Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn tổ chức một số trò chơi môn tiếng việt lớp 4 nhằm gây hứng thú học tập cho ...

Tài liệu Skkn tổ chức một số trò chơi môn tiếng việt lớp 4 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

.DOC
18
115
142

Mô tả:

Tæ chøc mét sè trß ch¬i m«n tiÕng viÖt líp 4 nh»m g©y høng thó häc tËp cho häc sinh PhÇn I: Më ®Çu I. Lý do chän ®Ò tµi Trong Chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Tiếng Việt thì mỗi người giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung học tập lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng DH sẽ ngày một nâng cao. Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức một số trò chơi môn Tiếng Việt lớp 4 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Phạm vi nghiên cứu: Một số trò chơi môn Tiếng Việt lớp 4 gây hứng thú học tập cho học sinh - Đối tượng: Học sinh lớp 4 1 III. MôC §ÝCH CñÀ VIÖC NGHI£N CøU: - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiều học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Góp phần gây hứng thú học tập môn tiếng Việt cho học sinh, một môn học được coi là khó hiểu khi dùng từ, đặt câu thì việc đưa ra các trò chơi nhằm mục đích để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi học tập không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó. - Tạo cho các em có cơ hội phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo. - Tạo cho các em có môi trường giao tiếp thân thiện. PhÇn 2 : Néi dung CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ I. c¬ së lý luËn 1. Vị trí của môn tiếng Việt trong trường Tiểu học: Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn tiếng Việt cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Môn tiếng Việt có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện về ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, hay những lời văn trong sáng khi viết văn…đều bắt trẻ phải tư duy, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới. 2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học: - Ở lứa tuổi Tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là khi hoạt động quá mạnh và ở môi trường thiếu dưỡng khí. 2 - Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập. Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh. - Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ ... để củng cố khắc sâu kiến thức 3. Tác dụng của trò chơi trong dạy học: Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động trong bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi. Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi, luật của trò chơi có thể tường minh có thể không. Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi và do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã học. Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng môn TV được đưa vào trò chơi. Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. 3 Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. II. C¬ së thùc tiÔn Học sinh Tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy nhưng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tài. Chính vì thế nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, hình thức chuyển tải, truyền đạt làm thế nào cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi là điều không thể xem nhẹ. Đặc biệt đối với học sinh lớp 4, lớp mà các em vừa mới làm quen với những kiến thức mới mẻ chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tập là chủ đạo. Muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học tức là kiểu dạy học Lấy học sinh làm trung tâm hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Kiểu dạy này người giáo viên là người định hướng, tổ chức ra những tình huống học tập nó kích thích óc tò mò và tư duy độc lập. Muốn các em học được thì trước hết giáo viên phải nắm chắc nội dung của mỗi bài và lựa chọn, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp, bài nào thì sử dụng các phương pháp trực quan, thuyết trình, trò chơi ... hoặc bài nào thì sử dụng phương pháp giảng giải, kiểm tra, thực hành ... nhưng phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học. Học sinh Tiểu học không thể ngồi quá lâu trong giờ học cũng như làm một việc gì đố nhiều thời gian vì thề giáo viên có thể thay đổi hoạt động học của các em trong giờ học; cho các em thảo luận, làm bài tập hoặc thông qua trò chơi. Có như vậy mới gây được hứng thú học tập và khắc sâu được bài học. III. Thùc tr¹ng: 1. Đối với giáo viên: Trong nhiều năm qua, mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt nhưng một số giáo viên vẫn còn nặng tâm lý đây là môn học chính nên trong quá trình giảng dạy họ rất chú trọng việc truyền thụ kiến thức với mục đích giúp học sinh học tốt môn này. Việc sử dụng trò chơi học tập đối với một số giáo viên còn là hình thức hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng ở mức gượng ép, miễn cưỡng. Mặt khác, còn một số giáo 4 viên khi sử dụng các trò chơi học tập thì chưa chọn lọc kỹ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của bài học nên việc tổ chức trò chơi chưa đạt hiệu quả. 2. Đối với học sinh: Thực tế cho thấy, vẫn còn một số đối tượng học sinh thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập. Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập. Khả năng học tập của học sinh rất khác nhau, cùng một độ tuổi về trình độ chung các em có thể chênh lệch nhau. Mỗi em có một khả năng nổi trội riêng nhưng các em chưa biết phát huy khả năng của mình. Trước thực trạng đó, tôi thiết nghĩ, mình cần phải thay đổi một cách thức dạy học mới sao cho học sinh hứng thú, say mê và tích cực chủ động hơn khi học Tiếng Việt. Qua đó, những kĩ năng giao tiếp ở các em sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Và việc vận dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt là hết sức cần thiết. Trước khi thực hiện đưa các trò chơi vào dạy học trong môn Tiếng Việt tôi có khảo sát học sinh trong phân môn luyện từ và câu của môn Tiếng Việt lớp 4 bài MRVT "Ước mơ" tại lớp 4 và thu được kết quả như sau: * Kết quả khảo sát Kết quả khảo sát Tổng số HS 18 G 1 K 4 TB 9 Yếu 4 CHƯƠNG II : CÁC BIỆN PHÁP Đà TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Đối với giáo viên: - Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung học cụ thể trong chương trình (Có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập…) - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng học tập, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo. - Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (Sử dụng trong giờ học từ 5 đến 10 phút), thích hợp với môi trường học tập. - Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái. 5 - Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp. - Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng, phương tiện có sẵn của môn học (ở thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh…). 2. Đối với học sinh: a.Trò chơi học tập Tiếng Việt kích thích hứng thú nhận thức. Trò chơi học tập bên cạnh chức năng giải trí còn giúp học sinh tự củng cố kiến thức, kĩ thuật, thói quen học tập một cách hứng thú, thói quen làm việc theo nhiều quy mô (cá nhân, nhóm, lớp). Các tiết học có trò chơi sẽ thu hút mức độ tập trung của học sinh mà không một phương pháp nào sánh được. b.Trò chơi học tập Tiếng Việt là một trong những phương tiện hình thành các năng lực trí tuệ. Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh tới sự hình thành tính chủ định của quá trình tâm lí. Trong trò chơi, ở trẻ bắt đầu hình thành sự chú ý có chủ định và ghi nhớ có chủ định. Khi chơi trẻ tập trung chú ý hơn và ghi nhớ được nhiều hơn. Bởi vì bản thân trò chơi đòi hỏi trẻ phải tập trung vào những dữ kiện và đối tượng được đưa vào tình huống của trò chơi cũng như nội dung của trò chơi. c.Trò chơi học tập Tiếng Việt ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Vui chơi ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của học sinh nói chung và của học sinh Tiểu học nói riêng. Tình huống trò chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ tham gia vào trò chơi phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định d.Trò chơi học tập Tiếng Việt thực hiện chức năng hoạt động luyện tập thực hành. Các em được hình thành những kĩ năng phân biệt được bản chất trong các kiến thức tiếng Việt ở mỗi trò chơi, hiểu được sâu sắc và đầy đủ hơn các tri thức đã học. Với các trò chơi Thi viết câu gồm các chữ giống nhau ở chữ cái đầu, Thi đặt câu theo mẫu, Thi tìm từ ghép có cùng một tiếng… các em hiểu rõ hơn về cấu tạo của từ, của câu tiếng Việt, góp phần hình thành và rèn luyện kĩ năng đặt câu, viết đoạn văn. Trò 6 ®.chơi học tập Tiếng Việt giúp hình thành đức tính trung thực, có kỉ luật, tính độc lập, tự chủ, có ý thức cao. Khi tham gia trò chơi, học sinh phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định (đã được nêu trước trò chơi). Việc các em tiếp nhận và tuân theo những quy tắc đó giúp các em có khả năng tự kiềm tra và kiểm tra lẫn nhau trong trò chơi. Khi tham gia vào trò chơi, nhập vai quan hệ với các bạn cùng chơi buộc các em phải đem những hành động của mình phục tùng những yêu cầu nhất định bắt nguồn từ ý đồ chung của trò chơi. CHƯƠNG III: MỘT SỐ TRÒ CHƠI MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 1. Tổ chức trò chơi trong môn tiếng Việt nói chung và các phân môn của môn Tiếng Việt nói riêng : Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau: a. Thiết kế trò chơi trong môn tiếng Việt: * Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn tiếng Việt nói chung và các phân môn trong môn tiếng Việt nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy tiếng Việt có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau: + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục. Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học. Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh lớp 4, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. + Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú. Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo. Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh * Cấu trúc của Trò chơi học tập: + Tên trò chơi + Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. + Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học tập. + Nêu lên luật chơi: chỉ rõ qui tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi. 7 + Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi. + Nêu lên cách chơi. b. Cách tổ chức trò chơi: Thời gian tiến hành : thường từ 5 - 7 phút - Đầu tiên là giới thiệu trò chơi: + Nêu tên trò chơi + Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi. - Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi - Chơi thật - Nhận xét kết quả chơi, thái độ của ngươi tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. - Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò ....) 2. Giới thiệu một số trò trong môn tiếng Việt lớp 4 Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học cho học sinh lớp 4. Ví dụ : Bài tập 2 tiết Chính tả SGK/ 35. Điền vào chỗ trrống vần ut hay uc. Mục tiêu của bài tập là học sinh nhận diện được các tiếng có chứa vần ut,uc. Khi đó ta có thể tổ chức trò chơi có nội dung: Xếp các tiếng trong tập hợp sau thành 2 nhóm, một nhóm gồm các tiếng có vần ut và một nhóm gồm các tiếng có vần uc. Khi đó ta có thể tổ chức trò chơi có nội dung: điền từ chứa tiếng ut và uc dưới hình thức thi đua giữa hai dãy…. Tiến hành thiết kế trò chơi Giáo viên tiến hành thiết kế trò chơi có hình thức chơi rõ ràng (người chơi, cách chơi…), nội dung thực hiện trò chơi phải đảm bảo nội dung bài tập của Sách giáo khoa hoặc bổ sung thêm nội dung tùy vào việc xác định mục tiêu bài tập cần rèn của giáo viên. Đồng thời thông qua đó rèn những kĩ năng cần thiết cho học sinh. 8 Một nội dung trò chơi có thể được thể hiện thành các hình thức tổ chức trò chơi khác nhau. Ví dụ: Phân môn luyện từ và câu bài Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết SGK TV4/T17. Nội dung trò chơi xếp các từ trong tập hợp sau thành hai nhóm : một nhóm gồm các từ chỉ tiếng nhân có nghĩa là người, một nhóm gồm các từ chỉ chỉ tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người. Ta có thể có các hình thức tổ chức chơi như sau: Trò chơi chung sức. Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy. Theo lệnh của giáo viên, từng nhóm bàn bạc với nhau để thực hiện yêu cầu của trò chơi. Khi nhóm đã thống nhất thì ghi kết quả vào giấy. Ghi xong, dán tờ giấy của nhóm lên bảng lớp. Giáo viên sẽ tính điểm các nhóm theo hai chuẩn: Chuẩn chính xác và chuẩn nhanh nhẹn. * Trò chơi ‘’Chọn ô số ‘’ Trò chơi được vận dụng vào phân môn Tập làm văn, bài: Luyện tập tả con vật, Tiếng Việt 4, tập 2, trang 120. - Mục tiêu : Giúp học sinh: Phát triển vốn từ ngữ miêu tả con vật, đặc biệt là các từ miêu tả về hoạt động thường xuyên của con vật. Phát triển kĩ năng trình bày của học sinh. - Chuẩn bị: Một bộ ảnh chụp con vật ở các tư thế hoạt động khác nhau có đánh số từ 1 đến hết số ảnh chuẩn bị được. Bảng phụ có kẻ sẵn ô số như sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 - Tiến hành: 9 Giáo viên gọi một học sinh lên bảng tham gia trò chơi ( khuyến khích học sinh xung phong ). Học sinh được gọi lên chọn một số bất kì trên bảng phụ. Sau đó giáo viên ( hoặc cử một học sinh khác) dán bức ảnh có số tương ứng lên bảng, người chơi có nhiệm vụ miêu tả về hoạt động của con vật trong ảnh (từ 2-3 câu). Giáo viên gọi tiếp một số học sinh khác tham gia trò chơi (số lượng phụ thuộc vào thời gian dành cho trò chơi). Khi trò chơi kết thúc, giáo viên và cả lớp bình chọn người chơi miêu tả hay nhất. Học sinh nào có số phiếu bình chọn nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc. * Lưu ý: Giáo viên có thể thay đổi hình thức chơi bằng cách chia số học sinh trong lớp thành 3 dãy thi đua với nhau. * Trò chơi ‘’Đếm số cánh hoa ‘’ Trò chơi được vận dụng để củng cố kiến thức của bài chính tả ở sách Tiếng Việt 4, tập 1 , trang 56. Bài tập 3: Thi tìm nhanh từ láy: Các từ láy có tiếng chứa âm S. Các từ láy có tiếng chứa âm X. - Mục tiêu: Giúp học sinh: Học sinh tìm được những từ ngữ có tiếng chứa âm S và X. Nhằm để khắc phục lỗi chính tả S/X ở học sinh. - Chuẩn bị: Nhiều miếng bìa cắt theo hình cánh hoa ( hình 1a ). Vẽ trực tiếp lên một tờ giấy to 2 vòng tròn làm hai nhị hoa. Trong mỗi nhị hoa ghi: các từ láy âm S; các từ láy có âm X.( hình 1b ) Các từ láy âm đầu l Hình 1a : Cánh hoa Các từ láy vần có âm x Hình 1b : Nhị hoa Tiến hành: Giáo viên chia học sinh thành nhiều nhóm chơi tùy theo số bộ nhị hoa và cánh hoa chuẩn bị được. Khi trò chơi bắt đầu, các nhóm chơi có nhiệm vụ ghi từ theo yêu cầu 10 vào các cánh hoa ( mỗi cánh hoa chỉ ghi một từ ) rồi dán vào nhị hoa cho phù hợp. Sau 5-7 phút, giáo viên hô: " Dừng chơi !" Nhóm nào dán được nhiều cánh hoa đúng và đẹp sẽ thắng cuộc Lưu ý: Trò chơi này còn có thể vận dụng vào phân môn luyện từ và câu ở các bài : danh từ chung và danh từ riêng tiếng Việt 4 tập 1 trang 57……chỉ cần thay đổi yêu cầu ghi trên nhị hoa. Trò chơi nhằm ôn tập tổng hợp và rèn óc tư duy của học sinh: * Trò chơi Nhìn tranh, kể đoạn Trò chơi thực hiện trong phân môn Kể chuyện sách tiếng Việt lớp 4 bài " Sự tích hồ Ba Bể" trang 8. Mục đích: Rèn kĩ năng kể đúng nội dung từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh vẽ, gợi ý trong SGK hoặc tranh có sẵn của bộ đồ dùng dạy học. Luyện trí nhớ trau dồi năng lực diễn cảm mạch lạc đủ ý chính trong câu chuyện mình định kể. Chuẩn bị: Có bộ tranh kể chuyện, ghi rõ tranh 1,2,3,4; 4 học sinh làm ban giám khảo và 1 thư kí; Có tiêu chuẩn cho điểm chi tiết; Có bảng điểm chi tiết sẵn Tranh Tên HS Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Xếp loại số GK1 GK2 GK3 GK4 TB 1 2... Mỗi giám khảo có một bộ thẻ điểm từ điểm 5,6,7,8,9,10 được làm bằng bìa cứng (kích thước 10cm x 20 cm). Cách tiến hành: Giáo viên tổ chức cho học sinh thi kể từng đoạn theo tranh của câu chuyện mà goá viên đưa ra (4 học sinh thi kể) BGK cho điểm từng người thi kể, thư kí ghi chép điểm của từng người kể. Kết thức cuộc thi thư kí tính điểm trung bình của từng học sinh tham gia thi và xếp hạng nhất, nhì theo từng tranh và đánh giá cả 4 tranh của câu chuyện. 11 * Lưu ý: Tuỳ điều kiện thời gian và hoàn cảnh cho phép mà giáo viên có thể cho thi kể theo từng tranh hoặc cả một câu chuyện. * Trò chơi: Nghe đọc đoạn đoán tên bài Mục đích: Rèn kĩ năng đọc đúng, rõ ràng một đoạn văn trong bài đã học (tập đợc lớp 4) tập 1; Luyện kĩ năng nghe hiểu và nhớ tên các bài tập đọc đã học. Chuẩn bị: Yêu cầu học sinh ôn lại các bài tập đọc đã học ở Tiếng Việt lớp 4 tập 1nhằm phục vụ cho các tiết ôn tập ở giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối học kì II. + Ôn tập giữa học kì I: Dế Mèn bênh vợ kẻ yếu, Thư thăm bạn, Người ăn xin, Một người chính trực, Một nhà thơ chân chính, Những hạt thóc giống, Nỗi rằn vặt của Anđrây-ca, Chị em tôi, Trung thu độc lập, Ở vương quốc tương lai, Đôi giày ba ta màu xanh, Thưa chuyện với mẹ, Điều ước của vua Mi-đát. Cách tiến hành: + Giáo viên nêu yêu cầu chơi: - 2 nhóm tham gia chơi, ngồi đối diện nhau, cử nhóm trưởng điều hành chung cả nhóm, bốc thăm để chọn nhóm đọc trước. - Nhóm bốc được chọn đọc trước được mở sách giáo khoa để chọn đoạn đọc (trong một số bài tập đọc đã nêu ra), nhóm còn lại nghe để đoán tên bài tập đọc đã học. sau khi đã đoán xong thì nhóm 2 lại thực hiện đọc đoạn văn đã chọn và nhóm 1 lại đoán tên bài tập đọc đã học, mỗi nhóm được thực hiện 3 lần đoán tên bài và đọc. - 2 nhóm tham gia chơi đều được tính điểm để so sánh khi trò chơi kết thúc, giáo viên sẽ chọn nhóm nào được nhiều điểm hơn nhóm đó sẽ thắng cuộc * Lưu ý khi đoán tên bài cả hai nhóm đều không được mở SGK, nhóm 2 có thể lấy nội dung của bài tập đọc mà nhóm 1đọc nhưng cần chọn đoạn văn khác trong bài, đoạn văn nên ngắn gọn không quá dài. Ví dụ: 12 Đọc đọc văn Nhóm 1: Đoán tên bài Nhóm 2: Chị nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những Dế Mèn bênh vực kẻ phấn như mới lột. Chị mặc áo thân dài, đôi chỗ chấm điểm yếu vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Nhóm 2: Nhóm 1: Hồng ơi! Thư thăm bạn Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mẫi mãi. Nhóm 1: Nhóm 2: Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng Người ăn xin hồ không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Nhóm 2: Nhóm 1: Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh Một người chính nặng. Quan tham trí chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm trực hầu hạ bên giường bệnh. Còn giám nghị đại phu Trần Trung Tá do bện nhiều công việc nên không mấy khi đến thăm Tô Hiến Thành được. Nhóm 1: Nhóm 2: Có chú bé mồ côi tên là Chôm nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà không nảy mầm. Những hạt thóc giống Đến vụ thu hoạch, mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng đến trước vua, quỳ tâu: Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được. Nhóm 2: Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng một đứa bạn. Từ ngạc nhiên, tôi chuyển sang giận dữ và mặc lời năn nỉ của bạn, 13 Nhóm 1: Chị em tôi tôi bỏ về. * Trò chơi : Ghép các dòng thơ thành bài Trong phân môn tập đọc lớp 4 có những trò chơi mang tính khích lệ các em có hứng thú trong học tập như một số trò c hơi sau: Mục đích: Rèn kĩ năng đọc nhanh và thuộc các bài thơ đã học tro SGK lớp 4; Luyện tác phong nhanh nhẹn, khéo léo trong việc ghép các băng giấy ghi các câu thơ sao cho đúng các bài thơ đã học. Chuẩn bị: - Làm các bộ băng giấy (hoặc bìa cứng) ghi đầu bài và từng dòng thơ trong bài thơ học thuộc lòng theo TV lớp 4. - Chia lớp thành 2,3 nhóm tuỳ theo số lượng học sinh trong lớp để học sinh tham gia cuộc thi có một bộ băng giấy ghi sẵc các dòng thơ của bài thơ "Mẹ ốm" mỗi dòng thơ là một băng giấy nhỏ. Mọi khi mẹ thích vui chơi Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều khép lại trên đầu bấy nay. - Giáo viên làm trọng tài. Cách tiến hành: - Trọng tài đặt trước mỗi nhóm tham gia thi một bộ băng giấy đã chuẩn bị và xáo trộn thứ tự các băng giấy và úp phần có chữ xuống mặt bàn. 14 - Trọng tài nêu luật chơi + Không lật băng giấy trước khi có lệnh; không nhìn bài của bạn cùng chơi; +Nghe lệnh bắt đầu tất cả cùng lật băng giấy đọc và xếp đúng thứ tự các câu thơ trong bài, cần đặt các băng giấy ngay ngắn và trình bày đúng theo thể thơ như trong SGK. +Trọng tài hô bắt đầu tất cả cùng thực hiện yêu cầu nhóm nào xếp đúng, đủ, đẹp, nhanh nhất sẽ là nhóm thắng cuộc. * Lưu ý: Nếu có nhiều nhóm học sinh cùng xếp xong cùng nhau trọng tài cần xem xét về cách trình bày, thực hiện luật chơi... III. Hiệu quả cuả sáng kiến kinh nghiệm - Sáng kiến đã được áp dụng đối với học sinh lớp 4 . - Kết quả thí nghiệm sau khi thực hiện đưa trò chơi vào các phân môn trong môn tiếng Viết. Tôi đã thu được kết quả như sau: Kết quả khảo sát G K TB Yếu Tổng số HS 18 5 6 7 0 - Những kinh nghiệm áp dụng sáng kiến là: Sử dụng trò chơi nhằm gây hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, tạo được mối quan hệ thân thiết cho học sinh khi hoạt động chơi mà học. PhÇn III: KÕt luËn I. Những bài học kinh nghiệm: - Trong thời gian tiến hành việc vận dụng các trò chơi học tập vào thực tế giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học, tôi nhận thấy không khí trong những giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh rất tích cực, các em chuyển từ thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học tập mới lạ. Ngoài ra những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp của các em phát triển vượt bậc. Những học sinh khá thì ngày càng tự tin năng động, có trách nhiệm cao trong việc học tập còn những học sinh thụ động thì trở nên tích cực hơn, bắt đầu biết chia sẻ, hợp tác với các bạn để hoàn thành một nhiệm vụ học tập. Về phía bản thân tôi, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không còn mệt mỏi khi truyền thụ kiến thức cho học sinh. Vì kiến thức được các em 15 tiếp thu một cách chủ động tích cực thông qua trò chơi. Kĩ năng vận dụng trò chơi của tôi linh hoạt hơn, thành thạo hơn. Tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp nhất, đảm bảo rèn đúng kĩ năng cho học sinh theo mục tiêu bài tập. Từ đó khả năng sáng tạo được nâng lên một bước, giúp cho cho tôi thiết kế được nhiều trò chơi học tập một cách nhanh nhạy hơn. Việc sử dụng trò chơi học tập trong tiết học chính là tạo ra một môi trường học tập mà học sinh có thể tích cực chủ động hơn. Các em mạnh dạn tham gia các hoạt động. Từ đó những kĩ năng giao tiếp được phát triển. Sự say mê học tập của các em là nguồn động viên thúc đẩy tôi phải luôn vận dụng các trò chơi học tập vào tiết học. Đồng thời luôn tìm tòi, nghiên cứu thiết kế các trò chơi mới để lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng trò chơi với nhiều hình thức, làm cho lớp học thêm sinh động, học sinh tiếp thu bài nhanh, không gây sự mệt mỏi nhàm chán trong quá trình học tập. Trò chơi học tập phải có luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho việc huấn luyện.Trò chơi cần diễn ra trong một thời gian hợp lí, phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các trò chơi học tập sẽ có tác dụng rất tích cực, kích thích hứng thú học tập giúp tiết học đạt hiệu quả cao. Không lạm dụng trò chơi học tập, biến cả tiết học thành tiết chơi hoặc tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiết học gây cho học sinh sự mệt mỏi. Tránh lặp đi lặp lại trò chơi học tập trong tiết học sẽ không hấp dẫn học sinh. III. Khả năng ứng dụng và triển khai: - Sáng kiến này có khả năng ứng dụng cho tất cả các phân môn trong môn Tiếng Việt của lớp 4, ngoài ra nhiều trò chơi tôi đưa ra có thể dạy cả trong quá trình thực hiện bài mới hay phần cung cấp kiến thức cho học sinh hoặc phần ôn tập vào giữa kì và cuối kì cho các em. - Trong quá trình nghiên cứu tôi thấy được các giải pháp của sáng kiến không mang tính áp đặt cho bất kì một giáo viên nào, mà nó có tính chất tham khảo và vận dụng linh hoạt vào từng tiết dạy của mỗi giáo viên. IV. Kiến nghị, đề xuất: 16 Để giúp đội ngũ giáo viên chúng tôi giảng dạy có hiệu quả hơn, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau: Tăng cường sử dụng trò chơi học tập trong các tiết dạy của môn Tiếng Việt. Giáo viên phải có thời gian để nghiên cứu các trò chơi một cách kĩ lưỡng, tránh gây sự nhàm chán trong quá trình thực hiện. Trên đây là một số suy nghĩ của tôi về Tổ chức một số trò chơi môn Tiếng Việt lớp 4 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp, giúp cho việc tổ chức và sử dụng trò chơi học tập Tiếng Việt đạt hiệu quả tốt nhất góp phần đổi mới phương pháp dạy học thành công. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. 17 ................................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................ ………................................................................................................................................. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan