Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn tổ chức dạy học theo nhóm trong môn mĩ thuật ở tiểu học...

Tài liệu Skkn tổ chức dạy học theo nhóm trong môn mĩ thuật ở tiểu học

.DOC
11
3337
132

Mô tả:

ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM TRONG MÔN MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.1, Lý do chọn đề tài: Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp. Trong nhóm học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau. Cụ thể: + Đem lại cho học sinh cơ hội sử dụng các kiến thức và kĩ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện. + Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình. + Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá...). Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm của từng cá nhân, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Với môn Mĩ thuật ở Tiểu học lấy giáo dục thẩm mĩ làm nhiệm vụ chủ yếu, đặc thù của môn học là phát huy tích độc lập cá nhân, thể hiện cái tôi, cái riêng của từng học sinh..., nhưng với lứa tuổi học sinh Tiểu học để thể hiện đầy đủ một vấn đề, cụ thể để hoàn thiện một bài vẽ trong tiết mĩ thuật ở Tiểu học quy định thời gian từ 35 đến 40 phút, nếu để một cá nhân làm thì việc hoàn thành là rất khó, còn nếu có hoàn thành thì cũng chỉ ở múc độ quá sơ sài, chưa đạt yêu cầu tối thiểu. Vì vậy, nếu tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh trong giờ Mĩ thuật ở Tiểu học thì hiệu quả sẽ cao, tạo được hứng thú cho học sinh học tập. 1.2, Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Tổ chức dạy học theo nhóm trong môn Mĩ thuật ở Tiểu học sẽ tạo cho học sinh hoàn thành bài vẽ của mình trong khoảng thời gian quy định khoảng 35-40 phút, giáo viên có bài để đánh giá học sinh ngay tại cuối tiết học, nếu được nhận xét nhiều bài trong tiết học học sinh sẽ biết được những điểm đã làm 1 được và những điểm cần phải bổ sung, so sánh được bài của mình với bạn, giúp giáo viên phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về môn học. - Phát huy được tính tập thể, phối hợp cùng suy nghĩ, cùng làm việc, tranh luận thảo luận để cùng có hướng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, cụ thể hoàn thành yêu cầu bài vẽ. - Tổ chức dạy học theo nhóm trong môn Mĩ thuật ở Tiểu học sẽ có lợi cho học sinh vì các em có năng khiếu vẽ nhưng chưa chắc đã biết cách quan sát, nhận xét sự vật, diễn tả sự vật bằng lời cho người khác hiểu ý định của mình một cách lưu loát... học sinh có thể bổ sung cho nhau về cách quan sát, nhận xét; đánh giá sự vật một cách đầy đủ hay theo đúng yêu cầu của bài học, theo sự gợi ý của giáo viên. Giúp các em còn nhút nhát diễn đạt kém...có điều kiện rèn luyện và dần khẳng định bản thân. - Tổ chức dạy học theo nhóm trong môn Mĩ thuật ở Tiểu học sẽ nâng cao được vai trò của giáo viên, giáo viên đóng vai trò là người gợi mở, hướng dẫn, kích thích và hỗ trợ học sinh, còn học sinh đóng vai trò gần như một trọng tài của lớp... 1.3, Đối tượng phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 1,2,3,4,5 - năm học 2013-2014 1.4. Phạm vi nghiêm cứu: Môn mĩ thuật dạy ở khối 1,2,3,4,5 Trường Tiểu học Thanh Tân. Nhằm giúp học sinh thêm hứng thú khi học Mĩ thuật, giúp học sinh hoàn thành bài học của bản thân theo yêu cầu bài học và đúng thời gian quy định. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: §Ó ®¹t ®îc nh÷ng môc đích nãi trªn t«i sö dông mét sè ph¬ng ph¸p nghiªn cøu sau : -Phương pháp tìm hiểu tư liệu. -Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. -Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu. -Phối hợp các phương pháp để kiểm tra đánh giá. 2 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề: Trong môn mĩ thuật ở Tiểu học các em thường phụ thuộc vào giáo viên khi thực hành bài vẽ, các em thường làm theo giáo viên, lấy bài giáo viên minh hoạ để làm mẫu cho tất cả các bài vẽ, các em quan sát và làm theo hầu như không có tính sáng tạo... Nếu soi vào mục tiêu của môn Mĩ thuật ở Tiểu học là “...cung cấp cho học sinh một số kiến thức ban đầu về mĩ thuật, giúp các em tạo ra cái đẹp bằng cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm riêng...” thì rõ ràng cách các em tạo ra các bài vẽ dạng nêu trên là chưa đạt yêu cầu vì hầu hết các bài đều gần giống nhau, không thấy cái riêng, không thấy sự sáng tạo. 2.2: Thực trạng của vấn đề : Thực chất mỗi giáo viên dạy Tiểu học thường coi thường môn Mĩ thuật là một môn phụ nên còn xem nhẹ, nên thường hướng dẫn qua loa, đại khái kiểu nhìn sách giáo khoa để vẽ, hoặc ghi tên bài rồi cho học sinh về nhà vẽ hôm sau thu bài nhận xét... Mỗi tiết Mĩ thuật tổ chức được nhiều hình thức cho học sinh tham gia bài học thì các em sẽ hứng thú hơn, trong các hình thức tổ chức đó thì tổ chức hoạt động nhóm là rất quan trọng, một bài không nhất thiết là hoạt động nào cũng cần hoạt động nhóm mới có hiệu quả, mà tuỳ vào yêu cầu để áp dụng hoạt động nhóm sẽ có hiệu quả cao hơn. 2.2 1Thuận lợi, khó khăn a. Thuận lợi. - Trong quá trình giảng dạy được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong trường với ánh mắt chăm chú yêu thích môn học này của các em giúp chúng tôi vượt lên rất nhiều khó khăn trước mắt để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy để đáp ứng mục tiêu và nhiệm vụ của môn học đề ra. - Đồ dùng dạy học cho môn Mĩ thuật mặc dù vẫn còn thiếu nhưng những loại đồ dùng cơ bản chủ chốt cho môn học cũng đáp ứng đủ trong quá trình phục vụ học tập cho các em. - Về phía học sinh: Môn Mĩ thuật là môn các em cực kỳ yêu thích. Nó là môn giúp các em giải tỏa những căng thẳng mệt mỏi trong các giờ văn toán do vậy các em rất hứng thú trong giờ học lớp học luôn sôi nổi các em hăng hái miệt mài vẽ giúp cho tâm hồn các em thấy sảng khoái sau mỗi giờ học Mĩ thuật. 3 b. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi đó vẫn còn một số khó khăn: * Trang thiết bị: - Phòng học dành riêng cho bộ môn này chưa có. - Đồ dùng, tuy đã đáp ứng cho kiến thức cơ bản nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều và chưa được đảm bảo tính thầm mĩ và tính giáo dục cao. - Hầu hết các trường trong địa bàn huyện chưa có các khu dành riêng cho các em trong những tiết học ngoài trời quan sát góc cảnh thiên nhiên. - Hiện nay môn Mĩ thuật trong các nhà trường phổ thông chỉ dạy một tiết trên tuần đó là phần thời gian quá ít không đủ để các em tìm tòi tiếp thu và phát huy được khả năng vẽ sáng tạo của mình phần lớn trong các tiết Mĩ thuật là sự sao chép theo mẫu vẽ sẵn bên cạnh những trang sách đã được in sẵn một cách máy móc mà không cần qua các bước ước lượng phác thảo các em không nắm kỹ và phân biệt thế nào là tranh đề tài, vẽ tranh, thưởng thức Mĩ thuật hoặc trang trí và ngôn ngữ hội họa là rất lạ lẫm với các em. - Các em ở vùng nông thôn miền núi hầu hết các bậc cha mẹ không chú trọng đến môn học này cho con em mình do vậy mà dụng cụ học tập của các em còn thiếu thốn rất nhiều bên cạnh đó thời gian dành riêng cho môn học này hầu như là không có do đó dẫn đến việc hạn chế rất nhiều khả năng tư duy sáng tạo của các em. 2.2.2. Thành công, hạn chế * Thành công: Bản thân tôi thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài giờ dạy để học hỏi và nắm được tình hình của các em để hiểu tâm lí của các em từ đó rút ra kinh nghiệm cần thiết để có biện pháp tích cực trong quá trình truyền tải nội dung kiến thức một cách cô đọng xúc tích để các em nắm được bài một cách hiệu quả. - Đồ dùng sử dụng trong tiết học cũng đã đảm bảo phần nào cho sự kết hợp hài hòa đan xen giữa các tiết học với những trò chơi nhằm kích thích hứng thú học tập của các em. Do vậy tiết học luôn lôi cuốn hấp dẫn để các em tích cực tham gia sáng tạo. * Hạn chế: Bên cạnh những thành công trên nó còn có một số hạn chế. 4 - Do thời gian phân phối chương trình ít nên các tiết học thăm quan tìm hiểu thế giới xung quanh là không có hầu hết các em chỉ quan sát trên sách vở chưa được quan sát trực tiếp để thấy được “cái đẹp” rất riêng của cuộc sống. - Trường tôi là môi trường nông thôn miền núi do vậy đồ dùng phục vụ cho tiết học chưa được đảm bảo các mẫu vẽ còn thiếu rất nhiều hầu hết giáo viên tự sưu tầm và mang đến trong mỗi tiết học. - Các bậc phụ huynh còn rất coi nhẹ môn học này của các em do vậy mà khâu chuẩn bị đồng dùng là vô cùng cần thiết cho tiết học thì các em bị thiếu thốn rất nhiều như bút chì, tẩy, màu vẽ. Và thời gian đầu tư cho môn học này ở nhà là không có. 2.2.3 Mặt mạnh, mặt yếu - Giáo viên dùng tranh ảnh vật thật để khắc sâu kiến thức kỹ năng cho các em thông qua đồ dùng trực quan tổ chức trò chơi để tạo cho các em hứng thú “Học mà chơi, chơi mà học” dẫn đến mỗi giờ học Mĩ thuật là giờ học giúp các em thấy thoải mái tự do sáng tạo theo ý thích của mình thúc đẩy tư duy, sáng tạo của các em. - Bên cạnh mặt mạnh còn các điểm yếu : Trong các tiết học Mĩ thuật hầu hết các em còn vẽ theo kiểu ngẫu hứng thích gì vẽ đấy không theo các bước tiến hành do vậy mà các bài vẽ theo mẫu hình méo mó xộc xệch . - Bố cục không cân đối còn rời rạc không chính xác các em vẫn còn rụt rè trong các nét vẽ hay trong cách sắp xếp hình ảnh để tạo thành bức tranh theo đề tài. - Màu sắc là vô cùng quan trọng trong tiếng nói hội họa hầu hết các em chưa thể hiện được độ đậm nhạt trên bài vẽ và gam màu nóng lạnh mà các em chỉ tô theo sở trường thích màu gì thì tô màu ấy. (Vẽ con gà to như con trâu cái cổ thì dài ngoẵng ). Đó chính là nét ngây thơ hồn nhiên của các em. 2.4 Các nguyên nhân, yếu tố tác động - Qua thăm dò ý kiến của một số giáo viên thì nhiều giáo viên chưa chú trọng môn Mĩ thuật vì môn học này chưa được đưa vào nội dung các đề kiểm tra, đánh giá, thi mà chỉ được đánh giá nhận xét bằng lời khích lệ các em. - Qua việc tìm hiểu giáo án, dự giờ môn Mĩ thuật của một số đồng nghiệp tôi thấy nhiều giáo viên tổ chức phương pháp dạy học theo nhóm giúp cho các em thêm gắn kết với nhau hơn giờ học sôi nổi hơn các em rất hào hứng. Trong 5 giờ Mĩ thuật chủ yếu cho học sinh thực hành là chính nên giáo viên cần chú ý rèn kĩ năng cho học sinh nhưng việc đó lại chưa được chú trọng. - Khâu chuẩn bị của giáo viên không được chu đáo. Giáo viên không nghiên cứu kỹ các thể loại trong môn Mĩ thuật. Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giờ Mĩ thuật ở Tiểu học, không kích thích được hứng thú học tập của học sinh. 2.3 Giải pháp và biện pháp 2.3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: - Để giúp học sinh có hứng thú học tập trong Mĩ thuật, góp phần nâng cao chất lượng giờ học ở Mĩ thuật Tiểu học, tôi xin đề xuất một số biện pháp sau: + Người giáo viên cần xác định vị trí, nhiệm vụ môn Mĩ thuật cũng như tác dụng của việc dạy học Mĩ thuật. + Dạy Mĩ thuật góp phần giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng, mở rộng tầm hiểu biết, rèn luyện khả năng tư duy, phát triển trí tưởng tượng… + Giờ Mĩ thuật đem đến cho các em học sinh những xúc cảm thẩm mỹ lành mạnh, giáo dục cho các em những tình cảm, phẩm chất đạo đức cao đẹp, giúp các em có một nhân cách phát triển toàn diện. + Thông qua môn học có thể rút ra ý nghĩa gì cho cuộc sống hiện tại?. 2.3.2 Nội dung cách thực hiện giải pháp, biện pháp - Đây là biện pháp cấp bách cần làm ngay cho nhà trường hiện nay để chúng ta kịp có cơ hội mở mang những bộ óc vàng theo kịp sự phát triển công đại hoá, hiện đại hoá của nền công nghiệp kỹ thuật trong thời đại mới. Bên cạnh phát triển kinh tế xã hội khoa học đi lên thì nền nghệ thuật phải phát triển theo xu hướng chung đáp ứng được nhu cầu trong nước và toàn cầu. - Nội dung cải tiến các môn học là tình hình chung hiện nay và đặc biệt môn “ Mĩ thuật ” nói riêng. 2.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. - Là một giáo viên dạy Mĩ thuật phải nắm bắt được tâm lí của các em. Trong quá trình các em thực hiện bài vẽ giáo viên là người nhận xét đánh giá không được chê bài học snh làm các em mất hứng thú học tập mà phải luôn kích thích tạo cho các em niềm vui trong học tập. 6 - Với lứa tuổi học sinh Tiểu học trình độ và nhận thức các em còn rất hồn nhiên nên giáo viên hãy để cho các em làm điều mình thích và phải động viên hướng các em tới cái đích cần làm. - Giáo viên nên giải thích gợi mở từ từ. Và đặc biệt không được cau có trong giờ học mà luôn tạo không khí vui tươi thoải mái cho tiết học. - Đồ dùng dạy học phải đẹp đảm bảo thẩm mĩ và an toàn cho các em. - Tổ chức trò chơi phải biết cách sắp xếp bố trí hợp lý, lô rích đan xen sao cho hài hòa. - Đây là một môn nghệ thuật do vậy người giáo viên dạy nghệ thuật cũng phải rất chau chuốt trong lời ăn tiếng nói nghệ thuật truyền đạt để học sinh thấy được học nghệ thuật giúp con người đẹp từ bên trong lẫn bên ngoài. 2.3.4. Mối liên hệ giữa giải pháp và biện pháp. Một số những giải pháp và biện pháp mà tôi áp dụng trong quá trình dạy học Mĩ thuật ở bậc Tiểu học. Tùy vào nội dung của từng bài giáo viên phải biết cách chọn lọc, tổ chức thực hiện liên kết lồng ghép với các môn học khác sao cho hợp lý (VD: Bài vẽ quả của học sinh lớp 1 giáo viên tổ chức trò chơi hát bài hát về quả ...) Các bài ca dao, bài vẽ để các em hình dung ra cái mà các em định vẽ trên bài vẽ của mình. Thông qua những bài tìm hiểu về tượng, các bài vẽ tranh đề tài ngày tết và lễ hội để các em nắm được truyền ttốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Thông qua tiếng nói hội họa mà các em hiểu biết thêm về màu sắc trong cuộc sống để các em biết cách tự làm đẹp cho bản thân mình và cho toàn xã hội. Từ đó học sinh luôn thấy được học mĩ thuật chính là học nghệ thuật để giúp con người mình trưởng thành hơn ham muốn làm đẹp cho cuộc sống của mình hơn. 2.3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. - Các tiết học mĩ thuật trên lớp luôn là tiết học bổ ích lôi cuốn hấp dẫn và sôi động. - Học sinh nắm bắt và hiểu bài ngay trên lớp học. - Các em học sinh còn hạn chế về năng khiếu giáo viên định hướng cho các em vẽ hình ảnh đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ. 7 - Những học sinh khá giỏi các em vẽ bức tranh phức tạp hơn có sự lô rích sắp xếp bố cục hợp lý màu sắc hài hòa tạo ra độ đậm nhạt trên bài vẽ. - Học Mĩ thuật giúp các em gần gũi nhau hơn biết chia sẻ đoàn kết sau mỗi lần thảo luận nhóm mỗi lần giải quyết một vấn đề (VD: ở các bài vẽ tranh theo đề tài giáo viên yêu cầu các nhóm vẽ chung một bài thì các em phải biết cách liên kết nhau phân công mỗi người một việc mỗi người một ý tưởng để tụ hợp lại đi đến cái chung cái thành công cho ý tưởng của mình.Qua thực tế dạy học thì phương pháp tổ chức học tập theo nhóm mang lại hiệu quả rất cao: Để khắc phục được những nhược điểm nêu trên, tuỳ vào dạng bài ở từng khối lớp để đưa ra các hoạt động nhóm sao cho có hiệu quả: - Ở lớp 1,2,3: Với các dạng bài: Thường thức mĩ thuật - Tập nặn tạo dáng nên tổ chức hoạt động nhóm ở các bước quan sát, nhận xét - thực hành thì chắc chắn các em sẽ có những sản phẩm đẹp: Cụ thể: * Bài 9 - Xem tranh phong cảnh - Lớp1: H: Tranh phong cảnh khác những thể loại khác ở điểm nào? + Với câu hỏi dạng này để giáo viên chốt lại vấn đề của bài thì học sinh lớp 1 sẽ gặp khó khăn. + Lúc này nếu đưa hoạt động nhóm vào thì có thể học sinh sẽ có câu trả lời đúng ý giáo viên cần: Các em hãy thảo luận nhóm đôi trong vòng 3 phút và cho biết tranh phong cảnh khác với các loại tranh khác ở điểm nào? Các em có sự thảo luận và đưa ra được câu trả lời. Bài 5 - Tập nặn tạo dáng tự do: Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật - Lớp 2: + Giáo viên đưa yêu cầu: Hãy dùng giấy mầu, xé hình con vật mà em yêu thích? Học sinh sẽ thực hiện yêu cầu trên theo các hướng sau: Xé dán 1 con vật. Xé dán nhiều con vật (có thể kèm theo các hình ảnh phụ cho sinh động). Nếu học sinh xé dán một con vật thì sau 15 phút có thể hoàn thành, nhưng nếu học sinh xé dán nhiều con vật (thành nhóm, thành đàn...) thì cũng khoảng thời gian ấy không thể hoàn thành. Vậy để học sinh hoàn thành được sản phẩm đúng thời gian có hiệu quả ta có thể đưa nhóm 4 cùng làm. Lệnh: Với nhóm 4 người các em có thể xé dán một con vật hoặc nhiều con vật theo ý thích với thời gian 10 phút, 10 phút bắt đầu. Sau 10 phút chắc chắn sẽ có sản phẩm để giáo viên nhận xét. 8 * Bài 26 - Vẽ màu vào hình có sẵn - Lớp 3: H: Các em chọn màu như thế nào để tô vào nền? Chọn màu gì để tô vào hình ảnh chính, hình ảnh phụ của tranh? + Yêu cầu ở phần thực hành: Hãy tô màu theo ý thích vào hình có sẵn? Các câu hỏi và yêu cầu trên nếu gắn vào nhóm thì học sinh thực hiện một cách dễ dàng và có hiệu quả hơn, đặc biệt là phần tô màu sẽ có nhiều bài có màu sắc đa dạng khác nhau và sẽ hoàn thành đúng thời gian quy định. - Ở các lớp 4, 5: Với các dạng bài Vẽ tranh đề tài - Thường thức mĩ thuật Tập nặn tạo dáng. * Bài 3: Vẽ tranh: Đề tài trường em - Lớp 4: Học sinh sẽ phải vẽ hình ảnh chính là các bạn học sinh (vẽ người) đây là một yêu cầu khó với các em học sinh. Phần thực hành vẽ có thể chia nhóm 4 để học sinh cùng vẽ tranh, trong nhóm sẽ có em vẽ được hình người, hoặc mỗi bạn vẽ một hình người với dáng vẻ khác nhau thì tranh sẽ thêm sinh động. * Bài 11: TTMT: Xem tranh của hoạ sĩ - Lớp 5: H: Bức tranh vẽ về đề tài nào? H: Trong tranh có những hình ảnh nào? Đâu là hình ảnh chính, đâu là hình ảnh phụ? Nếu tách các câu hỏi như trên thì sẽ mất thời gian, phân tán sự quan sát của học sinh vì những lần giáo viên đặt câu hỏi. Giáo viên có thể ghi câu hỏi trên vào bảng phụ hoặc phiếu học tập giao cho nhóm thảo luận, các em có thời gian quan sát nhiều hơn, cùng bàn luận, cùng quan sát sẽ không để sót những chi tiết cốt lõi, nổi bật của bức tranh. 3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 3.1 Kết luận Như vậy, việc tổ chức dạy học theo nhóm đối với môn Mĩ thuật ở Tiểu học nếu được tổ chức xen kẽ lồng ghép vào nội dung của từng tiết sẽ có hiệu quả như mong muốn. Học sinh được học tập thông qua giao tiếp, trao đổi, tranh luận với nhau, chia sẻ và tự phản ánh, đưa ra được ý kiến cá nhân góp ý cùng tập thể, các em có nhiều cơ hội để diễn đạt ý nghĩa của mình, có cơ hội học hỏi từ các bạn các kĩ năng, cách diễn đạt bằng lời hay bằng hình ảnh một vấn đề cặn kẽ và tỷ mỉ hơn.Cuối cùng là các em thích học môn Mĩ thuật, các em hiểu và yêu mến 9 cái đẹp và vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống, sinh hoạt, học tập hằng ngày. Tạo điều kiện cho học sinh học các môn khác hiệu quả hơn và một bộ phận có năng khiếu, sở trường có thể học tiếp các ngành nghề có liên quan đến mĩ thuật. Hiện nay tôi thấy đa số học sinh Tiểu học rất thích giờ học Mĩ thuật, các bài vẽ có sự tiến bộ rõ rệt. Trong các đợt vẽ tranh phát động của ngành như: “Vẽ tranh với chủ đề , An toàn giao thông” hay là phát động cuộc thi vẽ tranh “Ý tưởng trẻ thơ” dành cho học sinh Tiểu học. Học sinh có phần tự tin, mạnh dạn, phấn khởi mỗi em vẽ một bức tranh tự do về ước mơ ý tưởng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ta càng khẳng định môn Mĩ thuật ngang tầm với các môn học trong nhà trường hiện nay. Trong quá trình dạy học môn Mĩ thuật tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy sau: - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sưu tầm tranh, phân loại tranh, các vật mẫu, đồ dùng thật. - Quan sát tham quan dã ngoại, ngắm phong cảnh thật. Học sinh tự làm đồ dùng trong tiết học… - Sử dụng linh hoạt các phương pháp trong các tiết dạy. + Chú trọng phương pháp đặc trưng của từng bài dạy. + Học sinh phải nắm được các bài vẽ cụ thể là: Xem tranh, vẽ tranh, vẽ theo mẫu hay trang trí. - Sự tương phản đậm nhạt trên khối hình (sắch độ). - Hệ thống sáng tối phải rõ ràng vận dụng tốt các yếu tố trong một tiết dạy. - Sử dụng hoạt động thảo luận nhóm để tiết dạy sinh động phong phú hơn. - Tổ chức trò chơi trước và sau khi dạy. - Tổ chức thêm các tiết học ngoại khoá ngoài trời để giải trí và các em trau dồi kiến thức ở thiên nhiên nhằm nâng cao tính năng động sáng tạo trong các tiết học. 3.2 Kiến nghị: Việc dạy và học môn Mĩ thuật là cả một công việc vất vả lâu dài và khó nhọc cho giáo viên và học sinh. 10 Do vậy người thày giáo phải nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của người thầy. Ngoài nhiệm vụ truyền thụ kiến thức cần phải tìm tòi tổ chức giờ học trở nên hấp dẫn, thú vị và lôi cuối học sinh bởi đây là môn học có tinh hình tượng cao. Trong quá trình giảng dạy chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Để cho bộ môn Mĩ thuật ngày càng trở nên hấp dẫn và chiếm vị trí quan trọng trong nhận thức của học sinh. Muốn đảm bảo việc dạy và học tốt các môn nghệ thuật thì yêu cầu đòi hỏi chúng phải đầy đủ, đặc biệt môn vẽ được nhu cầu đáp ứng cũng khá phức tạp và tốn kém. + đối với nhà trường có phòng tranh riêng cần cho Mĩ thuật. Các đồ dạy học phong phú, vật mẫu đáp ứng nhu cầu trực quan, quan sát trên tiết học. Có các chân dung, tượng thạch cao…có các bản vẽ, giá vẽ giúp các tiết thực hành tốt. + Đồ dùng tranh ảnh phải có để đảm bảo tiết dạy tốt. + Học sinh phải vẽ trên khổ giấy A3,A4…Đóng lại thành tập cho những bài vẽ xong, dụng cụ vẽ phải đầy đủ (Có, chì, tảy,màu) có thể sử dụng nhiều loại màu có bảng vẽ và các kẹp giấy dùng trong các tiết ngoại khoá./ Nếu hoạt động nhóm được tổ chức hợp lý và thường xuyên trong từng giờ mĩ thuật để học sinh yêu thích môn học và góp phần giáo dục thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Tôi rất mong lời góp ý của các bạn đồng nghiệp để việc dạy phân môn Mĩ thuật đạt kết quả cao. Tôi xin chân thành cảm ơn. Thanh Tân, ngày 20 tháng 3 năm 2015. NGƯỜI VIẾT: Vũ Thị Huệ 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất