tâm sẽ cố gắng nhiều hơn đối với công việc chung. Tất nhiên là không quên việc thuyết phục, giải thích động viên họ cùng chia sẻ khó khăn với mọi người trong hoàn cảnh chung của nhà trường. Ban giám hiệu cần vận dụng linh hoạt các trường hợp khác nhau trên đúng tinh thần “Kỉ cương – Tình thương – Trách nhiệm” 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp: 2.1. Xây dựng phân công giảng dạy: 2.1.1.Thực trạng - Hiệu trưởng thông qua trước cuộc họp cơ quan về biên chế số lớp, số tổ chuyên môn, số giáo viên chuẩn bị nghỉ hưu, nghỉ chế độ, … trong năm học mới. Từ đó giáo viên nắm được sơ bộ về quy mô trường lớp trong năm học mới. Đồng thời hiệu trưởng cũng phân tích để giáo viên nhìn nhận về chất lượng đội ngũ hiện tại để từ đó giáo viên cùng chia sẻ và đảm nhận công việc. - Ban giám hiệu căn cứ năng lực, phẩm chất, kết quả công việc, giảng dạy,…của năm học trước để ra quyết định bổ sung tổ trưởng chuyên môn, bổ sung giáo viên trẻ vào số giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm khối 12. Từ đó phân công chủ nhiệm và giảng dạy khối 12. Vì đây là lớp cuối cấp nên cần phải trang bị cho các em kiến thức, kĩ năng sống để các em làm hành trang bước vào đời. Vì thế cần phải có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, cũng như nắm bắt tốt tâm sinh lý của các em để hoàn thành tốt công tác giáo dục. Sau đó phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm các lớp khối lớp 10 và 11. Trong quá trình dự kiến phân công, Ban giám hiệu sẽ không bố trí giáo viên có hai kiêm nhiệm. Bảng phân công này được thông qua trước hội đồng liên tịch mở rộng để góp ý, sau đó hiệu trưởng nêu trước cuộc họp cơ quan để lấy ý kiến của từng giáo viên. - Đồng thời qua cuộc họp liên tịch trên hiệu trưởng hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn phân công giảng dạy cho giáo viên trong tổ căn cứ vào các yếu tố sau: o Căn cứ vào kết luận phân công chuyên môn của hội đồng liên tịch về giáo viên dạy khối 12, giáo viên chủ nhiệm lớp. o Tăng cường giáo viên có trình độ giảng dạy và có kinh nghiệm để chủ nhiệm các lớp có nề nếp học tập yếu. o Căn cứ vào cơ sở phân công chủ nhiệm và kết quả công tác năm trước để điều chỉnh một số trường hợp khi thấy cần thiết. o Mỗi giáo viên dạy không qúa hai khối lớp, trong đó chỉ có một khối soạn giáo án năm đầu tiên. o Mỗi khối lớp trong mỗi môn phải có từ một đến hai giáo viên có trình độ tay nghề vững vàng để giúp đỡ chuyên môn cho các giáo viên trẻ, các giáo viên có tay nghề yếu hơn o Chú ý các giáo viên có con nhỏ, giáo viên mới ra trường giảng dạy lần đầu đảm bảo vừa đủ số tiết, tăng cường giáo viên có trình độ tay nghề khá tốt cho các lớp yếu về bộ môn đó. 2.1.2.Phân tích: Điểm mạnh: - Ban giám hiệu có số năm công tác quản lý nhiều nên có bề dày kinh nghiệm. Do đó nắm khá vững đường lối, chế độ chính sách đối với giáo viên, thực trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Việc đưa ra các căn cứ để phân công này xuất phát từ yêu cầu bảo đảm chất lượng giáo dục, ổn định hệ thống tổ chức từ năm trước và quan tâm đến hoàn cảnh, nguyện vọng của cán bộ , giáo viên nhân viên. Song song với chiến lược xây dựng đội ngũ về số lượng, Chất lượng cơ cấu phù hợp và tiến đến ổn định trường lớp. - Ngoài ra cách thực hiện trên của Ban giám hiệu cũng tạo ra sư tin tưởng vào khả năng vươn lên của mỗi giáo viên nếu họ thể hiện được khả của mình. Đồng thời cũng đã chú đến sự quan tâm giúp đỡ, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dựa vào nguồn giáo viên có kinh nghiệm từ trường khác được mời về thỉnh giảng tại trường. - Tuy việc xây dựng chuẩn phân công chuyên môn không thực hiện trên cơ sở lấy ý kiến từ tập thể giáo viên nhưng hiệu trưởng đã chú ý định hướng tập trung nội dung cơ bản nhất của việc phân công là kết quả phân công để tập thể góp ý khi thấy vướng mắc ở chính bản thân mỗi giáo viên. Quy trình xây dựng chuẩn chưa đảm bảo những mục tiêu quản lý là đạt được theo đúng định hướng mà người quản lý đưa ra. Cách thực hiện này mang lại uy tín cho hiệu trưởng, đồng thời đảm bảo được tính ổn định của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nếu phán đoán và đánh giá của hiệu trưởng về nhân sự là chính xác. - Bảng phân công giảng dạy và chủ nhiệm của khối 12 cùng với phân công chủ nhiệm các lớp còn lại được đưa ra để hội đồng liên tịch vừa rà soát lại vừa vừa thu thập xử lý về việc phân công chuyên môn của hiệu trưởng trước tập thể giáo viên. Điểm yếu - Không thực hiện quy trình xây dựng chuẩn phân công chuyên môn nên việc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và các ý kiến xây dựng từ phía giáo viên cho bảng phân công trên của Ban giám hiệu không có hiệu quả, chỉ là việc tháo gỡ vấn đề cá nhân của từng giáo viên khi thấy vướng mắc. Vì vậy dễ dẫn tới sự bằng mặt nhưng không bằng lòng và ảnh hưởng tới bầu không khí tâm lí sư phạm trong nhà trường - Trong căn cứ phân công mà hiệu trưởng nêu ra trước tập thể giáo viên hiệu lực không cao khó có thể quản lí được các tổ trưởng chuyên môn phân công có đảm bảo công bằng khách quan hay không . Từ đó hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn khó kiểm tra được và giáo viên cũng không có cơ sở để phản ánh nếu thấy vướng mắc trong việc phân công từ phía tổ trưởng. Cách làm này thiếu tính hiệu lực về mặt pháp lý và dễ tạo cho cấp dưới làm việc tùy tiện thiếu cơ sở căn cứ từ văn bản, hiểu thế nào làm thế đó, trách nhiệm đến đâu làm đến đó. - Nội dung căn cứ đề cập tới quyền lợi học sinh khối 10 và 12 nhưng không chú ý đến học sinh khối 11. 2.2. Quy trình phân công giảng dạy : 2.2.1. Thực trạng: Bước 1: Hiệu trưởng thông qua bản dự kiến phân công giáo viên giảng dạy và chủ nhệm khối lớp 12 và chủ nhiệm các khối lớp 10 và 11, giáo viên trẻ có kết quả công tác tốt trong năm trước được chọn dạy khối lớp 12 năm đầu tiên trước hội đồng liên tịch để lấy ý kiến góp ý và điều chỉnh. Hướng dẫn các tổ trưởng chuyên môn lập dự kiến phân công giảng dạy các lớp 10 và 11 phải đảm bảo các yêu cầu : - Căn cứ vào kết luận phân công chuyên môn của hội đồng liên tịch về giáo viên dạy khối 12, giáo viên chủ nhiệm lớp. - Mỗi giáo viên dạy không quá hai khối lớp, trong đó chỉ có một khối soạn thảo năm đầu tiên. - Mỗi khối lớp trong mỗi môn phải có từ một đến hai giáo viên có trình độ tay nghề vững vàng để giúp đỡ về chuyên môn cho các giáo viên trẻ, các giao viên có tay nghề yếu hơn. - Chú ý các giáo viên có con nhỏ, đảm bảo vừa đủ số tiết, tăng cường giáo viên có trình độ tay nghề khá tốt cho các lớp yếu về bộ môn đó. Bước 2: Hiệu trưởng thông qua cơ sở để phân công và bảng phân công giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm khối 12 và chủ nhiệm khối 10 và 11 trước tập thể giáo viên nhà trường để lấy ý kiến từ tập thể giáo viên. Việc phân công giảng dạy các lớp còn lại tổ trưởng sẽ tiến hành cuộc họp chuyên môn. Bước 3: Tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn thông qua dự kiến phân công giảng dạy cho các lớp khối 10 và 11 trong cuộc họp chuyên môn, cho thảo luận và hoàn chỉnh bảng phân công chuyên môn cho các thành viên trong tổ. Bước 4: Phó hệu trưởng phụ trách chuyên môn tổng hợp các bản phân công chưyên môn từ các tổ trưởng chuyên môn về điều chỉnh để cân đối số giáo viên có trình độ tay nghề giữa các lớp. Chuyển thư kí hội đồng xếp thời khóa biểu, trong quá trình xếp thời khóa biểu cần tránh tiết 1 cho các giáo viên có con nhỏ, mỗi giáo viên được nghỉ một ngày, giáo viên chủ nhiệm phải có mặt tiết 1 để theo dõi 15 phút đầu buổi. Bước 5: Hiệu trưởng ra quyết định phân công và ghi sổ phân công. 2.2.2. Đề xuất: Bước 1: Hiệu trưởng thống nhất với phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn về yêu cầu của việc phân công, chuẩn phân công, có thể đảm bảo 1 số yêu cầu sau: - Quy mô trường lớp, buổi học. - Căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên được quy định trong điều lệ của trường trung học. - Một số môn chất lượng còn thấp được tăng cường từ giáo viên thỉnh giảng có kinh nghiệm từ trường khác. - Tăng cường giáo viên có trình độ tay nghề khá tốt để chủ nhiệm các lớp có nề nếp học tập yếu. - Căn cứ vào cơ sở phân công chủ nhiệm và kết quả công tác năm trước để điều chỉnh một số trường hợp khi thấy cần thiết. - Mỗi giáo viên không nên có hai kiêm nhiệm - Mỗi giáo viên dạy không quá hai khối lớp, trong đó chỉ có một khối soạn giáo án năm đầu tiên - Mỗi khối lớp trong mỗi môn phải có từ 1 đến 2 giáo viên có trình độ tay nghề vững vàng để giúp đỡ chuyên môn cho các giáo trẻ, các giáo viên có tay nghề yếu hơn. - Chú ý các giáo viên có con nhỏ, giáo viên mới hợp đồng giảng dạy lần đầu vừa đảm bảo vừa đủ số tiết, tăng cường giáo viên có trình độ tay nghề khá tốt cho các lớp yếu về bộ môn đó. - Trong quá trình xếp thời khóa biểu cần tránh tiết 1 cho các giáo viên có con nhỏ, mỗi giáo viên được nghỉ một ngày, giáo viên chủ nhiệm cần có mặt tiết 1 để theo dõi 15 phút đầu buổi Bước 2: - Hiệu trưởng phổ biến mục đích yêu cầu, chuẩn, dự kiến phương hướng phân công trong hội đồng sư phạm để giáo viên nghiên cứu. - Hiệu trưởng cùng phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn dự kiến trước việc phân công giáo viên chủ nhiệm các lớp, thông báo giáo viên thỉnh giảng được mời căn cứ vào thực lực đội ngũ và yêu cầu thực tế của trường, của các tổ chuyên môn. - Hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn lập bảng phân công giảng dạy cho giáo viên trong tổ theo chuẩn phân công trên. Từ đó tổ trưởng chuyên môn hoàn thành bảng dự kiến phân công chuyên môn (cả chủ nhiệm và giảng dạy) cho giáo viên trong tổ. Bước 3: Tổ trưởng tổ chức thảo luận dự kiên phân công ở tổ. Hoàn thành bản phân công chuyên môn cho tổ mình và nộp cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Buớc 4: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tổng hợp các biên bản phân công chuyên môn của các tổ chuyên môn và để cân đối số tiết định mức, trình độ tay nghề của các giáo viên trong lớp trong cùng một khối, số giáo viên nòng cốt của mỗi khối lớp… Bước 5: - Hiệu trưởng tổ chức tổng họp phân công chuyên môn từ các tổ trong hội nghị liên tịch mở rộng. Lấy ý kiến, điều chỉnh, cân đối số lượng giáo viên trình độ tay nghề khá tốt giảng dạy giữa các lớp. - Căn cứ vào kết luận của hội nghị liên tịch mở rộng, sau khi đã giải thích thuyết phục các trường hợp cá biệt, điều cỉnh nếu có sự thay đổi, hiệu trưởng ra quyết định phân công giảng dạy cho toan trường. - Sau tháng đầu tiên của năm học cần xem xét lại để kịp thời điều chỉnh cho hợp lý hơn (nếu cần). - Hiệu trưởng ra quyết định phân công ghi sổ phân công. 2.3. Phân tích: Điểm mạnh - Trong quá trình phân công Ban giám hiệu thường chú ý đưa các giáo viên trẻ có năng lực chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm tham gia dạy khối 12, đã động viên sự nỗ lực vươn lên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trẻ đồng thời tác động tâm lí đến nhiều giáo viên khác - Phân công giáo viên có trình dộ tay nghề vững vàng kèm cặp giáo viên mới ra trường. Cách phân công này một mặt thúc đẩy năng lực chuyên môn cho giáo viên, mặt khác tác động tích cực vào quá trình xây dựng bầu không khí tâm lí sư phạm nhà trường. - Hạn chế được số giáo viên có hai kiêm nhiệm, giáo viên có số tiết vượt quá số tiết tiêu chuẩn ( 17 tiết/tuần) Điểm yếu: - Quy trình phân công về mặt tổng hợp về hợp lí, khoa học, có phân cấp rõ ràng nhưng có nhiều khâu trung gian làm việc tách biệt khó kiểm tra và quản lí. - Số giáo viên làm công tác tổ trưởng chuyên môn tham gia giảng dạy ở lớp đầu cấp và cuối cấp, dạy phụ đạo học sinh yếu 12 chăm lo công tác nâng cao chất lượng của lớp cuối cấp và chất lượng bộ môn. Cách phân công này giúp cho giáo viên gặp nhiều loại công việc mới, tình huống mới xuất hiện tạo điều kiện để nâng cao tinh thần trách nhiệm và tiếp tục cống hiến cho nhà trường và nâng cao năng lực quản lí cho bản thân họ. Từ đó lựa chọn và xây dựng đội ngũ lãnh đạo cho nhà trường . Tuy nhiên thời gian đảm nhận, trách nhiệm và quỵền lợi chưa tương ứng nên xuất hiện sức ì của một số cá nhân dẫn tới suy giảm về uy tín kéo theo sự trì trệ của các bộ phận mà họ phụ trách, tác động không tốt đến bầu không khí sư phạm trong trường. 2.4. Đề xuất: - Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ nhà trường , hoàn cảnh cụ thể của nhà trường. Tùy thuộc vào tổng khối lượng công việc, tính chất hoạt động quản lí và yêu cầu thực hiên các họat động đó. - Xuất phát từ biên chế và cơ cấu biên chế của nhà trường. - Trình độ, năng lực, phẩm chất, hoàn cảnh cụ thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường - Căn cứ vào tình hình học tập của học sinh ở địa phương để chú đến việc dây học tự chọn mà phân công cho hợp lí - Tiết kiệm một số biên chế để mời giáo viên thỉnh giảng để tranh thủ sự bồi dưỡng tại chỗ cho giáo viên của nhà trường, đặc biệt là giáo viên mới. Từ đó tiến hành theo các bước sau: . Phân tích công việc; . Lập bản mô tả công việc; . Bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện; . Lựa chọn các hình thức phân công phù hợp; - Xây dựng chuẩn phân công theo đúng quy trình. - Xây dựng quy trình phân công như đã trình bày ở trên. - Vì lợi ích học tập của học sinh và việc sử dụng lâu dài giáo viên biên chế, phân công giảng dạy và công tác khác một cách vừa phải hợp lí, sử dụng đội ngũ theo hướng phát triển sức mạnh tập thể chứ không chỉ dựa vào các giáo viên tin cẩn. Chú ý đến sự cố gắng vươn lên của giáo viên, không định kiến, mạnh dạn giao việc từ việc nhỏ đến việc lớn để bổ sung lực lượng kế cận. Tạo điều kiện để mọi giáo viên có thể phát huy khả năng của mình trong giảng dạy và công tác. Xây dựng và giữ gìn tình đoàn kết, thân ái trong toàn thể hội đồng sư phạm trong nhà trường. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: 1.Nhận xét chung: Qua thực trạng và phân tích thực trạng tổ chức phân công chuyên môn cho giáo viên ở trường THPT Tam Hiệp năm học 2011 – 2012, Ban giám hiệu đã xây dựng quy trình phân công thể hiện sự phân cấp quản lí một cách rõ ràng: Trách nhiệm của hiệu trưởng, trách nhiệm của phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, hội đồng liên tịch, tổ trưởng chuyên môn. Quy trình trên có tính thiết thực ít tốn thời gian, nhắm thẳng vào mục tiêu cuối cùng của quản lý. Hạn chế được các ý kiến đóng góp thiếu hiệu quả, đòi hỏi tự do quá mức từ phía giáo viên. Quy trình phân công thể hiện được tính kịp thời trong công việc. Ban giám hiệu cũng đã tạo được sự tin tưởng vào khả năng vươn lên của mỗi giáo viên nếu họ thể hiện được khả năng của mình. Đồng thời cũng đã chú ý đến sự quan tâm giúp đỡ, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dựa vào nguồn giáo viên có kinh nghiệm từ trường khác được mời về thỉnh giảng tại trường. Có chú ý đến hoàn cảnh của giáo viên thông qua hình thức phân công, cách bố trí kèm cặp, giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện về thời gian, tinh thần để giáo viên hoàn thành tốt công việc được giao. Cần thực hiện đầy đủ các bước trong quá trình phân công và đặc biệt là xây dựng chuẩn phân công, việc quán triệt chuẩn phân công để giúp giáo viên có thời gian hiểu sâu hơn về chuẩn phân của Ban giám hiệu là rất cần thiết. Trong quá trình thực hiện quy trình phân công cần có sự kiểm tra giám sát các khâu trung gian một cách chặt chẽ để tránh sự sơ xuất một công đoạn nào đó lại gây phá vỡ một quy trình làm ảnh hưởng đến uy tín của Ban giám hiệu và hội đồng liên tịch trước tập thể giáo viên. Việc phân công phải xuất phát từ lợi ích học tập của học sinh và việc sử dụng lâu dài giáo viên biên chế, phân công giảng dạy và công tác khác một cách phải hợp lí, sử dụng đội ngũ theo hướng phát triển tập thể chứ không chỉ dựa vào cá nhân giáo viên tin cẩn. Chú ý đến tính vừa sức, đồng đều, công bằng và nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình phân công. Tạo điều kiện để mọi giáo viên có thể phấn đấu phát huy khả năng của mình trong giảng dạy và công tác. Xây dựng và giữ gìn bầu tâm lí sư phạm của nhà trường. Ban giám hiệu cần tập trung trí tuệ vào việc phân công, sắp đặt từng người vào vị trí thích hợp nhằm phát huy đuợc năng lực của họ. Một nhà lãnh đạo đã nói về sự khéo léo đặt người đúng việc như sau: “Chúng ta cần một đại hợp tấu. Chúng ta cần xây dựng kinh nghiệm cho mình để có thể phân đúng các vai trong dàn hợp tấu để đối với người này thì giao cây đàn vĩ cầm đầy cảm, đối với người kia thì giao cây đàn tràm cuồng bão, đối với người khác thì giao que nhạc trưởng.” 2.Bài học kinh nghiệm: Cần nắm vững đường lối, chế đội chính sách đối với cán bộ, nắm vững thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường để vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong khi phân công. Đảm bảo tính khoa học, phân công theo đúng chuyên môn được đào tạo. Đảm bảo tính vừa sức, đồng đều công bằng. Việc phân công phải xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục và quan tâm đến hoàn cảnh, nguyện vọng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Có chiến lược xây dựng đội ngũ về số lượng, chất lượng cơ cấu phù hợp và có tính ổn định tương đối. Tin tưởng vào khả năng vươn lên mỗi người, tránh định kiến. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ có quy trình phù hợp. Cần thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình xây dựng chuẩn phân công hợp lí, khoa học để làm cơ sở cho việc phân công giáo viên. Từng bước định hình văn hóa trong nhà trường cho giáo viên, nhân viên và học sinh thông qua việc xây dựng hệ thống nội quy, quy chế hoạt động cho từng vị trí, bộ phận trong nhà trường. Xác định công việc một cách hợp lí không cứng nhắc khi giao việc đồng thời phải có sự kiểm tra giám sát, rà soát, cân đối chặt chẽ quá trình thực hiện từng khâu trung gian trong quá trình phân công. Việc phân công giảng dạy cho giáo viên trong nhà trường cần nhằm vào hướng thúc đẩy, nâng cao trình độ nghiệp vụ của từng người. Việc tiết kiệm biên chế để mời giáo viên thỉnh giảng là giải pháp tạm thời trong một thời gian ngắn nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ nhà trường vươn lên tự khẳng định mình. Thực hiện quy trình đảm bảo phân công phải đảm bảo tính khoa học, nguyên tắc tập trung, dân chủ, tính công bằng quyền lợi giáo viên trong nhà trường. IV. ĐỀ XUẤT: Sở giáo dục tổ chức hội thảo về công tác quản lý liên trường để bồi dưỡng và củng cố nghiệp vụ quản lý một cách kịp thời. Cần có những quyết định về nhân sự giáo viên một cách kịp thời, hợp lý về thời gian để các trường chủ động trong việc phân công giáo viên cho năm học. Tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Hiệu trưởng cần tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tổ trưởng chuyên môn. Thực hiện xây dựng chuẩn phân công giảng dạy, chuẩn này sẽ được điều chỉnh, bổ sung hàng năm để phù hợp với đặc điểm của từng năm học. Đồng thời Ban giám hiệu cần phải dựa vào chuẩn này để phân công giáo viên. Với thời gian không dài, một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác tôi xin trình bày một số vấn đề mà bản thân mình tâm đắc trong nội dung tổ chức phân công chuyên môn cho giáo viên. Đó là những suy nghĩ riêng của cá nhân tôi, chắc chắn sẽ có những thiếu sót mong đồng nghiệp đóng góp và xây dựng để chuyên đề được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn. NGƯỜI THỰC HIỆN Đặng Chánh SỞ GIÁO DỤC & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT TAM HIỆP Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Biên Hoà, ngày 21 tháng 5 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011-2012 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức phân công chuyên môn cho giáo viên Họ và tên tác giả: Đặng Chánh Đơn vị: Trường THPT Tam Hiệp Lĩnh vực: Quản lý giáo dục Phương pháp bộ môn: Phương pháp giáo dục: Lĩnh vực khác: 1. Có tính mới: - Có giải pháp hoàn toàn mới: - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ phương pháp đã có: 2. Hiệu quả: - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng toàn nghành có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 3. Khả năng áp dụng: - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách: Tốt Khá Đạt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng áp dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt - Đã áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất