Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn tổ chức hoạt động ngoại khoá về quang học nhằm phát huy tính tích cực và ph...

Tài liệu Skkn tổ chức hoạt động ngoại khoá về quang học nhằm phát huy tính tích cực và phát tri ển năng lực sáng tạo cho học sinh

.DOC
9
213
103

Mô tả:

A. TẠO SS THANH HOÁ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ VỀ QUANG HỌC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ PHÁT TRI ỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH Họ và tên tác giả: Nguyễn Hoàng Thanh Chức vụ: Giáo Viên Đơn vị công tác: Tổ Toán - Lý - Tin Trường THPT Yên Định 3 SKKN môn: Vật lý Năm học 2010-2011 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lời mở đầu. Hoạt động ngoại khóa là một hình thức dạy học thuộc hệ thống các hình thức dạy học ở trường phổ thông hiện nay. Hoạt động ngoại khóa có vai trò rất to lớn trong việc góp phần hỗ trợ cho học nội khóa trong việc củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống và kĩ thuật, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Hoạt động ngoại khóa không mang tính bắt buộc, có nội dung và hình thức đa dạng, phương pháp tổ chức linh hoạt, mềm dẻo, có thể tùy thuộc vào tình hình nhà trường và học sinh để điều chỉnh cho phù hợp. Với những ưu điểm như vậy, hoạt động ngoại khóa rất dễ được học sinh đón nhận và nhiệt tình tham gia. Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa sẽ góp phần bổ trợ cho dạy học nội khóa về mọi mặt trong việc nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh. Đối với bộ môn Vật lí , tố chức hoạt động ngoại khóa theo hình thức cho học sinh thiết kế, chế tạo dụng cụ và tiến hành các thí nghiệm là hình thức đạt hiệu quả cao vì nó phù hợp với đặc thù bộ môn Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay là lấy người học làm trung tâm, phát huy cao độ tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. 2. Thực trạng vấn đề Trên cơ sở thực tế dạy học tại một số lớp 11 ở trường THPT Yên Định 3, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, tôi đã nhận thấy kết quả học tập về phần quang học của HS chỉ ở mức độ nhớ các khái niệm, hiện tượng, công thức và vận dụng được các công thức để giải các bài tập. HS chưa vận dụng được kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tiễn về khúc xạ ánh sáng, các kĩ năng thực nghiệm còn yếu. Nguyên nhân là do: thời gian dạy học nội khóa còn hạn chế, trang thiết bị thí nghiệm chưa đầy đủ để tất cả các học sinh đều được tham gia tiến hành thí nghiệm, việc dạy học trên lớp chưa tăng cường hoạt động, phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh; các em ít được trực tiếp tiến hành các thí nghiệm và ít có điều kiện để vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nhiều em còn cảm thấy chưa yêu thích môn học và không tích cực trong học tập. Trước thực trạng đó, tôi thấy một giải pháp để khắc phục là tổ chức hoạt động ngoại khóa với nội dung và hình thức theo hướng giao cho HS những nhiệm vụ thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản và sử dụng các dụng cụ đó để tiến hành các thí nghiệm về quang học kết hợp với tổ chức thi tài hiểu biết về Vật lí để HS được vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng Vật lí có liên quan nhằm củng cố, mở rộng các kiến thức trong chương trình nội khóa; rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng Vật lí trong thực tiễn; rèn luyện kĩ năng thực hành; kích thích sự hứng thú, tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của HS. Tôi chon đề tài SKKN năm 2011 là: “Tổ chức hoạt động ngoại khóa về Quang học nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 11” nhằm xin trao đổi với các bạn đồng nghiệp một số vấn đề về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa đó 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2. Hoạt động ngoại khóa Vật lí trong nhà trường phổ thông. 2.1. Vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa Vật lí Hoạt động ngoại khóa là một trong ba hình thức dạy học chủ yếu ở trường phổ thông hiện nay. Hoạt động ngoại khóa nói chung và hoạt động ngoại khóa Vật lí nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục học sinh trên tất cả các mặt, cụ thể là: - Về nâng cao chất lượng kiến thức: giúp học sinh củng cố, đào sâu, mở rộng những tri thức đã được học ở trên lớp, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khóa, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, tạo điều kiện để học đi đôi với hành, nối liền kiến thức trên bục giảng với thực tiễn đời sống. - Về rèn luyện kĩ năng: hoạt động ngoại khóa rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng thực nghiệm, kĩ năng làm việc tập thể, kỹ năng sống, tổ chức, giao tiếp, định hướng nghề nghiệp,... - Về phát triển tư duy: Hoạt động ngoại khóa rèn luyện và phát triển các năng lực tư duy của học sinh như: tư duy lo gic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo… - Về giáo dục tinh thần thái độ: Hoạt động ngoại khóa làm cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú, đa dạng, làm cho việc học tập của học sinh thêm lôi cuốn, sinh động, vì vậy có tác dụng khơi dậy niềm say mê hứng thú học tập, thực hành, lòng ham hiểu biết, yêu khoa học và phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. 2.2. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa + Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khoá + Bước 2: Lập kế hoạch ngoại khoá Khi lập kế hoạch ngoại khóa, giáo viên cần: Xác định mục tiêu của hoạt động ngoại khóa gồm các mục tiêu: về tri thức, về rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy, về tình cảm, thái độ. Xác định nội dung ngoại khóa. Xác định đối tượng tham gia. Dự kiến hình thức tổ chức ngoại khóa Dự kiến phương pháp dạy học, đặc biệt là dự kiến những khó khăn sai lầm của học sinh và hướng dẫn của giáo viên để giúp đỡ học sinh giải quyết những khó khăn đó. Dự kiến thời gian thực hiện các giai đoạn của hoạt động ngoại khóa. Dự kiến những công việc cần sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục khác. + Bước 3: Tiến hành ngoại khoá theo kế hoạch + Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng. - Sau khi học sinh hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cần tổ chức cho các em báo cáo nhiệm vụ và giới thiệu sản phẩm của nhóm mình với mọi người. Đó là điều kiện để các em thể hiện những kiến thức, kĩ năng các em đã thu được và kết quả quá trình hoạt động của mình trong đợt ngoại khóa, thể hiện sự sáng tạo, hiệu quả làm việc nhóm và các kĩ năng báo cáo, thuyết trình. 2.3. Các đặc điểm cơ bản của dụng cụ thí nghiệm đơn giản Nội dung hoạt động ngoại khóa mà chúng tôi xây dựng chủ yếu là các nhiệm vụ thực nghiệm giao cho học sinh về nhà thực hiện. Để phù hợp với trình độ và điều kiện của học sinh, các nhiệm vụ thực nghiệm này chỉ đòi hỏi học sinh thiết kế, chế tạo và tiến hành các thí nghiệm với các dụng cụ thí nghiệm đơn giản. Các đặc điểm cơ bản của dụng cụ thí nghiệm đơn giản là: - Việc chế tạo dụng cụ thí nghiệm đòi hỏi ít vật liệu, vật liệu đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm kể cả đối với các thí nghiệm định lượng. 2 - Dụng cụ thí nghiệm phải dễ làm bằng các công cụ thông dụng như kìm, búa, cưa, giũa… - Dễ lắp ráp, tháo rời các bộ phận của dụng cụ thí nghiệm. Vì vậy, với cùng một dụng cụ thí nghiệm đơn giản, trong nhiều trường hợp, ta chỉ cần thay thế các chi tiết phụ trợ là có thể làm được thí nghiệm khác. - Dễ bảo quản, vận chuyển và an toàn trong quá trình chế tạo cũng như tiến hành thí nghiệm. - Việc bố trí và tiến hành thí nghiệm với những dụng cụ thí nghiệm này cũng đơn giản không tốn nhiều thời gian. - Hiện tượng diễn ra trong thí nghiệm phải rõ ràng, dễ quan sát. 3. Tổ chức hoạt động ngoại khóa về quang học 3.1. Nội dung của hoạt động ngoại khóa về quang học Chúng tôi tổ chức hoạt động ngoại khóa về quang học với hai nội dung: - Giáo viên giao và hướng dẫn các nhóm học sinh thiết kế, chế tạo dụng cụ và tiến hành một số thí nghiệm về quang học. - Tổ chức một buổi để học sinh báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ thực nghiệm được giao kết hợp với thi tài hiểu biết về Vật lí. 3.1.1. Các nhiệm vụ nhận thức giao cho học sinh Tôi giao cho học sinh thiết kế, chế tạo dụng cụ và tiến hành một số thí nghiệm về quang học thông qua các nhiệm vụ nhận thức. Hệ thống những nhiệm vụ này yêu cầu học sinh phải hoạt động cả trí óc và chân tay, nhằm nhằm củng cố, mở rộng kiến thức, rèn luyện khả vận dụng kiến thức vào thực tiễn và rèn luyện kĩ năng thực nghiệm, phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Nhiệm vụ 1: Nhúng một chiếc đũa vào cốc nước. Quan sát chiếc đũa theo hướng từ trên mặt thoáng xuống và từ bên thành cốc vào trong hai trường hợp: chiếc đũa cắm thẳng đứng và chiếc đũa cắm nghiêng. Nêu và giải thích hiện tượng quan sát được. Nhiệm vụ 2: Hãy sử dụng một chiếc bình trong suốt đựng nước và đèn laze để làm thí nghiệm kiểm nghiệm lại điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần . Nhiệm vụ 3: Dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra khi quan sát một đồng xu được đặt bên dưới một chiếc cốc trong suốt, đựng đầy nước theo hai hướng: nhìn từ trên mặt thoáng xuống và nhìn từ bên thành của cốc nước vào. Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán và giải thích hiện tượng quan sát được (Hình 50). Nhiệm vụ 4: Hãy đặt 1 ngọn nến bên cạnh bình thủy tinh đựng nước và quan sát nến theo ba hướng: nhìn từ phía trên xuống mặt thoáng của nước, nhìn ngang qua thành bình; nhìn từ phía dưới lên mặt thoáng của nước. Dự đoán hiện tượng quan sát được. Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đưa ra và giải thích hiện tượng (Hình 51). Nhiệm vụ 5: Cho một miếng nắp nhựa tròn, băng dính hai mặt, một vật nhỏ và một bình nước. Thiết kế và tiến hành thí nghiệm minh họa khả năng phản xạ toàn phần của mặt phân cách nước – không khí. Nhiệm vụ 6: Dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra khi bỏ một vật vào một túi nilon trong suốt, thổi khí vào túi và buộc kín miệng túi rồi nhúng chìm vào bình nước. Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán và giải thích hiện tượng. Nhiệm vụ 7: Dự đoán hiện tượng quan sát được khi lấy tay bịt kín cuống phễu của một chiếc phễu thủy tinh và nhúng chìm phễu vào bình nước. Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán và giải thích hiện tượng. Nhiệm vụ 8: Hãy lấy một chiếc vòng tròn nhựa đặt vào giữa hai tấm thủy tinh hình chữ nhật và dùng vòng cao su buộc nẹp hai tấm thủy tinh chặt vào nhau rồi nhúng vào nước. Xoay xoay tấm thủy tinh và quan sát vòng tròn. Dự đoán hiện tượng xảy ra. Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán và giải thích hiện tượng. 3 Nhiệm vụ 9: Dự đoán hiện tượng sẽ quan sát được khi nhìn dọc theo thành một ống nghiệm được nhúng nghiêng trong cốc nước từ phía trên xuống trong các trường hợp sau: -Ống nghiệm có một đoạn giấy màu hình trụ được luồn vào đáy (nước không tràn vào ống). -Đổ nước vào trong ống cho tới nửa chiều cao của mực nước trong cốc thủy tinh. -Đổ nước vào trong ống cho tới khi mặt nước trong ống ngang với mặt nước trong cốc. Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra các dự đoán nêu ra và giải thích kết quả. Nhiệm vụ 10: Hãy sử dụng một chiếc bình thủy tinh đựng nước, một lọ nhựa (hình trụ), băng dính hai mặt và miếng nilon trong suốt để thiết kế phương án và tiến hành một thí nghiệm giúp ta có thể quan sát được hiện tượng phản xạ toàn phần trên bề mặt lọ nhựa. Nhiệm vụ 11: Chế tạo mô hình cấu tạo và công dụng của một sợi quang. Nhiệm vụ 12: Hãy chế tạo 1 chiếc lăng kính nước và kiểm nghiệm lại các tác dụng của lăng kính. Nhiệm vụ 13: Dùng một tấm xốp (mỏng, phẳng, hình chữ nhật), các que tăm nhọn, thước kẻ, bút, com pa. Hãy xác định chiết suất của lăng kính nước đã chế tạo ở trên. Nhiệm vụ 14: Hãy chế tạo một bản mặt song song và xác định chiết suất của chất làm bản mặt song song bằng một tấm xốp (mỏng, phẳng, hình chữ nhật), các que tăm nhọn, thước kẻ, bút, thước đo góc và com pa. Nhiệm vụ 15: Cho một tấm xốp (mỏng, phẳng, hình chữ nhật), các que tăm nhọn, thước kẻ, bút, com pa, thước đo góc. Hãy thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm xác định chiết suất của chất làm một bản mặt hình bán nguyệt trong suốt. Sau khi xác định được chiết suất hãy tính toán xem nếu ta chiếu thẳng góc một tia sáng SI tới mặt phẳng của miếng bán nguyệt thì điểm tới I nằm trong vùng nào sẽ không có tia sáng đi qua mặt cong của nó. Đánh dấu lại vùng đó và dùng 1 đèn laze để kiểm nghiệm lại xem vùng mà ta vừa xác định có chính xác không. Nhiệm vụ 16: Cho một tấm xốp (mỏng, phẳng, hình chữ nhật), 1 bình nước, các chiếc kim (hoặc tăm nhọn), thước kẻ, bút, compa. Hãy thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm xác định chiết suất của nước. Nhiệm vụ 17: Sử dụng một chiếc nắp nhựa tròn (có thể nổi được trong nước), một chiếc đũa, một chiếc thước (chia đến mm), một bình nước (miệng rộng). Hãy xác định chiết suất của nước. Nhiệm vụ 18: Sử dụng các dụng cụ sau: một chiếc cốc thuỷ tinh tròn (thành mỏng), nước, một ngọn nến, băng dính sẫm màu, thước, bút, kéo, com pa. Hãy xác định chiết suất của nước. Nhiệm vụ 19: Hãy chế tạo một số thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì từ các vật liệu đơn giản và dùng các thấu kính vừa làm được để quan sát các vật. Nhiệm vụ 20: Tìm các thông tin về kính tiềm vọng và làm một bài thuyết trình ngắn (không quá 10 slide) bằng power poin nêu lên các nội dung: lịch sử phát minh, nguyên tắc cấu tạo, công dụng và cách chế tạo kính tiềm vọng. Sau đó, hãy chế tạo một chiếc kính tiềm vọng và dùng nó để quan sát. Nhiệm vụ 21: Tìm các thông tin về kính thiên văn và làm một bài thuyết trình ngắn (không quá 10 slide) bằng power poin nêu các nội dung: lịch sử phát minh, nguyên tắc cấu tạo, công dụng và cách chế tạo kính thiên văn. Sau đó, hãy chế tạo một chiếc kính thiên văn và dùng nó để quan sát. 3.1.2. Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả các nhiệm vụ thực nghiệm được giao kết hợp với thi tài hiểu biết về Vật lí Giáo viên tổ chức cho học sinh một buổi ngoại khóa dưới dạng 1 cuộc thi giữa các nhóm trong lớp. Cuộc thi gồm 5 phần thi, có chấm điểm để tổng kết và trao giải thưởng. *Phần thi “thực nghiệm” Các nhóm báo cáo các nhiệm vụ thực nghiệm của đợt hoạt động ngoại khóa về quang học. 4 Sau đó học sinh tham gia tiếp các phần thi tài hiểu biết về kiến thức Vật lí và đặc biệt là kiến thức về quang học. Nội dung các phần thi như sau: *Phần thi “hiểu biết” Các nhóm thể hiện sự hiểu biết kiến thức bằng việc giải mã 1 ô chữ. Trả lời đúng mỗi ô hàng ngang được 10 điểm. Thời gian suy nghĩ là 30s, bốn đội viết đáp án ra bảng. Khi đội nào đoán được ô hàng dọc thì giơ tay xin trả lời. Đúng được 20 điểm, sai sẽ không được tiếp tục tham gia giải ô chữ. H ÀNG NGANG: 1. Hiện tượng xảy ra khi Trái đất đi vào vùng bóng tối của Mặt trăng? Đáp án: Nhật thực 2. Tên một chiếc kính thiên văn được đặt ngoài khí quyển. Đáp án: Hơp-bơn 3. Vận tốc của ánh sáng trong một môi trường phụ thuộc vào đại lượng này. Đáp án: Chiết suất 4. Hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời. Đáp án: Sao Mộc 5. Nhà bác học đã thực hiện thí nghiệm về hiện tượng tán sắc ánh sáng. Đáp án: Niu tơn 6. Hiện tượng ánh sáng bị gãy khúc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường. Đáp án: Khúc xạ 7. Nhà bác học đã chế tạo chiếc kính thiên văn đầu tiên. Đáp án: Galilê 8. Hiện tượng thường gặp của những người đi trên sa mạc, nguyên nhân là do sự khúc xạ và phản xạ toàn phần của ánh sáng khi truyền trong không khí. Đáp án: Ảo ảnh 9. Tên của dụng cụ quang có bộ phận chinh là: một thấu kính hội tụ tiêu cự ngắn và một thấu kính hội tụ tiêu cự rất ngắn, được dùng để quan sát các vật rất nhỏ. Đáp án: Kính hiển vi N H Â T T H Ư C H Ơ P B Ơ N C H I Ê T C I L Ê Ê N V S A O M Ô N I U T Ơ N K H U C X A G A L K A O A N H I N H H I S U Â T I HÀNG DỌC: ƯỚC MƠ XANH. Ý NGHĨA: Mỗi người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường đều ấp ủ những ước mơ hoài bão của riêng mình. Những ước mơ đó đều rất đẹp và các bạn đều đang ra sức học tập, rèn luyện để thực hiện được ước mơ đó. Chúc cho tất cả các bạn học sinh dưới mái trường Yên Định 3 thân yêu khi rời mái trường để tung cánh đi muôn phương sẽ thực hiện được những ước mơ xanh của mình! 5 *Phần thi vận dụng Các đội sẽ trả lời 6 câu hỏi về các hiện tượng Vật lí về khúc xạ ánh sáng. Các đội chơi ghi câu trả lời ra giấy và sau đó nạp lại cho MC để MC đọc và ban cố vấn chấm điểm. Điểm tối đa cho mỗi câu hỏi là 15. Thời gian suy nghĩ và trả lời là 1 phút. Các câu hỏi: 1. Khi pha nước đường trong cốc ta thấy giữa khối nước có những gợn trong suốt. Giải thích hiện tượng? 2. Nếu mặt nước không hoàn toàn yên lặng thì các vật nằm ở đáy hình như dao động. Hãy giải thích hiện tượng này. 3. Ban ngày ta không thấy rõ được những chỗ gồ ghề trên đường cái bằng ban đêm khi có đèn pha ôtô chiếu sáng, tại sao? 4. Tại sao vào buổi sáng, nhìn những giọt sương đọng trên lá khi có ánh sáng mặt trời chiếu vào ta lại thấy chúng sáng lung linh? 5. Có những khi người ta nhìn thấy cả một thành phố trên bầu trời. Đó là hiện tượng gì? Vận dụng kiến thức về khúc xạ ánh sáng để giải thích hiện tượng đó. 6. Có 1 người đối diện với bạn đang đeo kính. Bạn không đề cập đến chiếc kính trong cuộc nói chuyện. Làm sao xác định được anh ta đeo kính cận hay kính viễn? *Phần thi “Nhanh nhẹn” Học sinh tham gia trò chơi: Xạ kích qua gương Luật chơi: Dụng cụ: đèn laze, hai chiếc gương, một chiếc bia số 4 (dùng trong môn học quốc phòng). Dùng đèn laze bắn vào gương 1 để ánh sáng phản xạ tới gương 2 và cuối cùng tới bia. Bắn trúng vào vòng nào trên bia thì sẽ ghi được số điểm của vòng đó. Mỗi đội cử ba người chơi. Mỗi người được bắn thử một lần và bắn thật một lần. Chỉ lấy điểm của lần bắn thật. *Phần thi “tài năng nghệ thuật” Mỗi đội biểu diễn 1 tiết mục văn nghệ, có thể thuộc nhiều thể loại khác nhau như: hát, múa, kịch, kể chuyện…(Điểm cho phần thi này là 30 điểm). Trên cơ sở điểm thi của các đội, cuộc thi sẽ trao 2 giải thưởng: 1. Giải đội thực nghiệm xuất sắc nhất. 2. Giải đội nhất chung cuộc. 3.2. Hình thức tổ chức ngoại khóa - Trước tiên, giáo viên tập trung học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa và giao nhiệm vụ cho cả lớp dưới dạng các nhiệm vụ nhận thức để tất cả cùng suy nghĩ. Sau đó giáo viên cho cả lớp cùng thảo luận để học sinh thấy rõ được những vấn đề kiến thức mà lớp cần giải quyết trong đợt ngoại khóa, đồng thời phát huy tính sáng tạo và kích thích sự tích cực, hứng thú trước khi bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ. - Giáo viên chia lớp ngoại khóa thành bốn nhóm lớn sao cho các nhóm đồng đều về năng lực, về tỉ lệ nam nữ, phù hợp về sở thích, điều kiện đi lại. Sau đó, giáo viên phân công nhiệm vụ cho các nhóm. - Mỗi nhóm lớn sẽ chia thành các nhóm nhỏ và phân công nhiệm vụ để nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dụng cụ và tiến hành các thí nghiệm được giao. Việc tổ chức làm việc nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên sẽ do các nhóm tự thực hiện. - Học sinh ở các nhóm tự suy nghĩ và làm việc để tìm các phương án thiết kế, chế tạo dụng cụ và tiến hành các thí nghiệm, nhiệm vụ được giao. Nếu học sinh gặp phải khó khăn, vướng mắc, chưa nghĩ ra hoặc chưa có phương án thí nghiệm hợp lí, giáo viên sẽ trợ giúp theo từng mức độ khác nhau, yêu cầu đối với học sinh từ cao xuống thấp bằng cách giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn để học sinh tiếp tục suy nghĩ và tìm cách giải quyết. 6 - Học sinh trong nhóm trao đổi, thống nhất phương án tiến hành và tìm kiếm vật liệu, chế tạo hoặc mượn dụng cụ để chế tạo và thực hiện các nhiệm vụ của nhóm mình. - Giáo viên vẫn luôn theo dõi, giúp đỡ các em khi gặp khó khăn. - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả việc thiết kế, chế tạo dụng cụ và tiến hành các thí nghiệm với những dụng cụ đã chế tạo được đồng thời tham gia cuộc thi tài hiểu biết về Vật lí để học sinh có thể vận dụng các kiến thức thu được từ đợt học ngoại khóa vào giải thích các hiện tượng Vật lí có liên quan về khúc xạ ánh sáng và rèn luyện các kĩ năng thuyết trình, báo cáo, ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. 7 C. KẾT LUẬN Qua kết quả của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về quang học cho HS lớp 11 ở trường THPT Yên Định 3 Thanh Hóa theo nội dung,phương pháp và hình thức đã xây dựng, tôi thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa bằng hình thức giao cho HS các nhiệm vụ thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản và tiến hành thí nghiệm với các dụng cụ đó đã đạt được hiệu quả rất cao. Hoạt động ngoại khóa đã khắc phục được những điểm còn hạn chế của dạy học nội khóa, đó là HS đã được làm thí nghiệm và vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhiều hơn. Nhờ đó, các em củng cố, mở rộng, đào sâu thêm các kiến thức về khúc xạ ánh sáng, rèn luyện được kĩ năng, hình thành tình cảm thái độ đúng đắn Hình thức mới mẻ và nội dung hấp dẫn, phù hợp của hoạt động ngoại khóa đã thu hút HS tham gia một cách tích cực. Học tập một cách thoải mái, không gò bó tạo điều kiện cho HS chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên, kích thích sự ham hiểu biết, tìm tòi và sáng tạo, rèn luyện cho HS thói quen học đi đôi với hành, gắn liền kiến thức lý thuyết với thực tiễn. Vì vậy hoạt động ngoại khóa đã có những hiệu quả rất rõ rệt trong việc phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của HS. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan